06:12:53 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y –âng với ánh sáng trắng (có bước sóng từ 0,4 μm đến 0,76 μm), khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m, bề rộng quang phổ bậc 2 thu được trên màn là 1,5 mm. Khoảng cách giữa hai khe là
Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang − phát quang?
Cho một con lắc dao động tắt dần chậm trong môi trường có ma sát. Nếu sau mỗi chu kì cơ năng của con lắc giảm 5% thì sau 10 chu kì biên độ của nó giảm xấp xỉ
Hiện tượng chùm ánh sáng trắng đi qua một lăng kính, bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc là hiện tượng
Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó


Trả lời

Dao động cơ.

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: dao động cơ.  (Đọc 2816 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
visao
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 35
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 54


Email
« vào lúc: 10:40:16 pm Ngày 15 Tháng Tám, 2012 »

29 Con lắc lò xo gồm vật nặng 100 gam và lò xo có độ cứng 40 N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hoà cưỡng bức với biên độ Fo và tần số f1 = 4 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 và tăng tần số ngoại lực đến giá trị f2 = 5 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2         
 A. A2 < A1      B. A2 <=  A1      C. A2 = A1      D. A2 > A1
30 Cho một hệ thống gồm 3 lò xo và hai vật nặng có kích thước nhỏ mắc thứ tự từ trái sang phải như sau: lò xo thứ nhất có độ cứng k, bên trái gắn cố định, bên phải nối với vật thứ nhất có khối lượng m. Tiếp đến là lò xo thứ hai có độ cứng k’, bên trái lò xo này gắn với vật thứ nhất, bên phải gắn với vật thứ hai có khối lượng m giống hệt vật thứ nhất. Tiếp đến là lò xo thứ ba giống hệt lò xo thứ nhất, bên trái của nó gắn với vật thứ hai, bên phải gắn cố định. Khối lượng của các lò xo không đáng kể. Hệ thống được đặt nằm ngang. Khi các vật cân bằng các lò lo không biến dạng. Bỏ qua ma sát. Từ vị trí cân bằng của các vật đồng thời kéo hai vật ra hai bên đến vị trí cách vị trí cân bằng của chúng một đoạn nhỏ x rồi đồng thời giải phóng chúng (coi tốc độ ban đầu bằng 0). Chu kì dao động của các vật là..........
      32 Một con lắc đơn đang dao động điều hòa trong một thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8 m/s2 với năng lượng dao động 100mJ, thì thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều xuống dưới với gia tốc 2,5 m/s2. Biết rằng thời điểm thang máy bắt đầu chuyển động là lúc con lắc có vận tốc bằng 0, con lắc sẽ tiếp tục dao động điều hòa trong thang máy với năng lượng:
         
mong thầy cô và các bạn giúp cho em bài này nhé. em cảm ơn!!!!!!!!!!!!


Logged


traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 01:05:14 am Ngày 16 Tháng Tám, 2012 »

29 Con lắc lò xo gồm vật nặng 100 gam và lò xo có độ cứng 40 N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hoà cưỡng bức với biên độ Fo và tần số f1 = 4 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 và tăng tần số ngoại lực đến giá trị f2 = 5 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2         
 A. A2 < A1      B. A2 <=  A1      C. A2 = A1      D. A2 > A1

Tần số dao động riêng của hệ là f0 = 3,2 Hz
Khi tăng tần số từ 4 Hz lên 5 Hz thì độ chênh lệch tần số tăng lên nghĩa là biên độ giảm => đáp án đúng là A


Logged
traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 01:14:24 am Ngày 16 Tháng Tám, 2012 »


30 Cho một hệ thống gồm 3 lò xo và hai vật nặng có kích thước nhỏ mắc thứ tự từ trái sang phải như sau: lò xo thứ nhất có độ cứng k, bên trái gắn cố định, bên phải nối với vật thứ nhất có khối lượng m. Tiếp đến là lò xo thứ hai có độ cứng k’, bên trái lò xo này gắn với vật thứ nhất, bên phải gắn với vật thứ hai có khối lượng m giống hệt vật thứ nhất. Tiếp đến là lò xo thứ ba giống hệt lò xo thứ nhất, bên trái của nó gắn với vật thứ hai, bên phải gắn cố định. Khối lượng của các lò xo không đáng kể. Hệ thống được đặt nằm ngang. Khi các vật cân bằng các lò lo không biến dạng. Bỏ qua ma sát. Từ vị trí cân bằng của các vật đồng thời kéo hai vật ra hai bên đến vị trí cách vị trí cân bằng của chúng một đoạn nhỏ x rồi đồng thời giải phóng chúng (coi tốc độ ban đầu bằng 0). Chu kì dao động của các vật là..........
     
Do đặc tính đối xứng của cơ hệ nên khi hai vật dao động thì khối tâm của lò xo thứ hai không chuyển động => ta có thể coi như khối tâm của lò xo 2 gắn cố định => mỗi vật coi như dao động với hệ lò xo gồm lò xo k ghép song song với lò xo có độ cứng 2k' => độ cứng tương đương là : k0 = k + 2k'
=> chu kì dao động của mỗi vật là : T = [tex]T = 2\pi \sqrt{\frac{m}{k+2k'}}[/tex]


Logged
papatiemi
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 66
-Được cảm ơn: 25

Offline Offline

Bài viết: 166


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:51:46 pm Ngày 18 Tháng Tám, 2012 »

 32 Một con lắc đơn đang dao động điều hòa trong một thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8 m/s2 với năng lượng dao động 100mJ, thì thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều xuống dưới với gia tốc 2,5 m/s2. Biết rằng thời điểm thang máy bắt đầu chuyển động là lúc con lắc có vận tốc bằng 0, con lắc sẽ tiếp tục dao động điều hòa trong thang máy với năng lượng:
Tớ nghĩ là biên độ ko đổi
W'/W=g'/g--->W'=74,49mJ


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.