Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : Điền Quang 01:20:40 AM Ngày 05 March, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6931



: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Điền Quang 01:20:40 AM Ngày 05 March, 2012
Phần này dành cho topic "Tiến tới 60 câu trong đề thi 2012"

Trong phần này các thành viên trong Diễn đàn chỉ trao đổi các vấn đề về PHÓNG XẠ & HẠT NHÂN của các đề thi thử Đại học.

Khi đăng bài mới, các thành viên chú ý ghi thứ tự câu hỏi tiếp theo của bài đăng cũ.

NHẮC LẠI: Các em học sinh nếu có vấn đề gì cần hỏi thì phải tạo topic mới mà hỏi, không đăng bài cần giúp  (hoặc cần hỏi) vào những topic trên.

Xem lại THÔNG BÁO (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5786.0).


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 02:05:28 PM Ngày 05 March, 2012
Câu 1: Người ta tiêm vào máu một người với lượng nhỏ Na(11,24) có độ phóng xạ [tex]H_0=4.10^3(Bq)[/tex], sau 5h người ta lấy [tex]1cm^{3}[/tex] máu của người đó ra đo thì được H=0,53(Bq). Biết chu kỳ bán rã Na(11,24) là 15h. Tìm thể tích máu của người đó.
[tex]A. 6000cm^{3}[/tex]              [tex]B. 4000cm^{3}[/tex]                  [tex]C. 5000cm^{3}[/tex]                 [tex] D. 8000cm^{3}[/tex]


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: mark_bk99 01:22:47 AM Ngày 08 March, 2012
Độ px trong 1cm3 là 0,53bq ,Gọi V là thể tích máu của người
Ta có H=H0.2 -t/T=3174,8Bq
Vậy độ phóng xạ của V máu người =Độ px sau 5h/Độ px trong 1cm3=5990Bq-->V DA A đúng không thầy trieubeo ??? ???


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 08:09:21 AM Ngày 08 March, 2012
Độ px trong 1cm3 là 0,53bq ,Gọi V là thể tích máu của người
Ta có H=H0.2 -t/T=3174,8Bq
Vậy độ phóng xạ của V máu người =Độ px sau 5h/Độ px trong 1cm3=5990Bq-->V DA A đúng không thầy trieubeo ??? ???

Đúng rùi đó.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 08:04:14 AM Ngày 11 March, 2012
Câu 2:  Một chất phóng xạ sau thời gian t1 =  4,83 giờ kể thừ thời điểm ban đầu có n1 nguyên tử bị phân rã, sau thời gian t2 = 2t1 kể từ thời điểm ban đầu có n2 = 1,8n1 nguyên tử bị phân rã. Xác định chu kì bán rã của chất phóng xạ này: 
A:  8,7h                         B:  9,7h                     C: 15h                     D: 18h


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Quỷ kiến sầu 09:30:15 AM Ngày 11 March, 2012
Câu 2:  Một chất phóng xạ sau thời gian t1 =  4,83 giờ kể thừ thời điểm ban đầu có n1 nguyên tử bị phân rã, sau thời gian t2 = 2t1 kể từ thời điểm ban đầu có n2 = 1,8n1 nguyên tử bị phân rã. Xác định chu kì bán rã của chất phóng xạ này: 
A:  8,7h                         B:  9,7h                     C: 15h                     D: 18h

Ta có: [tex]n_{1} = N_{0}(1 - e^{-\lambda t_{1}})[/tex]     (1)
          [tex]n_{2} = N_{0}(1 - e^{-\lambda 2t_{1}})[/tex]   (2)
Lấy (2) chia (1) => [tex]\frac{n_{2}}{n_{1}} = \frac{1 - e^{-2\lambda t_{1}}}{1 - e^{-\lambda t_{1}}}[/tex] = 1,8
                      => [tex]e^{-2\lambda t_{1}} - 1,8e^{-\lambda t_{1}} + 0,8 =0[/tex]
Giải phương trình trên ta được: [tex]e^{-\lambda t_{1}} = 0,8[/tex] => T = 15h  và [tex]e^{-\lambda t_{1}} = 1[/tex] (loại).
Có cách nào làm nhanh hơn ko thầy?



: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 11:49:16 AM Ngày 11 March, 2012
Câu 2:  Một chất phóng xạ sau thời gian t1 =  4,83 giờ kể thừ thời điểm ban đầu có n1 nguyên tử bị phân rã, sau thời gian t2 = 2t1 kể từ thời điểm ban đầu có n2 = 1,8n1 nguyên tử bị phân rã. Xác định chu kì bán rã của chất phóng xạ này: 
A:  8,7h                         B:  9,7h                     C: 15h                     D: 18h

Ta có: [tex]n_{1} = N_{0}(1 - e^{-\lambda t_{1}})[/tex]     (1)
          [tex]n_{2} = N_{0}(1 - e^{-\lambda 2t_{1}})[/tex]   (2)
Lấy (2) chia (1) => [tex]\frac{n_{2}}{n_{1}} = \frac{1 - e^{-2\lambda t_{1}}}{1 - e^{-\lambda t_{1}}}[/tex] = 1,8
                      => [tex]e^{-2\lambda t_{1}} - 1,8e^{-\lambda t_{1}} + 0,8 =0[/tex]
Giải phương trình trên ta được: [tex]e^{-\lambda t_{1}} = 0,8[/tex] => T = 15h  và [tex]e^{-\lambda t_{1}} = 1[/tex] (loại).
Có cách nào làm nhanh hơn ko thầy?
cơ bản cũng như vậy : [tex]n_2=N_0(1-e^{-\lambda.t_1})(1+e^{-\lambda.t_1})[/tex] rút ngắn đi một tý


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Đậu Nam Thành 12:56:19 AM Ngày 13 March, 2012
Câu 3: Đại lượng nào trong các đại lượng dưới đây không bảo toàn trước và sau phản ứng hạt nhân
A. số prôton         B. năng lượng toàn phần     C. nguyên tử số        D. số nuclôn


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: arsenal2011 01:25:46 AM Ngày 13 March, 2012
Câu 3: Đại lượng nào trong các đại lượng dưới đây không bảo toàn trước và sau phản ứng hạt nhân
A. Số prôton         B. năng lượng toàn phần     C. nguyên tử Số        D. Số nuclôn

Đáp án A đúng ko ạ


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: mark_bk99 01:27:57 AM Ngày 13 March, 2012
Câu 3: Đại lượng nào trong các đại lượng dưới đây không bảo toàn trước và sau phản ứng hạt nhân
A. Số prôton         B. năng lượng toàn phần     C. nguyên tử Số        D. Số nuclôn

BẢo toàn số proton(P),số nuclon(A), Số proton trong hạt nhân  là nguyên tử số
loại suy-->Năng lượng toàn phần không bảo toàn
P/s:Sao trong SGK khi có định luật bảo toàn năng lượng toàn phần.Hình như hạt B+,B- có phản hạt nơtrino nên dl bảo toàn động lượng chưa được thỏa mãn.Thầy Ngulau có thể giải thích thêm được không ạ.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Quỷ kiến sầu 07:57:11 AM Ngày 13 March, 2012
Câu 3: Đại lượng nào trong các đại lượng dưới đây không bảo toàn trước và sau phản ứng hạt nhân
A. Số prôton         B. năng lượng toàn phần     C. nguyên tử Số        D. Số nuclôn

