Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ VÀ.... => VẬT LÝ VÀ ĐỜI SỐNG => Tác giả chủ đề:: Trần Nghiêm trong 09:32:02 am Ngày 25 Tháng Hai, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6808



Tiêu đề: Ngày này năm xưa
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:32:02 am Ngày 25 Tháng Hai, 2012
Tính khai trương topic này hôm qua, nhưng vì máy tính hư, bữa nay mới post được.

Mời các bác tham gia góp vui!

24/02/1866 - Ngày sinh Pyotr Nikolaevich Lebedev

(http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/425495_10151332636245164_57270780163_23163250_1392313923_n.jpg)

Pyotr Nikolaevich Lebedev (tên tiếng Nga là Пётр Николаевич Лебедев) sinh ngày 24/2/1866 tại Moscow, mất ngày 01/3/1912 cũng tại Moscow, Đế quốc Nga khi ấy.

Vào năm 1900, Lebedev đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng bức xạ điện từ thật sự tác động áp suất lên các đối tượng, nhờ đó xác nhận một tiên đoán lí thuyết của James Clerk Maxwell. (Theo Wikipedia, ông đã đo được áp suất ánh sáng vào năm 1899 và đã công bố khám phá tại Hội nghị Vật lí Quốc tế diễn ra ở Paris vào năm 1900).

Khi một trong những trung tâm nghiên cứu vật lí lâu đời và quan trọng nhất của nước Nga di dời từ St Petersburg về Moscow vào năm 1934, nó đã được đặt tên lại là Viện Vật lí Lebedev.

Một miệng hố trên mặt trăng cũng mang được đặt tên Lebedev.

Bảy trong số những người đạt giải Nobel của Nga làm việc tại Viện Vật lí Lebedev.


Tiêu đề: Trả lời: Ngày này năm xưa
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:59:57 am Ngày 25 Tháng Hai, 2012
25/2/1977 - Tàu Soyuz 24 trở về Trái đất

Soyuz 24 là một sứ mệnh trong năm 1977 do Liên Xô phóng lên trạm vũ trụ Salyut 5, là chuyến bay thứ ba và là chuyến bay cuối cùng lên trạm vũ trụ này, với một phi hành đoàn quân sự thuần túy và là chuyến bay quân sự cuối cùng của Liên Xô lên Solyut 5.

(http://www.spacefacts.de/mission/photo/soyuz-24_3.jpg)
Phi hành đoàn Soyuz 24

Phi hành đoàn gồm: Viktor Gorbatko và Yuri Glazkov. Họ đã thực hiện các thí nghiệm sinh học và vật liệu trên tàu. Những nhiệm vụ khác bao gồm trinh sát chụp ảnh và hoàn tất những nhiệm vụ bị bỏ dỡ bởi phi hành đoàn trước đó. Phi hành đoàn Soyuz 24 đã trở về trái đất sau 18 ngày trong không gian.

Một vài thông số kĩ thuật:

Khối lượng: 6.800 kg (15.000 lb)
Độ cao thấp nhất: 184,7 km (114,8 mi)
Độ cao lớn nhất: 346,2 km (215,1 mi)
Góc nghiêng: 51.65°
Chu kì quỹ đạo: 89,52 phút


Tiêu đề: 26/02/1931 – Ngày mất Otto Wallach, nhà hóa học người Đức, Giải Nobel 1910
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:42:27 am Ngày 26 Tháng Hai, 2012
Otto Wallach (27 tháng ba năm 1847 - ngày 26 tháng 2 năm 1931) là một nhà hóa học người Đức. Ông được trao Giải Nobel Hóa học năm 1910. Ông "được trao giải thưởng để ghi nhận những đóng góp của ông trong việc phát triển ngành Hóa hữu cơ và Công nghiệp hóa học, bằng những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực các hợp chất alicyclic."

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/14/Otto_Wallach.jpg)

Wallach sinh ra tại Königsberg, con trai của một quan chức Phổ. Cha của ông là hậu duệ của một gia đình Do Thái đã chuyển đổi sang chủ nghĩa Lutheran. Mẹ ông là một người Đức theo Tin Lành. Cha Wallach đã được chuyển giao cho Stettin (Szczecin) và sau đó Potsdam. Otto Wallach đã đi đến trường trung học ở Potsdam, nơi ông đã học về văn học và lịch sử nghệ thuật, hai đối tượng đã quan tâm đến toàn bộ cuộc sống của mình. Vào thời gian này ông cũng bắt đầu thí nghiệm hóa học tư nhân tại nhà của cha mẹ.

Năm 1867, ông bắt đầu nghiên cứu hóa học tại Đại học Göttingen, nơi mà vào thời điểm này, Friedrich Wöhler là người đứng đầu của khoa hóa học hữu cơ. Sau khi một học kỳ tại Đại học Berlin với August Wilhelm von Hofmann, Wallach nhận bằng [tiến sĩ]] từ Đại học Göttingen vào năm 1869, và làm giáo sư tại Đại học Bonn (1870-1889) và Đại học Göttingen (1889 - 1915). Wallach đã qua đời tại Göttingen.

(Theo Wikipedia)


Tiêu đề: 27/2/837 - Lần đi qua cận nhật thứ 15 được ghi chép lại của sao chổi Halley
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:43:18 am Ngày 27 Tháng Hai, 2012
Sao chổi Halley là sao chổi nổi tiếng nhất trong các sao chổi theo chu kỳ. Dù trong mỗi thế kỷ đều có nhiều sao chổi có chu kỳ dài xuất hiện với độ sáng và ngoạn mục hơn nhưng sao chổi Halley là một ngôi sao chổi chu kỳ ngắn có thể thấy rõ bằng mắt thường và do đó, là sao chổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường chắc chắn có thể trở lại trong một đời người. Sao chổi Halley xuất hiện lần cuối bên trong Hệ Mặt Trời vào năm 1986, và sẽ xuất hiện trở lại vào giữa năm 2061.

Những lần quay trở lại hệ mặt trời phía trong của sao chổi Halley đã được quan sát và ghi chép bởi các nhà thiên văn ít nhất là từ năm 240 trước CN. Số liệu ghi chép rõ ràng nhất về sự xuất hiện của sao chổi Halley là của người Trung Quốc, người Babylon và người châu Âu trung đại, nhưng họ không nhận ra đó là cùng một vật thể. Vào năm 1705, nhà thiên văn học người Anh Edmond Halley đã áp dụng định luật Newton để tính quỹ đạo cho biết là các sao chổi hiện ra những năm 1531, 1607 và 1682, có quỹ đạo giống nhau và chỉ là một thiên thể. Cứ khoảng 74-76 năm thì sao chổi lại quay trở lại gần Mặt trời và được nhìn thấy từ Trái đất. Ông tiên đoán là sao chổi này sẽ trở lại năm 1758.

Đúng hôm lễ Giáng sinh năm đó, sao chổi hiện lên bầu trời, nhưng tiếc thay ông đã mất trước và không được biết là tiên đoán của ông được xác minh. Sao chổi này được đặt tên là sao chổi Halley để ghi nhớ thành tích khoa học của ông.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2a/Lspn_comet_halley.jpg)

Sao chổi Halley chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, hình elip dẹt, điểm cận nhật 90 triệu km, giữa sao Thủy và sao Kim với tốc độ 54,3 km/s, điểm viễn nhật 5 tỷ 295 triệu km, xa hơn Hải Vương tinh (4.5 tỷ km) với tốc độ 0.91 km/s.

(Tổng hợp từ Wikipedia)


Tiêu đề: Trả lời: Ngày này năm xưa
Gửi bởi: Trần Triệu Phú trong 12:02:07 pm Ngày 27 Tháng Hai, 2012
Cái này hay! mỗi lần có sự kiện nào lớn, anh hú em cái để làm cái banner cho vui!


Tiêu đề: 28/02/1663 – Ngày sinh Thomas Newcomen, nhà phát minh động cơ hơi nước người Anh
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:41:17 am Ngày 28 Tháng Hai, 2012
Thomas Newcomen (sinh 28 tháng 2 năm 1663; mất 5 tháng 8 năm 1729) sinh ra tại Dartmouth, Devon, Anh, gần một nơi nổi tiếng về nghề khai thác thiếc. Lũ lụt là một vấn đề lớn, làm giới hạn chiều sâu của mỏ khai thác. Newcomen đã hoàn thiện máy hơi nước sử dụng làm bơm nước, gọi là máy hơi nước Newcomen. Do đó, ông thường được xem là một người cha đẻ của cuộc Cách mạng công nghiệp. Thành tựu lớn nhất của Newcomen là máy hơi nước, có lẽ được phát triển năm 1710, kết hợp ý tưởng của Thomas Savery và Denis Papin.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/16/Newcomen_atmospheric_engine_animation.gif)
Nguyên lý hoạt động của động cơ hơi nước Newcomen

Cũng trong ngày này:

28/02/1935 – Tiến sĩ Wallace H. Carothers khám phá ra hợp chất nylon.

28/02/1930 – Ngày sinh Leon Cooper, nhà vật lí người Mĩ, Giải Nobel Vật lí 1972
cùng với John Bardeen và John Robert Schrieffer cho lí thuyết BCS giải thích hiện tượng siêu dẫn. Tên ông được đặt cho cặp Cooper, những cặp electron siêu dẫn.

28/02/1948 – Ngày sinh Steven Chu, nhà vật lí người Mĩ, Giải Nobel Vật lí 1997
cho kĩ thuật làm lạnh hạt nguyên tử bằng cách dùng ánh sáng laser (nhận giải chung với Claude Cohen-Tannoudji và William D. Phillips). Ông là người ủng hộ việc nghiên cứu các loại năng lượng thay thế và năng lượng nguyên tử, ông cho rằng việc chuyển dần từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các loại năng lượng mới là cần thiết trong việc đối phó với sự nóng lên của trái đất. Hiện nay ông là bộ trưởng Năng lượng thứ 12 của nước Mĩ.


Tiêu đề: 29/02/1968 – Công bố phát hiện pulsar đầu tiên CP 1919
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:24:10 am Ngày 29 Tháng Hai, 2012
Ngày 28/11/1967, Jocelyn Burnell tại trường ĐH Cambridge đã phát hiện ra pulsar đầu tiên. Vì lúc ấy bà còn là nghiên cứu sinh, nên giáo sư hướng dẫn của bà, nhà khoa học Anthony Hewish, đã cùng nhận Giải Nobel Vật lí năm 1974 cho khám phá này (cùng với Martin Ryle).

Lúc đầu, họ không biết những tín hiệu xung nhịp đều đặn này là cái gì nên họ đã đặt cho nó cái tên là những con người bé nhỏ màu xanh, ngụ ý đến tín hiệu gửi đi bởi sự sống ngoài địa cầu.
Không lâu sau đó, Thomas Gold chỉ rõ rằng một sao neutron đang quay tròn có thể sinh ra những tín hiệu giống như vậy.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3e/Pulsar_schematic.svg/800px-Pulsar_schematic.svg.png)

Sơ đồ một pulsar. Quả cầu ở giữa là sao neutron. Các đường cong là đường sức từ, và hai hình nón nhô ra là vùng phát xạ.

Cũng ngày này năm xưa:

29/02/1908 – Các nhà khoa học người Hà Lan tạo ra helium rắn


Tiêu đề: 01/03/1991 – Ngày mất Edwin H Land, nhà phát minh Polaroid Camera
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:58:36 am Ngày 01 Tháng Ba, 2012
Edwin Herbert Land (07/05/1909 – 01/03/1991), quốc tịch Mĩ, sinh ra ở Bridgeport, Connecticut. Trong khi còn là kẻ chân ướt chân ráo tại ĐH Harvard vào năm 1926, ông đã say mê nghiên cứu ánh sáng phân cực. Lúc nhàn rỗi, ông đã phát triển một loại kính phân cực mới mà ông gọi là Polaroid, bằng cách sắp xếp và nhúng các tinh thể trong một tấm plastic. Land trở lại Harvard năm 19 tuổi, nhưng rồi rời đi thành lập một phòng thí nghiệm cách đó không xa. Với sự tham gia của những nhà khoa học trẻ khác, ông đã ứng dụng nguyên lí phân cực cho các bộ lọc ánh sáng, các dụng cụ quang và các quá trình ảnh động.

Năm 1937, nhóm của ông đã lập thành Polaroid Corporation với Land là chủ tịch và lãnh đạo nghiên cứu. Trong Thế chiến thứ hai, công ti của ông chuyển sang các nhiệm vụ quân sự, phát minh ra bộ lọc hồng ngoại, kính bảo hộ thích ứng tối, và những thiết bị dò tìm. Vào cuối thập niên 1940, công ti của ông đã tung ra sản phẩm thành công nhất của họ, camera Polaroid Land, dùng để đặt trong kính hiển vi quan sát những tế bào sống với màu sắc tự nhiên.

(http://www.nap.edu/html/biomems/photo/eland.JPG)
Edwin H Land (1909 – 1991)


Tiêu đề: 01/03/1896 - Henri Becquerel phát hiện ra sự phóng xạ
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:13:44 pm Ngày 01 Tháng Ba, 2012
Ngày này năm 1896, Henri Becquerel phát hiện ra sự phóng xạ. Mục tiêu ban đầu của ông là nghiên cứu xem muối uranium có phát ra tia X (mới phát hiện ra trước đó) khi đem phơi dưới ánh nắng mặt trời hay không. Nhưng bầu trời Paris hôm ấy nhiều mây, nên ông đã cất mấy tấm kính ảnh đi. Rồi ông quyết định tráng phim. Trông mong nhìn thấy một tín hiệu yếu, nhưng ông lại thấy một tín hiệu mạnh. Sau đó, ông quy cho nguyên nhân là do một loại bức xạ chưa biết từ muối uranium phát ra.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a3/Henri_Becquerel.jpg)


Tiêu đề: 02/03/1983 – Hãng Phillips và Sony bán ra những bản ghi đĩa Compact đầu tiên
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:44:52 am Ngày 02 Tháng Ba, 2012
02/03/1983 – Hãng Phillips và Sony bán ra những bản ghi đĩa Compact đầu tiên

Đĩa CD (Compact Disc) là một trong các loại đĩa quang, chúng thường chế tạo bằng chất dẻo, đường kính 4,75 inch, dùng phương pháp ghi quang học để lưu trữ khoảng 80 phút âm thanh hoặc 700 MB dữ liệu máy tính đã được mã hóa theo kỹ thuật số.

Đĩa CD bắt đầu được phát triển từ những năm 1979 bởi hai hãng: Sony và Philips để ghi âm thanh. Ban đầu mỗi hãng phát triển theo một hướng riêng, đến năm 1980 chúng được hợp nhất thành một chuẩn đĩa CD chứa âm thanh (thông dụng cho đến ngày nay).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d0/Compact_disc.svg/500px-Compact_disc.svg.png)

Cũng trong ngày này:

02/03/1878 – Ngày sinh Wander J de Haas, nhà vật lí người Hà Lan, con rể của Lorentz. Ông nổi tiếng với hiệu ứng Shubnikov–de Haas, hiệu ứng de Haas–van Alphen và hiệu ứng Einstein–de Haas.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/f/fe/W.J.de-Haas.JPEG)
Wander Johannes de Haas (1878-1960)


Tiêu đề: 03/03/1847 – Ngày sinh Alexander Graham Bell, người phát minh ra điện thoại
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:08:12 am Ngày 03 Tháng Ba, 2012
03/03/1847 – Ngày sinh Alexander Graham Bell, người phát minh ra điện thoại

Alexander Graham Bell (3 tháng 3 1847 – 2 tháng 8 1922) là nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách người Scotland. Sinh ra và trưởng thành ở Edinburgh, Scotland, ông đã di cư đến Canada năm 1870 và sau đó đến Hoa Kỳ năm 1871, trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1882.

Bell đã được nhận giải thưởng bằng sáng chế cho phát minh ra điện thoại vào năm 1876. Mặc dù các phát minh khác đã được công nhận nhưng bằng sáng chế của Bell đến nay vẫn còn hiệu lực.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f4/Actor_portraying_Alexander_Graham_Bell_in_an_AT%26T_promotional_film_%281926%29.jpg)
Giọng nói của Bell vào nguyên bản đầu tiên của một chiếc điện thoại

Xem bài viết đầy đủ tại đây (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/nhan-vat/2273-ki-niem-165-nam-ngay-sinh-alexander-graham-bell-nha-phat-minh-ra-dien-thoai)


Tiêu đề: 04/03/1936 – Chuyến bay đầu tiên của khí cầu Hindenburg, Đức
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:10:42 am Ngày 04 Tháng Ba, 2012
04/03/1936 – Chuyến bay đầu tiên của khí cầu Hindenburg, Đức

Chuyến bay kéo dài 3 giờ 6 phút. Trong hai tuần sau đó, khí cầu đã thực hiện thêm một số chuyến bay thử nghiệm nữa. Và ngày 23/03/1936, khí cầu đã chở những vị hành khách đầu tiên với 80 phóng viên báo chí bay cự li ngắn từ Friedrichshafen đến Lowenthal.

(http://www.airships.net/wp-content/uploads/hindenb-gondola050web.jpg)

Khí cầu Hindenburg có kich thước là 245m, đường kính rộng nhất là 41,2m

(http://www.airships.net/wp-content/uploads/lz129-frankfurt-mast.jpg)

Hindenburg tại sân bay Frankfurt năm 1936

Chuyến bay cuối cùng của khí cầu Hindenburg bắt đầu hôm 03/05/1937 từ sân bay Frankfurt, chở theo 36 hành khách, 61 viên chức và phi hành đoàn, thực tập sinh. Khoảng 7 giờ 25 phút tối 06/05/1937, sau những nỗ lực hạ cánh không thành công, khí cầu Hindenburg đã bốc cháy tại Lakehurst, New Jersey, nước Mĩ, kết thúc 30 năm vận tải hành khách thương mại trên các khinh khí cầu với hơn 2000 chuyến bay mà không có một trục trặc nào.

(http://www.airships.net/wp-content/uploads/burning-with-mast-1024x768.jpg)

Khí cầu Hindenburg bốc cháy trên bầu trời nước Mĩ

Cũng trong ngày này:

04/03/1774 – Lần đầu tiên William Herschel ngắm thấy Tinh vân Orion


Tiêu đề: 05/03/1979 - Voyager 1 tiếp cận Mộc tinh (từ cự li 172.000 dặm)
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:57:03 am Ngày 05 Tháng Ba, 2012
05/03/1979 - Voyager 1 tiếp cận Mộc tinh (từ cự li 172.000 dặm

Voyager 1 là tàu thăm dò vũ trụ nặng 722 kg, được phóng đi ngày 5 tháng 9 năm 1977. Nhiệm vụ ban đầu của nó là tới thăm dò Mộc tinh và Thổ tinh. Nó là tàu vũ trụ đầu tiên cung cấp các hình ảnh chi tiết về các vệ tinh của hai hành tinh này. Hiện nay, Voyager 1 đang đi ra khỏi hệ mặt trời. Nó là một trong hai vật thể nhân tạo bay xa Trái đất nhất.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d2/Voyager.jpg/766px-Voyager.jpg)

Cũng trong ngày này:

05/03/1794 – Ngày sinh Jacques Babinet, nhà vật lí, toán học, và thiên văn học người Pháp. Xem thông tin chi tiết tại đây (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/vat-ly-thuc-nghiem/1484-jacques-babinet-1794-1872).


Tiêu đề: 06/03/1937–Ngày sinh Valentina V Tereshkova người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:54:06 am Ngày 06 Tháng Ba, 2012
06/03/1937 – Ngày sinh Valentina V Tereshkova-Nikolayev, người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ

Valentina Vladimirovna Tereshkova (tiếng Nga: Валенти́на Влади́мировна Терешко́ва; sinh ngày 6 tháng 3, 1937) là nhà vũ trụ học người Liên Xô, và là người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ. Bà được chọn từ hơn 400 người đăng kí, và sau đó chọn ra từ 5 người vào vòng chung kết, để bay trên phi thuyền Vostok 6 vào ngày 16 tháng 6, 1963, trở thành người phụ nữ đầu tiên và là nhân vật dân Sự đầu tiên bay vào vũ trụ. Trong chuyến bay kéo dài ba ngày, bà đã tiến hành các thử nghiệm trên cơ thể mình để thu thập dữ liệu về phản ứng của cơ thể phụ nữ đối với chuyến bay vũ trụ.

Trước khi được tuyển làm nhà du hành vũ trụ, Tereshkova là công nhân xưởng dệt và là một người nhảy dù nghiệp dư. Sau khi giải tán nhóm nhà du hành vũ trụ nữ đầu tiên vào năm 1969, bà trở thành một nhân vật xuất Sắc của Đảng Cộng Sản Liên Xô, giữ nhiều chức vụ chính trị khác nhau. Sau khi Liên Xô Sụp đổ, bà vẫn tiếp tục hoạt động chính trị và là một người anh hùng của nước Nga hậu Xô Viết.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8d/Valentina_Tereshkova_and_Catherine_Coleman.jpg/800px-Valentina_Tereshkova_and_Catherine_Coleman.jpg)

Valentina Tereshkova và nhà du hành NASA Catherine Coleman tại Trung tâm Huấn luyện Nhà du hành vũ trụ vào tháng 12 năm 2010


Tiêu đề: 07/03/1996–Kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp những bức ảnh đầu tiên của Pluto
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:09:12 am Ngày 07 Tháng Ba, 2012
07/03/1996 – Kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp những bức ảnh đầu tiên của Pluto

Lần đầu tiên kể từ khi phát hiện ra hành tinh lùn Pluto trước đó 66 năm, cuối cùng các nhà thiên văn đã có thể nhìn trực tiếp vào các chi tiết trên bề mặt của hành tinh xa xăm nhất này thuộc hệ mặt trời.

Ảnh chụp của Kính thiên văn vũ trụ Hubble bao quát gần như toàn bộ bề mặt của Pluto, chụp khi hành tinh tự quay quanh nó với chu kì 6,4 ngày, cho thấy Pluto là một vật thể phức tạp. Một Số chi tiết trên bề mặt như các bồn địa, hay những miệng hố va chạm còn tươi nguyên có thể gây ra một Số biến đổi trên bề mặt Pluto.

Pluto từng được xem là hành tinh thứ 9 thuộc hệ mặt trời. Nhưng sau nhiều tranh cãi, cậu em út này đã bị khai trừ khỏi họ hàng hành tinh và bị liệt vào nhóm hành tinh lùn (hành tinh nhỏ).

(http://imgsrc.hubblesite.org/hu/db/images/hs-1996-09-a-web_print.jpg)


Tiêu đề: 08/03/1934 - Ảnh chụp thiên hà của Edwin Hubble
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:58:16 am Ngày 08 Tháng Ba, 2012
08/03/1934 - Ảnh chụp của Edwin Hubble cho thấy nhiều thiên hà có các ngôi sao giống hệt như Dải Ngân hà

Xem bài viết chi tiết tại đây. (http://360.thuvienvatly.com/index.php/bai-viet/thien-van-vu-tru/466-lich-su-vu-tru-hoc-phan-15.html)

(http://www.astr.ua.edu/keel/telescopes/cros4192x.jpg)

NGC 4192

Cũng trong ngày này:

08/03/1983 - IBM công bố PC DOS version 2.0
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b8/PC-DOS_1.10_screenshot.png)


Tiêu đề: 9/3/1851: Ngày mất của Hans Christian Oersted
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:30:54 am Ngày 09 Tháng Ba, 2012
(http://phanminhchanh.info/home/uploads/News/pic/small_1240146703.nv.jpg)

Hans Christian Ørsted

Sinh    14 tháng 8, 1777            Rudkøbing, Đan Mạch
Mất    9 tháng 3, 1851 (73 tuổi) Copenhagen, Đan Mạch

Hans Christian Oersted(1777 - 1851), nhà vật lý và hóa học nổi tiếng Đan Mạch, người khám phá ra điện từ, sinh năm 1777 tại Rudkjoebing, đảo Langeland, xuất thân trong một gia đình dược Sĩ. Lớn lên, ông theo học tại trường Đại học Tổng hợp Copenhague và tốt nghiệp dược khoa năm 20 tuổi. Năm 22 tuổi, Oersted bảo vệ luận án tiến Sĩ triết học và năm sau, đỗ luôn bằng bác Sĩ y khoa. Năm 1801, ông đi châu Âu, làm việc ở các phòng thí nghiệm khoa học.

Hai năm sau, ông cho ấn hành cuốn Vật liệu cho nền hóa học thế kỷ XIX. Năm 1804, ông được mời làm trợ giáo thuộc tổ bộ môn dược trường Đại học Tổng hợp Copenhague, rồi năm 1806 trở thành giáo Sư vật lý tại đây.

