Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: duynhana1 trong 03:46:29 pm Ngày 26 Tháng Hai, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6821



Tiêu đề: Một số bài vật lý trong đề thi thử - Thuận Thành 3
Gửi bởi: duynhana1 trong 03:46:29 pm Ngày 26 Tháng Hai, 2012
Câu 1: Trong thời kì hoạt động mạnh, có khi mặt trời phóng về phía trái dất 1 dòng hạt điện tích gây ra hiện tượng bão từ trên trái đất. Trong trận bão từ, các kim của la bàn định hướng hỗn loạn và sự truyền sóng vô tuyến bị ảnh hưởng rất mạnh . Sở dĩ bảo từ ảnh hưởng đến sóng vô tuyến vì nó làm thay đổi:

        A. điện trường trên mặt đất
        B. từ trường trên mặt đất
        C. khả năng phản xạ sóng điện từ trên măt đất
        D. khả năng phả xạ sóng điện từ trên tầng điện li

(giải thích giúp em nữa)

Câu 2: Trong một giờ thực hành 1 học sinh muốn một quạt điện loại 180V-220W hoạt động bình thường dưới một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V, nên mắc nối tiếp với quạt một biến trở. Ban đầu học sinh đó để biến trở có giá trị [tex]70 \Omega[/tex] thì đo thấy cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,75A và công suất của quạt điện đạt 92,8%. Muốn quạt hoạt động bình thường thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào?

        A. Giảm đi [tex]20 \Omega[/tex]
        B. Tăng thêm [tex]12 \Omega[/tex]
        C. Giảm đi [tex] 12 \Omega[/tex]
        D. Tăng thêm [tex] 20 \Omega[/tex]

Câu 3: Một bộ pin quang điện gồm nhiều pin mắc nối tiếp. Điện tích tổng cộng của các pin là [tex]0,3 m^2[/tex] Dòng ánh sáng chiếu vào bộ pin có cường độ [tex]1000 W / m^2[/tex]. Khi cường độ dòng điện mà bộ pin cung cấp cho mạch ngoài là [tex]2,35A[/tex] thì điện áp đo được hai cực của bộ pin là [tex]17V[/tex]. Hiệu suất của bộ pin là:

        A. 86,5%
        B. 43,6%
        C. 27,8%
        D. 13,3%


Câu 4: Người ta dùng một Laze hoạt động dưới chế độ liên tục để khoan một tấm thép. Công suất của chùm laze là P=10 W, đường kính của chùm sáng là 1 mm. Bề dày tấm thép là e= 2mm và nhiệt độ ban đầu là [tex]30^oC[/tex]. Biết khối lượng riêng của thép [tex]D= 7800 kg/m^3[/tex], nhiệt dung riêng của thép c=448 J/kg.độ , nhiệt nóng chảy của thép [tex]L = 270kJ/kg[/tex] và điểm nóng chảy của thép [tex]T_c= 1535^oC[/tex]. Thời gian khoan thép là:

        A. 1,16s
        B. 2,78s
        C. 0,86s
        D. 1,56s
[/size]


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài vật lý trong đề thi thử - Thuận Thành 3
Gửi bởi: Trần Quốc Lâm trong 05:19:20 pm Ngày 26 Tháng Hai, 2012
Câu 4: Người ta dùng một Laze hoạt động dưới chế độ liên tục để khoan một tấm thép. Công suất của chùm laze là P=10 W, đường kính của chùm sáng là 1 mm. Bề dày tấm thép là e= 2mm và nhiệt độ ban đầu là [tex]30^oC[/tex]. Biết khối lượng riêng của thép [tex]D= 7800 kg/m^3[/tex], nhiệt dung riêng của thép c=448 J/kg.độ , nhiệt nóng chảy của thép [tex]L = 270kJ/kg[/tex] và điểm nóng chảy của thép [tex]T_c= 1535^oC[/tex]. Thời gian khoan thép là:

        A. 1,16s
        B. 2,78s
        C. 0,86s
        D. 1,56s [/font][/size]
[/quote]
Nhiệt lượng cần cung cấp để khối lượng m của thép bị nóng chảy là:
Q = mC(Tc - T0) + mL
Số hạng đầu trong vế phải là nhiệt lượng cần thiết để làm cho m tăng từ nhiệt độ T0 đến Tc. Số hạng thứ 2 trong vế phải là nhiệt lượng cần thiết để m nóng chảy.
Trong đó m = DV = D.pi.r^2.e
với r là bán kính của chùm sáng (=1/2 mm)
Bạn thay số vào => Đap an: A