BẢo toàn Số proton(P),Số nuclon(A), Số proton trong hạt nhân  là nguyên tử Số
loại suy-->Năng lượng toàn phần không bảo toàn
P/S:Sao trong SGK khi có định luật bảo toàn năng lượng toàn phần.Hình như hạt B+,B- có phản hạt nơtrino nên dl bảo toàn động lượng chưa được thỏa mãn.Thầy Ngulau có thể giải thích thêm được không ạ.
Xét phóng xạ [tex]\beta ^{-}[/tex]: [tex]_{Z}^{A}X \rightarrow _{Z + 1}^{A}Y + _{-1}^{0}e + _{0}^{0}v[/tex]
Một nơtron biến đổi thành proton ==> n và p ko bảo toàn.  Còn hai phóng xạ B+, B- mô men động lượng ko bảo toàn vì khi tính toán đã bỏ qua sự xuất hiện của hạt nơtrino, còn khi tính thêm hạt nơtrino thì vẫn bảo toàn.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Quỷ kiến sầu 09:10:39 AM Ngày 13 March, 2012
Câu 3: Đại lượng nào trong các đại lượng dưới đây không bảo toàn trước và sau phản ứng hạt nhân
A. Số prôton         B. năng lượng toàn phần     C. nguyên tử Số        D. Số nuclôn


Trong phóng xạ B+ và B- thì số n và số p ko bảo toàn rồi. Nhưng em muốn hỏi thầy ngulau211 trong câu này có có đáp án là nguyên tử số
 Theo em được biết thì: Số nguyên tử (ký hiệu Z), số hiệu nguyên tử, nguyên tử số hay số thứ tự là số chỉ vị trí của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn, được xác định bằng số proton trong hạt nhân của nguyên tố đó.
 Vậy đối với phóng xạ B+ và B- có bảo toàn nguyên tử số hay ko? Đối với hai trường hợp này chỉ có bảo toàn điện tích


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Đậu Nam Thành 11:09:41 AM Ngày 15 March, 2012
Câu 4: Trong điều trị ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ Biết nguồn có chu kì bán rã là 4 năm. khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho một lần chiếu xạ là 10 phút. Sau 2 năm thì thời gian cho một lần chiếu xạ là bao nhiêu  phút ?


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Quỷ kiến sầu 11:25:08 AM Ngày 15 March, 2012
Thầy ngulau211 kết luận về bài trước đã kìa. Em vẫn thấy băn khoăn mong thầy giúp


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Đậu Nam Thành 11:29:53 AM Ngày 15 March, 2012
Thầy ngulau211 kết luận về bài trước đã kìa. Em vẫn thấy băn khoăn mong thầy giúp

Em giải thích đúng rồi. proton không bảo toàn.Nguyên tử số ở đây chính là Z ( điện tích hạt nhân)


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Quỷ kiến sầu 12:44:06 PM Ngày 15 March, 2012
Thầy ngulau211 kết luận về bài trước đã kìa. Em vẫn thấy băn khoăn mong thầy giúp

Em giải thích đúng rồi. proton không bảo toàn.Nguyên tử số ở đây chính là Z ( điện tích hạt nhân)
Ý em băn khoăn có khái niệm nguyên tử số của electron không? Trong phóng xạ B- có sinh ra hạt electron, B+ thì nguyên tử số có bảo toàn ko thầy? Còn đối với hạt nhân thì Z là điện tích hạt nhân và cũng là nguyên tử số thì em rõ rồi


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Điền Quang 10:13:42 PM Ngày 17 March, 2012
Câu 5: Một mẫu chất có độ phóng xạ ở thời điểm [tex]t_{1}[/tex] là [tex]H_{1}=10^{5}[/tex] Bq và thời điểm [tex]t_{2}[/tex] là [tex]H_{2}=2.10^{4}[/tex] Bq, chu kỳ bán rã của mẫu chất là T = 138,2 ngày. Số hạt nhân của mẫu chất đó bị phân rã trong khoảng thời gian [tex]t_{2}-t_{1}[/tex] là:

A. [tex]1,387.10^{14}[/tex]                 B. [tex]1,378.10^{14}[/tex]  

C. [tex]1,378.10^{12}[/tex]                 D. [tex]1,837.10^{12}[/tex]

(Trích 40 đề Bùi Gia Nội 2010)


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: mark_bk99 11:19:38 PM Ngày 17 March, 2012
Câu 5: Một mẫu chất có độ phóng xạ ở thời điểm [tex]t_{1}[/tex] là [tex]H_{1}=10^{5}[/tex] Bq và thời điểm [tex]t_{2}[/tex] là [tex]H_{2}=2.10^{4}[/tex] Bq, chu kỳ bán rã của mẫu chất là T = 138,2 ngày. Số hạt nhân của mẫu chất đó bị phân rã trong khoảng thời gian [tex]t_{2}-t_{1}[/tex] là:

A. [tex]1,387.10^{14}[/tex]                 B. [tex]1,378.10^{14}[/tex]  

C. [tex]1,378.10^{12}[/tex]                 D. [tex]1,837.10^{12}[/tex]

(Trích 40 đề Bùi Gia Nội 2010)
Ta có H1=[tex]\lambda[/tex]N1,H2=[tex]\lambda[/tex]N2
-->N1=H1/[tex]\lambda[/tex],N2=H2/[tex]\lambda[/tex]
Số hạt nhân bị phân rã trong khoảng t=t2-t1 bằng  N1-N2=(H1-H2)/[tex]\lambda[/tex]=T(H1-H2)/ln2
Thế số -->dentaN=1,387.1012 (với T=138,2*24*3600 s)






: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: lan123 01:13:32 AM Ngày 21 March, 2012
Câu 6: Mo là chất phóng xạ và biến thànhTc ,Tc lại là chất  phóng xạ và tạo thành Ru  . Biết chu kỳ Mo là 14,6 phút, của Tc là 14,3 phút. Ban đầu có 5000hạt Mo. Hỏi sau 14,6 phút có bao nhiêu hạt Tc:
A.2500                                          B.1205         C.1702                        D.2507



: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: mark_bk99 07:12:44 PM Ngày 21 March, 2012
Câu 6: Mo là chất phóng xạ và biến thànhTc ,Tc lại là chất  phóng xạ và tạo thành Ru  . Biết chu kỳ Mo là 14,6 phút, của Tc là 14,3 phút. Ban đầu có 5000hạt Mo. Hỏi sau 14,6 phút có bao nhiêu hạt Tc:
A.2500                                          B.1205         C.1702                        D.2507


Số hạt Mo phân rã chính bằng số hạt Tc tạo thành
-->N=No(1-2-t/T)=5000(1-1/2)=2500 hạt
Sao dễ thế nhỉ? bị lừa chỗ nào chăng  8-x 8-x 8-x


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Quỷ kiến sầu 07:55:00 PM Ngày 21 March, 2012
Câu 6: Mo là chất phóng xạ và biến thànhTc ,Tc lại là chất  phóng xạ và tạo thành Ru  . Biết chu kỳ Mo là 14,6 phút, của Tc là 14,3 phút. Ban đầu có 5000hạt Mo. Hỏi sau 14,6 phút có bao nhiêu hạt Tc:
A.2500                                          B.1205         C.1702                        D.2507


Số hạt Mo phân rã chính bằng số hạt Tc tạo thành
-->N=No(1-2-t/T)=5000(1-1/2)=2500 hạt
Sao dễ thế nhỉ? bị lừa chỗ nào chăng  8-x 8-x 8-x
Bạn không tính đến trong khoảng thời gian đó Tc phóng xạ biến thành Ru à?

Số hạt nhân Tc còn lại = Số hạt nhân Mo phân rã - số hạt nhân Tc đã phân rã thành Ru


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Điền Quang 08:13:37 PM Ngày 21 March, 2012
Câu 6: Mo là chất phóng xạ và biến thànhTc ,Tc lại là chất  phóng xạ và tạo thành Ru  . Biết chu kỳ Mo là 14,6 phút, của Tc là 14,3 phút. Ban đầu có 5000hạt Mo. Hỏi sau 14,6 phút có bao nhiêu hạt Tc:
A.2500                                          B.1205         C.1702                        D.2507


Gửi lan123:

Trước hết cảm ơn bạn đã tham gia Diễn đàn.