Ngày 15-2-1820, Oersted ngẫu nhiên khám phá ra hiện tượng tương tác giữa dòng điện và nam châm: dòng điện làm lệch kim nam châm. Từ đây đã khai sinh ra một lĩnh vực nghiên cứu vật lý mới là điện từ học. Ngày 21-7-1820, ông cho công bố báo cáo khoa học Những thí nghiệm đề cập đến tác dụng của Sự xung đột điện lên kim nam châm và lập tức thu hút Sự chú ý của các nhà bác học khắp nơi trên thế giới. Sau đó, Oersted lại đi châu Âu một lần nữa để nghiên cứu thêm. Năm 1823, ông dừng lại tại Paris và cộng tác với nhà bác học Pháp J.B. Fourier để làm pin nhiệt điện.

Vào năm 1824, Hans Christian Oersted thiết lập Selskabet for Naturlærens Udbredelse (SNU) - một Hội đồng gieo rắc kiến thức về khoa học tự nhiên. Không những thế, ông cũng là người Sáng lập những tổ chức tiền thân của Học Viện Khí Tượng Học Đan Mạch và Văn phòng Bằng Sáng chế của Đan Mạch. Oersted cũng là nhà tư tưởng đầu tiên đã giải thích rõ àng và đặt tên cho "thí nghiệm tưởng tượng" vào thời kỳ cận đại.

Là nhân vật chủ chốt trong cái gọi là Thời kỳ hoàng kim của Đan Mạch, Hans Christian Oersted là bạn thân của đại văn hào Hans Christian Andersen, đồng thời là anh trai của nhà luật học kiêm chính trị gia Anders Sandøe Oersted - sau này là Thủ tướng Đan Mạch (1853–1854).

Ngoài ra, Oersted còn khám phá ra phương pháp phân tích oxit nhôm, điều chế chất clorua nhôm, góp phần nghiên cứu về tính nghịch từ (diamagnetism) do Faraday đang khám phá. Năm 1829, ông được cử giữ chức giám đốc trường Bách khoa tại Copenhague.

Ông được bầu làm viện Sĩ danh dự của nhiều Viện Hàn lâm Khoa học trên thế giới như là viện Sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1842 v.v… Ông mất ngày 9-3-1851 tại Copenhague, hưởng thọ 74 tuổi, để lại nhiều công trình nghiên cứu về khoa học như cơ học của Sự truyền các lực điện và từ, Nhận xét về lịch Sử hóa học (1807), Nghiên cứu về tính đồng nhất của các lực hóa học và điện học, Khái quát về định luật hóa học thiên nhiên, Những nguyên lý hóa học mới v.v…

Tổng hợp tin từ Internet

Link nguồn: Đọc (http://phanminhchanh.info/home/modules.php?name=News&op=viewst&sid=318)



Tiêu đề: 09/03/1497-N.Copernicus lần đầu tiên ghi lại các quan sát thiên văn của mình
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:41:29 am Ngày 09 Tháng Ba, 2012
09/03/1497 - Nicolaus Copernicus lần đầu tiên ghi lại các quan sát thiên văn của mình

Nicolaus Copernicus (1473 – 1543) là một trong những học giả có hiểu biết về nhiều phương diện ở thời mình. Ông là một nhà toán học, thiên văn học, luật gia, nhà tâm lý học, học giả kinh điển, nhà cai trị, viên chức hành chính, nhà ngoại giao, nhà kinh tế, và người lính. Trong số những khả năng của mình, ông đã lựa chọn thiên văn học làm nghề nghiệp chính, sự phát triển thuyết nhật tâm (mặt trời ở trung tâm chứ không phải trái đất là trung tâm) của ông được coi là giả thuyết khoa học quan trọng nhất trong lịch sử. Nó đã đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại và từ đó là khoa học hiện đại, khuyến khích các nhà thiên văn trẻ, các nhà khoa học và các học giả có thái độ hoài nghi với những giáo điều đã tồn tại từ trước.

Năm 1491 Copernicus vào Học viện Kraków (hiện là Trường đại học Jagiellonian) có thể ông đã làm quen với thiên văn học lần đầu tiên ở đây, và được Albert Brudzewski dạy dỗ. Môn khoa học này nhanh chóng cuốn hút ông, như được ghi lại trong những cuốn sách của ông mà sau này những người Thụy Điển đã chiếm lấy làm chiến lợi phẩm vào thời kì "Potop" ("đại nạn Ba Lan") và mang về thư viện trường đại học Uppsala). Sau bốn năm ở Kraków, và một giai đoạn ngắn ở nhà tại Toruń, ông đến Ý, nơi ông học luật và y học tại các trường đại học ở Bologna và Padua. Ông chú giám mục tài trợ chi phí cho việc học tập của ông và hy vọng ông cũng sẽ trở thành một giám mục. Tuy nhiên, khi đang học luật giáo sỹ và luật dân sự tại Ferrara, Copernicus đã gặp nhà thiên văn học nổi tiếng Domenico Maria Novara da Ferrara. Copernicus tham dự các buổi thuyết trình của ông và trở thành học trò và người trợ tá của ông. Những quan sát đầu tiên của Copernicus được tiến hành năm 1497, cùng với Novara, chúng được ghi lại trong cuốn sách kinh điển của ông Về chuyển động quay của các thiên thể (De revolutionibus orbium coelestium).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/88/Jan_Matejko-Astronomer_Copernicus-Conversation_with_God.jpg)

Nhà thiên văn học Copernicus: Đối thoại với Thượng đế., tranh vẽ của Jan Matejko

(Theo Wikipedia)


Cũng trong ngày này:

09/03/1961 - Sputnik 9 mang theo Chernushka, một con chó, lên quỹ đạo
09/03/1986 – Tàu thám hiểm Vega 2 của Liên Xô bay qua cách Sao chổi Halley 8.030 km



Tiêu đề: 10/03/1942 – Ngày mất William Henry Bragg, nhà tiên phong tinh thể học tia X
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:29:13 am Ngày 10 Tháng Ba, 2012
10/03/1942 – Ngày mất William Henry Bragg, nhà tiên phong tinh thể học tia X

(http://360.thuvienvatly.com/images/2011/09/bragg.jpg)

William Henry Bragg là giáo sư vật lí và toán học, và nổi tiếng là có những đóng góp quan trọng cho nhiều ngành khoa học. Sinh ra ở Westward, Cumberland, ở nước Anh, vào ngày 2 tháng 7 năm 1862, Bragg được giáo dục toàn diện khi tham gia học tại trường Harborough và trường đại học King William. Sau đó, ông tiếp tục học vật lí tại Phòng thí nghiệm Cavendish, đồng thời được bầu làm giáo sư toán và vật lí học tại trường Đại học Adelaide, ở Nam Australia. Sự nghiệp của Bragg tiếp tục nở rộ, và sau đó ông được bổ nhiệm làm giáo sư vật lí ngạch Cavendish tại Leeds, giáo sư vật lí ngạch Quain tại trường Đại học College London, và giáo sư hóa học ngạch Fullerian tại Viện Hoàng gia.

Xem bài viết chi tiết tại đây. (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/nhan-vat/1793-william-henry-bragg-1862-1942--nha-tien-phong-tinh-the-hoc-tia-x)

Cũng trong ngày này:

10/03/1876 -  Cuộc gọi điện thoại đầu tiên giữa Alexander Graham Bell và Thomas Watson
. Xem chi tiết tại đây. (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/nhan-vat/2273-ki-niem-165-nam-ngay-sinh-alexander-graham-bell-nha-phat-minh-ra-dien-thoai)


Tiêu đề: 11/3/1960: Phóng thành công vệ tinh Pioneer V vào quỹ đạo Mặt Trời
Gửi bởi: Điền Quang trong 11:49:08 am Ngày 11 Tháng Ba, 2012
11/3/1960: Hoa Kỳ thành công trong việc đặt vệ tinh Pioneer V vào quỹ đạo Mặt Trời, đây là một thành công đáng kể nhất về truyền tin vì các tín hiệu được truyền đi từ 20 triệu dặm.

(http://123.25.71.107:82/hoidap/uploads/news/2011_12/vetinh_nt.jpg)

(Hình ảnh chỉ có tính chất minh hoạ)

Cũng trong ngày này:

  11/3/1975: Liên Xô thử nghiệm hạt nhân ở Semipalitinsk.
  
  11/3/1955: Ngày mất của Sir Alexander Flemming, là một bác Sĩ, nhà sinh học và đồng thời là một nhà dược lý học người Scotland

  11/03/1811: Ngày sinh Urbain Jean Joseph Le Verrier (11/03/1811 – 23/09/1877), nhà toán học Pháp, người đã tính toán ra vị trí của Sao Hải Vương, dựa trên những nhiễu động của Sao Thiên Vương.

(http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/03/1103-Ngay-sinh-Urbain-Jean-Joseph-Le-Verrier_Tin180.com_001.jpg)

Vào đầu thế kỷ 19, các nhà thiên văn đã phát hiện ra những sai khác trong quỹ đạo biểu kiến của Sao Thiên Vương so với quỹ đạo theo tính toán. Giả thiết được đặt ra là có một hành tinh nằm ngoài quỹ đạo của Sao Thiên Vương, lực hấp dẫn của hành tinh này gây lên những sai khác trên. Độc lập với nhau, John Couch Adams (người Anh) và Le Verrier đã tính toán quỹ đạo của hành tinh thứ 8 này. Adams hoàn thành những tính toán của mình vào năm 1843 và gửi cho George Airy của đài thiên văn Hoàng gia, Airy yêu cầu Adams giải thích một Số vấn đề, Adams đã viết nháp những câu trả lời, tuy nhiên lại không gửi đi.

Hoàn thành công trình muộn hơn (năm 1846), nhưng Le Verrier đã rất chủ động thúc đẩy quá trình quan Sát để tìm ra hành tinh thứ 8. Ngày 23/09/1846, nhà thiên văn người Đức Johann Gottfried Galle đã phát hiện ra Sao Hải Vương, cách 1 độ so với tính toán của Le Verrier, 10 độ so với dự đoán của Adams.

Le Verrier đảm đương nhiệm vụ giám đốc đài thiên văn Paris trong tổng thời gian 20 năm (1854 – 1870, 1873 – 1877). Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, 1 crater trên Sao Hỏa, một trong những vành đai của Sao Hải Vương và một tiểu hành tinh (asteroid 1997)


Tiêu đề: 12/03/1835 – Ngày sinh Simon Newcomb, nhà thiên văn học vĩ đại của nước Mĩ
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:43:55 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012
12/03/1835 – Ngày sinh Simon Newcomb, nhà thiên văn học vĩ đại của nước Mĩ

(http://thuvienvatly.com/home/images/stories2/_image/hiepkhachquay/simon_newcomb.jpg)

Vào cuối thế kỉ 19, Newcomb đã xác định kích thước của hệ mặt trời với độ chính xác vô địch mãi cho đến tận hàng thập niên sau khi ông qua đời. Xem bài viết đầy đủ tại đây (http://thuvienvatly.com/home/content/view/1971/244/).

12/03/1925 – Ngày sinh Leo Esaki, Esaki Reona, nhà vật lí người Nhật, giải Nobel Vật lí 1973

Esaki Leo (Nhật: 江崎 玲於奈, còn gọi là Esaki Reona) (sinh 12 tháng 3 1925) là một nhà vật lý người Nhật Bản, người đã dành giải Nobel Vật lý năm 1973 cùng với Ivar Giaever và Brian David Josephson cho công trình khám phá ra hiện tượng đường hầm lượng tử. Ông cũng được biết đến với phát minh Ống hai cực Esaki, một dụng cụ dùng để phát hiện ra hiện tượng đường hầm lượng tử. Công trình nghiên cứu này được thực hiện khi Esaki làm việc tại Tokyo Tsushin Kogyo (giờ là Sony). Ông cũng là người đi tiên phong với những đóng góp trong lĩnh vực siêu mạng bán dẫn khi làm việc với IBM.


Tiêu đề: 13/03/1733 – Ngày sinh Joseph Priestley, người khám phá ra oxygen
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:06:13 am Ngày 13 Tháng Ba, 2012
13/03/1733 – Ngày sinh Joseph Priestley, người khám phá ra oxygen

Joseph Priestley (13 tháng 3, 1733 – 6 tháng 2, 1804) là một nhà thần học ở thế kỷ 18 của Anh. Ông cũng là nhà triết học tự nhiên, nhà giáo dục, và lý thuyết chính trị với hơn 150 công trình được xuất bản. Các nhà khoa học cũng thường coi ông là người đầu tiên phát hiện ra oxy, khi ông đã phân tách được trạng thái khí của nó, mặc dù các nhà hóa học Carl Wilhelm Scheele và Antoine Lavoisier cũng từng tuyên bố họ đã phát hiện ra nguyên tố này trước.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d5/Priestley.jpg/453px-Priestley.jpg)

Cũng trong ngày này:


13/03/607 – Lần đi qua cận nhật thứ 12 được ghi chép lại của Sao chổi Halley
13/03/1759 - Lần đi qua cận nhật thứ 27 được ghi chép lại của Sao chổi Halley


Tiêu đề: 14/03/1879 – Ngày sinh Albert Einstein
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:01:31 am Ngày 14 Tháng Ba, 2012
14/03/1879 – Ngày sinh Albert Einstein

(http://360.thuvienvatly.com/images/stories/Tin-hoc-nha-truong/e13.jpg)

>> Xem bài viết và tin tức về Albert Einstein tại 360.thuvienvatly.com (http://360.thuvienvatly.com/tag/albert%3Aeinstein?start=20)

>> Einstein có thật sự khám phá ra phương trình E = mc2?  (http://360.thuvienvatly.com/tin-tuc/60-2011/1726-einstein-co-that-su-kham-pha-ra-phuong-trinh-e--mc2)

Mời tải về tập sách nhỏ về khoa học lớn: Albert Einstein - Một huyền thoại (http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/func,fileinfo/id,12026/)

Cũng trong ngày này:

14/03/1995 – Kỉ lục 13 người trong vũ trụ

Vào ngày này năm 1995, phi thuyền vũ trụ Soyuz của Nga đã mang vị khách du lịch đầu tiên trên thế giới và một phi hành đoàn mới lên Trạm Vũ trụ Quốc tế, lần đầu tiên làm tăng con số cư dân vũ trụ lên con số lịch sử: 13 người.

(http://i.space.com/images/i/4135/original/090327-joint-crew-02.jpg?1292268458)

13 thành viên đoàn STS-19 và Viễn chinh 18 trên ISS


Tiêu đề: 15/03/1962 - 5 nhóm nghiên cứu đồng thời công bố khám phá ra phản vật chất
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:55:08 am Ngày 15 Tháng Ba, 2012
15/03/1962 - 5 nhóm nghiên cứu đồng thời công bố khám phá ra phản vật chất

Phản vật chất bắt đầu từ trí tưởng tượng của con người ở những năm 1930. Những người hâm mộ của bộ phim khoa học giả tưởng nổi tiếng Star Trek ("Đường đến các vì sao"), đã biết đến một loại phản vật chất được sử dụng giống như nhiên liệu với năng lượng cao để đẩy những chiếc tàu không gian đi nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Loại phi thuyền không gian này dường như không thể thiết kế được, nhưng các nhà lý thuyết đã có khả năng biến dạng nhiên liệu tưởng tượng ấy thành hiện thực. Ý tưởng trong truyện tiểu thuyết đã trở thành hiện thực bằng việc khám phá ra sự tồn tại của phản vật chất, ở những thiên hà khoảng cách xa và ở thời nguyên sinh của vũ trụ.

Điều thú vị nhất đó là từ trong trí tưởng tượng, phản vật chất trở thành hiện thực, và mang tính thuyết phục. Năm 1928, nhà vật lý người Anh Paul Dirac đã đặt ra một vấn đề: làm sao để kết hợp các định luật trong thuyết lượng tử vào trong thuyết tương đối đặc biệt của Albert Einstein. Thông qua các bước tính toán phức tạp, Dirac đã vạch định ra hướng để tổng quát hóa hai thuyết hoàn toàn riêng rẽ này. Ông đã giải thích việc làm sao mọi vật càng nhỏ thì vận tốc càng lớn; trong trường hợp đó, các electron có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Đó là một thành công đáng kể, nhưng Dirac không chỉ dừng lại ở đó, ông nhận ra rằng các bước tính toán của ông vẫn hợp lệ nếu electron vừa có thể có điện tích âm, vừa có thể có điện tích dương - đây là một kết quả ngoài tầm mong đợi.

(http://www.guidetothecosmos.com/images/AntiHe4RHIC-lores.jpg)

Dirac biện luận rằng, kết quả khác thường này chỉ ra sự tồn tại của một "đối hạt", hay "phản hạt" của electron, chúng hình thành nên một "cặp ma quỷ". Trên thực tế, ông quả quyết rằng mọi hạt đều có "đối hạt" của nó, cùng với những tính chất tương đồng, duy chỉ có sự đối lập về mặt điện tích. Và giống như proton, neutron và electron hình thành nên các nguyên tử và vật chất, các phản proton, phản neutron, positron (còn được gọi là phản electron) hình thành nên phản nguyên tử và phản vật chất. Nghiên cứu của ông dẫn đến một suy đoán rằng có thể tồn tại một vũ trụ ảo tạo bởi các phản vật chất này.

Các nhà vật lý đã học được nhiều hơn về phản vật chất so với thời điểm của Anderson khám phá ra nó. Một trong những hiểu biết mang tính kịch bản đó là vật chất và phản vật chất kết hợp lại sẽ tạo ra một vụ nổ lớn. Giống như những cặp tình nhân gặp nhau trong ngày sau cùng vậy, vật chất và phản vật chất ngay lập tức hút nhau do có điện tích ngược nhau, và tự phá hủy nhau. Do sự tự huỷ tạo ra bức xạ, các nhà khoa học có thể sử dụng các thiết bị để đo "tàn dư" của những vụ va chạm này. Chưa có một thí nghiệm nào có khả năng dò ra được các phản thiên hà và sự trải rộng của phản vật chất trong vũ trụ như trong tưởng tượng của Dirac. Các nhà khoa học vẫn gửi các tín hiệu thăm dò để quan sát xem có tồn tại các phản thiên hà này hay không.

Nhưng câu hỏi vẫn làm bối rối các nhà vật lý cũng như những người có trí tưởng tượng cao đó là: phải chăng vật chất và phản vật chất tự hủy khi chúng tiếp xúc nhau. Tất cả các thuyết vật lý đều nói rằng khi vụ nổ lớn (Big Bang), đánh dấu sự hình thành ở 13,5 tỉ năm trước, vật chất và phản vật chất có số lượng bằng nhau. Vật chất và phản vật chất kết hợp lại, và tự hủy nhiều lần, cuối cùng chuyển sang năng lượng, được biết như dạng bức xạ phông vũ trụ. Các định luật của tự nhiên đòi hỏi vật chất và phản vật chất phải được tạo dưới dạng cặp. Nhưng một vài phần triệu giây sau vụ Nổ Lớn Big Bang, vật chất dường như nhiều hơn so với phản vật chất một chút, do đó cứ mỗi tỉ phản hạt thì lại có một tỉ + 1 hạt vật chất. Trong giây đầu hình thành vũ trụ, tất cả các phản vật chất bị phá hủy, để lại sau đó là dạng hạt vật chất. Hiện tại, các nhà vật lý vẫn chưa thể tạo ra được một cơ chế chính xác để mô tả quá trình "bất đối xứng" hay khác nhau giữa vật chất và phản vật chất để giải thích tại sao tất cả các vật chất lại đã không bị phá hủy.


Tiêu đề: 16/03/1789 – Ngày sinh Georg Simon Ohm
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:59:18 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012
16/03/1789 – Ngày sinh Georg Simon Ohm

Georg Simon Ohm (16/3/1789 - 6/7/1854) là một nhà vật lý người Đức. Là một giáo viên trung học, Ohm bắt đầu nghiên cứu phát minh gần thời gian đó của Alessandro Volta pin Volta. Ông là người đã phát biểu định luật Ohm.

Sự phụ thuộc I qua dây dẫn vào U giữa hai đầu dây dẫm thời đó đã nhà vật lý học người Đức Georg Simon Ohm (1789-1854) tìm ra khi ông chỉ là giáo viên dạy vật lí ở tỉnh lẻ. Thời đó chỉ bằng dụng cụ đo rất thô sơ, chưa có ampère kế, volt kế. Với sự đam mê, giúp đỡ của bạn bè ông đã làm hàng loạt thí nghiệm và đã thành công. Kết quả nghiên cứu của ông gọi là định luật Ohm, công bố năm 1827. Cho tới cuối thế kỉ XIX, định luật này mới được ứng dụng rộng rãi.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/dc/Ohm3.gif)

>> Xem thêm: Định luật Ohm vẫn đúng ở cấp độ nguyên tử  (http://360.thuvienvatly.com/tin-tuc/65-2012/2146-dinh-luat-ohm-van-dung-o-cap-do-nguyen-tu)


Tiêu đề: 17/03/1853 – Ngày mất Christian Doppler
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:51:52 am Ngày 17 Tháng Ba, 2012
17/03/1853 – Ngày mất Christian Doppler

Christian Doppler sinh và lớn lên ở Salzburg, Áo. Cha ông là một thợ xây đá. Gia đình có nghề truyền thống này từ năm 1674. Công việc làm ăn của cha ông phát đạt nên gia đình có một ngôi nhà ở Quảng trường Hannibal (nay đổi tên là Quảng trường Makart) ở Salzburg.

Doppler học tiểu học ở Salzburg rồi học bậc trung học ở Linz. Năm 1822, ông vào học ở "Học viện Bách khoa Vienne" (mới thành lập năm 1815), và tốt nghiệp năm 1825. Sau đó ông trở lại Salzburg, theo học các giáo trình triết học ở "Salzburg Lyceum", rồi vào học tiếp toán học cấp cao, cơ học và thiên văn học ở Đại học Vienne. Khi kết thúc học trình ở Đại học Vienne năm 1829, Doppler được bổ nhiệm làm phụ tá các môn toán học cấp cao và cơ học cho giáo sư A Burg. Trong thời gian 4 năm làm phụ tá này, Doppler đã xuất bản 4 bài khảo luận về toán học, mà bài đầu tiên có tên là "A contribution to the theory of parallels". Công việc phụ tá này chỉ là tạm thời, nên sau đó ông bắt đầu tìm một việc làm thường xuyên khác. Tuy nhiên thời đó ở Áo rất khó xin việc giảng dạy ở trường đại học hay cao đẳng, nên ông đã phải làm kế toán viên cho một nhà máy kéo sợi trong 18 tháng để kiếm sống. Cuối cùng ông nhận được lời mời tới giảng dạy ở “Trường Kỹ thuật cấp hai” (Technical Secondary School) tại Praha vào tháng 3 năm 1835, gần 2 năm sau khi nộp đơn xin việc khắp nơi. Doppler muốn xin sang giảng dạy ở “Trường Bách khoa Praha” (nay là Đại học Kỹ thuật Séc ở Praha), nhưng mãi tới tháng 2 năm 1841 ông mới được bổ nhiệm chức giáo sư.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/86/Christian_Doppler.jpg/467px-Christian_Doppler.jpg)

Một năm sau, ở tuổi 39, Doppler xuất bản tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, "Über das farbige Licht der Doppelsterne und einiger anderer Gestirne des Himmels" (On the coloured light of the binary stars and some other stars of the heavens). Có một ấn bản sao chép với bản dịch sang tiếng Anh của Alec Eden. Trong tác phẩm này, Doppler đặt nguyên tắc của mình thành định đề (sau này gọi là Hiệu ứng Doppler) là tần số quan sát được của một bước sóng phụ thuộc vào tốc độ tương đối của nguồn và người quan sát, và ông đã cố gắng sử dụng khái niệm này để giải thích màu sắc của các sao đôi. Hiệu ứng Doppler về âm thanh đã được Buys Ballot xác minh năm 1845. Trong thời kỳ làm giáo sư ở Praha, Doppler đã xuất bản hơn 50 bài về toán học, vật lý học và thiên văn học. Năm 1847 ông rời Praha để sang làm giáo sư toán học, vật lý và cơ học ở Academy of Mines and Forests (Học viện Mỏ và Rừng) tại Schemnitz (Banská Štiavnica, Slovakia), đến năm 1849 ông di chuyển về Vienne.
Công trình nghiên cứu của Doppler ở Praha bị gián đoạn bởi cuộc Cách mạng 1848 (ở nhiều nước châu Âu), khi ông chạy về Vienne. Năm 1850, ông được bổ nhiệm làm Trưởng "Viện Vật lý thực nghiệm" của Đại học Vienne. Trong thời gian này, Doppler – cùng với Franz Unger – đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của chàng thanh niên Gregor Mendel, người được coi là cha đẻ của ngành Di truyền học, lúc đó là sinh viên ở Đại học Vienne (từ 1851 tới 1853).

