Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: cuong93dh trong 05:21:44 pm Ngày 19 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8820



Tiêu đề: thấy cô và các bạn giúp e bài dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: cuong93dh trong 05:21:44 pm Ngày 19 Tháng Năm, 2012
câu 1 cho một đèn ống mắc vào mạng điên xoay chiều f=50 hz,U=220 v biết rằng đèn chỉ sáng khi hiệu điên thế của đèn U>=155 v trong một chu kỳ thời gian đèn sáng là
A 2/100 s     B 4/300 s       C 1/100 s      D 5/100 s
và cho e hỏi có thể giải bằng mấy cách???cách nào là nhanh nhất?

câu 2 mạch điên xoay chiều AB gồm điên trở thuần R=80 ôm mắc nối tiếp với điên trở X trong X chỉ chứa 1 trong 3 phần tử RLC(cuộn cảm thuần).Biểu thức giữa 2 đầu đoạn mạch U=100[tex]\sqrt{2}cos(120\pi t+\pi /4)[/tex] dòng điên qua R có cương độ hiêu dụng là 1 A và trễ pha hơn U(AB).phần tử trong hộp x có giá trị
A  L=1/2pi    B R1=20 ôm    C C=[tex]10^{-3}/6\pi[/tex] (F)  D L=6/10pi (H)

xin mọi người giúp e




Tiêu đề: Trả lời: thấy cô và các bạn giúp e bài dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 05:35:32 pm Ngày 19 Tháng Năm, 2012
câu 1 cho một đèn ống mắc vào mạng điên xoay chiều f=50 hz,U=220 v biết rằng đèn chỉ sáng khi hiệu điên thế của đèn U>=155 v trong một chu kỳ thời gian đèn sáng là
A 2/100 s     B 4/300 s       C 1/100 s      D 5/100 s
Trước tiên vẽ vòng trong LG sau đó xác định các vị trí điện áp có độ lớn u = 155V
Ta sẽ thấy trong 1 chu kì có 2 lần đèn sáng:[tex]t=\frac{4\alpha }{\omega }[/tex]
Có thể xác định [tex]cos\alpha =\frac{155}{220\sqrt{2}}\Leftrightarrow \alpha \approx \frac{\pi }{3}(rad)[/tex]
Vậy ta có:[tex]t=\frac{4.\frac{\pi }{3}}{2\pi .50}=\frac{4}{300}s[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: thấy cô và các bạn giúp e bài dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 05:57:35 pm Ngày 19 Tháng Năm, 2012
câu 2 mạch điên xoay chiều AB gồm điên trở thuần R=80 ôm mắc nối tiếp với điên trở X trong X chỉ chứa 1 trong 3 phần tử RLC(cuộn cảm thuần).Biểu thức giữa 2 đầu đoạn mạch U=100[tex]\sqrt{2}cos(120\pi t+\pi /4)[/tex] dòng điên qua R có cương độ hiêu dụng là 1 A và trễ pha hơn U(AB).phần tử trong hộp x có giá trị
A  L=1/2pi    B R1=20 ôm    C C=[tex]10^{-3}/6\pi[/tex] (F)  D L=6/10pi (H)
Do mạch có R nt với X mà trong X chỉ có 1 trong 3 phần tử và i chậm pha hơn u vậy trong đó chắc chắn có tụ C.
Áp dụng công thức tính tổng trở của đoạn mạch:[tex]Z=\frac{U}{I}\Leftrightarrow \sqrt{R^{2}+Z^{2}_{C}}=\frac{U}{I}=100\Leftrightarrow 80^{2}+Z^{2}_{C}=100^{2}\Rightarrow Z_{C}=60\Omega[/tex]
Vậy điện dung của tụ điện là[tex]C=\frac{1}{\omega Z_{C}}=\frac{1}{100\pi .60}=\frac{10^{-3}}{6\pi }(F)[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: thấy cô và các bạn giúp e bài dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: thienhavosodoi trong 12:34:08 am Ngày 20 Tháng Năm, 2012
câu 2 mạch điên xoay chiều AB gồm điên trở thuần R=80 ôm mắc nối tiếp với điên trở X trong X chỉ chứa 1 trong 3 phần tử RLC(cuộn cảm thuần).Biểu thức giữa 2 đầu đoạn mạch U=100[tex]\sqrt{2}cos(120\pi t+\pi /4)[/tex] dòng điên qua R có cương độ hiêu dụng là 1 A và trễ pha hơn U(AB).phần tử trong hộp x có giá trị
A  L=1/2pi    B R1=20 ôm    C C=[tex]10^{-3}/6\pi[/tex] (F)  D L=6/10pi (H)

xin mọi người giúp e




Do mạch có R nt với X mà trong X chỉ có 1 trong 3 phần tử và i chậm pha hơn u vậy trong đó chắc chắn có L.
Áp dụng công thức tính tổng trở của đoạn mạch thì Zl=60.L=1/2pi
Đáp án A


Tiêu đề: Trả lời: thấy cô và các bạn giúp e bài dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 04:42:01 pm Ngày 20 Tháng Năm, 2012
Cảm ơn bạn đã sửa sai giúp! Hiepsi dạo này đầu óc không ổn định lắm


Tiêu đề: Trả lời: thấy cô và các bạn giúp e bài dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: cuong93dh trong 10:30:29 am Ngày 21 Tháng Năm, 2012
thank hai bạn