Nhưng những topic "Tiến tới đề thi 2012" là những topic đặc biệt, đề nghị bạn đọc kỹ quy định trước khi đăng trong các topic này.

Câu trắc nghiệm mà bạn đóng góp chưa có đánh số thứ tự câu. Tôi đã phải thêm vào.

Các thành viên mới vào Diễn đàn nên cố gắng dành thời gian đọc các quy định trước khi đăng bài. Để tránh bài không hợp lệ sẽ bị xoá.

Cảm ơn bạn.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Đậu Nam Thành 11:23:15 PM Ngày 21 March, 2012
Câu 7: Cho một khối phóng xạ có độ phóng xạ ban đầu Ho, gồm 2 chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau. Chu kì bán rã của chúng lần lượt là T1=2h và T2=3h. Hỏi sau 6h, độ phóng xạ của khối chất còn lại là bao nhiêu?


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Thutrang_L_MFML 12:52:33 AM Ngày 22 March, 2012
Câu 7: Cho một khối phóng xạ có độ phóng xạ ban đầu Ho, gồm 2 chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau. Chu kì bán rã của chúng lần lượt là T1=2h và T2=3h. Hỏi sau 6h, độ phóng xạ của khối chất còn lại là bao nhiêu?
Em làm vậy không biết có đúng không thầy xem giúp em nhé:
H=H0(2^-k1+2^-k2)=3/8H0


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Đậu Nam Thành 01:19:20 AM Ngày 22 March, 2012
Câu 7: Cho một khối phóng xạ có độ phóng xạ ban đầu Ho, gồm 2 chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau. Chu kì bán rã của chúng lần lượt là T1=2h và T2=3h. Hỏi sau 6h, độ phóng xạ của khối chất còn lại là bao nhiêu?
Em làm vậy không biết có đúng không thầy xem giúp em nhé:
H=H0(2^-k1+2^-k2)=3/8H0
Đáp án của em chưa chính xác


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: lan123 01:33:50 PM Ngày 22 March, 2012
Câu 6: Mo là chất phóng xạ và biến thànhTc ,Tc lại là chất  phóng xạ và tạo thành Ru  . Biết chu kỳ Mo là 14,6 phút, của Tc là 14,3 phút. Ban đầu có 5000hạt Mo. Hỏi sau 14,6 phút có bao nhiêu hạt Tc:
A.2500                                          B.1205         C.1702                        D.2507

Mong quí thầy cô và các bạn giải giúp . đáp số là 1702.
thành thật xin lỗi sự sơ sót trên



Gửi lan123:

Trước hết cảm ơn bạn đã tham gia Diễn đàn.

Nhưng những topic "Tiến tới đề thi 2012" là những topic đặc biệt, đề nghị bạn đọc kỹ quy định trước khi đăng trong các topic này.

Câu trắc nghiệm mà bạn đóng góp chưa có đánh số thứ tự câu. Tôi đã phải thêm vào.

Các thành viên mới vào Diễn đàn nên cố gắng dành thời gian đọc các quy định trước khi đăng bài. Để tránh bài không hợp lệ sẽ bị xoá.

Cảm ơn bạn.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: mark_bk99 02:03:56 PM Ngày 22 March, 2012
Bạn Thu trang có phải bạn bên yeuvatly.org không nhỉ thấy nick quen quá  ??? ???.Hi hi rất vui khi bạn tham gia 4rum m:) m:)


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Điền Quang 12:08:52 PM Ngày 25 March, 2012
Câu8:Bắn hạt anpha vào hạt nhân Be(9,4) dứng yên tạo ra phản ứng hạt nhân :Be(9,4) +a(4,2)-->C(12,6)+ n. Biết các hạt sinh ra có cùng vận tốc.Và mBe=9.02727u,ma=4.0015,mn=1.0087,mc=12.0605u. Tính ka:
A.5.9Me
B.6.9Me
C.7.9Me
D.8.9Me
Câu9: Dưới tác dung của hạt yama hat C(12,6) tách thành các hạt He.Tần số gama là 4.10^21Hz. Các hạt He có cùng động năng.Cho mHe=4.0015u. Đông năng He:
A.7.80485Me
B.9.60485Me
C.8.70485Me
D.10.50485Me


Gửi Thutrang_L_MFML: Bài đăng trong topic này của bạn vi phạm 2 nội quy của Forum.

  Thứ 1: Vi phạm quy định 2.
  Thứ 2: Chuỗi 7 topic này không phải là nơi để các bạn đăng bài, mà chỉ là nơi các học sinh giải bài của các thầy đưa ra.

Bạn là thành viên mơi nên đọc kỹ quy định đăng bài.

Cám ơn bạn tham gia Diễn đàn.

Cho nên hai câu bạn đăng không được tính trong topic này.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Điền Quang 12:14:11 PM Ngày 25 March, 2012
Câu 8: Cho phản ứng hạt nhân: [tex]C_{6}^{12}\rightarrow 3He_{2}^{4}[/tex].Phản ứng này thuộc loại:

A. Phản ứng nhiệt hạch            B. Phản ứng phân hạch

C. Phóng xạ                           D. Không phải 3 loại trên

Hãy chọn lựa và giải thích.

Còn câu 7 của thầy Ngulau nữa, các em hãy tích cực vào giải bài.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 02:05:16 PM Ngày 25 March, 2012
Câu 9: Một ngôi mộ cổ vừa mới khai quật. Một mẫu ván quan tài của nó chứa 50g cacbon có độ phóng xạ là 457 phân rã/phút (chỉ có 14C là phóng xạ). Biết rằng độ phóng xạ của cây cối đang sống vào khoảng 3000 phân rã/phút tính trên 200g cacbon. Chu kì bán rã của C14 khoảng 5600 năm. Tuổi của ngôi mộ cổ đó cỡ bao nhiêu năm ?
A.  9190 năm.       B. 15200 năm.       C. 2200 năm.       D. 4000 năm
(Trích đề thi Bùi Gia Nội)


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 02:10:19 PM Ngày 25 March, 2012
Câu 10:(238,92)U  sau một chuỗi các phóng xạ [tex]\alpha[/tex] và [tex]\beta^-[/tex] biến thành hạt nhân bền (206,82)Pb . Tính thể tích He tạo thành ở điều kiện chuẩn sau 2 chu kì bán rã biết lúc đầu có 119g urani:
A.  8,4lít            B. 2,8 lít            C. 67,2 lít          D. 22,4 lít


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: mark_bk99 02:29:41 PM Ngày 25 March, 2012
Câu 10:(238,92)U  sau một chuỗi các phóng xạ [tex]\alpha[/tex] và [tex]\beta^-[/tex] biến thành hạt nhân bền (206,82)Pb . Tính thể tích He tạo thành ở điều kiện chuẩn sau 2 chu kì bán rã biết lúc đầu có 119g urani:
A.  8,4lít            B. 2,8 lít            C. 67,2 lít          D. 22,4 lít

Ta có số hạt nhân U phân rã chính bằng số hạt nhân He tạo thành
-->N=No(1-2-t/T)
Mà No=m/A =119/238=0,5
 
-->V=Vo.N= 22,4*0,5*(1-1/4)=8,4l hoc-) hoc-) hoc-)


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Quỷ kiến sầu 02:30:34 PM Ngày 25 March, 2012
Câu 10:(238,92)U  sau một chuỗi các phóng xạ [tex]\alpha[/tex] và [tex]\beta^-[/tex] biến thành hạt nhân bền (206,82)Pb . Tính thể tích He tạo thành ở điều kiện chuẩn sau 2 chu kì bán rã biết lúc đầu có 119g urani:
A.  8,4lít            B. 2,8 lít            C. 67,2 lít          D. 22,4 lít