Doppler từ trần ngày 17.3.1853 ở tuổi 49 tại Venezia (Ý, lúc đó thuộc Đế quốc Áo) vì bệnh phổi. Ngôi mộ của ông nằm ngay bên trong lối vào nghĩa trang San Michele ở Venezia.

(Theo Wikipedia)

Cũng trong ngày này:

17/03/1950 – Ngày công bố nguyên tố hóa học 98 (Californium)


Tiêu đề: 18/03/1965 – Alexei Leonov thực hiện chuyến đi ra vũ trụ đầu tiên (12 phút)
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:52:55 am Ngày 18 Tháng Ba, 2012
18/03/1965 – Liên Xô phóng tàu Voshkod 2; Alexei Leonov thực hiện chuyến đi ra vũ trụ đầu tiên (12 phút)

Voskhod 2 (Tiếng Nga: Восход-2) là một sứ mệnh Xô Viết có người lái hồi tháng 3 năm 1965. Phi thuyền Voskhod 3KD gốc Vostok có hai phi hành gia: Pavel Belyaev và Alexei Leonov. Nó đã thiết lập một cột mốc quan trọng trong kỉ nguyên du hành vũ trụ khi Alexei Leonov trở thành người đầu tiên rời khỏi phi thuyền trong một bộ đồ du hành đặc biệt để tiến hành 12 phút “đi bộ ngoài vũ trụ”.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d9/Voskhod2_patch.jpg/800px-Voskhod2_patch.jpg)


Tiêu đề: 19/3/1987: Ngày mất Louis de Broglie
Gửi bởi: Điền Quang trong 01:25:38 pm Ngày 19 Tháng Ba, 2012
19/3/1987: Ngày mất Louis de Broglie

(http://4.bp.blogspot.com/_7yB-eeGviiI/TSjladGoQqI/AAAAAAAAFpE/HsAWavcnBoI/s1600/Louis_de_Broglie5.jpg)

Louis-Victor-Pierre-Raymond, 7th duc de Broglie, FRS Dieppe, Pháp, (15 tháng 8 năm 1892 – Louveciennes, Pháp, 19 tháng 3 năm 1987) là một nhà vật lý Pháp.

Ông là thành viên thứ 16 được bầu vào vị trí số 1 của Académie française năm 1944 và là thư ký vĩnh viễn của Viện hàn lâm khoa học Pháp. Ông đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1929.

Louis de Broglie sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Dieppe, Seine-Maritime, con trai thứ của Victor, đệ ngũ công tước của Broglie. Ông trở thành đệ thất công tước Broglie sau khi người anh trai không có người thừa kế qua đời vào năm 1960, Maurice, đệ lục công tước của Broglie, cũng là một nhà vật lý. Ông không kết hôn. Khi ông qua đời ở Louveciennes, ông đã được kế vị tước công tước một họ hàng xa, Victor-François, đệ bát công tước của Broglie.

De Broglie đã dự định theo nghề khoa học nhân văn, và nhận được bằng đầu tiên ngành lịch sử. Sau đó, mặc dù ông đã chuyển sự chú ý của ông đối với toán học và vật lý và tốt nghiệp vật lý. Với sự bùng nổ của thế chiến thứ nhất vào năm 1914, ông gia nhập quân ngũ và tham gia vào việc phát triển thông tin vô tuyến.

Nghiên cứu năm 1924 của ông Recherches sur la théorie des quanta (nghiên cứu về lý thuyết lượng tử), giới thiệu lý thuyết của ông về sóng điện tử. Điều này bao gồm thuyết vật chất nhị nguyên sóng-hạt, dựa trên công việc của Max Planck và Albert Einstein về ánh sáng. Các giám khảo luận án, không chắc chắn của luận án, đã chuyển luận văn cho Einstein để đánh giá và Einstein đã hoàn toàn tán thành đề xuất tính nhị nguyên sóng-hạt của ông, De Broglie đã được trao bằng tiến sĩ.

Nghiên cứu này lên đến đỉnh điểm trong giả thuyết de Broglie nói rằng bất kỳ hạt di chuyển của hạt hoặc của vật thểt đều có một sóng liên quan. De Broglie do đó tạo ra một lĩnh vực mới trong vật lý, ondulatoire mécanique, hoặc cơ học sóng, kết hợp vật lý năng lượng (sóng) và vấn đề (hạt). Do đóng góp này, ông đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1929.

(Theo Wikipedia)

19/3/1900: Ngày sinh của Frédéric Joliot-Curie

(http://www.ecured.cu/images/e/e2/Th-Arblaster-50-2-06apr-f1.jpg)

Jean Frédéric Joliot-Curie (19.3.1900 – 14..8.1958) là nhà vật lý học người Pháp, đã đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1935.

Ông sinh tại Paris, Pháp và tốt nghiệp Trường lý hóa công nghiệp Paris[1]. Năm 1925 ông làm phụ tá cho Marie Curie ở Viện Curie tại Paris.

Năm 1926 ông kết hôn với Irène Curie. Ngay sau đám cưới cả hai vợ chồng đều đổi tên họ thành Joliot-Curie.

(Tức ông là con rể của nhà Vật Lý học - Hoá học nổi tiếng Marie Curie - Người viết)

Theo yêu cầu của Marie, Joliot-Curie đã thi đậu thêm bằng tú tài thứ hai, bằng cử nhân và bằng tiến sĩ khoa học với bản luận án về điện hóa của các nguyên tố phóng xạ.

Giải thưởng và Vinh dự:

    Huy chương Matteucci năm 1932 (chung với vợ)
    Giải Nobel Hóa học năm 1935 (chung với vợ).
    Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
    Viện sĩ Viện Hàn lâm Y khoa Pháp
    Bắc đẩu bội tinh hạng Commandeur
    Giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin năm 1950
    Hố Joliot trên Mặt Trăng được đặt theo tên ông.
    Một đường phố ở khu sang trọng gần Sofia, Bulgaria và một trạm xe điện ngầm gần đó được đặt theo tên ông.


19/3/1915: Sao Diêm vương được chụp ảnh lần thứ nhất, nhưng không được công nhận là hành tinh.

(Theo Wikipedia)


Tiêu đề: 20/03/1727 – Ngày mất Issac Newton
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:39:30 am Ngày 20 Tháng Ba, 2012
20/03/1727 – Ngày mất Issac Newton

Isaac Newton (1642-1727), nhà toán học và vật lí học, một trong những trí tuệ khoa học sáng giá nhất của mọi thời đại. Sinh tại Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, nơi ông học phổ thông, ông vào trường đại học Cambridge năm 1661; ông được bầu làm hội viên Trinity College năm 1667, và giáo sư toán học ngạch Lucasian năm 1669. Ông vẫn ở lại trường đại học trên, giảng dạy trong nhiều năm, cho đến 1696. Trong những năm tháng Cambridge này, lúc Newton ở vào đỉnh cao của sức mạnh sáng tạo của mình, ông đã dùng trọn năm 1665 – 1666 (trải qua phần lớn thời gian ở Lincolnshire do dịch bệnh ở Cambridge) là “thời kì sung sức nhất của tôi dành cho sự khám phá”. Trong hai đến ba năm làm việc không mệt mỏi, ông đã chuẩn bị cho ra đời quyển Các nguyên lí toán học của triết học tự nhiên (Philosophiae Naturalis Principia Mathematica - Mathematical Principles of Natural Philosophy) thường được gọi là quyển Nguyên lí (Principia), mặc dù nó không được xuất bản, mãi cho đến năm 1687.

(http://www.crystalinks.com/newton.jpg)

Xem bài viết đầy đủ tại đây (http://thuvienvatly.com/home/content/view/2902/244/)

Xem thêm:

Hội Hoàng gia Anh công bố sự thật về giai thoại quả táo Newton (http://thuvienvatly.com/home/content/view/2973/244/)

Mẩu gỗ lấy từ cây táo Newton cùng bay vào vũ trụ  (http://360.thuvienvatly.com/tin-tuc/1-2010/487-mau-go-lay-tu-cay-tao-newton-cung-bay-vao-vu-tru)

Đại học Cambridge đưa các bài báo của Newton lên online  (http://360.thuvienvatly.com/tin-tuc/60-2011/2067-dai-hoc-cambridge-dua-cac-bai-bao-cua-newton-len-online)



Tiêu đề: 21/3/1768: Ngày sinh Joseph Fourier
Gửi bởi: Điền Quang trong 11:56:44 am Ngày 21 Tháng Ba, 2012
21/3/1768: Ngày sinh Joseph Fourier

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/aa/Fourier2.jpg/250px-Fourier2.jpg)

Jean Baptiste Joseph Fourier (21 tháng 3 năm 1768 – 16 tháng 5 năm 1830) là một nhà toán học và nhà vật lý người Pháp. Ông được biết đến với việc thiết lập chuỗi Fourier và những ứng dụng trong nhiệt học. Sau đó, biến đổi Fourier cũng được đặt tên để tưởng nhớ tới những đóng góp của ông. Về lĩnh vực Vật lý đóng góp quan trong lớn nhất của ông là phát hiện ra Hiệu ứng nhà kính vào năm 1824. Đó chính là vấn đề then chốt của Biến đổi khí hậu. Chính nhờ phát hiện ra Hiệu ứng nhà kính giúp nhân loai chủ động hơn trong cuộc chiến chống Biến đổi khí hậu

Biến đổi Fourier có rất nhiều ứng dụng khoa học, ví dụ như trong vật lý, số học, xử lý tín hiệu, xác suất, thống kê, mật mã, âm học, hải dương học, quang học, hình học và rất nhiều lĩnh vực khác. Trong xử lý tín hiệu và các ngành liên quan, biến đổi Fourier thường được nghĩ đến như sự chuyển đổi tín hiệu thành các thành phần biên độ và tần số. Sự ứng dụng rộng rãi của biến đổi Fourier bắt nguồn từ những tính chất hữu dụng của biến đổi này:

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/math/e/4/9/e49347e69a7a44a86c0048c0752796a2.png)

    Tính tuyến tính : (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/math/c/4/2/c423f4e209142385f1902a8dbe7ef165.png)
    
    Tồn tại biến đổi nghịch đảo, và thực tế là biến đổi Fourier nghịch đảo gần như có cùng dạng với biến đổi thuận.
    
     Những hàm số sin cơ sở là các hàm riêng của phép vi phân, có nghĩa là khai triển này biến những phương trình vi phân tuyến tính với các hệ số không đổi thành các phương trình đại số cơ bản. Ví dụ, trong một hệ vật lý tuyến tính không phụ thuộc thời gian, tần số là một đại lượng không đổi, do đó những thành phần tần số khác nhau có thể được tính toán một cách độc lập.
    
    Theo định lý tích tổng chập, biến đổi Fourier chuyển một tích tổng chập phức tạp thành một tích đại số đơn giản.
  
     Biến đổi Fourier rời rạc có thể được tính toán một cách nhanh chóng bằng máy tính nhờ thuật toán FFT (fast Fourier transform).
 
     Theo định lý Parseval-Plancherel, năng lượng của tín hiệu (tích phân của bình phương giá trị tuyệt đối của hàm) không đổi sau biến đổi Fourier.

Nguồn: Wikipedia

21/03/1927: Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Halton Christan Arp

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3f/Halton-arp-adjusted.jpg/150px-Halton-arp-adjusted.jpg)

Halton Christian Arp sinh ra tại New York, đông bắc Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp cử nhân đại học Harvard, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Học viện Công Nghệ California (Caltech). Các nghiên cứu của ông tập trung vào các thiên hà có hình dạng đặc biệt (peculiar galaxies) và giải thích nguồn gốc của vũ trụ.

Vào những năm 1960, Arp nhận thấy rằng, thiên văn học hiện đại vẫn còn chưa đi sâu vào việc tìm hiểu quá trình hình thành và cấu tạo của các thiên hà. Ông đã nghiên cứu các thiên hà có hình dạng đặc biệt và lập lên danh mục «Atlas of Peculiar Galaxies». Danh mục này bao gồm 338 thiên hà, được xuất bản lần đầu năm 1966.

Đến giai đoạn cuối thế kỷ 20, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là các kính thiên văn hoạt động ngoài vũ trụ đã cho thấy, đa số các «thiên hà» có hình dạng đặc biệt trong danh mục của Arp là các cặp thiên hà đang hòa nhập vào nhau.

Arp cũng đưa ra giả thiết rằng để giải thích nguồn gốc của các quasar. Ống cho rằng, quasar là vật thể được sinh ra từ nhân của những thiên hà hoạt động mạnh, và sự dịch chuyển về phía đỏ rất lớn của các quasar xuất phát từ chính những đặc điểm nội tại của quasar chứ không phải là do hiệu ứng Doppler. Xuất phát từ quan điểm trên, ông cho rằng thuyết Bigbang là sai.

Mặc dù các nghiên cứu, quan sát hiện nay vẫn đang khẳng định ưu thế nghiêng về thuyết Bigbang trong nỗ lực giải thích nguồn gốc vũ trụ, tuy nhiên, Arp vẫn bảo vệ những quan điểm của mình, qua những bài báo khoa học và cả những tác phẩm văn học.

Nguồn: http://www.thienvanhoc.org (http://www.thienvanhoc.org)


Tiêu đề: 22/03/1868,- Ngày sinh Robert A. Millikan
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:55:39 am Ngày 22 Tháng Ba, 2012
22/03/1868,- Ngày sinh Robert A. Millikan

Giáo sư Robert Andrews Millikan (22 tháng 3, 1868 – 19 tháng 12, 1953) là một nhà vật lý thực nghiệm người Mỹ. Ông đã giành Giải Nobel Vật lý vào năm 1923 nhờ phương pháp đo chính xác điện tích điện tử thông qua thí nghiệm giọt dầu Millikan và nghiên cứu của ông về hiệu ứng quang điện. Ông cũng là người nghiên cứu về các bức xạ vũ trụ.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a6/Robert-millikan2.jpg)

(Theo Wikipedia)


Tiêu đề: 23/3/1749 – Ngày sinh nhà toán học người Pháp Pierre Laplace
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:57:24 am Ngày 23 Tháng Ba, 2012
23/3/1749 – Ngày sinh nhà toán học người Pháp Pierre Laplace

Pierre-Simon Laplace (23 tháng 3 1749 – 5 tháng 3 1827) là một nhà toán học và nhà thiên văn học người Pháp, đã có công xây dựng nền tảng của ngành thiên văn học bằng cách tóm tắt và mở rộng các công trình nghiên cứu của những người đi trước trong cuốn sách 5 tập với tựa đề Mécanique Céleste (Cơ học Thiên thể) (1799-1825). Cuốn sách này đã chuyển đổi các nghiên cứu về cơ học cổ điển mang tính hình học bởi Isaac Newton thành một nghiên cứu dựa trên vi tích phân, được biết đến như là cơ học (vật lý).

Ông cũng là người đầu tiên đưa ra phương trình Laplace. Biến đổi Laplace xuất hiện trong tất cả các ngành toán lý — một ngành mà ông là một trong những người sáng lập. Toán tử Laplace, được sử dụng nhiều trong toán học ứng dụng, được đặt theo tên ông.

Ông trở thành bá tước của Đế chế Pháp thứ nhất vào năm 1806 và được phong hầu tước và năm 1817 sau sự khôi phục của nhà Bourbon.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e3/Pierre-Simon_Laplace.jpg)


Tiêu đề: 24/03/1871 – Ngày sinh nhà khoa học hạt nhân Ernest Rutherford
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:54:57 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012
24/03/1871 – Ngày sinh nhà khoa học hạt nhân Ernest Rutherford

Ernest Rutherford (1871 - 1937) là một nhà vật lý người New Zealand hoạt động trong lĩnh vực phóng xạ và cấu tạo nguyên tử. Ông được coi là "cha đẻ" của vật lý hạt nhân; sau khi đưa ra mô hình hành tinh nguyên tử để giải thích thí nghiệm trên lá vàng. Ông khám phá ra rằng nguyên tử có điện tích dương tập trung trong hạt nhân rất bé, và từ đó đi đầu cho việc phát triển mẫu Rutherford, còn gọi là mẫu hành tinh của nguyên tử. Nhờ phát hiện của mình và làm sáng tỏ hiện tượng tán xạ Rutherford trong thí nghiệm với lá vàng mà ông được giải Nobel hóa học vào năm 1908. Ông được mọi người công nhận trong việc phân chia nguyên tử vào năm 1917 và đứng đầu thí nghiệm "tách hạt nhân" đầu tiên với hai sinh viên mà ông hướng dẫn, John Cockcroft và Ernest Walton vào năm 1932.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6a/Ernest_Rutherford.jpg)

Ernest Rutherford (1871 - 1937)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e2/Stylised_Lithium_Atom.png)

Mô hình hành tinh nguyên tử

(Theo Wikipedia)


Tiêu đề: 25/3/1655: Christian Huygens tìm ra vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, Titan
Gửi bởi: Điền Quang trong 12:53:43 pm Ngày 25 Tháng Ba, 2012
25/3/1655: Christian Huygens tìm ra vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, Titan.

(http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/06/28/space3.jpg)

25/3/1923: Ngày sinh nhà Thiên Văn học Hoa Kỳ Kenneth Linn Franklin

(http://aas.org/files/Deceased_Kenneth_L._Franklin_2007-06-18_small.png)

Ông là người phát hiện sao Mộc phát ra sóng điện từ.

(http://www.st-michaels-ce23.lancsngfl.ac.uk/images/library/saturn.jpg)

Hiện nay sao Mộc là một trong những nguồn phát sóng điện từ lớn nhất mà con ng­ười đã phát hiện ra trong vũ trụ, từ trư­ờng của sao Mộc mạnh gấp 10 lần từ trư­ờng Trái đất, trục từ trư­ờng của sao Mộc lệch với trục tự quay của nó một góc 10,8 độ, thành phần chủ yếu của từ tr­ường sao Mộc cũng giống như­ Trái đất gồm hai cực, vì vậy la bàn dùng trên Trái đất đem lên sao Mộc vẫn sử dụng đư­ợc và vẫn chỉ hư­ớng nam.


Tiêu đề: 25/03/1951 - E Purcell và EM Ewen phát hiện ra bức xạ 21 cm
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:28:02 pm Ngày 26 Tháng Ba, 2012
25/03/1951 - E Purcell và EM Ewen phát hiện ra bức xạ 21 cm tại phòng thí nghiệm vật lí  Harvard

Xem bài viết đầy đủ tại đây (http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/quantum/imgqua/h21b.gif).


Tiêu đề: 26/03/1753 – Ngày sinh Benjamin Thompson
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:33:55 pm Ngày 26 Tháng Ba, 2012
26/03/1753 – Ngày sinh Benjamin Thompson, nhà vật lí, nhà phát minh người Mĩ

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3c/Benjamin_Thompson.jpg/477px-Benjamin_Thompson.jpg)

Benjamin Thompson tự đặt tên cho mình là Rumford. Ông là người đã có nhiều đóng góp cho sự lí giải bản chất của nhiệt.


Tiêu đề: 26/03/1938 - Chúc mừng sinh nhật Tony Leggett!
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:14:19 pm Ngày 26 Tháng Ba, 2012
Chúc mừng sinh nhật Tony Leggett!
Sinh ra ở London vào năm 1938, Leggett sắp học xong hệ cử nhân triết học và kinh điển học tại Oxford thì ông chuyển sang học vật lí. Khoảng 15 năm sau đó, ông đã tiến hành công trình nghiên cứu mang về cho ông giải thưởng Nobel vật lí năm 2003: về sơ đồ pha của helium-3 siêu chảy.

(http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/2003/leggett_postcard.jpg)


Tiêu đề: 27/03/1845 - Ngày sinh Wilhelm Conrad Röntgen
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:59:29 am Ngày 27 Tháng Ba, 2012
27/03/1845 - Ngày sinh Wilhelm Conrad Röntgen

(http://360.thuvienvatly.com/images/stories/hinh-lich-su2/rontgent1.jpg)

Xem bài viết đầy đủ tại đây (http://360.thuvienvatly.com/index.php/bai-viet/lich-su-vat-ly/1164-lich-su-tia-x-phan-1).

Wilhelm Conrad Röntgen (27 tháng 3 năm 1845 – 10 tháng 2 năm 1923), sinh ra tại Lennep, Đức, là một nhà vật lý, giám đốc Viện vật lý ở Đại học Würzburg. Năm 1869, khi mới 25 tuổi, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Zurich. Suốt các năm tiếp theo ông công tác tại nhiều trường đại học khác nhau và trở thành nhà khoa học xuất sắc. Năm 1888, ông được bổ nhiệm làm giáo sư vật lý và là giám đốc Viện Vật lý của Đại học Würzburg. Vào ngày 8 tháng 11 năm 1895, ông đã khám phá ra sự bức xạ điện từ, loại bức xạ không nhìn thấy có bước sóng dài mà ngày nay chúng ta được biết đến với cái tên tia x-quang hay tia Röntgen. Nhờ khám phá này ông trở nên rất nổi tiếng. Năm 1901 ông được nhận giải Nobel Vật lý lần đầu tiên trong lịch sử.


Tiêu đề: 28/03/1993 – Phát hiện sao siêu mới Loại II trong thiên hà M81 (NGC 3031)
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:02:00 am Ngày 28 Tháng Ba, 2012
28/03/1993 – Phát hiện sao siêu mới Loại II trong thiên hà M81 (NGC 3031)

Duy chỉ có một sao siêu mới được phát hiện ra trong thiên hà Messier 81. Sao siêu mới mang tên SN 1993J được phát hiện ra vào ngày 28 tháng 3, 1993, bởi F. Garcia ở Tây Ban Nha. Lúc ấy, nó là sao siêu mới sáng thứ hai từng được quan sát thấy trong thế kỉ thứ 20. Ban đầu, nó trông giống như một sao siêu mới loại II (sao siêu mới hình thành bởi sự nổ của một ngôi sao khổng lồ) với phổ phát xạ hydrogen mạnh, nhưng sau đó các vạch phổ hydrogen lu mờ dần và các vạch phổ helium xuất hiện, thành ra trông nó giống sao siêu mới loại Ib hơn. Hơn nữa, sự biến thiên độ sáng của SN 1993J theo thời gian không giống với sự biến thiên độ sáng quan sát thấy ở những sao siêu mới loại II khác mà thật sự giống với sự biến thiên độ sáng ở sao siêu mới loại Ib. Vì thế, ngôi sao siêu mới này được phân loại là thuộc loại IIb, một loại chuyển tiếp giữa loại II và loại Ib. Các kết quả khoa học từ sao siêu mới này cho thấy sao siêu mới loại Ib và Ic thật sự hình thành qua vụ nổ của những ngôi sao khổng lồ qua những quá trình giống với cái xảy ra ở sao siêu mới loại II. Sao siêu mới này còn được sử dụng để ước tính khoảng cách đến thiên hà Messier 81: 8,5 ± 1,3 Mly (2,6 ± 0,4 Mpc).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/4d/Messier81_highres.jpg/791px-Messier81_highres.jpg)

Ảnh hồng ngoại của M81 do Kính thiên văn vũ trụ Spitzer chụp


Tiêu đề: 29/3 - Chúc mừng sinh nhật Joseph Taylor!
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:34:08 pm Ngày 29 Tháng Ba, 2012
Chúc mừng sinh nhật Joseph Taylor!

Sinh ra ở Philadelphia vào năm 1941, Taylor và chàng nghiên cứu sinh do ông hướng dẫn, Russell Hulse, đã phát hiện ra pulsar vô tuyến đôi đầu tiên vào năm 1974. Xung nhịp thời gian chính xác của hai pulsar đã cho phép Taylor và Hulse xác định quỹ đạo của chúng đang co lại ở tốc độ phù hợp với sự phát bức xạ hấp dẫn, giống như Albert Einstein đã tiên đoán.

(http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1993/taylor_postcard.jpg)

Taylor và Hulse đã cùng nhận giải Nobel Vật lí năm 1993 cho công trình nghiên cứu trên


Tiêu đề: 30/3/1914: Ngày mất John Henry Poynting
Gửi bởi: Điền Quang trong 02:39:36 pm Ngày 30 Tháng Ba, 2012
30/3/1879: Ngày sinh nhà Thiên Văn học, Quang học Hoa Kỳ Bernhard Voldemar Schmidt. Người đã phát minh ra kính thiên văn mang tên ông.

