Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8924 Tiêu đề: dao động Gửi bởi: vnstarry trong 11:43:02 am Ngày 22 Tháng Năm, 2012 các bạn và các thầy giải giùm em bài này với hướng dẫn chi tiêt nha vì em không hiểu bài này lắm
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với năng lượng dao động 1J và lực đàn hồi cực đại là 10 N. Gọi Q là đầu cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp Q chịu tác dụng của lực kéo 5 N là 0,1s. Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong 0,4s là bao nhiêu Tiêu đề: Trả lời: dao động Gửi bởi: traugia trong 12:01:41 pm Ngày 22 Tháng Năm, 2012 Năng lượng dđđh của con lắc lò xo: W = [tex]\frac{1}{2}KA^{2} = 1[/tex]
Lực đàn hồi cực đại : Fđh = KA = 10 Vậy từ đó ta có : K = 50 (N/m) và A = 20 (cm ) Vị trí điểm Q chịu tác dụng của lực kéo 5N ( chính là lực đàn hồi của lò xo ) Fđh = k.x Vậy x = 10 (cm) = A/2 => Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp điểm Q chịu tác dụng của lực kéo 5N là [tex]\frac{T}{3} = 0.1[/tex] => T = 0.3 (s) Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong thời gian 0.4 (s) là Smax = 4A + A[tex]\sqrt{3}[/tex] = 116,64 cm Tiêu đề: Trả lời: dao động Gửi bởi: vnstarry trong 03:16:06 pm Ngày 22 Tháng Năm, 2012 Năng lượng dđđh của con lắc lò xo: W = [tex]\frac{1}{2}KA^{2} = 1[/tex] Lực đàn hồi cực đại : Fđh = KA = 10 Vậy từ đó ta có : K = 50 (N/m) và A = 20 (cm ) Vị trí điểm Q chịu tác dụng của lực kéo 5N ( chính là lực đàn hồi của lò xo ) Fđh = k.x Vậy x = 10 (cm) = A/2 => Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp điểm Q chịu tác dụng của lực kéo 5N là [tex]\frac{T}{3} = 0.1[/tex] => T = 0.3 (s) Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong thời gian 0.4 (s) là Smax = 4A + A[tex]\sqrt{3}[/tex] = 116,64 cm mình không hiểu tại sao lại làT/3 và Smax làm sao co công thúc đó à |