03:39:55 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trong công viên một xe monorail có khối lượng m=80kg chạy trên quỹ đạo như hình vẽ, biết zA=20m; zB=10m; zC=15m; zD=5m; zE=18m; g=9,8m/s2. Độ biến thiên thế năng trọng trường của xe khi xe di chuyến từ A đến B là
Giới hạn quang điện của kim loại Natri là λ0=0,5μm. Chiếu bức xạ có bước sóng λ=0,4μm thì electron bức ra có tốc độ v xác định bởi
Trong công nghiệp, tia laser được dùng để khoan, cắt, tôi… chính xác trên kim loại là dựa vào đặc điểm nào của tia laser?
Mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh có  R=50Ω;  L=710πH,  C=10-32πF. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz thì tổng trở của đoạn mạch là
Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại  để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào?


Trả lời

Con lắc lò xo có ma sát 2

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: con lắc lò xo có ma sát 2  (Đọc 6196 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
anhngoca1
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +0/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 204
-Được cảm ơn: 25

Offline Offline

Bài viết: 267


Email
« vào lúc: 08:59:05 pm Ngày 02 Tháng Ba, 2013 »

Một con lắc lò xo có độ cứng k, khối lượng vật nặng m, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 5cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng 0,1. Thời gian chuyển động thằng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là??
Biết k=10N/m; m=100g.
  Các bạn ơi cho mình hỏi mình giải như thế này thì sai chỗ nào ?
Giải : Con lắc chuyển động có ma sát nhưng [tex]\omega[/tex] vẫn không đổi. --> chu kì T không đổi --> thời gian con lắc chuyển động từ biên ban đầu A=5cm về vị trí con lắc không biến dạng (VTCB) là t=T/4= 0,157s
ĐÁP ÁN LÀ 0,182s .


Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:04:10 am Ngày 03 Tháng Ba, 2013 »

Một con lắc lò xo có độ cứng k, khối lượng vật nặng m, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 5cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng 0,1. Thời gian chuyển động thằng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là??
Biết k=10N/m; m=100g.
  Các bạn ơi cho mình hỏi mình giải như thế này thì sai chỗ nào ?
Giải : Con lắc chuyển động có ma sát nhưng [tex]\omega[/tex] vẫn không đổi. --> chu kì T không đổi --> thời gian con lắc chuyển động từ biên ban đầu A=5cm về vị trí con lắc không biến dạng (VTCB) là t=T/4= 0,157s
ĐÁP ÁN LÀ 0,182s .


Giải thích cho em về cái sai của cách giải :

+ Ý thứ nhất  : Con lắc chuyển động có ma sát nhưng [tex]\omega[/tex] vẫn không đổi. là một ý đúng

+ Nếu gọi T là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật có vị trí  biên dương ( hoặc âm ) thì [tex]T = 2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}[/tex]

+ Thời gian vật đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng vẫn là T/4

+ Ý sai ở đây là vị trí cân bằng không phải là vị trí lò xo không biến dạng mà ở trước vị trí này ( xét theo chiều chuyển động ) một đoạn : [tex]x_{0} = \frac{\mu mg}{k}[/tex]

Vậy phương pháp làm bài này như sau :

+ Tính [tex]x_{0} = \frac{\mu mg}{k} = 1cm[/tex]

+ Dùng vecto quay xác định thời gian [tex]\Delta t[/tex] để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có tọa độ [tex]- x_{0} = -1 cm[/tex]

+ Thời gian cần tìm là [tex]\Delta t' = \Delta t + \frac{T}{4}[/tex]




Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:29:43 pm Ngày 07 Tháng Ba, 2013 »

Mình nghĩ là thầy Dương nói đúng đấy chứ. Khi vật thực hiện 1 dao động thì khoảng thời gian đó là 1 chu kì còn gì nữa. khoang thời gian bạn( hay thầy) bảo lớn hơn T là ko đúng vì bạn nên nhớ ở đây biên độ giảm xuống.
Cái thứ 2 là vật dao động quanh 2 vị trí cân bằng mới.