(http://todayinsci.com/S/Schmidt_Bernhard/SchmidtBernhardThm.jpg)


30/3/1754: Ngày sinh Jean-François Pilâtre de Rozier.

(http://ione.net/files/subject/2012/03/23772/Jean-1-mobi240.jpg)

Nhà khoa học người Pháp Jean-François Pilâtre de Rozier (1754 – 1785) là phi công đầu tiên bay trên quả bóng khổng lồ hoạt động bằng khí hydro và hơi nóng. Ngày 21/11/1783, cuộc thử nghiệm thứ nhất diễn ra thành công khi De Rozier và người bạn Marquis d'Arlandes bay ở độ cao gần 1000 mét so với mực nước biển.

(http://ione.net/files/subject/2012/03/23772/Jean-2-mobi240.jpg)

Trong cuộc thử nghiệm thứ 2, dùng khinh khí cầu bay vượt kênh đào từ Pháp để đến Anh, ông cùng bạn đồng hành Pierre Romain đã tử nạn do khinh khí cầu gặp phải luồng khí nóng, xì hơi và rơi xuống từ độ cao 500m.

Điều đáng buồn, vị hôn thê của Rozier cũng mất 8 ngày sau đó vì quá đau buồn. Cái chết của nhà khoa học là một mất mát lớn của ngành khoa học thế giới, song những thành tựu mà ông để lại chính là cơ sở phát triển cho ngành hàng không sau này.

30/3/1954: Ngày mất nhà Vật Lý lý thuyết Fritz Wolfgang London, ông cùng với Walter Heitler là những người tiên phong trong lĩnh vực Hoá học lượng tử.

(http://photos.aip.org/history/Thumbnails/london_fritz_b1.jpg)

30/3/1944: Ngày mất Sir Charles Vernon Boys, nhà Vật Lý người Anh. Người đã phát minh ra máy vẽ nguyên hàm năm 1881.

(http://apprendre-math.info/history/photos/Boys.jpeg)

Ông được đặc biệt ghi nhớ do việc sử dụng sợi xoắn để do lực hút, đặt nền tảng cho Cavendish đo hằng số hấp dẫn Newton.

30/3/1914: Ngày mất John Henry Poynting, nhà Vật Lý Anh, ông nghiên cứu ra Vectơ Poynting là tích vectơ giữa cường độ điện trường và cường độ từ trường, được đặt tên theo tên ông.

(http://media-2.web.britannica.com/eb-media/74/81674-004-1F328DE1.jpg)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/math/5/4/b/54b3d3e0b873cdbdc8175889fc54fe9a.png)  

Ngoài ra ông còn phát biểu định lý Poynting: là định lý thiết lập mối liên hệ giữa sự thay đổi năng lượng điện từ trong một thể tích V với dòng năng lượng điện từ chảy qua mặt kín S bao quanh thể tích này.

30/3/1863: Ngày mất Auguste Bravais nhà Vật Lý người Pháp, nổi tiếng trong việc nghiên cứu tinh thể học tia X.

(http://www.xray.cz/kryst/giaco/capitolo3/portraits/auguste_bravais_1811_1863.jpg)

30/3/1832: Ngày mất Stephen Groombridge, nhà Thiên Văn học Anh

Stephen Groombridge sinh ra tại thành phố Maidstone, tỉnh Kent, đông nam nước Anh. Ông xuất thân là một thương nhân. Năm 47 tuổi, Groombridge đã rút khỏi công việc phụ trách thương mại với Ấn Độ, giành toàn bộ thời gian cho Thiên văn học.. Ông đã soạn danh mục sao bao gồm 4243 ngôi sao trong vùng trời 50 độ xung quanh Thiên cực bắc. Trong lần xuất bản đầu tiên, nhiều lỗi trong cuốn danh mục này đã được phát hiện và được giám đốc đài thiên văn Greenwich là G. Biddell Airy sửa chữa, xuất bản lại vào năm 1938. Toàn bộ các ngôi sao trong danh mục này có độ trưng biểu kiến lớn hơn cấp 9.

Năm 1812, Groombridge được bầu vào hội đồng Hoàng gia Anh, năm 1820, ông là một trong những người sáng lập ra hội Thiên văn Luân Đôn (sau trở thành hội Thiên văn Hoàng gia). Tên của ông được dùng để đặt cho một ngôi sao trong chòm Ursa Major (Groombridge’s Star).


(http://www.ruf.rice.edu/%7Etrw/groombr.jpg)
Thiết vị đo sao của Groombridge

(Trích từ http://thienvanhoc.org (http://thienvanhoc.org))


Tiêu đề: 30/03/1858 - Hyman L. Lipman đăng kí bằng sáng chế bút chì có gắn cục tẩy
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:48:27 pm Ngày 30 Tháng Ba, 2012
30/03/1858 - Hyman L. Lipman đăng kí bằng sáng chế bút chì có gắn cục tẩy

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fc/LipmanPencilEraserPatent.jpg)

Một phát minh trông đơn giản nhưng có ý nghĩa rất lớn

(http://static7.businessinsider.com/image/4d55813a4bd7c8d551180000-400-300/1858-hymen-lipman-creates-the-modern-pencil-by-attaching-an-eraser-at-the-end-of-it.jpg)

Cái bút chì thân thương


Tiêu đề: 31/03/1880 – Thị trấn đầu tiên được chiếu sáng hoàn toàn bằng đèn điện
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:52:32 pm Ngày 31 Tháng Ba, 2012
31/03/1880 – Thị trấn đầu tiên được chiếu sáng hoàn toàn bằng đèn điện (Wabash, Indiana, Mĩ)

(http://files.myopera.com/vcpic/albums/5537492/DSC_6162copy.jpg)

Tháng 1 năm 1879, tại phòng thi nghiệm của mình tại Menlo Park, New Jersey, Thomas Alva Edison – một trong những nhà phát minh nổi tiếng nhất của mọi thời đại đã chế tạo bóng đèn điện sợi đốt đầu tiên. Đèn phát sáng khi dòng điện đi qua dây tóc mỏng platin đặt trong một bóng thuỷ tinh hút chân không để chống ôxy hóa. Lúc đó, đèn chỉ cháy trong vài giờ. Chiếc đèn hiệu quả đầu tiên dùng dây tóc là sợi vải tẩm carbon. Trưa ngày 21 tháng 10 năm 1879, mẫu đèn đầu tiên của Edison đã cháy trong 45 giờ. Ngày hôm sau Edison bắt đầu thí nghiệm mới dùng bìa các tôn tẩm carbon làm dây tóc. Vào đêm giao thừa 31 tháng 12 năm 1879 Edison biểu diễn trước công chúng phát minh của ông tại công viên Menlo, New Jersey. Năm 1880, ngày 17 tháng giêng, bằng phát minh số 223,898 được cấp cho Edison vì bóng điện này. Đó là thành quả của sự cải tiến liên tục của Edison làm cho đến tận năm 1879. Mặc dù đã hơn trăm năm qua chiếc bóng đèn này vẫn giống như những chiếc bóng đèn đang chiếu sáng các ngôi nhà hiện nay. Đui đèn của chiếc bóng đèn thế kỷ 19 này vẫn giống như đui đèn ta dùng ngày nay. Đó là một trong các đặc điểm quan trọng nhất của chiếc bóng đèn và hệ thống điện của Edison. Chiếc nhãn dán trên bóng đèn có dòng chữ, “New Type Edison Lamp. Patented Jan. 27, 1880 OTHER EDISON PATENT.”


Tiêu đề: 01/04/1948 - Alpher, Bethe và Gamow đề xuất lí thuyết Big Bang
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:21:20 pm Ngày 01 Tháng Tư, 2012
01/04/1948 - Alpher, Bethe và Gamow đề xuất lí thuyết Big Bang trên tạp chí Physical Review

Lý thuyết Big Bang là một lý thuyết khoa học về nguồn gốc của vũ trụ. Lý thuyết đó phát biểu rằng vũ trụ được bắt đầu từ một điểm kỳ dị có mật độ vật chất và nhiệt độ lớn vô hạn tại một thời điểm hữu hạn trong quá khứ. Từ đó, không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn, tạo ra một vũ trụ giãn nở như chúng ta thấy ngày nay.

Ý tưởng trung tâm của lý thuyết này là quá trình vũ trụ đang giãn nở. Nó được minh chứng bằng các thí nghiệm về dịch chuyển đỏ của các thiên hà (định luật Hubble). Điều đó có nghĩa là các thiên hà đang rời xa nhau và cũng có nghĩa là chúng đã từng ở rất gần nhau trong quá khứ và quá khứ xa xưa nhất, cách đây khoảng 13,3-13,9 tỷ (13,3-13,9 × 109) năm), là một điểm kỳ dị. Từ "vụ nổ lớn" được sử dụng trong một nghĩa hẹp, đó là một thời điểm trong thời gian khi sự mở rộng của vũ trụ bắt đầu xuất hiện, và theo nghĩa rộng, đó là quá trình tiến hóa, giải thích nguồn gốc và sự phát triển của vũ trụ.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/b/b4/Universe_expansion.png)

Theo thuyết Vụ Nổ Lớn, vũ trụ bắt nguồn từ một trạng thái vô cùng đặc và vô cùng nóng (điểm dưới cùng). Từ đó, không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn.


Tiêu đề: 02/04/1845 - H L Fizeau và J Leon Foucault chụp bức ảnh đầu tiên của Mặt trời
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:22:58 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012
02/04/1845 - H L Fizeau và J Leon Foucault chụp bức ảnh đầu tiên của Mặt trời

Sử dụng công nghệ tương đối mới cùng thời, hai nhà vật lý học người Pháp Louis Fizeau và Leon Foucault đã chụp thành công những bức ảnh về mặt trời đầu tiên vào ngày 2/4/1845. Bức ảnh đã lộ sáng trong thời gian 1/60 giây thể hiện một hình tròn khoảng 12 cm và những vệt đen rõ nét của nó (tức vệt đen trên mặt trời).

(http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/062011/06/thienvan1.jpg)


Tiêu đề: 03/04/1926 - Robert Goddard thử nghiệm tên lửa nhiên liệu lỏng lần thứ 2
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:46:49 am Ngày 03 Tháng Tư, 2012
03/04/1926 - Robert Goddard thử nghiệm tên lửa nhiên liệu lỏng lần thứ 2

Năm 1926, Robert Goddard đã thử nghiệm động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên. Động cơ của ông sử dụng xăng và oxygen lỏng. Ông còn nghiên cứu và giải được một số vấn đề cơ bản trong thiết kế động cơ tên lửa, trong đó có cơ chế bơm, chiến lược làm nguội và sắp xếp các thiết bị lái. Những vấn đề này là cái khiến cho tên lửa nhiên liệu lỏng thật phức tạp.

(http://static.howstuffworks.com/gif/rocket-goddard.jpg)

Tiến sĩ Robert H. Goddard và tên lửa xăng-oxygen lỏng của ông trên giàn phóng của nó vào hôm 16 tháng 3, 1926, tại Auburn, Massachusetts. Nó bay chỉ được 2,5 giây, lên cao 41 ft, và tiếp đất cách đó 184 ft. (Ảnh: NASA)

Xem bài viết đầy đủ tại đây (http://thuvienvatly.com/home/content/view/2604/335/).


Tiêu đề: 04/04/1947 - Nhóm vết đen mặt trời lớn nhất từng được ghi nhận
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:52:56 am Ngày 04 Tháng Tư, 2012
04/04/1947 - Nhóm vết đen mặt trời lớn nhất từng được ghi nhận

Vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt Trời. Độ sáng bề mặt của vết đen vào khoảng 1/4 độ sáng của những vùng xung quanh (độ sáng này là rất nguy hiểm đối với mắt người). Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh (nhiệt độ vết đen vào khoảng 4000 đến 5000 K, theo định luật Stefan-Boltzmann, trong khi vùng xung quanh vào khoảng 6000 K), một hiện tượng gây ra bởi các biến đổi từ trường rất mạnh trên Mặt Trời. Trong quá trình phát triển, từ trường của vết đen cũng tăng dần.

Chu kỳ xuất hiện vết đen vào khoảng xấp xỉ 11 năm.

Vết đen thường xuất hiện thành từng nhóm đặc biệt là các nhóm đôi, từ trường của các nhóm đôi thường khác cực. Những vết đen rộng nhất, đường kính vào cỡ 104 km, tồn tại khoảng 2 tháng, còn hầu hết các vết đen chỉ tồn tại vài ngày sau đó được thay thế bởi các vết đen khác.

Sự phân bố vết đen chủ yếu tập trung trong phạm vi từ 8 độ đến 35 độ hai bên đường xích đạo của Mặt trời.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/5/52/Sunspotcloseinset.png)

Vùng hoạt động mạnh mang số hiệu 9393 chụp bởi máy MDI trên vệ tinh SOHO cho thấy những nhóm vết đen lớn. Ngày 30 tháng 3 năm 2001, diện tích của các nhóm vết đen này trải rộng gấp 13 lần diện tích bề mặt của Trái Đất. Chúng là nguồn phóng ra nhiều cuộn lửa, trong đó có cuộn lửa lớn nhất từng thấy trong 25 năm trước đó, phóng vào ngày 2 tháng 4 2001. Từ trường rất mạnh nằm sâu bên dưới vết đen, làm chúng nguội hơn so với các vùng lân cận, và do đó trông tối hơn.

[Theo Wikipedia]


Tiêu đề: 05/04/1929 – Ngày sinh Ivar Giaever, Giải Nobel Vật lí 1973
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:42:45 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2012
05/04/1929 – Ngày sinh Ivar Giaever, Giải Nobel Vật lí 1973

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6f/Ivar_Giaever.jpg/465px-Ivar_Giaever.jpg)

Ivar Giaever sinh ngày 05/04/1929 tại Bergen, Na Uy. Ông là nhà vật lí giành giải Nobel vật lí năm 1973 cùng với Leo Esaki và Brian Josephson “cho những khám phá của họ về hiện tượng chui hầm ở chất rắn”. Phần đóng góp của Giaever chủ yếu là “những khám phá thực nghiệm [của ông] về hiện tượng chui hầm ở các chất bán dẫn”.


Tiêu đề: 06/04/1973 – Pioneer 11 lên đường đi Mộc tinh
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:31:18 pm Ngày 06 Tháng Tư, 2012
06/04/1973 – Pioneer 11 lên đường đi Mộc tinh

Pioneer 11 (còn gọi là Pioneer G) là một phi thuyền rô bôt nặng 259 kg do NASA phóng lên hôm 06/04/1973 để nghiên cứu vành đai tiểu hành tinh, môi trường xung quanh Mộc tinh và Thổ tinh, gió mặt trời, tia vũ trụ, và cuối cùng là ranh giới xa xôi của hệ mặt trời và nhật quyển. Nó là phi thuyền đầu tiên tiếp cận Thổ tinh và là phi thuyền thứ hai bay qua vành đai tiểu hành tinh và Mộc tinh. Do công suất hạn chế và khoảng cách xa xôi của phi thuyền trên, nên sự truyền thông tin giữa phi thuyền và trái đất đã mất kể từ hôm 30/11/1995.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fc/Pioneer_11_at_Saturn.gif)

Ảnh minh họa phi thuyền Pioneer 11 tại Thổ tinh


Tiêu đề: 07/04/1959 – Tín hiệu radar đầu tiên phản hồi từ Mặt trời
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:29:09 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012
07/04/1959 – Tín hiệu radar đầu tiên phản hồi từ Mặt trời

(http://engineering.stanford.edu/sites/default/files/migrated_images/sun_radar.jpg)

Trong kỹ thuật radar, người ta truyền đi một chùm xung vô tuyến có cường độ lớn và thu sóng phản xạ lại bằng máy thu. Bằng cách phân tích sóng phản xạ, vật phản xạ được định vị, và đôi khi được xác định hình dạng. Chỉ với một lượng nhỏ sóng phản xạ, tín hiệu radio có thể dễ dàng thu nhận và khuyếch đại. Sóng radio có thể dễ dàng tạo ra với cường độ thích hợp, có thể phát hiện một lượng sóng cực nhỏ và sau đó khuyếch đại vài lần. Vì thế radar thích hợp để định vị vật ở khoảng cách xa mà các sự phản xạ khác như của âm thanh hay của ánh sáng là quá yếu không đủ để định vị.

Tuy nhiên, sóng radio không truyền xa được trong môi trường nước, do đó, dưới mặt biển, người ta không dùng được radar để định vị mà thay vào đó là máy sonar dùng siêu âm.


Tiêu đề: 08/04/1911 - Kamerling Onnes khám phá ra hiện tượng siêu dẫn
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:26:46 pm Ngày 08 Tháng Tư, 2012
08/04/1911 - Kamerling Onnes khám phá ra hiện tượng siêu dẫn

(http://images.iop.org/objects/phw/world/24/4/32/dow1.jpg)

Trong số những khám phá trong ngành vật lí vật chất ngưng tụ trong thế kỉ thứ 20, một số người có thể gọi sự siêu dẫn là “viên ngọc sáng giá”. Những người khác thì có thể nói rằng vinh dự đúng ra nên thuộc về các chất bán dẫn hoặc sự giải thích cấu trúc của ADN, vì những lợi ích to lớn mà hai khám phá này mang đến cho nhân loại. Nhưng sẽ không ai phủ nhận rằng khi một đội khoa học, đứng đầu là Heike Kamerlingh Onnes tình cờ bắt gặp sự siêu dẫn – sự vắng mặt tuyệt đối của điện trở - tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Leiden, Hà Lan, cách nay 100 trước, cộng đồng khoa học đã thật sự bất ngờ. Biết rằng các electron thường dẫn điện không hoàn hảo bởi sự va chạm liên tục với mạng nguyên tử mà chúng đi qua, cho nên thực tế sự dẫn điện còn có khả năng hoàn hảo dưới những điều kiện thích hợp đã – và đang – chắc chắn chẳng hơn gì sự thần kì cả.

Xem bài viết đầy đủ tại đây (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/lich-su-vat-ly/1407-hanh-trinh-huong-den-dien-tro-bang-khong-phan-1).


Tiêu đề: 09/04/1980 - Soyuz 35 mang hai nhà du hành lên trạm Salyut 6
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:22:12 am Ngày 09 Tháng Tư, 2012
09/04/1980 - Soyuz 35 mang hai nhà du hành lên trạm Salyut 6

Soyuz 35 là chuyến bay vũ trụ không người lái của Liên Xô vào năm 1980 lên trạm vũ trụ Salyut 6. Đó là sứ mệnh thứ 10 và là lần neo đậu thành công thứ 8 tại trạm vũ trụ trên. Phi hành đoàn Soyuz 35 là phi hành đoàn bay dài ngày thứ tư lên trạm vũ trụ.
Hai nhà du hành Leonid Popov và Valery Ryumin đã trải qua 185 ngày trong không gian vũ trụ, lập kỉ lục mới về sức chịu đựng trong vũ trụ. Ryumin vừa hoàn thành một sứ mệnh khác mới 8 tháng trước đó. Họ đã chào đón 4 vị khách đến thăm trạm, trong đó có nhà du hành người Hungary, người Cuba, và người Việt Nam đầu tiên.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/4/49/Salyut_6.jpg)

Trạm vũ trụ Salyut 6


Tiêu đề: 10/04/1813 - Ngày mất nhà toán học Joseph Louis Lagrange
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 05:43:49 pm Ngày 10 Tháng Tư, 2012
10/04/1813 - Ngày mất nhà toán học Joseph Louis Lagrange

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d8/Langrange_portrait.jpg)

Joseph-Louis Lagrange (25 tháng 1 năm 1736 – 10 tháng 4 năm 1813) là một nhà toán học và nhà thiên văn người Ý-Pháp. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực của giải tích toán học, lý thuyết số, cơ học cổ điển và cơ học thiên thể. Có thể nói ông là nhà toán học vĩ đại nhất của thế kỉ 18.

Trước khi tròn 20 tuổi ông đã là giáo sư hình học tại trường pháo binh hoàng gia ở Torino. Vào những năm hai mươi lăm tuổi ông được công nhận là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất vì những bài báo của ông về sự lan truyền sóng và các điểm cực trị của các đường cong. Công trình nổi tiếng nhất của ông, Mécanique Analytique (4. ed., 2 vols. Paris: Gauthier-Villars et fils, 1888-89. First Edition: 1788), là một cuốn sách toán về sau trở thành cơ sở cho ngành.

Với sự giới thiệu của Leonhard Euler và Jean le Rond d'Alembert, Lagrange kế nhiệm Euler để trở thành Viện trưởng Viện hàn lâm Khoa học Phổ ở Berlin. Dưới Đế chế Pháp I ông được phong nghị sỹ và bá tước. Ông được chôn cất trong điện Panthéon tại Paris.

[Theo Wikipedia]


Tiêu đề: 11/04/1798 – Ngày sinh nhà vật lí người Italy Macedonio Melloni
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:41:58 am Ngày 11 Tháng Tư, 2012
11/04/1798 – Ngày sinh nhà vật lí người Italy Macedonio Melloni

(http://360.thuvienvatly.com/images/2012/04/macedonio_melloni.jpg)

Macedonio Melloni (11 tháng 4, 1798 – 11 tháng 8, 1854) là nhà vật lí người Italy, nổi tiếng với việc chứng minh rằng bức xạ nhiệt có các tính chất vật lí giống với tính chất của ánh sáng.
Sinh ra ở Parma, vào năm 1924 ông được bổ nhiệm chức danh giáo sư tại trường đại học địa phương nhưng ông buộc phải trốn sang Pháp sau khi tham gia cuộc cách mạng năm 1831. Năm 1839, ông đến Naples và sớm được bổ nhiệm làm giám đốc Đài thiên văn Vesuvius; ông giữ chức vụ này cho đến năm 1848. Năm 1845, ông được bầu làm thành viên ngoại quốc của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.

Ông mất tại Portici, gần Naples, do bệnh dịch tả, hưởng thọ 56 tuổi.

Xem bài viết đầy đủ tại đây (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/nhan-vat/2348-macedonio-melloni--nguoi-tim-ra-ban-chat-cua-buc-xa-nhiet).


Tiêu đề: 12/04/1961 - Yuri Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ trên tàu Vostok 1
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:01:51 am Ngày 12 Tháng Tư, 2012
12/04/1961 - Yuri Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ trên tàu Vostok 1

Yuri Alekseievich Gagarin (tiếng Nga: Юрий Алексеевич Гагарин; 1934–1968) được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ ngày 12 tháng 4 năm 1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/1/19/Yuri_Gagarin_official_portrait.jpg)

Tàu vũ trụ Phương Đông với nhà du hành vũ trụ trên boong tàu xuất phát ngày 12 tháng 4 năm 1961 vào lúc 6 giờ 7 phút theo giờ quốc tế Greenwich (9 giờ 7 phút theo giờ Moskva). Yuri Gagarin đã hoàn thành một vòng bay trên tàu Phương Đông xung quanh Trái Đất.

Tín hiệu trong chuyến bay là "Кедр" ("Cây tuyết tùng"). Sau khi hoàn thành chuyến bay, từ độ cao vài kilômét thì Gagarin nhảy ra khỏi khoang và hạ cánh an toàn bằng dù không xa với thiết bị hạ cánh, trên cánh đồng của một nông trang ở tỉnh Saratov. Toàn bộ chuyến bay này kéo dài 1 giờ 48 phút.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0a/Vostok_spacecraft_diagram.png)


Tiêu đề: 13/04/1960 – Nước Mĩ phóng vệ tinh định vị đầu tiên trên thế giới
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:13:59 am Ngày 13 Tháng Tư, 2012
13/04/1960 – Nước Mĩ phóng Transit 1-B, hệ thống định vị qua vệ tinh đầu tiên trên thế giới

Hệ thống vệ tinh định vị TRANSIT bắt đầu được phát triển từ năm 1958, và một vệ tinh nguyên mẫu, Transit 1A, đã được phóng lên quỹ đạo vào tháng 9 năm 1959. Nhưng vệ tinh đó không đi vào quỹ đạo thành công. Một vệ tinh thứ hai, Transit 1B, được phóng lên thành công vào hôm 13 tháng 4, 1960, trên tên lửa Thor-Ablestar. Những kiểm nghiệm thành công đầu tiên của hệ thống được thực hiện trong năm 1960, và hệ thống đi vào phục vụ cho Hải quân Mĩ vào năm 1964.