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài vật lý trong đề thi thử - Thuận Thành 3
Gửi bởi: Điền Quang trong 06:05:49 pm Ngày 26 Tháng Hai, 2012
Câu 1: Trong thời kì hoạt động mạnh, có khi mặt trời phóng về phía trái dất 1 dòng hạt điện tích gây ra hiện tượng bão từ trên trái đất. Trong trận bão từ, các kim của la bàn định hướng hỗn loạn và sự truyền sóng vô tuyến bị ảnh hưởng rất mạnh . Sở dĩ bảo từ ảnh hưởng đến sóng vô tuyến vì nó làm thay đổi:

        A. điện trường trên mặt đất
        B. từ trường trên mặt đất
        C. khả năng phản xạ sóng điện từ trên măt đất
        D. khả năng phả xạ sóng điện từ trên tầng điện li

(giải thích giúp em nữa)


 ~O) Trích đề tài nghiên cứu: Bão từ và những ảnh hưởng đến Trái Đất

Rối loạn vô tuyến là rối loạn mật độ điện tích trên tầng điện ly của Trái Đất khi có gió Mặt Trời mạnh, đặc biệt trong các cơn có bão từ, gây ảnh hưởng đến liên lạc vô tuyến.

Khí quyển Trái Đất có tầng điện ly. Không khí ở tầng này bị ion hoá bởi các hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời và vũ trụ. Tuỳ theo mật độ (n) của các hạt mang điện mà tầng điện ly có khả năng cho truyền qua hoặc cho phản xạ các sóng vô tuyến có tần số (f) khác nhau.Mật độ các hạt mang điện lớn thì sóng phản xạ phải có tần số lớn.

[tex]n[/tex] ~ [tex]f^{2}[/tex]

Để liên lạc đi xa, người ta dùng các sóng ngắn có tần số thích hợp để sóng này có thể phản xạ trên tầng điện ly và do đó có thể truyền mọi nơi trên mặt đất.

Trong thời kỳ Mặt Trời hoạt động mạnh, đặc biệt khi là khi có sự bùng nổ các dòng tia Roengent và các dòng electron và proton đến Trái Đất được tăng cường. Khi các dòng này va chạm vào khí quyển Trái Đất, không khí ở tầng điện ly bị ion hoá mạnh dẫn đến mật độ các hạt mang điện được tăng lên rất nhiều lần. Điều này dẫn đến tần số các sóng vô tuyến thoả mãn điều kiện phản xạ ở tầng điện ly bị nâng cao.

Các sóng vô tuyến mà các đài thường dùng để phát không còn thoả mãn điều kiệ phản xạ nữa và do đó liên lạc bằng sóng vô tuyến không còn diễn ra bình thường nữa, có khi mất hẳn.

Trích từ:  Bão từ và những ảnh hưởng đến Trái Đất

LINK TẢI VỀ (http://thuvienvatly.com/home/index.php?option=com_remository&func=fileinfo&id=4426)

 ~O) Theo Wiki:

Các quá trình khi bão từ đến Trái Đất được miêu tả như sau:

1) Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường, có độ lớn vào khoảng 6.10-9 tesla.

2) Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên.

3) Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất (theo định luật Lenz).

4) Dòng điện cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất.

5) Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường Trái Đất liên tục biến thiên và kim la bàn dao động mạnh.

Nếu hướng của từ trường trong tầng điện ly hướng về phía Bắc, giống như hướng của từ trường Trái Đất, bão địa từ sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta. Ngược lại, nếu từ trường hướng về phía Nam, ngược với hướng từ trường bảo vệ của Trái Đất, các cơn bão địa từ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất.

Mặc dù khí quyển Trái Đất chặn được các dòng hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời này (gồm electron và proton), song các hạt đó làm xáo trộn từ trường của hành tinh, cụ thể là quyển từ, có thể gây ra rối loạn trong liên lạc vô tuyến hay thậm chí gây mất điện.

Link: Đọc (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3o_t%E1%BB%AB)

 ~O) Kết luận: Bão từ có thể gây ra xáo trộn từ trường Trái Đất và làm ảnh hưởng của phản xạ sóng điện từ ở tầng điện ly. Cho nên câu này hơi khó chọn lựa.

Không hiểu tác giả có cho rằng "xáo trộn" thì khác với "thay đổi" ?

Theo tôi thì với câu trắc nghiệm này ta nên chọn đáp án D.


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài vật lý trong đề thi thử - Thuận Thành 3
Gửi bởi: duynhana1 trong 08:52:09 pm Ngày 26 Tháng Hai, 2012

Câu 2: Trong một giờ thực hành 1 học sinh muốn một quạt điện loại 180V-220W hoạt động bình thường dưới một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V, nên mắc nối tiếp với quạt một biến trở. Ban đầu học sinh đó để biến trở có giá trị [tex]70 \Omega[/tex] thì đo thấy cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,75A và công suất của quạt điện đạt 92,8%. Muốn quạt hoạt động bình thường thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào?