Em thử bài này nhá

- Số phóng xạ anpha = (238 - 206)/4 = 8
- Sau hai chu kì số hạt nhân U bị phân rã: [tex]\Delta N = \frac{3N_{o}}{4} = \frac{3}{4}.\frac{m_{U}}{\mu _{U}}.N_{A}[/tex]
==> Số hạt nhân He tạo thành: [tex]N = 8. \Delta N = 6.\frac{m_{U}}{\mu _{U}}.N_{A}[/tex]
- Thể tích He đktc: [tex]V = \frac{N}{N_{A}}.22,4 = 6.\frac{m_{U}}{\mu _{U}}22,4 = 67,2(l)[/tex]


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Quỷ kiến sầu 02:37:01 PM Ngày 25 March, 2012
Câu 8: Cho phản ứng hạt nhân: [tex]C_{6}^{12}\rightarrow 3He_{2}^{4}[/tex].Phản ứng này thuộc loại:

A. Phản ứng nhiệt hạch            B. Phản ứng phân hạch

C. Phóng xạ                           D. Không phải 3 loại trên

Hãy chọn lựa và giải thích.

Còn câu 7 của thầy Ngulau nữa, các em hãy tích cực vào giải bài.


Em nghĩ là D
+ Theo em nhớ [tex]_{12}^{6}C[/tex] là đồng vì bền ko phóng xạ ==> C sai
+ Phản ứng phân hạch: Hạt nhân nặng vỡ thành các hạt nhân nhẹ và có nơtron phóng ra ==> B sai
+ Phản ứng nhiệt hạch: hai hạt nhân nhẹ kết hợp thành hạt nhân nặng ==> A sai


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 04:02:37 PM Ngày 25 March, 2012
Câu 10:(238,92)U  sau một chuỗi các phóng xạ [tex]\alpha[/tex] và [tex]\beta^-[/tex] biến thành hạt nhân bền (206,82)Pb . Tính thể tích He tạo thành ở điều kiện chuẩn sau 2 chu kì bán rã biết lúc đầu có 119g urani:
A.  8,4lít            B. 2,8 lít            C. 67,2 lít          D. 22,4 lít

Ta có số hạt nhân U phân rã chính bằng số hạt nhân He tạo thành
-->N=No(1-2-t/T)
Mà No=m/A =119/238=0,5
 
-->V=Vo.N= 22,4*0,5*(1-1/4)=8,4l hoc-) hoc-) hoc-)
KiếmSau làm đúng rồi đó, số phóng xạ alpha bạn làm tắt kết quả đó là cân bằng số khối mà có!


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 04:25:12 PM Ngày 25 March, 2012
Câu 11: Có hai mẫu chất phóng xạ A và B thuộc cùng một chất có chu kỳ bán rã T = 138,2 ngày và có khối lượng ban đầu như nhau . Tại thời điểm quan sát , tỉ số số hạt nhân hai mẫu chất NB:NA=2,72 .Tuổi  của mẫu A nhiều hơn mẫu B là
A. 199,8 ngày                  B. 199,5 ngày           C. 190,4 ngày             D. 189,8 ngày


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Quỷ kiến sầu 12:10:10 AM Ngày 06 April, 2012
Em tính ra [tex]\Delta t = 199,5064392[/tex]
 ngày có đúng ko thầy Triệu ơi?

[tex]\frac{NB}{NA} = \frac{2^{-t1/T}}{2^{-t2/T}} = 2^{\Delta t/T}[/tex]

==> [tex]\Delta t = 199,5064392[/tex]

Kid hỏi nên em làm thầy Q nhé. Nhưng ko bít có đúng hay ko. Kid ra 201 ngày


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 12:19:31 AM Ngày 06 April, 2012
Em tính ra [tex]\Delta t = 199,5064392[/tex]
 ngày có đúng ko thầy Triệu ơi?

[tex]\frac{NB}{NA} = \frac{2^{-t1/T}}{2^{-t2/T}} = 2^{\Delta t/T}[/tex]

==> [tex]\Delta t = 199,5064392[/tex]

Kid hỏi nên em làm thầy Q nhé. Nhưng ko bít có đúng hay ko. Kid ra 201 ngày

Ok đúng rùi, kiếm sầu trình bày cho các bạn luôn nhé.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Quỷ kiến sầu 12:29:58 AM Ngày 06 April, 2012
Ok đúng rùi, kiếm sầu trình bày cho các bạn luôn nhé.
Dạ thầy

- Hai mẫu A, B có cùng số khối lượng ban đầu ==> có cùng số hạt ban đầu là No, nhưng thời điểm phân rã là khác nhau.

- Số hạt A, B tại thời điểm khảo sát:
 [tex]N_{A} = N_{0}2^{-\frac{t1}{T}}[/tex] và [tex]N_{B} = N_{0}2^{-\frac{t2}{T}}[/tex]

- Tỷ số hạt nhân hai mẫu tại thời điểm khảo sát: [tex]\frac{N_{B}}{N_{A}} = \frac{2^{-\frac{t1}{T}}}{-\frac{t2}{T}} = 2^{-\frac{t1}{T} - (-\frac{t2}{T})} = 2^{\frac{\Delta t}{T}}[/tex]

==> [tex]\Delta t = T.log_{2}(\frac{N_{B}}{N_{A}}) = T.log_{2}2,72 \approx 199,5[/tex]

Vậy tuổi A nhiều hơn B 199,5 ngày


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: ODD 12:52:24 AM Ngày 06 April, 2012
Câu 11: Có hai mẫu chất phóng xạ A và B thuộc cùng một chất có chu kỳ bán rã T = 138,2 ngày và có khối lượng ban đầu như nhau . Tại thời điểm quan sát , tỉ số số hạt nhân hai mẫu chất NB:NA=2,72 .Tuổi  của mẫu A nhiều hơn mẫu B là
A. 199,8 ngày                  B. 199,5 ngày           C. 190,4 ngày             D. 189,8 ngày

                  [tex]210Po \rightarrow \alpha + 206Pb[/tex]
theo em hiểu thì sau khi phân rã 1 tgian t mẫu A còn lại m g, đem so sánh vs mẫu B cũng m g nhưng chưa hề phân rã........
-Ban đầu mẫu A có NoA nguyên tử Po sau t( ngày ) còn lại [tex]NoA*2^{-\frac{t}{T}}[/tex]  nguyên tử
                                              ------------tạo ra [tex]NoA*(1-2^{\frac{t}{T}})[/tex] nguyên tử Pb
 khối lượng mẫu A: mA= [tex]210*\frac{NoA*2^{\frac{-t}{T}}}{6.022*10^{23}}+206*\frac{NoA*(1-2^{\frac{-t}{T}})}{6.022*10^{23}} = 210*\frac{NoB}{6.022*10^{23}}[/tex]

Với NoB= 2.72* NoA*[tex]2^{\frac{-t}{T}}[/tex]