(http://space.skyrocket.de/img_sat/transit-1b__1.jpg)

Vệ tinh Transit 1B của Hải quân Mĩ


Tiêu đề: 14/04/1902 - Marie và Pierre Curie tách được nguyên tố phóng xạ radium
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:51:25 am Ngày 15 Tháng Tư, 2012
14/04/1902 - Marie và Pierre Curie tách được nguyên tố phóng xạ radium

Nghiên cứu tiên phong của Marie và Pierre Curie lại được ghi nhận một lần nữa khi vào hôm 20/04/1995, thi thể của họ được mang từ nơi chôn cất ở Sceaux, ngay bên ngoài Paris, và trong một lễ kỉ niệm trang trọng đặt yên nghỉ dưới mái vòm đồ sộ của đền Panthéon. Như vậy, Marie Curie trở thành người phụ nữ đầu tiên được hưởng vinh dự này do danh giá riêng của bà. Một người phụ nữ, Sophie Berthelot, cũng vừa được chấp thuận cho yên nghỉ ở đó nhưng vì bà là vợ của nhà hóa học Macerlin Berthelot (1827 – 1907).

(http://360.thuvienvatly.com/images/stories/hinh-lich-su/mp1.png)

Mời tham khảo bài viết: Marie và Pierre Curie với việc khám phá ra Polonium và Radium (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/lich-su-vat-ly/369-marie-va-pierre-curie-voi-viec-kham-pha-ra-polonium-va-radium)


Tiêu đề: 15/04/1452 – Ngày sinh Leonardo da Vinci
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:53:35 am Ngày 15 Tháng Tư, 2012
15/04/1452 – Ngày sinh Leonardo da Vinci, họa sĩ/nhà điêu khắc/nhà khoa học/nhà tương lai học

Leonardo di ser Piero da Vinci (thường được phiên âm theo tiếng Pháp là "Lê-ô-na đơ Vanh-xi", hoặc phiên là "Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi) (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý - mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì da Vinci có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci. Ông nổi tiếng với những bức hoạ cổ điển của mình như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép (double hull), cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ở đây. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng (civil engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học, và bút ký.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/ba/Leonardo_self.jpg/382px-Leonardo_self.jpg)

Chân dung tự họa, khoảng 1512-1515

[Theo Wikipedia]


Tiêu đề: 16/04/1682 - Ngày sinh John Hadley, nhà toán học, nhà phát minh người Anh
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:01:04 am Ngày 16 Tháng Tư, 2012
16/04/1682 - Ngày sinh John Hadley, nhà toán học, nhà phát minh người Anh

John Hadley (16/04/1682 – 17/02/1744) là nhà toán học người Anh, người phát minh ra cái octant, tiền thân của cái sextant, vào khoảng năm 1730.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4b/John_Hadley.jpg)

John Hadley (1682 – 1744)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fd/Oktant.jpg/585px-Oktant.jpg)

Cái octant dùng để đo độ cao của mặt trời hoặc những thiên thể khác phía trên đường chân trời trên biển. Nếu biết rõ vị trí của vật thể trên bầu trời và thời gian quan sát, người sử dụng dễ dàng tính ra vĩ độ địa lí của mình.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a7/Sextant.jpg/451px-Sextant.jpg)

Sextant là thiết bị dùng để đo góc giữa hai vật thể nhìn thấy bất kì. Công dụng chủ yếu của nó là dùng để xác định góc giữa một thiên thể và đường chân trời gọi là cao độ của nó. Biết góc này và thời gian đo, người ta có thể tính ra tọa độ địa lí dựa trên một biểu đồ hàng hải hoặc hàng không.

Hadley còn có đóng góp cải tiến gương cho kính thiên văn phản xạ. Vào năm 1721, ông đã giới thiệu chiếc kính thiên văn parabol kiểu Newton đầu tiên trước Hội Hoàng gia Anh.

Ông là anh trai của nhà khí tượng học George Hadley.


Tiêu đề: 17/04/1967 - Phi thuyền vũ trụ Surveyor 3 rời bệ phóng lên hạ cánh Mặt trăng
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:59:43 am Ngày 17 Tháng Tư, 2012
17/04/1967 - Phi thuyền vũ trụ không người lái Surveyor 3 rời bệ phóng lên hạ cánh Mặt trăng

Surveyor 3 là phi thuyền hạ cánh thứ ba thuộc chương trình Surveyor không người lái của nước Mĩ đưa lên thám hiểm Mặt trăng. Rời bệ phóng hôm 17 tháng 4, 1967, Surveyor hạ cánh hôm 20 tháng 4, 1967 tại phần Mare Cogtinum thuộc vùng Oceanus Procellarum (S3º 01' 41.43" W23º 27' 29.55"). Nó đã truyền tổng cộng 6.315 hình ảnh TV về Trái đất.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/7/77/Surveyor_3_on_Moon.jpg/689px-Surveyor_3_on_Moon.jpg)

Surveyor 3 trên Mặt trăng. Ảnh chụp bởi Alan Bean, hơn 2 năm sau khi nó hạ cánh


Tiêu đề: 18/04/1911 - Ngày sinh nhà vật lí người Mĩ gốc Áo Maurice Goldhaber
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:52:31 am Ngày 18 Tháng Tư, 2012
18/04/1911 - Ngày sinh nhà vật lí người Mĩ gốc Áo Maurice Goldhaber

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/48/Goldhaber%2CMaurice_1937.jpg)

Maurice Goldhaber (18/04/1911 – 11/05/2011) là nhà vật lí người Mĩ gốc Áo. Vào năm 1957, cùng với Lee Grodzins và Andrew Sunyar, ông đã chứng minh rằng neutrino có helicity.

Trong vật lí hạt cơ bản, helicity là hình chiếu của spin lên phương của xung lượng:

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/math/9/c/1/9c1722f364217ecff5b0958537d13e29.png)

Năm 1934, tại Phòng thí nghiệm Cavendish ở Cambridge, Anh quốc, ông và James Chadwick, qua cái họ gọi là hiệu ứng quang điện hạt nhân, đã chứng minh rằng neutron có khối lượng lớn hơn proton để phân hủy.

Ông chuyển đến trường Đại học Illinois vào năm 1938. Vào thập niên 1940, cùng với vợ của mình, Gertrude Scharff-Goldhaber, ông đã chứng minh rằng các hạt beta là giống hệt với electron.

Ông tham gia Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven vào năm 1950. Cùng với Edward Teller, ông đã đề xuất cái gọi là "sự cộng hưởng hạt nhân lưỡng cực khổng lồ" do các neutron trong một hạt nhân dao động giống như một nhóm, còn các proton là một nhóm. (mô hình Goldhaber-Teller).

Ông có một vụ cá cược nổi tiếng với Hartland Snyder vào khoảng năm 1955 rằng các phản proton không thể tồn tại; khi thua cuộc, ông biện giải rằng lí do phản vật chất không xuất hiện dồi dào trong vũ trụ là vì trước Big Bang, một hạt độc thân, "universon" đã phân hủy thành "cosmon" và "phản cosmon", và sau đó cosmon phân hủy thành vũ trụ đã biết. Vào thập niên 1950, ông còn cho rằng toàn bộ các fermion như electron, proton và neutron, là "có cặp", nghĩa là mỗi hạt đi cùng với một hạt nặng hơn giống như vậy. Ông còn cho rằng trong cái sau này nổi tiếng là mô hình Goldhaber-Christie, cái gọi là những hạt lạ có cấu tạo gồm chỉ 3 hạt cơ bản. Ông là giám đốc của Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven từ năm 1961 đến 1973.

Goldhaber mất ngày 11 tháng 5, 2011 tại nhà riêng của ông ở East Setauket, New York, hưởng thọ đúng 100 tuổi.


Tiêu đề: 19/04/1971 – Liên Xô phóng Salyut 1, trạm vũ trụ đầu tiên
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:13:57 am Ngày 19 Tháng Tư, 2012
19/04/1971 – Liên Xô phóng Salyut 1, phòng thí nghiệm có người ở đầu tiên trên vũ trụ

Salyut 1 (DOS-1) (Tiếng Nga: Салют-1; Tiếng Anh: Salute 1) là trạm vũ trụ đầu tiên của nhân loại, do Liên Xô phóng lên quỹ đạo hôm 19 tháng 4, 1971. Nó được phóng không người lái trên một tên lửa Proton-K. Phi hành đoàn đầu tiên của nó đến muộn hơn trên tàu Soyuz 10, nhưng không thể tiến hành neo đậu hoàn toàn; phi hành đoàn thứ hai của nó bay trên tàu Soyuz 11 và vẫn ở trên tàu trong 23 ngày. Một cái van cân bằng áp suất trên tổ hợp đi vào khí quyển của tàu Soyuz 11 bị mở ra sớm khi phi hành đoàn quay về, làm 3 nhà du hành thiệt mạng. Sau tai nạn đó, các sứ mệnh tạm thời bị hoãn lại và Liên Xô đã cố tình cho trạm vũ trụ bốc cháy trong khí quyển sau tổng cộng 6 tháng trên quỹ đạo.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/c/cc/Salyut_1.jpg)

Salyut 1


Tiêu đề: 20/04/1918 - Ngày sinh Kai Siegbahn, Giải Nobel Vật lí 1981
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:21:42 am Ngày 20 Tháng Tư, 2012
20/04/1918 - Ngày sinh Kai Siegbahn, Giải Nobel Vật lí 1981

Kai Siegbahn, tên khai sinh là Kai Manne Börje Siegbahn (20.4.1918 – 20.7.2007) là nhà vật lý học người Thụy Điển đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1981.

(http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1981/siegbahn_postcard.jpg)

Ông sinh tại Lund, Thụy Điển. Cha ông là Manne Siegbahn cũng đoạt giải Nobel Vật lý năm 1924. Siegbahn đậu bằng tiến sĩ ở Đại học Stockholm năm 1944 và làm giáo sư ở Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển từ 1951-1954, sau đó làm giáo sư vật lý thực nghiệm ở Đại học Uppsala từ 1954-1984 - cùng một chức giáo sư như cha ông đã từng đảm nhận. Năm 1981 ông đoạt Giải Nobel Vật lý chung với Nicolaas Bloembergen và Arthur Schawlow cho công trình nghiên cứu Phổ học của họ.

Siegbahn đoạt giải này vì đã triển khai phương pháp Phổ học điện tử để phân tích Hóa học (ESCA), nay thường được mô tả như Phổ học quang điện tử bằng tia X (X-ray photoelectron spectroscopy, viết tắt là XPS). Vào thời điểm từ trần, ông vẫn hoạt động như nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Ångström của Đại học Uppsala.

[Theo Wikipedia]


Tiêu đề: 21/04/1994 – Công bố khám phá ra những hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:18:47 am Ngày 21 Tháng Tư, 2012
21/04/1994 – Nhà thiên văn học Alexander Wolszczan công bố khám phá ra những hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời

(http://360.thuvienvatly.com/images/2012/04/exo3.jpg)

Xem các bài viết về hành tinh ngoài hệ mặt trời tại đây (http://360.thuvienvatly.com/tag/h%C3%A0nh-tinh-ngo%E1%BA%A1i).




Tiêu đề: 22/04/1904 – Ngày sinh nhà vật lí người Mĩ J. Robert Oppenheimer
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:22:52 am Ngày 22 Tháng Tư, 2012
22/04/1904 – Ngày sinh nhà vật lí người Mĩ J. Robert Oppenheimer

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/03/JROppenheimer-LosAlamos.jpg/436px-JROppenheimer-LosAlamos.jpg)

J. Robert Oppenheimer (22 tháng 4, 1904 – 18 tháng 2, 1967) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, được biết đến với vai trò giám đốc của Dự án Manhattan. Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, mục đích của dự án đó là phát triển các loại vũ khí hạt nhân đầu tiên tại phòng thí nghiệm bí mật Los Alamos ở New Mexico. Được biết đến như là "cha đẻ của bom hạt nhân," Oppenheimer đã tỏ ra ân hận khi thấy sức giết người khủng khiếp của quả bom sau khi nó được sử dụng để phá hủy các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Sau chiến tranh, ông là cố vấn chính cho Ủy ban năng lượng hạt nhân Hoa Kỳ vừa mới được thành lập, ông đã dùng vị trí này để vận động cho việc kiểm soát năng lượng nguyên tử trên toàn thế giới và tránh khỏi cuộc chạy đua hạt nhân với Liên Xô. Sau khi làm nổi giận nhiều chính trị gia và các nhà khoa học khác với các quan điểm chính trị của ông, ông đã bị tước quyền an ninh (quyền được biết nhiều bí mật quốc gia) trong một phiên điều trần chính trị vào năm 1954. Mặc dù bị tước mất quyền ảnh hưởng chính trị trực tiếp, Oppenheimer vẫn tiếp tục giảng dạy, viết, và làm việc trong ngành vật lý. Một thập kỉ sau, Tổng thống John F. Kennedy đã tặng thưởng ông Huy chương Enrico Fermi như là một dấu hiệu trả lại quyền chính trị. Như là một khoa học gia, Oppenheimer được nhớ tới như là người sáng lập ra trường phái vật lý lý thuyết khi ở tại Đại học California tại Berkeley.


Tiêu đề: 23/04/1858 – Ngày sinh nhà vật lí Max Planck
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:03:02 am Ngày 23 Tháng Tư, 2012
23/04/1858 – Ngày sinh nhà vật lí Max Planck

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/32/Max_Planck.png/180px-Max_Planck.png)

Max Karl Ernst Ludwig Planck (23 tháng 4, 1858 – 4 tháng 10, 1947) là một nhà vật lí người Đức, được xem là người sáng lập cơ học lượng tử và do đó là một trong những nhà vật lí quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Tên tuổi của ông gắn liền với một trong hằng số quan trọng nhất trong vật lí học hiện đại: hằng số Planck.

Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực nhiệt học, đặc biệt là sự khám phá ra định luật bức xạ vật đen.

Ông giành Giải Nobel Vật lí 1918 cho thành tựu lí thuyết đề xuất khái niệm lượng tử năng lượng E = h ν
(trong đó E là năng lượng của một lượng tử năng lượng; h là hằng số mang tên ông, ν là tần số của bức xạ)


Tiêu đề: 24/04/1990 - Tàu con thoi Discovery mang Kính thiên văn vũ trụ Hubble lên quỹ đạo
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:09:33 pm Ngày 23 Tháng Tư, 2012
24/04/1990 – Sứ mệnh STS-131, Tàu con thoi vũ trụ Discovery mang Kính thiên văn vũ trụ Hubble lên quỹ đạo

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/bd/STS-31_Launch_-_GPN-2000-000684.jpg/800px-STS-31_Launch_-_GPN-2000-000684.jpg)

Kính thiên văn Hubble được nghiên cứu từ thập niên 1970 và phóng lên không gian năm 1990, đã tạo ra một bước đột phá quan trọng trong quan sát thiên văn trong phổ quang học, tử ngoại và hồng ngoại cho thời kỳ này, nhờ vào ưu điểm là quan sát các thiên thể mà không bị ảnh hưởng bởi khí quyển Trái Đất.

Nó có thể thu nhận ánh sáng từ vật thể cách xa 12 tỉ năm ánh sáng. Nó lần đầu tiên sử dụng công nghệ Multi-Anode Microchannel Array (MAMA) để ghi nhận tia tử ngoại nhưng loại trừ ánh sáng. Nó có sai số trong định hướng nhỏ tương đương với việc chiếu một tia laser đến đúng vào một đồng xu cách đó 320 km và giữ yên như thế.

Việc thiết kế kính này theo dạng mô-đun cho phép các phi hành gia tháo gỡ, thay thế hoặc sửa chữa từng mảng bộ phận dù họ không có chuyên môn sâu về các thiết bị. Trong một lần sửa, độ phân giải của Hubble đã được tăng lên gấp 10.

Hubble cung cấp khoảng 5-10 GB dữ liệu một ngày. Vài khám phá quan trọng do Hubble mang lại gồm có:

• Hình ảnh chi tiết của mọi loại tinh vân, đặc biệt là những tinh vân đang phát tán gần các thiên hà xoắn ốc;
• Hình ảnh những thiên hà đang va chạm nhau và những thiên hà quasar;
• Chứng cứ đầu tiên về sự hiện diện của lỗ đen;
• Vị trí chính xác những cơn bão bụi trên Sao Hỏa và thêm chi tiết về bầu khí quyển của hành tinh này;
• Chi tiết sự va đập của sao chổi Shoemaker-Levy 9 vào Sao Mộc;
• Chi tiết những cơn bão rộng hàng ngàn km trên Sao Thiên Vương;
• Xác định và tính toán sự giãn nở của vũ trụ

[Theo Wikipedia]


Tiêu đề: 25/04/1954 – Bell Labs công bố sản phẩm pin mặt trời đầu tiên
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:53:56 am Ngày 25 Tháng Tư, 2012
25/04/1954 – Bell Labs công bố sản phẩm pin mặt trời đầu tiên

Pin năng lượng mặt trời (hay pin quang điện, tế bào quang điện), là thiết bị bán dẫn chứa lượng lớn các diod p-n, duới sự hiện diện của ánh sáng mặt trời có khả năng tạo ra dòng điện sử dụng được. Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng quang điện.

Các pin năng lượng mặt trời có nhiều ứng dụng. Chúng đặc biệt thích hợp cho các vùng mà điện năng trong mạng lưới chưa vươn tới, các vệ tinh quay xung quanh quỹ đạo trái đất, máy tính cầm tay, các máy điện thoại cầm tay từ xa, thiết bị bơm nước... Pin năng lượng mặt trời (tạo thành các module hay các tấm năng lượng mặt trời) xuất hiện trên nóc các tòa nhà nơi chúng có thể kết nối với bộ chuyển đổi của mạng lưới điện.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/90/Solar_cell.png)

Một tế bào quang điện

Hiệu ứng quang điện được phát hiện đầu tiên năm 1839 bởi nhà vật lý Pháp Alexandre Edmond Becquerel. Tuy nhiên cho đến 1883 một pin năng lượng mới được tạo thành, bởi Charles Fritts, ông phủ lên mạch bán dẫn selen một lớp cực mỏng vàng để tạo nên mạch nối, thiết bị chỉ có hiệu suất 1%. Russell Ohl được xem là người tạo ra pin năng lượng mặt trời đầu tiên năm 1946. Sven Ason Berglund đã có phương pháp liên quan đến việc tăng khả năng cảm nhận ánh sáng của pin.

Tế bào quang điện hiện đại đầu tiên được Bell Labs phát triển vào năm 1954. Tế bào mặt trời hiệu suất cao lần đầu tiên được phát triển bởi Daryl Chapin, Calvin Souther Fuller và Gerald Pearson vào năm 1954 sử dụng một lớp tiếp xúc p-n silicon khuếch tán. Ban đầu, các tế bào chỉ được phát triển làm đồ chơi và những công dụng linh tinh khác, vì chi phí phát điện của chúng rất cao.


Tiêu đề: 26/04/1514 - Copernicus tiến hành những quan sát đầu tiên của ông về Thổ tinh
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:06:53 am Ngày 26 Tháng Tư, 2012
26/04/1514 - Copernicus tiến hành những quan sát đầu tiên của ông về Thổ tinh

(http://360.thuvienvatly.com/images/stories/hiepkhachquay4/thotinh_tr5.jpg)

Mời các bạn tải về tập sách nhỏ (http://thuvienvatly.com/home/index.php?option=com_remository&Itemid=215&func=fileinfo&id=10585) do TVVL thực hiện về Thổ tinh - hành tinh có vành xinh đẹp của hệ mặt trời chúng ta.

Hoặc đọc trực tuyến tại 360.thuvienvatly.com (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/thien-van-vu-tru/1106-tho-tinh-phan-1)


Tiêu đề: 27/04/1791 - Ngày sinh nhà phát minh Samuel Finley Breese Morse
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:14:21 am Ngày 27 Tháng Tư, 2012
27/04/1791 - Ngày sinh nhà phát minh Samuel Finley Breese Morse

Samuel Finley Breese Morse (27 tháng 4, 1791 – 2 tháng 4, 1872) là nhà phát minh người Mĩ có đóng góp cho sự ra đời của hệ thống điện báo một dây trên cơ sở máy điện báo của châu Âu, là nhà đồng phát minh ra mã Morse, và là một họa sĩ có tiếng.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8d/Samuel_Morse_1840.jpg/220px-Samuel_Morse_1840.jpg)

Vào thập niên 1830, chàng sinh viên nghệ thuật người Mĩ Samuel Morse trở nên hứng thú với ý tưởng máy điện báo. Ông biết rõ nhu cầu cho một dụng cụ như vậy: Trong lúc đi ra nước ngoài, ông chỉ hay tin vợ ông mất sau vài tuần vì thực tế chẳng có cách nào đưa tin đến ông nhanh hơn được. Morse đã phát triển một nguyên mẫu của dụng cụ, cũng như một bộ mã đặc biệt biến đổi các kí tự thành các vạch và các chấm.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/15/Morse_tegraph.jpg/220px-Morse_tegraph.jpg)

Nguyên mẫu máy điện báo của Samuel Morse


Tiêu đề: 28/04/1900 – Ngày sinh nhà thiên văn học Jan Oort
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:24:16 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012
28/04/1900 – Ngày sinh nhà thiên văn học Jan Oort

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/5/54/Oort.jpg/220px-Oort.jpg)

Jan Hendrik Oort (Franeker, 28 tháng 4, 1900 – Leiden, 5 tháng 11, 1992) là nhà thiên văn học người Hà Lan. Ông là một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực thiên văn học vô tuyến. Đám mây Oort – nơi ra đời của các sao chổi – mang tên của ông.


Tiêu đề: 29/04/1854 – Ngày sinh Henri Poincaré
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:50:12 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012
29/04/1854 – Ngày sinh Henri Poincaré

Jules Henri Poincaré ( 29/04/1854 - 17/06/1912) là một nhà toán học, nhà vật lí lí thuyết, và là một triết gia người Pháp. Ông là một người đa tài và được coi là người có tầm hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực khoa học như trong toán học chẳng hạn.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/af/JH_Poincare.jpg)

Là một nhà toán học và vật lí, ông đã có rất nhiều đóng góp căn bản cho toán học thuần túy, toán học ứng dụng, vật lí toán, và cơ học thiên thể.Ông cũng là người đặt ra bài toán nổi tiếng giả thuyết Poincaré trong toán học. Khi nghiên cứu về bài toán ba vật thể, ông là người đầu tiên khám phá ra Hệ có tính tất định hỗn độn, sau này là cơ sở cho lí thuyết hỗn độn hiện đại(Chaos Theory). Ông được coi là một trong những cha đẻ của tô pô học.

Poincaré đã đưa ra nguyên lí Tương đối hiện đại, và lần đầu tiên ông đã biểu diễn các phép biến đổi Lorentz theo dạng đối xứng hiện đại của chúng. Poincaré đã phát hiện ra các phép biến đổi vận tốc vẫn còn đúng trong phạm vi tương đối tính, và đã gửi điều này trong một lá thư tới Hendrik Lorentz vào năm 1905. Dựa vào điều này, ông đã rút ra được tính bất biến của các phương trình Maxwell trong lí thuyết tương đối đặc biệt - một bước quan trọng trong việc xây dụng lí thuyết này.

Nhóm Poincaré sử dụng trong toán học và vật lí được đặt theo tên của ông.


Tiêu đề: 30/04/1777 – Ngày sinh nhà toán học, nhà khoa học Carl Friedrich Gauss
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:07:15 am Ngày 30 Tháng Tư, 2012
30/04/1777 – Ngày sinh nhà toán học, nhà khoa học Carl Friedrich Gauss

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9b/Carl_Friedrich_Gauss.jpg/200px-Carl_Friedrich_Gauss.jpg)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3f/Carl_Friedrich_Gau%C3%9F_signature.svg/128px-Carl_Friedrich_Gau%C3%9F_signature.svg.png)

Carl Friedrich Gauß (được viết phổ biến hơn với tên Carl Friedrich Gauss; 30 tháng 4, 1777 – 23 tháng 2, 1855) là một nhà toán học và nhà khoa học người Đức tài năng, người đã có nhiều đóng góp lớn cho các lĩnh vực khoa học, như lí thuyết số, giải tích, hình học vi phân, khoa trắc địa, từ học, thiên văn học và quang học. Được mệnh danh là "hoàng tử của các nhà toán học", với ảnh hưởng sâu sắc cho sự phát triển của toán học và khoa học, Gauss được xếp ngang hàng cùng Leonhard Euler, Isaac Newton và Archimedes như là những nhà toán học vĩ đại nhất của lịch sử.