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:16:50 am Ngày 08 Tháng Ba, 2013 »


Theo thầy Quang Dương thifthoif gian hai lần liên tiếp vật có vị trí biên dương đâu phải là một chu kì nữa ? mà nó sẽ lớn hơn T, theo cách tính này tôi thây chu kì dao động của vật T' = T+ 4[tex]\Delta t[/tex] ! tôi thấy rất vô lí . Cách giải này không có cơ sở khoa học nào cả, làm sao lại dùng đường tròn để xác định được [tex]\Delta t[/tex]  vì đây đâu phải dao động điều hòa ! Theo tôi bài này ko thể giải được, sẽ ko có trong thi ĐH!

Chứng minh cho em hiểu hơn về cơ sở khoa học của DĐ có ma sát trượt .
Xét giai đoạn vật chuyển động theo chiều dương
Từ định luật II Newton ta có : [tex]-kx - \mu mg = ma = m x''\Rightarrow x'' = -\frac{k}{m} \left( x + \frac{\mu mg}{k}\right)[/tex]

Đặt [tex]X = x + \frac{\mu mg}{k}[/tex]

Ta có X'' = x''

Vậy phương trình trên trở thành : [tex]X'' = - \omega ^{2}X[/tex] với [tex]\omega = \sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]

Vậy [tex]X = A cos(\omega t + \varphi )[/tex]

Em thử tự chứng minh khi vật chuyển động theo chiều âm ta cũng được kết quả tương tự

Nghĩa là trong mỗi giai đoạn chuyển động từ biên này sang biên kia , vật tuân theo phương trình [tex]X = A cos(\omega t + \varphi )[/tex]

Vậy thời gian chuyển động từ biên này sang biên kia là T / 2 , với [tex]T = \frac{2\pi }{\omega } = 2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}[/tex]



« Sửa lần cuối: 04:26:56 pm Ngày 08 Tháng Ba, 2013 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: 02:42:31 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2013 »

Bạn khẳng định chu kì lớn hơn T thì bạn cứ chứng minh ra để mọi người cùng xem. Chứ cứ phán như vậy ai biết đâu mà lần.... %-).


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 05:49:42 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2013 »


Theo cách tính thầy Quang Dương thì thời gian hai lần liên tiếp vật có vị trí biên dương đâu phải là một chu kì nữa ? mà nó sẽ lớn hơn T, theo cách tính này tôi thây chu kì dao động của vật T' = T+ 4 ! tôi thấy rất vô lí . Cách giải này không có cơ sở khoa học nào cả, làm sao lại dùng đường tròn để xác định được   vì đây đâu phải dao động điều hòa ! Theo tôi bài này ko thể giải được, sẽ ko có trong thi ĐH!
Nhờ thầy xem kĩ lại cách tính!  Tôi hiểu tại sao chu kì ko đổi nhưng nếu theo cách Thầy tính để giải bài này thi tôi khẳng định là chu kì mà thầy tính được nó sẽ lớn hơn T. Tôi cũng xin thầy số điện thoại để trao đổi trực tiếp!
Nếu có sai xót , mong thầy thông cảm!

Trước hết nhắc cho Hoanglan là trong dao động tắt dần không còn khái niệm chu kì , chính vì thế tôi đã dùng thuật ngữ :  thời gian chuyển động từ biên này sang biên kia là T / 2

Cơ sở khoa học của cái gọi là chu kì mà hoanglan khẳng định : mà nó sẽ lớn hơn T là chỗ nào ?

Thứ hai trong kết luận Cách giải này không có cơ sở khoa học nào cả, Vậy Hoanglan hãy chỉ ra cho tôi biết trong phần chứng minh của tôi chỗ nào không có cơ sở khoa học ?

Trong một cuộc tranh luận hoặc thảo luận khoa học chúng ta phải trình bày lí luận để dẫn tới kết luận cuối cùng . Hình như em chưa biết cách viết một bài tiểu luận mang tính khoa học thì phải !