Tiếp tục: [tex]210*\frac{NoA*2^{\frac{-t}{T}}}{6.022*10^{23}}+206*\frac{NoA*(1-2^{\frac{-t}{T}})}{6.022*10^{23}} = 210*\frac{2.72NoA*2^{\frac{-t}{T}}}{6.022*10^{23}}[/tex]
  cuối cùng: [tex]210*2^{\frac{-t}{T}}+206*(1-2^{\frac{-t}{T}}) = 210*2.72*2^{\frac{-t}{T}}[/tex]
và kq 201.9396636

haizzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz cái này sai


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: n0vem13er 05:53:34 PM Ngày 06 April, 2012
Câu 7: Cho một khối phóng xạ có độ phóng xạ ban đầu Ho, gồm 2 chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau. Chu kì bán rã của chúng lần lượt là T1=2h và T2=3h. Hỏi sau 6h, độ phóng xạ của khối chất còn lại là bao nhiêu?
câu này em làm như sau không biết sai ở đâu mong các thầy chỉ giáo ạ
[TEX]H_o = H_{o1} + H_{o2}[/TEX] ; theo đề bài [TEX]N_1 = N_2 = N[/TEX]
[TEX]H_{o1} = \frac{ln2}{T_1}.N  và H_{o2}= \frac{ln2}{T_2}.N [/TEX]; ta lập được tỷ lệ [TEX]\frac{H_{o1}}{H_{o2}} = \frac{3}{2}[/TEX]
[TEX]H_o = \frac{3}{5}.H_o + \frac{2}{5}.H_o[/TEX]
sau 6 giờ
[TEX]H_o' = \frac{3}{5}.H_o.2^{-3} + \frac{2}{5}.H_o.2^{-2}[/TEX]
[TEX]H_o' = \frac{7}{40}.H_o[/TEX]


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: hoaisang2112 07:06:49 PM Ngày 07 April, 2012
Câu 6: Mo là chất phóng xạ và biến thànhTc ,Tc lại là chất  phóng xạ và tạo thành Ru  . Biết chu kỳ Mo là 14,6 phút, của Tc là 14,3 phút. Ban đầu có 5000hạt Mo. Hỏi sau 14,6 phút có bao nhiêu hạt Tc:
A.2500                                          B.1205         C.1702                        D.2507
Câu này giải làm sao vậy ạ? Mong các thầy giúp đỡ.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: vengefulspirit2611 08:31:53 PM Ngày 07 April, 2012
Câu 6: Mo là chất phóng xạ và biến thànhTc ,Tc lại là chất  phóng xạ và tạo thành Ru  . Biết chu kỳ Mo là 14,6 phút, của Tc là 14,3 phút. Ban đầu có 5000hạt Mo. Hỏi sau 14,6 phút có bao nhiêu hạt Tc:
A.2500                                          B.1205         C.1702                        D.2507
Câu này giải làm sao vậy ạ? Mong các thầy giúp đỡ.
theo minh thì sau 14,6 phút tạo thành 2500 hạt Tc đồng thời Tc => Ru nên số hạt Tc còn lại = 2500. 2^(-14,6 : 14,3) =1232 hạt
không hiểu sai ở đâu mong mọi người chỉ giùm


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: hoaisang2112 10:47:19 PM Ngày 07 April, 2012
Câu 6: Mo là chất phóng xạ và biến thànhTc ,Tc lại là chất  phóng xạ và tạo thành Ru  . Biết chu kỳ Mo là 14,6 phút, của Tc là 14,3 phút. Ban đầu có 5000hạt Mo. Hỏi sau 14,6 phút có bao nhiêu hạt Tc:
A.2500                                          B.1205         C.1702                        D.2507
Câu này giải làm sao vậy ạ? Mong các thầy giúp đỡ.
theo minh thì sau 14,6 phút tạo thành 2500 hạt Tc đồng thời Tc => Ru nên số hạt Tc còn lại = 2500. 2^(-14,6 : 14,3) =1232 hạt
không hiểu sai ở đâu mong mọi người chỉ giùm
Mình cũng làm ra đáp án giống bạn, nhưng người post bài này nói đáp án là C.1702
Phải nhờ các thầy giải giúp bài này rồi


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Đậu Nam Thành 12:33:16 AM Ngày 08 April, 2012
Câu 6: Mo là chất phóng xạ và biến thànhTc ,Tc lại là chất  phóng xạ và tạo thành Ru  . Biết chu kỳ Mo là 14,6 phút, của Tc là 14,3 phút. Ban đầu có 5000hạt Mo. Hỏi sau 14,6 phút có bao nhiêu hạt Tc:
A.2500                                          B.1205         C.1702                        D.2507
Câu này giải làm sao vậy ạ? Mong các thầy giúp đỡ.
theo minh thì sau 14,6 phút tạo thành 2500 hạt Tc đồng thời Tc => Ru nên số hạt Tc còn lại = 2500. 2^(-14,6 : 14,3) =1232 hạt
không hiểu sai ở đâu mong mọi người chỉ giùm
Mình cũng làm ra đáp án giống bạn, nhưng người post bài này nói đáp án là C.1702
Phải nhờ các thầy giải giúp bài này rồi
(http://thuvienvatly.com/forums/index.php?action=dlattach;topic=7335.0;attach=13678;image)


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Đậu Nam Thành 03:55:46 PM Ngày 11 April, 2012
câu 12: Một nhà máy điện nguyên tử có công suất phát điện 182.10^7 (W), dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân U235 với hiệu suất 30%. Trung bình mỗi hạt U235 phân hạch toả ra năng lượng 200 (MeV). Hỏi trong 365 ngày hoạt động nhà máy tiêu thụ một khối lượng U235 nguyên chất là bao nhiêu. Số Avogadro là 6,022.10^23
A. 2333 kg   
B. 2461 kg   
C. 2362 kg   
D. 2263 kg


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Đậu Nam Thành 03:59:40 PM Ngày 11 April, 2012
Câu 13: Hạt nhân urani U(234) đứng yên, phân rã anpha và biến thành hạt nhân thôri Th(230). Bao nhiêu phân trăm năng lượng tỏa ra đã chuyển hóa thành động năng của hạt anpha? Coi khối lượng xấp xỉ bằng số khối.
A. 1,68%   B. 98,3%   C. 16,8%   D. 96,7%


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: n0vem13er 03:03:54 PM Ngày 14 April, 2012
Câu 7: Cho một khối phóng xạ có độ phóng xạ ban đầu Ho, gồm 2 chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau. Chu kì bán rã của chúng lần lượt là T1=2h và T2=3h. Hỏi sau 6h, độ phóng xạ của khối chất còn lại là bao nhiêu?
câu này em làm như sau không biết sai ở đâu mong các thầy chỉ giáo ạ
[TEX]H_o = H_{o1} + H_{o2}[/TEX] ; theo đề bài [TEX]N_1 = N_2 = N[/TEX]
[TEX]H_{o1} = \frac{ln2}{T_1}.N  và H_{o2}= \frac{ln2}{T_2}.N [/TEX]; ta lập được tỷ lệ [TEX]\frac{H_{o1}}{H_{o2}} = \frac{3}{2}[/TEX]
[TEX]H_o = \frac{3}{5}.H_o + \frac{2}{5}.H_o[/TEX]
sau 6 giờ
[TEX]H_o' = \frac{3}{5}.H_o.2^{-3} + \frac{2}{5}.H_o.2^{-2}[/TEX]
[TEX]H_o' = \frac{7}{40}.H_o[/TEX]

thầy ơi, em làm câu này ra như vậy nhưng không trùng đáp án nào cả, thầy nào giải thích dùm em với ạ :(


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: kuramaoct 11:09:59 PM Ngày 14 April, 2012
Câu 4: Trong điều trị ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ Biết nguồn có chu kì bán rã là 4 năm. khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho một lần chiếu xạ là 10 phút. Sau 2 năm thì thời gian cho một lần chiếu xạ là bao nhiêu  phút ?
Lần đầu thời gian chiếu xạ là 10 phút  suy ra số tia phóng ra là 10H0 ( do thời gian chiếu xạ quá ngắn so với chu kỳ nên coi như trong 10 phút này độ phóng xạ ko đổi )
Sau 2 năm độ phóng xạ còn lại là H0 / căn 2 nên thời gian cần chiếu xạ mới là 10 căn 2 phút  .
Em giải thế không biết có sai chỗ nào không ạ ?