Từ lúc nhỏ tuổi, Gauss đã thể hiện mình là một thần đồng, để lại nhiều giai thoại, trong đó có nhắc đến những phát kiến đột phá về toán học ngay ở tuổi thiếu niên. Ông đã hoàn thành quyển Disquisitiones Arithmeticae, vào năm 24 tuổi. Công trình này đã tổng kết lí thuyết số và hình thành lĩnh vực nghiên cứu này như một ngành toán học mà ta thấy ngày nay.


Tiêu đề: 01/05/1006 – Người Trung Quốc quan sát sao siêu mới trong chòm sao Lupus
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:30:22 am Ngày 01 Tháng Năm, 2012
01/05/1006 – Người Trung Quốc và người Hi Lạp quan sát sao siêu mới trong chòm sao Lupus

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d4/Keplers_supernova.jpg/250px-Keplers_supernova.jpg)

Sao siêu mới Kepler, SN 1604

Sao siêu mới, hay siêu tân tinh, là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn, cấp sao biểu kiến tăng lên đột ngột hàng tỉ lần, rồi giảm dần trong vài tuần hay vài tháng. Tổng năng lượng thoát ra đạt tới 1044J. Cấp sao tuyệt đối có thể đạt đến -20m.

Có hai kiểu nổ. Trong kiểu thứ nhất, các sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó, cho đến lúc mật độ và áp suất tăng cao gây nên bùng nổ. Trong kiểu thứ hai, các sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó, cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch. Trong cả hai kiểu này, một lượng lớn vật chất của sao bị đẩy bật ra không gian xung quanh.

Kiểu nổ thứ nhất kết thúc một quá trình sống của một ngôi sao, kết quả có thể là nhân ngôi sao trở thành sao lùn trắng, sao neutron (pulsar, sao từ, sao hyperon hay sao quark...) hay hố đen tùy thuộc chủ yếu vào khối lượng ngôi sao. Các vật chất lớp vỏ sao bị bắn vào khoảng không giữa các vì sao trở thành tàn tích sao siêu mới.

Xem những bài viết về sao siêu mới tại 360.thuvienvatly.com (http://360.thuvienvatly.com/tag/sao-si%C3%AAu-m%E1%BB%9Bi)


Tiêu đề: 02/05/1780 - William Herschel phát hiện sao đôi đầu tiên, Xi Ursae Majoris
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:56:47 am Ngày 02 Tháng Năm, 2012
02/05/1780 - William Herschel phát hiện sao đôi đầu tiên, Xi Ursae Majoris

Một sao đôi được tạo thành từ một hệ thống gồm hai ngôi sao chuyển động trên quỹ đạo của khối tâm hai ngôi sao. Đối với mỗi ngôi sao, sao kia là "bạn đồng hành" của nó. Các nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra rằng có một lượng lớn ngôi sao trong những hệ thống khác nhau là có ít nhất hai ngôi sao. Sao đôi rất quan trọng trong vật lý thiên văn, bởi vì việc quan sát quỹ đạo của chúng sẽ giúp cho việc xác định khối lượng của chúng. Khối lượng của nhiều ngôi sao đơn sẽ được xác định bằng cách ngoại suy từ những sao đôi.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6a/Gwiazda_podw%C3%B3jna_za%C4%87mieniowa_schemat.png.svg/800px-Gwiazda_podw%C3%B3jna_za%C4%87mieniowa_schemat.png.svg.png)

Sao đôi không tương tự như sao đôi quang học, vốn có vẻ gần nhau khi được quan sát từ Trái Đất, nhưng có thể không ràng buộc với nhau bằng lực hấp dẫn. Các sao đôi vừa có thể được nhận ra bằng quang học (sao đôi thị giác), hoặc gián tiếp bằng các thiết bị kỹ thuật như là quang phổ kế, sao đôi quang phổ. Nếu sao đôi chuyển động trên mặt phẳng song song với phương quan sát, chúng sẽ che khuất nhau; trường hợp này được gọi là các sao đôi che nhau.

Những hệ gồm nhiều hơn hai thành viên, được gọi là các đa sao, cũng không phải là hiếm và thường cũng được xếp hạng bằng cùng cái tên đó. Các thành viên trong các hệ sao đôi có thể trao đổi khối lượng, đưa quy trình tiến hóa của chúng tới những giai đoạn mà những ngôi sao đơn không thể đạt được. Những ví dụ về các hệ sao đôi gồm Algol (một hệ sao đôi che nhau), Sirius, và Cygnus X-1 (một thành viên của hệ này có thể là một hố đen).


Tiêu đề: 03/05/1661 - Johannes Hevelius quan sát lần đi qua thứ ba của Thủy tinh
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:08:41 am Ngày 03 Tháng Năm, 2012
03/05/1661 - Johannes Hevelius quan sát lần đi qua thứ ba trong lịch sử của Thủy tinh

(http://360.thuvienvatly.com/images/2012/05/pasachoff1.jpg)

Xem bài viết tại 360.thuvienvatly.com (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/thien-van-vu-tru/2390-kim-tinh-bay-gio-hoac-la-khong-bao-gio-phan-1)

03/05/1892 – Ngày sinh George Thomson, Giải Nobel Vật lí 1937, người chứng minh sự nhiễu xạ electron (chung với chung với Clinton Davisson)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c2/George_Paget_Thomson.jpg/225px-George_Paget_Thomson.jpg)


Tiêu đề: 04/05/1733 – Ngày sinh nhà khoa học Jean-Charles, hiệp sĩ de Borda
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:50:02 am Ngày 04 Tháng Năm, 2012
04/05/1733 – Ngày sinh nhà khoa học Jean-Charles, hiệp sĩ de Borda

Jean-Charles, hiệp sĩ de Borda (4 tháng 5, 1733 – 19 tháng 2, 1799) là nhà toán học, nhà vật lí, nhà khoa học chính trị, và là người lính hải quân Pháp.

Sinh ra ở thành phố Dax, vào năm 1756, Borda đã viết quyển Mémoire sur le mouvement des projectiles, một tác phẩm kĩ thuật quân sự. Với thành tựu này, ông được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào năm 1764.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/03/Jean_Charles_Borda.jpg/150px-Jean_Charles_Borda.jpg)

Một trong những đóng góp của ông cho lĩnh vực vật lí học là việc góp phần xây dựng chuẩn mét, cơ sở của hệ mét.


Tiêu đề: 05/05/1921 – Ngày sinh nhà phát minh laser Arthur Leonard Schawlow
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:48:37 pm Ngày 04 Tháng Năm, 2012
05/05/1921 – Ngày sinh nhà phát minh laser Arthur Leonard Schawlow

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/62/Artur_Schawlow%2C_Stanford_University.jpg)

Arthur Leonard Schawlow (5 tháng 5, 1921 – 28 tháng 4, 1999) là nhà vật lí người Mĩ, nổi tiếng nhất với công trình nghiên cứu về laser, thành tựu mang đến cho ông Giải Nobel Vật lí năm 1981 cùng với Nicolaas Bloembergen và Kai Siegbahn.



Tiêu đề: 06/05/ 1872 – Ngày sinh nhà khoa học Willem de Sitter
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:19:50 pm Ngày 06 Tháng Năm, 2012
06/05/ 1872 – Ngày sinh nhà khoa học Willem de Sitter

Willem de Sitter (6 tháng 5, 1872 – 20 tháng 11, 1934) là nhà toán học, nhà vật lí, và nhà thiên văn học người Hà Lan.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/94/DeSitter.jpg)

Sinh ra ở Sneek, De Sitter học toán tại trường Đại học Groningen rồi sau đó xin vào phòng thí nghiệm thiên văn học Groningen. Ông làm việc tại Đài thiên văn Cape ở Nam Phi (1897–1899). Sau đó, vào năm 1908, de Sitter được bổ nhiệm làm trưởng khoa thiên văn học tại trường Đại học Leiden. Ông là giám đốc Đài thiên văn Leiden từ năm 1919 cho đến năm ông qua đời.

De Sitter có những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực vũ trụ học vật lí. Ông là đồng tác giả của một bài báo viết chung với Albert Einstein vào năm 1932 trong đó họ cho rằng có thể có những lượng lớn vật chất không phát ra ánh sáng, ngày nay thường được gọi là vật chất tối. Ông còn đi tới khái niệm không gian de Sitter và vũ trụ de Sitter, một nghiệm cho thuyết tương đối tổng quát của Einstein trong đó không có vật chất và một hằng số vũ trụ học dương. Nghiệm này mang lại một vũ trụ trống rỗng, giãn nở theo hàm số mũ. De Sitter còn nổi tiếng với nghiên cứu của ông về Mộc tinh.

Theo Wikipedia/EN


Tiêu đề: 07/05/1952 – Geoffrey W.A. Dummer lần đầu tiên nêu ra khái niệm mạch tích hợp
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:56:42 am Ngày 07 Tháng Năm, 2012
07/05/1952 – Geoffrey W.A. Dummer lần đầu tiên nêu ra khái niệm mạch tích hợp

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/02/80486dx2-large.jpg/800px-80486dx2-large.jpg)

Vi mạch tích hợp, hay vi mạch, hay mạch tích hợp (integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau, kích thước cỡ micrômét (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon cho lĩnh vực điện tử học.

Các vi mạch tích hợp được thiết kế để đảm nhiệm một chức năng như một linh kiện phức hợp. Một mạch tích hợp sẽ giúp giảm kích thước của mạch điện đi rất nhiều,bên cạnh đó là độ chính xác tăng lên.IC là một phần rất quan trọng của các mạch logic. Có nhiều loại IC,lập trình được và cố định chức năng,không lập trình được.Mỗi IC có tính chất riêng về nhiệt độ,điện thế giới hạn,công suất làm việc,được ghi trong bảng thông tin (datasheet) của nhà sản xuất Hiện nay, công nghệ silicon đang tính tới những giới hạn của vi mạch tích hợp và các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra một loại vật liệu mới có thể thay thế công nghệ silicon này.


Tiêu đề: 08/05/1859 – Ngày sinh nhà toán học Johan Jensen
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:03:25 pm Ngày 08 Tháng Năm, 2012
08/05/1859 – Ngày sinh nhà toán học Johan Jensen

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/45/Johan_Ludvig_William_Valdemar_Jensen_by_Vilhelm_Rieger.jpg)

Johan Ludwig William Valdemar Jensen, thường gọi là Johan Jensen, (8 tháng 5, 1859 – 5 tháng 3, 1925) là nhà toán học và kĩ sư người Đan Mạch. Ông là chủ tịch Hội Toán học Đan Mạch từ năm 1892 đến 1903.

Jensen sinh ra ở Nakskov, Đan Mạch, nhưng ông trải qua phần lớn cuộc đời thơ ấu của mình ở miền bắc Thụy Điển, vì cha của ông xin được việc làm quản lí cho một vùng đất mới ở đó. Gia đình họ trở về Đan Mạch trước năm 1876, rồi Jensen vào học trường Đại học Công nghệ Copenhagen. Mặc dù ông học toán cùng với nhiều môn học khác ở trường, và còn cho công bố một bài báo toán học nữa, nhưng sau này mới tự học được những chủ đề toán cao cấp và ông chưa hề có được một địa vị nào trong giới hàn lâm cả. Thay vậy, ông là một vị kĩ sư thành công tại Công ti Điện thoại Bell ở Copenhagen từ năm 1881 đến 1924, và trở thành trưởng phòng kĩ thuật vào năm 1890. Toàn bộ những nghiên cứu toán học của ông được thực hiện trong những lúc rảnh rỗi. Jensen được biết tới nhiều nhất với bất đẳng thức nổi tiếng mang tên ông, bất đẳng thức Jensen. Vào năm 1915, Jensen còn chứng minh công thức Jensen trong phân tích số phức.


Tiêu đề: 09/05/1962 – Lần đầu tiên chiếu phản xạ thành công một chùm laser lên mặt tră
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:35:38 am Ngày 09 Tháng Năm, 2012
09/05/1962 – Lần đầu tiên chiếu phản xạ thành công một chùm laser lên mặt trăng

(http://www.lpi.usra.edu/lunar/missions/apollo/apollo_15/images/laser_beam_lg.gif)

Tia từ laser thường có độ phân kì rất nhỏ, (độ chuẩn trực cao). Độ chuẩn trực tuyệt đối là không thể tạo ra, bởi giới hạn nhiễu xạ. Tuy nhiên, tia laser có độ phân kỳ nhỏ hơn so với các nguồn sáng. Một tia laser được tạo từ laser He-Ne, nếu chiếu từ Trái Đất lên Mặt Trăng, sẽ tạo nên một hình tròn đường kính khoảng 1 dặm (1,6 kilômét). Một vài laser, đặc biệt là với laser bán dẫn, có với kích thước nhỏ dẫn đến hiệu ứng nhiễu xạ mạnh với độ phân kỳ cao.


Tiêu đề: 10/05/1788 - Ngày sinh nhà vật lí Augustin-Jean Fresnel
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:53:45 am Ngày 10 Tháng Năm, 2012
10/05/1788 - Ngày sinh nhà vật lí Augustin-Jean Fresnel

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/02/Augustin_Fresnel.jpg)

Augustin Jean Fresnel (10/05/1788-14/7/1827), là nhà vật lý học người Pháp, người đã có đóng góp quan trọng trong việc thiết lập lý thuyết về sóng quang học. Fresnel đã nghiên cứu về trạng thái của sóng cả về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm.

Ông là người được biết đến nhiều nhất với phát minh về thấu kính Fresnel, được áp dụng sớm nhất cho đèn hải đăng khi ông còn là 1 người phụ trách về đèn biển. Thấu kính của ông xuất hiện trong rất nhiều các thiết bị ngày nay.
Fresnel là con trai của một kiến trúc sư. Ông sinh ra ở Broglie (Eure, nước Pháp). Ban đầu, việc học hành của ông khá chậm chạp, thậm chí đến năm 8 tuổi ông vẫn không biết đọc. Năm 13 tuổi, ông vào trường Ecole Centrale ở Caen, và năm 16 tuổi vào Ecole Polytechnique. Ông làm kỹ sư lần lượt ở các khu hành chính ở Vendeé, Drôme và Ille-et-Vilain. Do phục vụ dưới vương triều Bourbon, ông bị mất chức khi Napoleon trở lại nắm quyền vào năm 1814.

Khi chế độ quân chủ được thiết lập trở lại ở nước Pháp, ông được nhận vào làm kỹ sư ở Paris, là nơi mà ông đã dành phần lớn cuộc đời ở đó. Những nghiên cứu về quang học của ông bắt đầu từ năm 1814 và tiếp tục đến khi ông qua đời. Những nghiên cứu đầu tiên của ông về quang sai đã không được công bố. Năm 1818, ông viết một bản luận văn về nhiễu xạ. Luận văn này đã nhận được giải thưởng của học viện khoa học Paris vài năm sau đó. Năm 1823 ông vào làm việc ở học viện này, và năm 1825 trở thành thành viên của hội khoa học hoàng gia London. Năm 1819 ông được bổ nhiệm phụ trách về hải đăng. Từ đó ông đã phát minh ra 1 loại thấu kính đặc biệt mang tên ông, mà ngày nay gọi là thấu kính Fresnel, được coi như là một loại gương.

Fresnel mất vì bệnh lao tại Ville-d’Avray, gần Paris. Ông được hội khoa học hoàng gia London trao tặng huy chương Rumford Medal trong khi đang bị bệnh.

Những cống hiến trong suốt cuộc đời của ông về quang học rất ít được coi trọng. Và một vài công trình của ông cũng không được học viện in ấn đến tận nhiều năm sau khi ông qua đời. Nhưng như ông đã viết trong thư gửi cho Young, trong ông những thứ ‘hư danh mà mọi người gọi là tình yêu của sự vinh quang’ đã bị mài mòn. ‘Tất cả những lời khen’, ông nói, ‘mà tôi nhận được từ Laplace, Arago hay Biot không bao giờ khiến tôi hài lòng bằng những khám phá về sự thật bằng lý thuyết hay là những sự xác thực của tính toán bằng thực nghiệm.

Những khám phá và suy luận toán học của ông, được xây dựng dựa trên cơ sở thực nghiệm của Thomas Young, đã mở rộng lý thuyết về sóng đến một loạt những hiện tượng quang học. Năm 1817, Young đã đề xuất 1 mô hình ánh sáng theo đó sóng ánh sáng có tồn tại 2 kiểu dao động dọc và ngang, nhằm giải thích hiện tượng phân cực. Đến năm 1923, Fresnel đã bằng toán học chỉ ra rằng, hiện tượng phân cực có thể được lí giải chỉ khi sóng ánh sáng hoàn toàn là sóng ngang, không có thành phần sóng dọc.
Ông cũng là người đề xuất ra phương án dùng 2 gương phẳng kim loại hợp với nhau 1 góc gần 180 độ để thực hiện thí nghiệm giao thoa nhằm loại bỏ hiệu ứng nhiễu xạ gây ra bởi khe hẹp. Điều đó cho phép ông điều khiển thí nghiệm gia thoa đúng như lý thuyết sóng.


Tiêu đề: 11/05/1918 – Ngày sinh nhà vật lí Richard Feynman
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:28:10 pm Ngày 10 Tháng Năm, 2012
11/05/1918 – Ngày sinh nhà vật lí Richard Feynman

(http://thuvienvatly.com/home/images/stories3/hiepkhachquay/tintuc2/feynmann1.png)

Richard Feynman sẽ luôn luôn được biết đến là một thiên tài, người đã hình dung lại lực điện từ là một hiện tượng lượng tử và là người đã thay thế những phương trình phức tạp bằng những biểu đồ đơn giản. Nhưng ông sẽ còn được nhớ tới là một “nhân vật hiếu kì”, đó là cách ông tự mô tả bản thân mình trong phần phụ dẫn của quyển hồi kí best selling của ông, Chắc chắn Ngài đang đùa, Mr Feynmann, xuất bản năm 1985, và Cái bạn quan tâm có là cái người khác nghĩ hay không?, xuất bản chỉ vài tháng trước khi ông qua đời, năm 1988. Feynmann không chỉ là người hành quân theo nhịp đánh của một tay trống khác, như những người theo chủ nghĩa cá nhân thường phải làm. Bản thân ông chính là một tay trống khác.

Xem tiếp bài viết tại đây. (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/lich-su-vat-ly/122-lich-su-vat-ly-the-ki-20-richard-feynman-p29-)


Tiêu đề: 12/05 - Ngày freedom của ngành vật lí
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:28:32 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012
12/05 - Ngày freedom của ngành vật lí, không có sự kiện lịch sử nào nổi bật trong ngày này!!


Tiêu đề: 13/05/1938 – Ngày mất nhà vật lí người Thụy Sĩ Charles Edouard Guillaume
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:09:04 am Ngày 13 Tháng Năm, 2012
13/05/1938 – Ngày mất nhà vật lí người Thụy Sĩ Charles Edouard Guillaume

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/51/Guillaume_1920.jpg)

Charles Édouard Guillaume (15 tháng 2 năm 1861 tại Fleurier, Thụy Sĩ – 13 tháng 5 năm 1938 tại Sèvres, Pháp) là một nhà vật lý học nhận Giải Nobel Vật lý năm 1920 để công nhận đóng góp của ống đối với ngành đo lường chính xác trong vật lý học khi ông khám phá ra các dị thường của nickel trong hợp kim thép. Guillaume được người ta biết đến với khám phá về các hợp kim nickel-thép mà ông gọi là invar và elinvar. Invar có hệ số giãn nở nhiệt gần như bằng không, khiến nó hữu dụng trong việc chế tạo các thiết bị đo lường chính xác có kích thước không đổi ở các nhiệt độ khác nhau. Ông là con trai của một người chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ. Guillaume kết hôn với A.M. Taufflieb năm 1888 và họ có 3 con.


Tiêu đề: 14/05/1899 – Ngày sinh nhà vật lí người Pháp Pierre Victor Auger
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:35:19 am Ngày 14 Tháng Năm, 2012
14/05/1899 – Ngày sinh nhà vật lí người Pháp Pierre Victor Auger

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/8/85/Pierre_Victor_Auger.jpg)

Pierre Victor Auger (14 tháng 5, 1899 – 24 tháng 12, 1993) là nhà vật lí người Pháp, sinh ra ở Paris. Ông nghiên cứu trong lĩnh vực vật lí nguyên tử, vật lí hạt nhân và vật lí tia vũ trụ.

Trong công trình nghiên cứu của ông về tia vũ trụ, ông tìm thấy rằng các sự kiện bức xạ vũ trụ trùng khớp về thời gian có nghĩa là chúng đi cùng với một sự kiện thôi, một cơn mưa khí quyển. Ông ước tính năng lượng của hạt tới tạo ra những cơn mưa khí quyển lớn ít nhất phải là 1015 eV (electron volt) = 106  hạt 108 eV (năng lượng tới hạn trong khí quyển) và gấp mười lần năng lượng bị mất do truyền trong khí quyển (Auger et al., 1939).

Theo Wikipedia English


Tiêu đề: 16/05/1950 – Ngày sinh nhà vật lí người Đức J. Georg Bednorz
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:37:54 pm Ngày 17 Tháng Năm, 2012
16/05/1950 – Ngày sinh nhà vật lí người Đức J. Georg Bednorz

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/81/Ibmgb.jpg)

Johannes Georg Bednorz là nhà vật lí tại Phòng nghiên cứu IBM Zürich. Ông nổi tiếng nhất với những đóng góp cho sự khám phá ra hiện tượng siêu dẫn nhiệt độ cao, nhờ đó mà ông cùng nhận Giải Nobel Vật lí năm 1987 cùng với Müller.

Năm 1983, Bednorz và Müller bắt đầu một nghiên cứu có hệ thống về tính chất điện của những chất ceramic hình thành từ những oxide kim loại chuyển tiếp, và vào năm 1986 họ đã thành công trong việc gây ra sự siêu dẫn ở hợp chất lanthanum barium đồng oxide (LaBaCuO, còn gọi là LBCO); oxide này có nhiệt độ tới hạn (Tc) là 35 K, cao hơn 12 K so với kỉ lục trước đó. Khám phá này đã thúc đẩy sự nghiên cứu mạnh mẽ về sự siêu dẫn nhiệt độ cao ở những chất liệu cuprate có cấu trúc tương tự như LBCO, chúng sớm mang đến việc khám phá ra những hợp chất như BSCCO (Tc 107K) và YBCO (Tc 92K).


Tiêu đề: 17/05/1909 – Ngày sinh nhà vật lí người Mĩ Julius Sumner Miller
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:11:33 pm Ngày 17 Tháng Năm, 2012
17/05/1909 – Ngày sinh nhà vật lí người Mĩ Julius Sumner Miller

(http://www.abc.net.au/science/quiz/img/jsmiller.jpg)

Julius Sumner Miller (17 tháng 5, 1909 – 14 tháng 4, 1987) là nhà vật lí người Mĩ và là một nhân vật truyền hình. Ông được biết đến với công trình của ông về những chương trình truyền hình dành cho trẻ em ở Bắc Mĩ và Australia.


Tiêu đề: 18/05/1850 – Ngày sinh nhà vật lí người Anh Oliver Heaviside
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:49:02 am Ngày 18 Tháng Năm, 2012
18/05/1850 – Ngày sinh nhà vật lí người Anh Oliver Heaviside

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8a/Oliver_Heaviside2.jpg)

Oliver Heaviside (18 tháng 5, 1850 – 3 tháng 2, 1925) là kĩ sư điện, nhà toán học và nhà vật lí tự học người Anh. Ông là người đã đưa số phức vào nghiên cứu mạch điện, phát minh ra những kĩ thuật toán học để giải các phương trình vi phân (sau này người ta thấy là tương đương với các phép biến đổi Laplace), thiết lập lại hệ phương trình Maxwell theo lực điện, lực từ và năng thông, và là người đồng thiết lập nên kĩ thuật phân tích vector. Mặc dù xung đột với nền tảng khoa học trong phần lớn cuộc đời ông, nhưng Heaviside đã làm thay đổi bộ mặt của toán học và khoa học trong năm tháng sau đó.


Tiêu đề: 19/05/1918 – Ngày sinh nhà vật lí Abraham Pais
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:31:31 am Ngày 19 Tháng Năm, 2012
19/05/1918 – Ngày sinh nhà vật lí Abraham Pais

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/81/Abraham_Pais.jpg)

Abraham (Bram) Pais (19 tháng 5, 1918 – 28 tháng 7, 2000) là nhà vật lí người Mĩ gốc Hà Lan và là một nhà nghiên cứu lịch sử khoa học. Pais lấy bằng tiến sĩ ở trường Đại học Utrecht vừa kịp trước khi phe phát xít cấm người Do Thái học tập và làm việc ở các trường đại học Hà Lan trong Thế chiến thứ hai. Khi phe phát xít bắt đầu thanh lọc người Do Thái ở Hà Lan, ông đã bỏ trốn, nhưng sau đó thì bị bắt và chỉ được giải thoát lúc cuộc chiến kết thúc. Sau đó, ông làm trợ lí cho Niels Bohr ở Đan Mạch và rồi là đồng sự của Albert Einstein tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey. Pais viết sách về cuộc đời của hai nhà vật lí vĩ đại này và những đóng góp của họ và những người khác cho vật lí học hiện đại. Ông là giáo sư vật lí tại trường Đại học Rockefeller cho đến khi nghỉ hưu.