        A. Giảm đi [tex]20 \Omega[/tex]
        B. Tăng thêm [tex]12 \Omega[/tex]
        C. Giảm đi [tex] 12 \Omega[/tex]
        D. Tăng thêm [tex] 20 \Omega[/tex]

Câu 3: Một bộ pin quang điện gồm nhiều pin mắc nối tiếp. Điện tích tổng cộng của các pin là [tex]0,3 m^2[/tex] Dòng ánh sáng chiếu vào bộ pin có cường độ [tex]1000 W / m^2[/tex]. Khi cường độ dòng điện mà bộ pin cung cấp cho mạch ngoài là [tex]2,35A[/tex] thì điện áp đo được hai cực của bộ pin là [tex]17V[/tex]. Hiệu suất của bộ pin là:

        A. 86,5%
        B. 43,6%
        C. 27,8%
        D. 13,3%
Còn 2 bài này nữa ạ!


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài vật lý trong đề thi thử - Thuận Thành 3
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:24:11 pm Ngày 01 Tháng Ba, 2012

Câu 2: Trong một giờ thực hành 1 học sinh muốn một quạt điện loại 180V-220W hoạt động bình thường dưới một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V, nên mắc nối tiếp với quạt một biến trở. Ban đầu học sinh đó để biến trở có giá trị [tex]70 \Omega[/tex] thì đo thấy cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,75A và công suất của quạt điện đạt 92,8%. Muốn quạt hoạt động bình thường thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào?

        A. Giảm đi [tex]20 \Omega[/tex]
        B. Tăng thêm [tex]12 \Omega[/tex]
        C. Giảm đi [tex] 12 \Omega[/tex]
        D. Tăng thêm [tex] 20 \Omega[/tex]

Câu 3: Một bộ pin quang điện gồm nhiều pin mắc nối tiếp. Điện tích tổng cộng của các pin là [tex]0,3 m^2[/tex] Dòng ánh sáng chiếu vào bộ pin có cường độ [tex]1000 W / m^2[/tex]. Khi cường độ dòng điện mà bộ pin cung cấp cho mạch ngoài là [tex]2,35A[/tex] thì điện áp đo được hai cực của bộ pin là [tex]17V[/tex]. Hiệu suất của bộ pin là:

        A. 86,5%
        B. 43,6%
        C. 27,8%
        D. 13,3%
Còn 2 bài này nữa ạ!
Bài 2: cong suất của bộ pin là:
P = 1000.0,3 = 300 W
mà: P = E.I => E = P/I = 127,7 (V)
Hiệu suất: H = (U/E).100% = 13,3 %

Bài 1: Dùng giản đồ vecto. Thầy không vẽ hình được, nên nhờ các thầy khác giải hộ vậy


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài vật lý trong đề thi thử - Thuận Thành 3
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:32:33 pm Ngày 01 Tháng Ba, 2012
Câu 2: Trong một giờ thực hành 1 học sinh muốn một quạt điện loại 180V-120W hoạt động bình thường dưới một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V, nên mắc nối tiếp với quạt một biến trở. Ban đầu học sinh đó để biến trở có giá trị [tex]70 \Omega[/tex] thì đo thấy cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,75A và công suất của quạt điện đạt 92,8%. Muốn quạt hoạt động bình thường thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào?

        A. Giảm đi [tex]20 \Omega[/tex]
        B. Tăng thêm [tex]12 \Omega[/tex]
        C. Giảm đi [tex] 12 \Omega[/tex]
        D. Tăng thêm [tex] 20 \Omega[/tex]

+ [tex]U_R=I_1.R_1=52,5\Omega[/tex]
+ [tex]P=U_1.I_1.cos(\varphi_q)=92,8%.P_{dm}[/tex]
[tex]==> cos(\varphi_q)=\frac{111,6}{0,75.U_1}=\frac{148.48}{U_1}[/tex]
+ Vecto fresnel [tex]==> U^2=U_R^2+U_1^2+2.U_R.U_1.cos(\varphi_q) ==> U_1=173,36(V)[/tex]
[tex]==> cos(\varphi_q)=0,857.[/tex]
+Để quạt hoạt động bình thường [tex]==> U_1=180V,P=120W ==> I_1=0,779A[/tex]
+ Vecto fresnel [tex]==> U_R=45,3V ==> R=58,15 ==> giảm đi 11.84(Om)[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài vật lý trong đề thi thử - Thuận Thành 3
Gửi bởi: boyhungmubonly trong 10:48:20 pm Ngày 28 Tháng Bảy, 2012
thầy ơi giản đồ vẽ như thế nào đấy ạ


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài vật lý trong đề thi thử - Thuận Thành 3
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 09:54:56 am Ngày 29 Tháng Bảy, 2012
thầy ơi giản đồ vẽ như thế nào đấy ạ