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Điền Quang 10:44:26 PM Ngày 15 April, 2012
Câu 7: Cho một khối phóng xạ có độ phóng xạ ban đầu Ho, gồm 2 chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau. Chu kì bán rã của chúng lần lượt là T1=2h và T2=3h. Hỏi sau 6h, độ phóng xạ của khối chất còn lại là bao nhiêu?


câu này em làm như sau không biết sai ở đâu mong các thầy chỉ giáo ạ
[TEX]H_o = H_{o1} + H_{o2}[/TEX] ; theo đề bài [TEX]N_1 = N_2 = N[/TEX]
[TEX]H_{o1} = \frac{ln2}{T_1}.N  và H_{o2}= \frac{ln2}{T_2}.N [/TEX]; ta lập được tỷ lệ [TEX]\frac{H_{o1}}{H_{o2}} = \frac{3}{2}[/TEX]
[TEX]H_o = \frac{3}{5}.H_o + \frac{2}{5}.H_o[/TEX]
sau 6 giờ
[TEX]H_o' = \frac{3}{5}.H_o.2^{-3} + \frac{2}{5}.H_o.2^{-2}[/TEX]
[TEX]H_o' = \frac{7}{40}.H_o[/TEX]



thầy ơi, em làm câu này ra như vậy nhưng không trùng đáp án nào cả, thầy nào giải thích dùm em với ạ :(


 y:) Nếu kết quả là [tex]\frac{3}{16}H_{0}[/tex] thì ĐQ nghĩ là người ra đề (nghe đồn đáp án như vậy  8-x) cho rằng như sau:

 ~O) Lúc đầu tổng độ phóng xạ: [tex]H_{1}=H_{0}+H_{0}=2H_{0}[/tex] hoặc là [tex]H_{1}=\frac{H_{0}}{2}+\frac{H_{0}}{2}[/tex]

Tức là người ra đề cho rằng ban đầu mỗi chất có độ phóng xạ bằng nhau !!!!  8-x

Nhưng nếu như vậy tuy ra đúng đáp án nhưng sẽ mâu thuẫn với dữ kiện: "gồm 2 chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau"  8-x 8-x 8-x


 ~O) Lúc sau tổng độ phóng xạ: [tex]H_{2}=\frac{H_{0}}{2^{3}}+\frac{H_{0}}{2^{2}}=\frac{3}{8}H_{0}[/tex]

 ~O) Cuối cùng: [tex]H_{1}=\frac{3}{16}H_{0}[/tex]  8-x 8-x 8-x đáp số được đồn nè !!!!!

 y:) Tóm lại: ĐQ nghĩ cách làm của n0vem13er vậy là okay rồi. Đáp án có thể sai.

Đó là ý kiến của ĐQ, nếu có sai sót chỗ nào mong mọi người hướng dẫn.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: lanyes 02:33:01 PM Ngày 16 April, 2012
Câu 13: Hạt nhân urani U(234) đứng yên, phân rã anpha và biến thành hạt nhân thôri Th(230). Bao nhiêu phân trăm năng lượng tỏa ra đã chuyển hóa thành động năng của hạt anpha? Coi khối lượng xấp xỉ bằng số khối.
A. 1,68%   B. 98,3%   C. 16,8%   D. 96,7%



Vì hạt đứng yên phân rã nên [TEX]{p_\alpha } = {p_{Th}} \Rightarrow {m_\alpha }.{K_\alpha } = {m_{Th}}.{K_{Th}} \\
  \Rightarrow \frac{{{K_\alpha }}}{{{K_{Th}}}} = \frac{{{m_{Th}}}}{{{m_\alpha }}} \Rightarrow \frac{{{K_\alpha }}}{K} = \frac{{{m_{Th}}}}{{{m_{Th}} + {m_\alpha }}} = 98,3\%[/TEX] ^^


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: vengefulspirit2611 06:23:08 PM Ngày 22 April, 2012

Mình cũng làm ra đáp án giống bạn, nhưng người post bài này nói đáp án là C.1702
Phải nhờ các thầy giải giúp bài này rồi
[/quote]
(http://thuvienvatly.com/forums/index.php?action=dlattach;topic=7335.0;attach=13678;image)
[/quote]

em không hiểu công thức tính N2 lấy ở đâu ra, mong mọi người chỉ giùm em.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Điền Quang 10:34:32 PM Ngày 22 April, 2012

Câu 6: Mo là chất phóng xạ và biến thànhTc ,Tc lại là chất  phóng xạ và tạo thành Ru  . Biết chu kỳ Mo là 14,6 phút, của Tc là 14,3 phút. Ban đầu có 5000hạt Mo. Hỏi sau 14,6 phút có bao nhiêu hạt Tc:
A.2500                                          B.1205         C.1702                        D.2507



(http://thuvienvatly.com/forums/index.php?action=dlattach;topic=7335.0;attach=13678;image)

Bài này gây thắc mắc khá nhiều cho mọi người, ĐQ cũng xin giải đáp, theo sách: Chuyên đề bồi dưỡng HSG Vật Lý THPT Tập 6: Vật Lý Hiện Đại của thầy Vũ Thanh Khiết, đây là bài toán về cân bằng phóng xạ, ĐQ xin trích dẫn từ sách trên như sau:

CÂN BẰNG PHÓNG XẠ

Ta giới hạn dãy phóng xạ gồm hạt nhân A (hạt nhân mẹ) phân rã thành hạt nhân B (hạt nhân con) và hạt nhân B cũng phân để chuyển thành hạt nhân khác.

Giả sử lúc t = 0 chỉ có hạt nhân A với số hạt là: [tex]N_{A}(0)=N_{0A}[/tex]. Ta có:

[tex]\frac{-dN_{A}}{dt}=\lambda _{A}N_{A}[/tex]

[tex]\frac{dN_{B}}{dt}=\lambda _{A}N_{A}-\lambda _{B}N_{B}[/tex] (1)

Công thức (1) nghĩa là: trong một đơn vị thời gian, số hạt nhân B biến đổi một lượng [tex]\left( \frac{dN_{B}}{dt} \right)[/tex] bằng hiệu số hạt nhân B tạo thành (chính bằng [tex]\lambda _{A}N_{A}[/tex]) trừ số hạt nhân B phân rã (bằng [tex]\lambda _{B}N_{B}[/tex]).

Thay: [tex]\lambda _{A}N_{A}=\lambda _{A}N_{0A}.e^{-\lambda _{A} t}[/tex]

Phương trình vi phân cho [tex]N_{B}[/tex]:

[tex]\frac{dN_{B}}{dt}=\lambda _{A}N_{0A}.e^{-\lambda _{A} t}-\lambda _{B}N_{B}[/tex]

Phương trình này có nghiệm là:

[tex]N_{B}(t)=C.e^{-\lambda _{B}t}+\frac{\lambda _{A}N_{0A}}{\lambda_{B}- \lambda _{A}}.e^{-\lambda _{A} t}[/tex]

Trong đó C là hằng số tích phân.

 ~O) Với [tex]N_{B}(0)=N_{0B}[/tex] ta có:

[tex]N_{B}(t)=N_{0B}.e^{-\lambda _{B}t}+\frac{\lambda _{A}N_{0A}}{\lambda_{B}- \lambda _{A}}.\left< e^{-\lambda _{A} t} -e^{-\lambda _{B} t} \right>[/tex]

~O) Với [tex]N_{B}(0)= 0[/tex] ta có:

[tex]N_{B}(t)= \frac{\lambda _{A}N_{0A}}{\lambda_{B}- \lambda _{A}}.\left< e^{-\lambda _{A} t} -e^{-\lambda _{B} t} \right>[/tex] (2)

Có thể có hai trường hợp sau:

TH1: [tex]\lambda _{A}<<\lambda _{B}[/tex]: Hằng số [tex]\lambda[/tex] tỉ lệ nghịch với thời gian sống, nên trường hợp này có nghĩa là thời gian sống của hạt nhân A rất lớn so với thời gian sống của hạt nhân B.