Tiêu đề: 20/05/1947 – Ngày mất nhà vật lí người Đức Philipp Lenard
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:36:41 pm Ngày 20 Tháng Năm, 2012
20/05/1947 – Ngày mất nhà vật lí người Đức Philipp Lenard

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1d/Phillipp_Lenard_in_1900.jpg)

Philipp Eduard Anton von Lénárd (7 tháng 6 năm 1862 ở Pressburg (ngày nay là Bratislava), Áo-Hung – 20 tháng 5 năm 1947 ở Messelhausen, Đức) là một nhà vật lí học người Hung-Đức đoạt giải Nobel Vật lý năm 1905 nhờ những nghiên cứu về tia âm cực và khám phá nhiều đặc tính của tia này. Ông cũng là người đề xuất tư tưởng phát xít.


Tiêu đề: 21/05/1921 – Ngày sinh nhà khoa học Andrei Sakharov và Gaspard-Gustave Coriolis
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:33:13 am Ngày 21 Tháng Năm, 2012
21/05/1921 – Ngày sinh nhà vật lí người Nga Andrei Sakharov

Andrei Dmitrievich Sakharov (tiếng Nga: Андре́й Дми́триевич Са́харов; 21 tháng 5 năm 1921 – 14 tháng 12 năm 1989) là một nhà vật lí Liên Xô, nhà hoạt động xã hội, viện sĩ Viện Hàn lâm Liên Xô (1953).

• Sinh trong một gia đình trí thức ở Moskva. Cha là giáo viên vật lí.
• Ông tốt nghiệp khoa vật lí trường Đại học Tổng hợp Moskva năm 1942 và đạt bằng đỏ, làm nghiên cứu sinh ở Viện vật lí Lebedeva P.N (1947), lấy bằng tiến sĩ khoa học toán lí (1953).
• Sau đó ông là kĩ sư trong nhà máy đạn Ulianovsk. Năm 1945 ông làm việc với Igor Tamm, nhà vật lí nổi tiếng. Ông cùng với Igor Tamm nghiên cứu và chế tạo bom hydro.
• Năm 1962, Liên Xô thử nghiệm bom hydro. Ông tích cực chống việc thử vũ khí hạt nhân. Từ đó, ông trở thành một nhà hoạt động vì nhân quyền và bị chính quyền Liên Xô bắt đi đày.
• Ông được tặng giải Nobel Hoà bình năm 1975 (tuy ông không được giấy phép rời Liên Xô để lãnh giải), 3 lần anh hùng lao động Liên Xô (1953, 1955 và 1962), giải thưởng Lenin năm 1956, giải thưởng Stalin năm 1953. Từ năm 1989 là đại biểu quốc hội Liên Xô.

_________

21/05/1792 – Ngày sinh nhà khoa học người Pháp Gaspard-Gustave Coriolis

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8c/Gustave_coriolis.jpg)

Gaspard-Gustave de Coriolis hay Gustave de Coriolis (21 tháng 5, 1792 tại Paris – 19 tháng 9, 1843 tại Paris) là nhà toán học, kiêm vật lí học người Pháp.

Ông từng giữ chức phó giáo sư bộ môn toán tại trường Bách khoa Paris từ 1816 đến 1838.
Ông cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Đã từng nghiên cứu về các định luật của chuyển động, nhất là các chuyển động trên mặt đất.

Ông là người đã đưa thuật ngữ "công" vào môn cơ học.



Tiêu đề: 22/05/1783 – Ngày sinh nhà vật lí William Sturgeon
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:49:35 am Ngày 22 Tháng Năm, 2012
22/05/1783 – Ngày sinh nhà vật lí William Sturgeon

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7c/William_Sturgeon.jpg)

William Sturgeon (22 tháng 5 năm 1783 - 4 tháng 12 năm 1850) là nhà vật lí và nhà phát minh người Anh, là người đã tạo ra nam châm điện đầu tiên và sáng chế ra động cơ điện thực tế đầu tiên.


Tiêu đề: 23/05/1908 – Ngày sinh nhà vật lí John Bardeen
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:27:46 am Ngày 23 Tháng Năm, 2012
23/05/1908 – Ngày sinh nhà vật lí John Bardeen

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4a/Bardeen.jpg)

John Bardeen (23 tháng 5 năm 1908 - 30 tháng 1 năm 1991) là một nhà vật lí và kĩ sư điện người Mỹ, ông là người đã hai lần giành được giải Nobel: lần thứ nhất là vào năm 1956 cho công trình phát minh ra tranzito cùng với William Shockley và Walter Brattain, lần thứ hai vào năm 1972 với công trình về lí thuyết siêu dẫn đối lưu (Lý thuyết BCS) cùng với hai nhà khoa học khác là Leon Neil Cooper và John Robert Schrieffer.

Tranzito đã tạo nên cuộc cách mạng cho công nghiệp điện cũng như kỉ nguyên thông tin đồng thời tạo bước ngoặt quan trọng cho hầu như tất cả các phát minh dụng cụ điện hiện đại, từ điện thoại, máy tính cho tới tên lửa. Những phát triển của ông trong siêu dẫn đã được sử dụng trong các công nghệ về y tế như máy scan X quang hay chụp cộng hưởng từ.

Năm 1990, Bardeen được tạp chí LIFE Magazine bầu vào danh sách "100 người Mĩ có tầm ảnh hưởng nhất thế kỉ".


Tiêu đề: 24/05/1543 – Ngày mất nhà thiên văn học Nicolaus Copernicus
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:41:21 am Ngày 24 Tháng Năm, 2012
24/05/1543 – Ngày mất nhà thiên văn học Nicolaus Copernicus

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f2/Nikolaus_Kopernikus.jpg/514px-Nikolaus_Kopernikus.jpg)

Nicolaus Copernicus (tên tiếng Ba Lan: Mikolaj Kopernik) (19 tháng 2, 1473 – 24 tháng 5, 1543) là một nhà thiên văn học đã nêu ra hình thức hiện đại đầu tiên của thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm) trong cuốn sách mang tính mở đầu một kỉ nguyên của ông, cuốn Về chuyển động quay của các thiên thể (De revolutionibus orbium coelestium). Copernicus sinh năm 1473 tại thành phố Toruń, ở Hoàng gia Phổ, một tỉnh tự trị của Vương quốc Ba Lan (1385–1569). Ông học tập ở Ba Lan và Ý, và dành phần lớn cuộc đời làm việc ở Frombork, Hoàng gia Phổ, nơi ông mất năm 1543.

Copernicus là một trong những học giả có hiểu biết về nhiều phương diện ở thời mình. Ông là một nhà toán học, thiên văn học, luật gia, nhà tâm lí học, học giả kinh điển, nhà cai trị, viên chức hành chính, nhà ngoại giao, nhà kinh tế, và người lính. Trong số những khả năng của mình, ông đã lựa chọn thiên văn học làm nghề nghiệp chính, sự phát triển thuyết nhật tâm (mặt trời ở trung tâm chứ không phải trái đất là trung tâm) của ông được coi là giả thuyết khoa học quan trọng nhất trong lịch sử. Nó đã đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại và từ đó là khoa học hiện đại, khuyến khích các nhà thiên văn trẻ, các nhà khoa học và các học giả có thái độ hoài nghi với những giáo điều đã tồn tại từ trước.


Tiêu đề: 25/05/1865 – Ngày sinh nhà vật lí Pieter Zeeman
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:52:20 am Ngày 25 Tháng Năm, 2012
25/05/1865 – Ngày sinh nhà vật lí Pieter Zeeman

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a2/Pieter_Zeeman.jpg)

Pieter Zeeman (25 tháng 5, 1865 – 9 tháng 10, 1943) là nhà vật lí người Đan Mạch giành Giải Nobel Vật lí năm 1902 cùng với Hendrik Lorentz cho việc khám phá ra hiệu ứng Zeeman.


Tiêu đề: 26/05/1946 - Nước Mĩ cấp bằng sáng chế cho bom H
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:40:36 am Ngày 26 Tháng Năm, 2012
26/05/1946 - Nước Mĩ cấp bằng sáng chế cho bom H

(http://www.xaluan.com/images/news/Image/2008/11/21/1227307200.img.jpg)

Bom H khai thác năng lượng từ quá trình nhiệt hạch (còn gọi là tổng hợp hạt nhân). Trong loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân rã hạt nhân được dùng để nung nóng và nén đầu mang tritium, deuterium, hoặc liti, từ đó xảy ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát lớn hơn rất nhiều. Thông thường vũ khí như vậy được gọi là bom khinh khí, còn gọi là bom hydro, bom H hay bom nhiệt hạch. Nó có thể giải thoát một năng lượng lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử.



Tiêu đề: 27/05/1897 – Ngày sinh nhà vật lí John Cockcroft
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:05:07 pm Ngày 27 Tháng Năm, 2012
27/05/1897 – Ngày sinh nhà vật lí John Cockcroft

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/80/Sir_John_Douglas_Cockcroft.jpg)

John Douglas Cockcroft (27 tháng 5, 1897 – 18 tháng 9, 1967) là nhà vật lí người Anh. Ông cùng nhận Giải Nobel Vật lí với Ernest Walton cho công trình phân chia hạt nhân nguyên tử, và là một nhân vật trọng yếu trong sự phát triển của điện hạt nhân.


Tiêu đề: 28/05/1872 – Ngày sinh nhà vật lí Marian Smoluchowski
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:16:08 am Ngày 28 Tháng Năm, 2012
28/05/1872 – Ngày sinh nhà vật lí Marian Smoluchowski

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c1/Marian_Smoluchowski.jpg)

Marian Smoluchowski (28 tháng 5, 1872 - 5 tháng 9, 1917) là nhà khoa học tộc người Ba Lan ở đế quốc Áo-Hung. Ông là nhà tiên phong nghiên cứu vật lí thống kê và là một người say mê leo núi.

Trong số những công trình khoa học của Smoluchowski có nghiên cứu cơ bản của ông về thuyết động học phân tử. Năm 1904, ông là người đầu tiên lưu ý đến sự tồn tại của những thăng giáng mật độ ở pha khí và vào năm 1908 ông trở thành nhà vật lí đầu tiên quy hiện tượng ánh opal cho những thăng giáng mật độ lớn. Những nghiên cứu của ông còn lí giải màu xanh của bầu trời là hệ quả của sự tán sắc ánh sáng trên các thăng giáng trong khí quyển, đồng thời giải thích chuyển động Brown của các hạt. Lúc ấy, Smoluchowski đã đề xuất những công thức ngày nay mang tên ông.

Năm 1906, độc lập với Albert Einstein, ông đã mô tả chuyển động Brown. Smoluchowski đã nêu ra một phương trình trở thành cơ sở quan trọng của lí thuyết các quá trình điều nhiệt.


Tiêu đề: 29/05/1919 – A. Eddington và A. Crommelin kiểm tra thuyết tương đối tổng quát
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:30:50 am Ngày 29 Tháng Năm, 2012
29/05/1919 – Arthur Eddington và Andrew Crommelin kiểm tra lí thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein


(http://thuvienvatly.com/home/images/stories2/_image/hiepkhachquay/lechanhsang.jpg)

Một trong những phép đo nổi tiếng nhất trong lịch sử thiên văn học thế kỉ 20 đã được tiến hành trong hành trình kéo dài vài tháng vào năm 1919. Các đội quan sát đến từ các trường đại học Greenwich và Cambridge ở Anh đã đến Brazil và Tây Phi để quan sát một kì nhật thực toàn phần xảy ra vào hôm 29 tháng 5 năm 1919. Mục tiêu của họ là xác minh xem đường đi của các tia sáng có bị lệch khi đi qua trường hấp dẫn mạnh của Mặt trời hay không. Các quan sát của họ sau đó được xem là sự xác minh hoàn hảo của thuyết tương đối rộng; nghĩa là các quan sát đó phù hợp với những tiên đoán của lí thuyết hấp dẫn mới do Albert Einstein phát triển hơn so với lí thuyết Newton truyền thống.

>> Xem tiếp bài viết (http://thuvienvatly.com/home/content/view/2057/245/)
>> Tải về bài báo này (http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/func,fileinfo/id,3350/)



Tiêu đề: 30/05/1908 – Ngày sinh nhà vật lí Hannes Alfvén
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:21:26 pm Ngày 30 Tháng Năm, 2012
30/05/1908 – Ngày sinh nhà vật lí Hannes Alfvén

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b9/YoungAlfven.jpg/432px-YoungAlfven.jpg)

Hannes Olof Gosta Alfvén (30 tháng 5 năm 1908 - 02 tháng 4 năm 1995) là một kỹ sư điện, nhà vật lý plasma Thụy Điển, người đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1970 Giải Nobel Vật lý cho đóng góp của ông đối với từ thủy động lực học. Ông mô tả các lớp của sóng từ thuỷ động lực học nay gọi là sóng Alfvén. Ông đã được đào tạo ngành kỹ sư điện và sau đó chuyển sang nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực vật lý plasma và kỹ thuật điện. Alfvén có nhiều đóng góp cho vật lý plasma, bao gồm cả lý thuyết mô tả hành vi của cực quang, các vành đai bức xạ Van Allen, ảnh hưởng của bão từ vào từ trường Trái đất, các quyển từ mặt đất, và động lực học trong Ngân Hà.


Tiêu đề: 31/05/1931 – Ngày sinh nhà vật lí John Robert Schrieffer
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:22:06 pm Ngày 31 Tháng Năm, 2012
31/05/1931 – Ngày sinh nhà vật lí John Robert Schrieffer

(http://www.magnet.fsu.edu/education/tutorials/pioneers/images/johnrobertschrieffer.jpg)

John Robert Schrieffer (sinh 31 tháng 5 năm 1931) là một nhà vật lí nổi tiếng người Mỹ. Năm 1972, ông đã được trao giải Nobel Vật lí cùng với John Bardeen và Leon Neil Cooper cho lý thuyết BCS, lý thuyết đầu tiên mô tả một cách rất thành công cơ chế vi mô của các vật liệu siêu dẫn loại 1.

Hiện nay, Robert Schrieffer đang thụ án tù 2 năm tại California do đã gây ra một tai nạn giao thông làm chết một người và làm bị thương bảy người khác.


Tiêu đề: 01/06/1796 – Ngày sinh Nicolas Léonard Sadi Carnot
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:39:50 pm Ngày 01 Tháng Sáu, 2012
01/06/1796 – Ngày sinh Nicolas Léonard Sadi Carnot

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/80/Sadi_Carnot.jpeg)

Nicolas Léonard Sadi Carnot (1796-1832), là một nhà vật lý người Pháp. Trong tác phẩm năm 1824 Những nhận xét về động năng của sự cháy và các loại máy móc dựa trên năng lượng này, ông đã lần đầu tiên đưa ra lý thuyết thành công về nhiệt năng, ngày nay được gọi là Chu kì Carnot, nhờ đó đặt nền tảng cho định luật thứ hai về nhiệt động lực học. Ông thường được xem như là "cha đẻ của nhiệt động học", người đưa ra các khái niệm Hiệu suất Carnot, Định lí Carnot, động cơ nhiệt Carnot, và các lĩnh vực khác. Ông thường được gọi bằng tên Sadi Carnot.

01/06/1831 - James Clark Ross khám phá ra Địa cực từ bắc.


Tiêu đề: 02/06/1896 - Guglielmo Marconi đăng kí phát minh điện báo radio
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 06:45:01 pm Ngày 02 Tháng Sáu, 2012
02/06/1896 - Guglielmo Marconi đăng kí phát minh điện báo radio

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0d/Guglielmo_Marconi.jpg/450px-Guglielmo_Marconi.jpg)

Marchese Guglielmo Marconi (sinh 25 tháng 4 1874 - 20 tháng 7 1937) là một nhà phát minh người Italia. Ông được biết đến là người đã phát minh ra máy điện báo radio, một phát minh đặt nền tảng cho sự thành lập của vô số các công ty trên toàn cầu. Ông cùng Karl Ferdinand Braun là hai người người đồng đoạt giải Nobel vật lý năm 1909 "là sự công nhận những đóng góp của họ cho sự phát triển của ngành điện báo vô tuyến". Về cuối đời, Marconi là người ủng hộ chủ nghĩa Phát xít Ý [2] và là người biện hộ cho lý thuyết của họ.


Tiêu đề: 03/06/1659 – Ngày sinh nhà thiên văn học David Gregory
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:54:12 am Ngày 03 Tháng Sáu, 2012
03/06/1659 – Ngày sinh nhà thiên văn học David Gregory

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1d/David_gregory_mathematician.jpg)

David Gregory (3 tháng 6, 1659 – 10 tháng 10, 1708) là nhà toán học và thiên văn học người Scotland. Ông là giáo sư toán học tại trường Đại học Edinburgh, giáo sư thiên văn học tại trường Đại học Oxford, và là người chú giải cho tác phẩm Principia của Isaac Newton.


Tiêu đề: 04/06/1783 – Anh em nhà Montgolfier thả khí cầu không khí nóng đầu tiên
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:26:40 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
04/06/1783 – Anh em nhà Montgolfier thả khí cầu không khí nóng không người lái đầu tiên

(http://360.thuvienvatly.com/images/stories/co2/khicaunong.jpg)

Xem bài viết tại đây (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/vat-ly-ung-dung/1364-may-bay-hoat-dong-nhu-the-nao-phan-3).


Tiêu đề: 05/06/1819 – Ngày sinh nhà toán học và thiên văn học John Couch Adams
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:27:48 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
05/06/1819 – Ngày sinh nhà toán học và thiên văn học John Couch Adams

(http://360.thuvienvatly.com/images/stories/co3/hvt4.jpg)

John Couch Adams (Ngày 5 tháng 6 năm 1819 - ngày 21 tháng 1 năm 1892) là một nhà toán học và thiên văn học Anh. Adams sinh ra ở Laneast, gần Launceston, Cornwall và qua đời tại Cambridge. Adams rất giỏi toán và nhanh chóng bị thiên văn học thu hút. Năm 1841, Adams lần đầu tiên đọc được các tính toán của Bouvard về quỹ đạo của Thiên Vương tinh. Các phép tính đó gây ấn tượng mạnh đối với ông, và ông quyết định khám phá xem cái gì đang ảnh hưởng đến quỹ đạo của Thiên Vương tinh. Ngày 3 tháng 7 năm 1841, ông đã viết một đoạn ghi chú như sau, “Hình thành một thiết kế... nghiên cứu, càng sớm càng tốt... các bất thường trong chuyển động của Thiên Vương tinh... để tìm hiểu xem có thể quy chúng là do sự tác động của một hành tinh chưa phát hiện ra nằm ngoài nó hay không”. Từ đó về sau, Adams dành hết thời gian rỗi của mình nghiên cứu các phép tính chứng minh cho lí thuyết của ông. Tháng 9 năm 1845, ông đã có bằng chứng toán học của riêng mình cho một hành tinh mới.

Thật không may, Adams ngần ngại nên đã không công bố các kết quả của ông trước công chúng. Thay vào đó, ông đã gửi các bài viết của mình đến cho nhà thiên văn học hàng đầu của nước Anh, ngài George Biddell Airy. Nhưng Airy hoàn toàn bỏ qua các kết quả của Adams. Nguyên do tại sao ông ta làm như vậy vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà sử học. Có khả năng vì Airy quá bận với công việc nghiên cứu của mình, hoặc có lẽ ông không nhìn thấy tầm quan trọng của các phép tính của Adams. Vì Airy không quan tâm đến các kết quả của Adams, cho nên chẳng ai khác ở nước Anh thời kì ấy có bất kì nỗ lực thật sự nào nhằm tìm kiếm xem có một hành tinh thứ tám hay không.


Tiêu đề: 06/06/1850 – Ngày sinh nhà vật lí Karl Ferdinand Braun
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:43:28 am Ngày 06 Tháng Sáu, 2012
06/06/1850 – Ngày sinh nhà vật lí Karl Ferdinand Braun

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/55/Ferdinand_Braun.jpg)

Karl Ferdinand Braun (6 tháng 6 năm 1850 ở Fulda, Đức – 20 tháng 4 năm 1918 ở New York City, Hoa Kỳ) là một nhà phát minh, nhà vật lý người Đức. ông được nhận Giải Nobel Vật lý năm 1909 cho các nghiên cứu tiên phong về radio.


Tiêu đề: 07/06/1826 – Ngày mất nhà vật lí Joseph von Fraunhofer
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:21:17 am Ngày 07 Tháng Sáu, 2012
07/06/1826 – Ngày mất nhà vật lí Joseph von Fraunhofer

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e9/Fraunhofer_2.jpg/482px-Fraunhofer_2.jpg)

Joseph von Fraunhofer (6 tháng 3 năm 1787 - 7 tháng 6 nam 1826) là một nhà vật lý quang học người Đức. Ông được biết đến nhờ công lao khám phá ra phổ hấp thụ của ánh sáng Mặt Trời, một khám phá đã tạo nền tảng cho việc chế tạo ra kính quang phổ và các kính viễn vọng tiêu sắc.


Tiêu đề: 08/05/1625 – Ngày sinh nhà thiên văn học Giovanni Domenico Cassini
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:07:25 am Ngày 08 Tháng Sáu, 2012
08/05/1625 – Ngày sinh nhà thiên văn học Giovanni Domenico Cassini

(http://messier.seds.org/Pics/Hi-res/cassini_big.jpg)

Giovanni Domenico Cassini (8 tháng 6, 1625 – 14 tháng 12, 1712) là nhà toán học, nhà thiên văn học, kĩ sư và nhà chiêm tinh Italy/Pháp.

Cassini là người đầu tiên quan sát bốn vệ tinh của Thổ tinh. Ông còn là người phát hiện thấy Khoảng Cassini trong các vành sao Thổ (1675). Cùng với Robert Hooke, ông đã phát hiện ra Đốm Đỏ Lớn trên Mộc tinh (khoảng năm 1665). Khoảng năm 1690, Cassini là người đầu tiên quan sát chuyển động quay chênh lệch trong khí quyển của Mộc tinh.

Năm 1672, ông và người đồng nghiệp Jean Richer, bằng cách tính toán thị sai, hai người đã xác định khoảng cách từ sao Hỏa đến Trái đất, nhờ đó lần đầu tiên cho phép ước tính kích cỡ của hệ mặt trời.

Lúc đầu, Cassini quan niệm Trái đất là trung tâm của hệ mặt trời, nhưng những quan sát sau đó đã thuyết phục ông chấp nhận mô hình hệ mặt trời của Tycho Brahe, và cuối cùng là chấp nhận mô hình của Nicolaus Copernicus. Cassini còn bác bỏ lí thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton, sau một thí nghiệm do ông tiến hành đề xuất một cách sai lầm rằng Trái đất thuôn dài tại hai cực của nó.
Cassini cũng là người đầu tiên thực hiện những phép đo kinh độ thành công bằng phương pháp do Galileo đề xuất, sử dụng sự che khuất của các vệ tinh của Mộc tinh làm đồng hồ đo.


Tiêu đề: 09/06/1812 – Ngày sinh nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:48:48 am Ngày 09 Tháng Sáu, 2012
09/06/1812 – Ngày sinh nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/da/JohannGalle.jpg)

Johann Gottfried Galle (9 tháng 6 1812 – 10 tháng 7 1910) là một nhà thiên văn học người Đức tại Đài thiên văn Berlin. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1846, cùng với chàng sinh viên trợ lí Heinrich Louis d'Arrest, ông là người đầu tiên quan sát Hải Vương tinh, và biết rõ cái ông đang nhìn là gì. Ông đã sử dụng những tính toán của Urbain Le Verrier để biết phương hướng ngắm nhìn.

Trong sự nghiệp của mình, ông đã nghiên cứu sao chổi, và vào năm 1894 (với sự giúp đỡ của Andreas Galle), ông đã công bố một danh sách gồm 414 sao chổi. Bản thân ông đã khám phá ra ba sao chổi trong khoảng thời gian ngắn từ hôm 2 tháng 12, 1839 đến 6 tháng 3, 1840. Ông qua đời ở Potsdam, hưởng thọ 98 tuổi.