Nếu có gì em cứ viết ra rồi gửi vào hộp thư của tôi trên diễn đàn để trao đổi !
« Sửa lần cuối: 05:55:16 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2013 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
hoanlan
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 11
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 20


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 11:24:41 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2013 »


Theo cách tính thầy Quang Dương thì thời gian hai lần liên tiếp vật có vị trí biên dương đâu phải là một chu kì nữa ? mà nó sẽ lớn hơn T, theo cách tính này tôi thây chu kì dao động của vật T' = T+ 4 ! tôi thấy rất vô lí . Cách giải này không có cơ sở khoa học nào cả, làm sao lại dùng đường tròn để xác định được   vì đây đâu phải dao động điều hòa ! Theo tôi bài này ko thể giải được, sẽ ko có trong thi ĐH!
Nhờ thầy xem kĩ lại cách tính!  Tôi hiểu tại sao chu kì ko đổi nhưng nếu theo cách Thầy tính để giải bài này thi tôi khẳng định là chu kì mà thầy tính được nó sẽ lớn hơn T. Tôi cũng xin thầy số điện thoại để trao đổi trực tiếp!
Nếu có sai xót , mong thầy thông cảm!
Tôi biết chắc chắn là chu ki không đổi nhwnng ý tôi là theo cách giải bài đó của thầy thì hóa ra chu ki dao động lớn hơn cả T

Trước hết nhắc cho Hoanglan là trong dao động tắt dần không còn khái niệm chu kì , chính vì thế tôi đã dùng thuật ngữ :  thời gian chuyển động từ biên này sang biên kia là T / 2

Cơ sở khoa học của cái gọi là chu kì mà hoanglan khẳng định : mà nó sẽ lớn hơn T là chỗ nào ?

Thứ hai trong kết luận Cách giải này không có cơ sở khoa học nào cả, Vậy Hoanglan hãy chỉ ra cho tôi biết trong phần chứng minh của tôi chỗ nào không có cơ sở khoa học ?

Trong một cuộc tranh luận hoặc thảo luận khoa học chúng ta phải trình bày lí luận để dẫn tới kết luận cuối cùng . Hình như em chưa biết cách viết một bài tiểu luận mang tính khoa học thì phải !

Nếu có gì em cứ viết ra rồi gửi vào hộp thư của tôi trên diễn đàn để trao đổi !
Gửi thầy xem hộ!


Logged
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 11:45:59 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2013 »

Do file đính kèm thành viên Hoalan gửi ở định dạng docx, để cho mọi người đều đọc được, chúng tôi đã chuyển sang dạng hình ảnh và đính kèm file của thành viên Hoalan lên:



Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 11:58:06 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2013 »

ở đây ta cần hiểu khi vật đi từ A0----> A1 thì O1 là VTCB nên thời gian A0------>O1 là T/4 và từ O1-----> A1 là T/4( chứ ko phải là từ O2----> A1 là T/4)
Tương tự vậy ngược lại: vật từ A1------>A2 lại nhân O2 làm VTCB


Logged
Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #9 vào lúc: 12:04:51 am Ngày 10 Tháng Ba, 2013 »

Bạn "hoanlan" hiểu sai. Từ Ao đến A1 thì O1 là VTCB. Khi đi từ A1 đến A2 thì O2 mới là VTCB, cứ như vậy...cho những giai đoạn tiếp theo.
Ko biết bạn "hoanlan" là HS, SV hay GV mà tranh luận phần này gay gắt vậy...! %-)


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
hoanlan
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 11
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 20


Email
« Trả lời #10 vào lúc: 12:06:42 am Ngày 10 Tháng Ba, 2013 »

Bạn $hades$ chứng minh cho tôi khi vật đi từ A0----> A1 là T/4 ? Tôi thấy O1, O và O2 đều là những vtcb.


Logged
Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #11 vào lúc: 12:11:38 am Ngày 10 Tháng Ba, 2013 »

VTCB là vị trí hợp lực bằng 0 từ đó suy ra.... :-t
O ko thể là VTCB được nữa


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #12 vào lúc: 12:15:53 am Ngày 10 Tháng Ba, 2013 »

Bạn $hades$ chứng minh cho tôi khi vật đi từ A0----> A1 là T/4 ? Tôi thấy O1, O và O2 đều là những vtcb.
khi vật đi từ biên này sang biên kia thì phương trình của nó theo thầy Dương đã CM là:[tex]x=Acos(\omega t+\varphi )[/tex], tất nhiên ở đây khi vậy chuyển động ngược lại cũng là hàm vậy nhưng biên độ đã giảm xuống 4x0
theo tính điều hòa thì khi  vật từ biên-----> VTCB thời gian là T/4; từ VTCB---> cũng là T/4


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.