Công thức (2) trở thành:

[tex]N_{B}(t)= \frac{\lambda _{A}N_{0A}}{\lambda_{B}}.e^{-\lambda _{A} t}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow \lambda_{B}N_{B}(t)=\lambda _{A}N_{A}(t)[/tex] (3)

Công thức (3) có ý nghĩa là: trong một đơn vị thời gian, có bao nhiêu hạt nhân mẹ phân rã (hạt nhân A) thì có bấy nhiêu hạt nhân con phân rã (hạt nhân B). Số lượng hạt nhân B là không đổi. Hệ các hạt nhân A và B nằm trong trạng thái cân bằng phóng xạ.

Nếu các hạt nhân con trong hệ nằm trong trạng thái cân bằng phóng xạ ta có:

[tex]\lambda _{A}N_{A} = \lambda_{B}N_{B}=\lambda_{C}N_{C}=...= \lambda_{i}N_{i}[/tex]

hay: [tex]\frac{N_{A} }{T_{A}}=\frac{N_{B} }{T_{B}}=...=\frac{N_{i} }{T_{i}}[/tex] (4)

VD: Ta có trong họ Urani [tex]^{238}U[/tex] (có [tex]T_{1}=4,5.10^{9}[/tex] năm) nằm cân bằng phóng xạ với hạt nhân nguyên tố [tex]^{234}U[/tex] (có [tex]T_{2}=2,48.10^{5}[/tex] năm). Công thức (4) cho:

[tex]\frac{N_{B}(t)}{N_{A}(t)}=\frac{T_{2}}{T_{1}}=0,54.10^{-4}[/tex]

Công thức này xác định tỉ lệ [tex]^{234}U[/tex] có trong tự nhiên là [tex]5,4.10^{-3}[/tex]%.

TH2: [tex]\lambda _{A} >> \lambda _{B}[/tex]:Hạt nhân mẹ hầu như hoàn toàn biến đổi sang hạt nhân con sau một thời gian ngắn, trong khi đó số hạt nhân con tạo thành hầu như không thay đổi.

Do đó có thể coi gần đúng: [tex]N_{0A}\approx N_{0B}[/tex].

Định luật biến đổi của [tex]N_{B}(t)[/tex] sẽ là: [tex]N_{B}(t)=N_{0A}.e^{-\lambda _{B}t}[/tex]

VD: Trong họ Urani, từ hạt [tex]^{238}U[/tex] sang hạt [tex]^{234}U[/tex] phải qua hai trạng thái, đó hạt nhân [tex]^{234}Th[/tex] và [tex]^{234}Ra[/tex] đều có thời gian sống rất ngắn so với hai hạt nhân kia.

Như vậy có thể coi [tex]^{238}U[/tex] biến đổi ngay sang hạt [tex]^{234}U[/tex].


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Nguyễn Văn Đức 03:36:22 PM Ngày 09 May, 2012
Câu 4: Trong điều trị ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ Biết nguồn có chu kì bán rã là 4 năm. khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho một lần chiếu xạ là 10 phút. Sau 2 năm thì thời gian cho một lần chiếu xạ là bao nhiêu  phút ?
Lần đầu thời gian chiếu xạ là 10 phút  suy ra số tia phóng ra là 10H0 ( do thời gian chiếu xạ quá ngắn so với chu kỳ nên coi như trong 10 phút này độ phóng xạ ko đổi )
Sau 2 năm độ phóng xạ còn lại là H0 / căn 2 nên thời gian cần chiếu xạ mới là 10 căn 2 phút  .
Em giải thế không biết có sai chỗ nào không ạ ?
mọi người cho em nhận xét về lời giải của bạn này hộ em vơi?thank


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: missyou266 05:38:42 PM Ngày 09 May, 2012
cau 12: N=Q'/Q , suy ra m=(A.N)/NA
 Q': tieu thu va Q : toa ra
ap dung cong thuc tren ta co:
Q'=Pt=182.10^7.365.86400.(100/30)=1,91.10^17
Q=200.10^6.e=3,2.10^-11
suy ra m=2333 kg


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 01:54:21 PM Ngày 11 May, 2012
Câu 13: Câu này không khó nhưng có thể gây bất ngờ nếu không nghĩ đến công thức gần đúng.
U(238) là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là [tex]T=4,5.10^9[/tex] (năm). ban đầu có 40 g chất này. Tính số U(238) phân rã trong 1 phút.
[tex]A. 3,72.10^8[/tex]       [tex]B. 29,66.10^6 [/tex]           [tex]C. 4,13.10^7 [/tex]                  [tex]D. 5,29.10^5[/tex]


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 05:40:15 PM Ngày 11 May, 2012
Câu 4: Trong điều trị ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ Biết nguồn có chu kì bán rã là 4 năm. khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho một lần chiếu xạ là 10 phút. Sau 2 năm thì thời gian cho một lần chiếu xạ là bao nhiêu  phút ?
Lần đầu thời gian chiếu xạ là 10 phút  suy ra số tia phóng ra là 10H0 ( do thời gian chiếu xạ quá ngắn so với chu kỳ nên coi như trong 10 phút này độ phóng xạ ko đổi )
Sau 2 năm độ phóng xạ còn lại là H0 / căn 2 nên thời gian cần chiếu xạ mới là 10 căn 2 phút  .
Em giải thế không biết có sai chỗ nào không ạ ?
mọi người cho em nhận xét về lời giải của bạn này hộ em vơi?thank
Thực ra bạn làm bằng công thức gần đúng như sau.
[tex]\Delta N=N_0(1-e^{-\lambda.t}) \simeq N_0.\lambda.t=Ho.t[/tex]
2 năm sau :[tex]H=H_0.2^{-2/4}=H_0.\sqrt{2} ==> \Delta N'=H_0/\sqrt{2}.t'[/tex]
giả thiết [tex]\Delta N'=\Delta N ==> t'=t.\sqrt{2}=10.\sqrt{2}[/tex]
(Kq này cũng chỉ gần đúng thôi)


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Đậu Nam Thành 10:59:28 PM Ngày 13 May, 2012
Câu 14: Người ta dùng hạt prôton bắn vào một hạt nhân bia đứng yên, để gây ra phản ứng tạo thành hai hạt giống nhau, bay ra với cùng động năng và theo các hướng lập với nhau một góc 120 độ . Biết số khối của hạt nhân bia lớn hơn 3. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. Không đủ dữ liệu để kết luận
B. Phản ứng trên là phản ứng thu năng lượng
C. Phản ứng trên là phản ứng tỏa năng lượng
D. Phản ứng trên là phản ứng không tỏa năng lượng, không thu năng lượng


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: vengefulspirit2611 08:21:57 PM Ngày 15 May, 2012
Câu 14: Người ta dùng hạt prôton bắn vào một hạt nhân bia đứng yên, để gây ra phản ứng tạo thành hai hạt giống nhau, bay ra với cùng động năng và theo các hướng lập với nhau một góc 120 độ . Biết số khối của hạt nhân bia lớn hơn 3. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. Không đủ dữ liệu để kết luận
B. Phản ứng trên là phản ứng thu năng lượng
C. Phản ứng trên là phản ứng tỏa năng lượng
D. Phản ứng trên là phản ứng không tỏa năng lượng, không thu năng lượng


Ta có: phản ứng sau tạo ra 2 hạt X hợp nhau góc 120 độ nên có phương trình
      mp. Kp = mx. Kx + mx. Kx + 2.[tex]\sqrt{mx. Kx + mx. Kx}[/tex]. cos(60)
           =>  mp. Kp = mx. Kx
   Cho mp = 1 nên Kp= mx. Kx => Kx = Kp : mx               (1)
Mặt khác theo định luật bảo toán số khối nên:
        m bia + mp = 2. mX => mX = (m bia + 1) : 2            (2)
Từ (1) và (2) nên: Kx = 2Kp : (1+m bia)
do: [tex]\Delta E[/tex] = 2. Kx - Kp nên:
      [tex]\Delta E[/tex] = [tex]\frac{4Kp}{m bia + 1}[/tex] - Kp
mà m Bia > 3 nên [tex]\Delta E[/tex] < 0 do đó phản ứng này thu năng lượng


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: mizu_pro 10:16:59 AM Ngày 16 May, 2012


Ta có: phản ứng sau tạo ra 2 hạt X hợp nhau góc 120 độ nên có phương trình
      mp. Kp = mx. Kx + mx. Kx + 2.[tex]\sqrt{mx. Kx + mx. Kx}[/tex]. cos(60)
           =>  mp. Kp = mx. Kx
  


Phần này bạn đánh lỗi:
  mp. Kp = mx. Kx + mx. Kx - 2.[tex]\sqrt{mx. Kx }\sqrt{mx. Kx }[/tex]. cos(60)
           =>  mp. Kp = mx. Kx

Mình nghĩ Kp> 2Kx thì phản ứng phải tỏa năng lượng chứ nhỉ?


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: JakkieQuang 08:08:27 PM Ngày 06 June, 2012


Nhưng nếu như vậy tuy ra đúng đáp án nhưng sẽ mâu thuẫn với dữ kiện: "gồm 2 chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau"  8-x 8-x 8-x[/i]

 ~O) Lúc sau tổng độ phóng xạ: [tex]H_{2}=\frac{H_{0}}{2^{3}}+\frac{H_{0}}{2^{2}}=\frac{3}{8}H_{0}[/tex]

 ~O) Cuối cùng: [tex]H_{1}=\frac{3}{16}H_{0}[/tex]  8-x 8-x 8-x đáp số được đồn nè !!!!!

 y:) Tóm lại: ĐQ nghĩ cách làm của n0vem13er vậy là okay rồi. Đáp án có thể sai.

Đó là ý kiến của ĐQ, nếu có sai sót chỗ nào mong mọi người hướng dẫn.

[/quote]
thầy ơi bài đó nếu như vạy độ phóng xạ đâu như nhau vì chu kỳ bán rã khác nhau mà


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Điền Quang 09:23:03 PM Ngày 06 June, 2012

thầy ơi bài đó nếu như vạy độ phóng xạ đâu như nhau vì chu kỳ bán rã khác nhau mà

Bài này lâu rồi nên hỏi bất ngờ vậy cũng không nhớ rõ mà trả lời, nói chung bài này đáp án được đồn đại là sai rồi, vì nó không hợp lý.

Còn cách làm theo ĐQ nghĩ thì làm như bạn n0vem13er là ổn rồi.


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: endybao 12:39:32 PM Ngày 12 June, 2012
Câu 14: Người ta dùng hạt prôton bắn vào một hạt nhân bia đứng yên, để gây ra phản ứng tạo thành hai hạt giống nhau, bay ra với cùng động năng và theo các hướng lập với nhau một góc 120 độ . Biết số khối của hạt nhân bia lớn hơn 3. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. Không đủ dữ liệu để kết luận
B. Phản ứng trên là phản ứng thu năng lượng
C. Phản ứng trên là phản ứng tỏa năng lượng
D. Phản ứng trên là phản ứng không tỏa năng lượng, không thu năng lượng


em thử bài này: gọi bia là X, hạt nhân tạo ra là Y

giải sử phản ứng tỏa năng lượng thì 2Ky-Kp > 0 (1)

ta có áp dụng định luật BTDL: ta được (Pp)bình=2(Py)bình*(1+cosA) với A=120
=>Kp=(MyKy)/Mp thế vào 1 thì ta được Ky*(2-My/Mp)
mặc khác số khối hat nhân bia lớn hơn 3 nên áp dụng DLBT số khối thì 2*Ay>1+3 =>>Ay>2=>> (2-My/Mp)<0

vậy tổng 2Ky-Kp<0 =>> phản ứng thu năng lượng


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: thanhzx1123 11:57:00 AM Ngày 14 June, 2012
Câu 13: Câu này không khó nhưng có thể gây bất ngờ nếu không nghĩ đến công thức gần đúng.
U(238) là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là [tex]T=4,5.10^9[/tex] (năm). ban đầu có 40 g chất này. Tính số U(238) phân rã trong 1 phút.
[tex]A. 3,72.10^8[/tex]       [tex]B. 29,66.10^6 [/tex]           [tex]C. 4,13.10^7 [/tex]                  [tex]D. 5,29.10^5[/tex]


câu này của thầy nếu không dùng công thức gần đúng thì số lamda*t sẽ có lim tiến đến 0, nên 1-e^-(lamda *t) máy tính sẽ cho bằng 0, và kết quả thu dc là denta N=0, còn dùng công thức gần đúng sẽ cho đáp án B phải hok thầy


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: Hà Văn Thạnh 06:11:06 PM Ngày 14 June, 2012
Câu 13: Câu này không khó nhưng có thể gây bất ngờ nếu không nghĩ đến công thức gần đúng.
U(238) là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là [tex]T=4,5.10^9[/tex] (năm). ban đầu có 40 g chất này. Tính số U(238) phân rã trong 1 phút.
[tex]A. 3,72.10^8[/tex]       [tex]B. 29,66.10^6 [/tex]           [tex]C. 4,13.10^7 [/tex]                  [tex]D. 5,29.10^5[/tex]


câu này của thầy nếu không dùng công thức gần đúng thì số lamda*t sẽ có lim tiến đến 0, nên 1-e^-(lamda *t) máy tính sẽ cho bằng 0, và kết quả thu dc là denta N=0, còn dùng công thức gần đúng sẽ cho đáp án B phải hok thầy
đúng rùi


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: vuacna 03:37:52 PM Ngày 19 June, 2012
Câu 13: Câu này không khó nhưng có thể gây bất ngờ nếu không nghĩ đến công thức gần đúng.
U(238) là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là [tex]T=4,5.10^9[/tex] (năm). ban đầu có 40 g chất này. Tính số U(238) phân rã trong 1 phút.
[tex]A. 3,72.10^8[/tex]       [tex]B. 29,66.10^6 [/tex]           [tex]C. 4,13.10^7 [/tex]                  [tex]D. 5,29.10^5[/tex]


câu này của thầy nếu không dùng công thức gần đúng thì số lamda*t sẽ có lim tiến đến 0, nên 1-e^-(lamda *t) máy tính sẽ cho bằng 0, và kết quả thu dc là denta N=0, còn dùng công thức gần đúng sẽ cho đáp án B phải hok thầy
đúng rùi
Công thức gần đúng nào vậy bạn


: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.6: Hạt nhân
: caubuonviai 10:58:52 AM Ngày 24 June, 2012
Câu 4: Trong điều trị ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ Biết nguồn có chu kì bán rã là 4 năm. khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho một lần chiếu xạ là 10 phút. Sau 2 năm thì thời gian cho một lần chiếu xạ là bao nhiêu  phút ?
Ban đầu No=10.x
sau 2 năm trong người bệnh nhân còn lượng phóng xạ là N=No.1/(căn 2)
giả sử cần truyền t phút:t.x+N=No
 giải pt được t=2,9s