Hai miệng hố, một trên Mặt trăng và một “bộ mặt vui vẻ” trên Hỏa tinh, tiểu hành tinh 2097 Galle, và một vành của Hải Vương tinh được mang tên ông.


Tiêu đề: 10/06/1836 – Ngày mất André-Marie Ampère
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 01:43:27 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
10/06/1836 – Ngày mất André-Marie Ampère

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7f/Ampere1.jpg)

André-Marie Ampère (20 tháng 1, 1775 – 10 tháng 6, 1836) là nhà vật lý người Pháp và là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường và phát biểu thành định luật mang tên ông (định luật Ampere). Đơn vị đo cường độ dòng điện được mang tên ông là ampere.


Tiêu đề: 11/06/1867 – Ngày sinh nhà vật lí Charles Fabry
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:33:09 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
11/06/1867 – Ngày sinh nhà vật lí Charles Fabry

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/75/Charles_Fabry.jpg/452px-Charles_Fabry.jpg)

Maurice Paul Auguste Charles Fabry (11 tháng 6, 1867, Marseille – 11 tháng 12, 1945, Paris) là một nhà vật lí người Pháp.

Ông và Henri Buisson đã khám phá ra tầng ozone vào năm 1913. Trong lĩnh vực quang học, ông đã nêu ra một lời giải thích cho hiện tượng các vân giao thao. Cùng với người đồng nghiệp Alfred Pérot, ông đã phát minh ra giao thoa kế Fabry–Pérot.

Trong sự nghiệp của mình, Fabry đã cho công bố 197 bài báo khoa học, 14 quyển sách, và hơn 100 bài báo phổ biến kiến thức.


Tiêu đề: 12/06/1937 – Ngày sinh nhà toán học Vladimir Arnold
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:09:35 am Ngày 12 Tháng Sáu, 2012
12/06/1937 – Ngày sinh nhà toán học Vladimir Arnold

(http://www.mccme.ru/dubna/eng/photo/gallery/arnold-lecture.jpg)

Vladimir Igorevich Arnold (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1937 tại Odessa, Liên Xô - 3 tháng 6 năm 2010 tại Paris) là một trong những nhà toán học có nhiều cống hiến nhất trên thế giới. Trong lúc ông nổi tiếng với định lý Kolmogorov-Arnold-Moser về độ ổn định của hệ thống Hamiltonian, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng khác trong nhiều lãnh vực bao gồm học thuyết về hệ thống động lực, Địa hình học, Hình học đại số, Cơ học Cổ điển và Định lý duy nhất suốt hơn 45 năm sau khi ông tìm được đáp án cho bài toán thứ 13 của Hilbert vào năm 1957.


Tiêu đề: 13/06/1831 – Ngày sinh James Clerk Maxwell
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:41:45 am Ngày 13 Tháng Sáu, 2012
13/06/1831 – Ngày sinh James Clerk Maxwell

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/57/James_Clerk_Maxwell.png)

James Clerk Maxwell (13 tháng 6 năm 1831 tại Edinburgh, Scotland – 5 tháng 11 năm 1879) là một nhà toán học, một nhà vật lý học người Scot. Ông đã đưa ra hệ phương trình miêu tả những định luật cơ bản về điện trường và từ trường được biết đến với tên gọi phương trình Maxwell. Đây là hệ phương trình chứng minh rằng điện trường và từ trường là thành phần một trường thống nhất, điện từ trường. Ông cũng đã chứng minh rằng trường điện từ có thể truyền đi trong không gian dưới dạng sóng với tốc độ không đổi là 300 000 km/s, và đưa ra giả thuyết rằng ánh sáng là sóng điện từ.

Có thể nói Maxwell là nhà vật lý học thế kỉ 19 có ảnh hưởng nhất tới nền vật lý của thế kỉ 20, người đã đóng góp vào công cuộc xây dựng mô hình toán học mới của nền khoa học hiện đại. Vào năm 1931, nhân kỉ niệm 100 ngày sinh của Maxwell, Albert Einstein đã ví công trình của Maxwell là "sâu sắc nhất và hiệu quả nhất mà vật lý học có được từ thời của Isaac Newton".

13/06/1773 – Ngày sinh Thomas Young

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/61/Young_Thomas_Lawrence.jpg/480px-Young_Thomas_Lawrence.jpg)

Thomas Young (13 tháng 6, 1773 – 10 tháng 5, 1829) là một nhà bác học người Anh. Ông nổi tiếng vì đã góp một phần công sức trong việc giải mã các chữ tượng hình Ai Cập (cụ thể là hòn đá Rosetta) trước khi Jean-François Champollion phát triển công trình của mình. Ông được nhiều nhà khoa học ca tụng, trong đó có Herschel, Helmholtz, Maxwell, Einstein và nhiều người khác.

Young đã có nhiều đóng góp khoa học quý báu trong nhiều lĩnh vực như thị giác, ánh sáng, cơ học vật rắn, năng lượng, sinh lý học, ngôn ngữ học, sự hòa âm và Ai Cập học.

13/06/1911 – Ngày sinh Luis Alvarez

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6e/LWA_Picture_Final.jpg)

Luis W. Alvarez (13/11/1911 - 1/9/1988) là một nhà vật lý thực nghiệm và nhà phát minh Hoa Kỳ. Ông được trao giải Nobel Vật lý năm 1968 cho "đóng góp vào Vật lý hạt cơ bản, tìm ra các trạng thái cộng hưởng góp phần phát triển kỹ thuật sử dụng buồng bọt hydrogen và phân tích dữ liệu". Ông đã đã dành gần như tất cả trong sự nghiệp chuyên nghiệp của mình trên các giảng viên của Đại học California, Berkeley. Tạp chí vật lý Hoa Kỳ nhận xét, "Luis Alvarez (1911-1988) là một trong những nhà vật lý thực nghiệm có thu hoạch nhiều và rực rỡ nhất của thế kỷ hai mươi." Ông đã được trao giải Nobel Vật lý năm 1968, và đã có hơn 40 bằng sáng chế, một số trong đó đã dẫn đến sản phẩm thương mại.


Tiêu đề: 14/06/1847 - Robert von Bunsen phát minh ra lò đốt Bunsen
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:22:58 am Ngày 14 Tháng Sáu, 2012
14/06/1847 - Robert von Bunsen phát minh ra lò đốt Bunsen

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fa/Bunsen_Robert.jpg)

Robert Wilhelm Eberhard Bunsen (ngày 31 tháng 3, năm 1811  – ngày 16 tháng 8, năm 1899) là nhà hóa học người Đức. Ông nghiên cứu quang phổ phát xạ của các nguyên tố bị nung nóng, và phát hiện ra caesium (năm 1860) và rubidium (năm 1861) cùng với với Gustav Kirchhoff. Bunsen phát triển một số phương pháp phân tích khí, là người tiên phong trong quang hóa, và đã làm việc đầu trong lĩnh vực hóa học a sen hữu cơ. Cùng với trợ lý phòng thí nghiệm của ông, Peter Desaga, ông đã phát triển các lò đốt Bunsen, một sự cải tiến về các lò đốt phòng thí nghiệm sau đó sử dụng. Giải thưởng Bunsen-Kirchhoff cho quang phổ được đặt theo tên Bunsen và Kirchhoff.


Tiêu đề: 15/06/1752 - Ben Franklin tiến hành thí nghiệm cái diều bay huyền thoại
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:23:26 am Ngày 15 Tháng Sáu, 2012
15/06/1752 - Ben Franklin tiến hành thí nghiệm cái diều bay huyền thoại

(http://johnstodderinexile.files.wordpress.com/2006/01/Franklin-kite-exp.jpg)

(có tài liệu ghi là ngày 10/6, ngày chính xác thì không ai rõ)

Vào một ngày hè năm 1752, Benjamin Franklin đã tiến hành một thí nghiệm với các đám mây tích điện. Ông thả một cái diều tự tạo trong một cơn giông. Cái diều may từ vải lụa gắn trên một khung chữ thập bằng gỗ, với một sợi dây sắt dài chừng một foot thò ra phía trên cái diều. Một cái khóa buộc với đầu của dây kim loại nối với cái diều và đầu kia của khóa buộc với dải ruy băng bằng lụa mà Benjamin giữ trong tay trong khi thả diều. Một tia sét đánh vào sợi dây diều và truyền xuống khóa gây ra một tia lửa điện. Điều này chứng tỏ rằng sét là dòng điện phát sinh từ các đám mây có thể dẫn xuống đất. Đã có một thời những tòa nhà cao tầng bị phá hỏng khá thường xuyên bởi tia sét. Và Benjamin Franklin đã phát minh ra cột thu lôi bảo vệ cho các tòa nhà.

Mời xem bài viết: Phần 1 (http://thuvienvatly.com/home/content/view/2460/244/), Phần 2 (http://thuvienvatly.com/home/content/view/2466/244/)


Tiêu đề: 16/06/1888 – Ngày sinh nhà vật lí Alexander Alexandrovich Friedman
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:56:32 am Ngày 16 Tháng Sáu, 2012
16/06/1888 – Ngày sinh nhà vật lí Alexander Alexandrovich Friedman

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/62/Aleksandr_Fridman.png/358px-Aleksandr_Fridman.png)

Alexander Alexandrovich Friedman hay Friedmann (tiếng Nga: Александр Александрович Фридман) (16 tháng 6 1888, Saint Petersburg, Đế quốc Nga – 16 tháng 9 1925, Leningrad, Liên Xô) là một nhà vũ trụ học và toán học người Nga và Xô Viết. Ông được mệnh danh là "người làm cho vũ trụ giãn nở".

Ông tìm ra nghiệm giãn nở vũ trụ cho phương trình trường Einstein vào năm 1922.(Ferguson, 1991: 67). Các tài liệu Friedman viết năm 1924, bao gồm "Über die Möglichkeit einer Welt mit konstanter negativer Krümmung des Raumes" (Về khả năng của một thế giới với hằng số cong không gian âm) xuất bản bởi tạp chí vật lý Đức Zeitschrift für Physik (Cuốn 21, tr. 326-332), thể hiện rằng ông đã tìm ra cả 3 mô hình Friedman diễn tả độ cong dương, không và âm tương ứng, một thập kỉ trước khi Robertson và Walker công bố các phân tích của họ.

Các mô hình này của thuyết tương đối sau đó đã tạo nên cơ sở của Big Bang và lý thuyết vũ trụ tĩnh tại. Các nghiên cứu của Friedman ủng hộ cả hai lý thuyết như nhau, vì thế lý thuyết vũ trụ tĩnh tại đã không bị bỏ đi cho đến khi người ta đo được các bức xạ nền và bỏ lý thuyết này để theo mô hình Vụ nổ lớn.

Lời giải của phương trình trường Einstein trong đó mô tả một vũ trụ đồng nhất và đẳng hướng được gọi là "Vũ trụ Friedmann-Lemaître-Robertson-Walker", hay "FLRW", đặt theo tên của Friedman, và Robertson, Walker và Georges Lemaître những người đã nghên cứu vấn đề này vào thập niên 1920 và 1930, độc lập với Friedman.

Bên cạnh thuyết tương đối rộng, Friedman còn nghiên cứu thủy động lực học và thủy văn. Vào tháng 6 năm 1925, ông được phong làm viện trưởng của Viện Đo đạc Địa chất Trung ương tại Leningrad. Vào tháng 7 năm 1925, ông tham dự vào một chuyến bay khinh khí cầu lập kỉ lục, chạm tới độ cao 7400 m.


Tiêu đề: 17/06/1832 – Ngày sinh nhà vật lí William Crookes
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:25:38 am Ngày 17 Tháng Sáu, 2012
17/06/1832 – Ngày sinh nhà vật lí William Crookes

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1e/PSM_V10_D660_William_Crookes.jpg/469px-PSM_V10_D660_William_Crookes.jpg)

William Crookes (17 tháng 6 1832 – 4 tháng 4 1919) là nhà hóa học và vật lí học người Anh. Ông nghiên cứu quang phổ học. Ông là một nhà tiên phong nghiên cứu ống chân không, và đã phát minh ra ống Crookes.


Tiêu đề: 18/06/2009 – NASA phóng Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:58:30 am Ngày 18 Tháng Sáu, 2012
18/06/2009 – NASA phóng Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/06/LRO_2006.jpg/800px-LRO_2006.jpg)

Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LRO) là một phi thuyền vũ trụ rô bôt của NASA hiện đang quay xung quanh Mặt trăng trên quỹ đạo 50 km. Sứ mệnh LRO là một tiền thân cho những sứ mệnh có người lái trong tương lai đi lên Mặt trăng của NASA. Một chương trình lập bản đồ chi tiết sẽ nhận dạng những nơi hạ cánh an toàn, xác định các nguồn tài nguyên tiềm năng trên Mặt trăng, xác định đặc trưng của môi trường bức xạ, và chứng minh công nghệ mới.

Phi thuyền sẽ lập một bản đồ 3D của bề mặt chị Hằng và cung cấp một số ảnh chụp đầu tiên của thiết bị Apollo còn để lại trên Mặt trăng. Những bức ảnh đầu tiên của LRO đã được công bố hôm 2 tháng 7, 2009, cho thấy một vùng cao nguyên mặt trăng ở phía nam Biển Nubium.

Cũng rời bệ phóng hôm 18 tháng 6, 2009 với LRO là Vệ tinh Cảm biến và Quan sát Miệng hố Mặt trăng (LCROSS), vệ tinh tiên phong thuộc Chương trình Tiền thân Rô bôt Mặt trăng, đây là sứ mệnh đầu tiên của Mĩ lên Mặt trăng trong hơn 10 năm qua. LRO và LCROSS là những sứ mệnh đầu tiên được phóng lên là một phần của chương trình Tầm nhìn Thám hiểm Vũ trụ của nước Mĩ.
Tổng chi phí của sứ mệnh theo báo cáo là 583 triệu USD, trong đó phi thuyền chính LRO là 504 triệu USD và vệ tinh LCROSS là 70 triệu USD.


Tiêu đề: 19/06/1623 – Ngày sinh Blaise Pascal
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:21:20 am Ngày 19 Tháng Sáu, 2012
19/06/1623 – Ngày sinh Blaise Pascal

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/79/Blaise_pascal.jpg)

Blaise Pascal (19 tháng 6 năm 1623–19 tháng 8 năm 1662) là một nhà toán học, nhà vật lý học, triết gia người Pháp. Ông được tiếp thu nền giáo dục từ người cha của ông. Ngay từ thời trẻ Pascal đã nổi tiếng là thần đồng. Các tác phẩm ban đầu của ông là về tự nhiên và các khoa học ứng dụng, nơi ông đã có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một máy tính cơ khí, các nghiên cứu về chất lỏng, trình bày các khái niệm về áp suất và chân không bằng việc khái quát tác phẩm của Evangelista Torricelli.

Trong lĩnh vực toán học, Pascal đã giúp tạo ra hai lĩnh vực nghiên cứu mới. ông đã viết một luận án quan trọng về đối tượng của hình học ánh xạ ở độ tuổi 16. Cùng với Pierre de Fermat xây dựng lý thuyết xác suất, đây là công trình có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của kinh tế học hiện đại và các khoa học xã hội.

Sau đó ông đã từ bỏ lĩnh vực khoa học, ông dành tâm sức vào triết học và thần học. Ông đã viết hai tác phẩm nổi tiếng trong thời kỳ đó.

Pascal đã phải chịu đựng các ốm đau trong suốt cuộc đời và đã chết ở độ tuổi 39, chỉ hai tháng sau lần sinh nhật thứ 39 của ông.


Tiêu đề: 20/06/1995 – Phi thuyền vũ trụ Ulysses lần thứ 2 đi qua phía sau Mặt trời
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:21:47 am Ngày 20 Tháng Sáu, 2012
20/06/1995 – Phi thuyền vũ trụ Ulysses lần thứ 2 đi qua phía sau Mặt trời

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/35/Ulysses_-_artist_rendering_-_b02.jpg)

Ulysses là phi thuyền vũ trụ rô bôt được thiết kế để nghiên cứu Mặt trời, là một dự án hợp tác của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Phi thuyền vốn có tên là Odysseus. Nó được đặt tên lại là Ulysses, từ Latin của "Odysseus" theo yêu cầu của ESA không những để tôn vinh người anh hùng trong thần thoại của Homer, mà còn nhắc tới mô tả của Dante trong tác phẩm Địa ngục. Kế hoạch ban đầu định phóng phi thuyền vào tháng 5/1986 trên tàu con thoi vũ trụ Challenger. Do sự tổn thất của Challenger, việc phóng Ulysses bị hoãn lại đến ngày 6 tháng 10, 1990 trên tàu Discovery (sứ mệnh STS-41). Sứ mệnh của phi thuyền là nghiên cứu Mặt trời ở mọi vĩ độ. Để làm nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự lệch mặt phẳng quỹ đạo. Do những hạn chế thay đổi vận tốc của tàu con thoi và Tầng Trên Phi Quán Tính (IUS), nhiệm vụ này được thực hiện nhờ việc cho chạm trán với Mộc tinh để ảnh hưởng đến mặt phẳng quỹ đạo thay vì sử dụng động cơ đốt. Nhu cầu chạm trán với Mộc tinh có nghĩa là Ulysses không thể hoạt động nhờ pin mặt trời và thay vậy, năng lượng được cung cấp bởi một máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (RTG).


Tiêu đề: 21/06/1781 – Ngày sinh Siméon Denis Poisson
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:31:12 am Ngày 21 Tháng Sáu, 2012
21/06/1781 – Ngày sinh Siméon Denis Poisson

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b7/Simeon_Poisson.jpg/511px-Simeon_Poisson.jpg)

Siméon Denis Poisson (21 tháng 6, 1781 – 25 tháng 4, 1840), là nhà toán học, nhà hình học và nhà vật lí học người Pháp. Ông có nhiều thành tựu nghiên cứu quan trọng, nhưng trong giới hàn lâm khoa học ông còn là người phản bác cuối cùng của lí thuyết sóng của ánh sáng và đã bị Augustin-Jean Fresnel chứng minh là sai.


Tiêu đề: 22/06/1864 – Ngày sinh nhà toán học Hermann Minkowski
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 01:13:37 pm Ngày 22 Tháng Sáu, 2012
22/06/1864 – Ngày sinh nhà toán học Hermann Minkowski

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c5/De_Raum_zeit_Minkowski_Bild.jpg/462px-De_Raum_zeit_Minkowski_Bild.jpg)

Hermann Minkowski (22 tháng 6, 1864 tại Kaunas, Litva - 12 tháng 1, 1909, tại Göttingen) là một nhà toán học Đức gốc Litva, người đã phát triển hình học của các số và đã sử dụng phương pháp hình học để giải các bài toán khó trong lý thuyết số, vật lý toán và lý thuyết tương đối.

Hermann Minkowski sinh tại Aleksotas (ngoại ô của Kaunas, Litva) trong một gia đình gốc Đức, Ba Lan và Do Thái. Tại Đức, ông học ở Đại học Berlin và Königsberg, nơi ông nhận học vị tiến sĩ năm 1885 dưới sự hướng dẫn của Ferdinand von Lindemann. Khi còn là sinh viên tại Königsberg, năm 1883 ông đã được nhận giải thưởng Toán học của Viện khoa học Pháp cho các công trình về lý thuyết các dạng toàn phương.

Hermann Minkowski đã dạy tại Đại học Bonn, Göttingen, Königsberg và Zurich. Tại Viện bách khoa liên bang (Federal Polytechnic Institute), nay là ETH Zurich, ông là một trong những thầy giáo của Einstein.


Tiêu đề: 23/06/1912 – Ngày sinh nhà toán học Alan Turing
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:40:08 am Ngày 23 Tháng Sáu, 2012
23/06/1912 – Ngày sinh nhà toán học Alan Turing

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b8/Alan_Turing_Memorial_Closer.jpg/450px-Alan_Turing_Memorial_Closer.jpg)

Tượng tưởng nhớ Alan Turing tại Sackville Park, Manchester

Alan Mathison Turing (23 tháng 6, 1912 – 7 tháng 6, 1954) là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh thường được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính. Phép thử Turing (Turing test) là một trong những cống hiến của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo: thử thách này đặt ra câu hỏi rằng máy móc có khi nào đạt được ý thức và có thể suy nghĩ được hay không. Ông đã hình thức hóa khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing, đồng thời đưa ra phiên bản của "Turing", mà ngày nay được đông đảo công chúng chấp nhận, về luận đề Church-Turing, một luận đề nói rằng tất cả những gì tính được bằng thuật toán đều có thể tính được bằng máy Turing.

Trong Đệ nhị thế chiến, Turing đã từng làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mật mã của Anh, và một thời là người chỉ huy của Hut 8, một bộ phận của Anh có trách nhiệm giải mật mã của hải quân Đức. Ông đã sáng chế ra nhiều kỹ thuật phá mật mã của Đức, trong đó có phương pháp nối các máy giải mã lại với nhau thành một bộ bombe, một máy điện-cơ để tìm ra công thức cài đặt cho máy Enigma.

Sau chiến tranh, ông công tác tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (National Physical Laboratory), và đã tạo ra một trong những đồ án thiết kế đầu tiên của máy tính có khả năng lưu trữ chương trình (stored-program computer), nhưng nó không bao giờ được kiến tạo thành máy. Năm 1947 ông chuyển đến Đại học Victoria tại Manchester để làm việc, đa số trên phần mềm cho máy Manchester Mark I, lúc đó là một trong những máy tính hiện đại đầu tiên, và trở nên quan tâm tới sinh học toán học. Ông đã viết bài báo về cơ sở hóa học của sự tạo hình,[1] và ông cũng đã dự đoán được các phản ứng hóa học dao động chẳng hạn như phản ứng Belousov–Zhabotinsky, được quan sát thấy lần đầu tiên trong thập niên 1960.


Tiêu đề: 24/06/1883 – Ngày sinh nhà vật lí Victor Franz Hess
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 06:45:37 pm Ngày 24 Tháng Sáu, 2012
24/06/1883 – Ngày sinh nhà vật lí Victor Franz Hess

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/cc/Hess.jpg)

Victor Francis Hess (24 tháng 6, 1883 – 17 tháng 12, 1964) là nhà vật lí người Mĩ gốc Áo, người đã khám phá ra tia vũ trụ.
Từ năm 1911 đến 1913, Hess đã tiến hành nghiên cứu mang đến cho ông Giải Nobel Vật lí năm 1936. Trong nhiều năm trời, các nhà khoa học cảm thấy khó hiểu trước các mức bức xạ ion hóa đo được trong khí quyển. Giả thuyết lúc ấy là bức xạ trên giảm khi độ cao tăng, tức là khi khoảng cách đến nguồn phát bức xạ là Trái đất tăng. Các điện nghiệm được quan sát trước đó đã mang lại một số đo gần đúng của bức xạ trên, nhưng nó cho biết càng lên cao mức độ bức xạ thật ra lại tăng lên. Hess giải quyết bí ẩn này trước tiên bằng cách tăng độ chính xác của thiết bị đo, sau đó tự mình mang thiết bị lên cao trong một quả khí cầu. Ông đã đo có hệ thống bức xạ trên ở độ cao lên tới 5,3 km trong năm 1911-1912. Những chuyến bay mạo hiểm như thế được thực hiện cả ban ngày lẫn ban đêm.

Kết quả nghiên cứu mạo hiểm của Hess được công bố trên tạp chí Proceedings of the Viennese Academy of Sciences, và cho biết mức độ bức xạ giảm từ mặt đất lên tới độ cao 1 km, nhưng trên 1 km thì mức độ bức xạ tăng lên trở lại, với mức độ bức xạ ở độ cao 5 km tăng gấp đôi mức độ bức xạ ở mực nước biển. Kết luận của ông là có những bức xạ từ không gian bên ngoài thâm nhập vào bầu khí quyển, và khám phá của ông được Robert Andrews Millikan xác nhận vào năm 1925; chính Millikan đã đặt ra cái tên “tia vũ trụ”. Khám phá của ông đã mở ra đường cho nhiều khám phá mới trong lĩnh vực vật lí hạt nhân.


Tiêu đề: 25/06/1907 – Ngày sinh nhà vật lí J. Hans D. Jensen
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:29:12 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2012
25/06/1907 – Ngày sinh nhà vật lí J. Hans D. Jensen

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/5c/Jensen.jpg)

Johannes Hans Daniel Jensen (25 tháng 6, 1907 – 11 tháng 2, 1973) là nhà vật lí hạt nhân người Đức. Trong Thế chiến thứ hai, ông tham gia dự án năng lượng hạt nhân của Đức có tên gọi là Câu lạc bộ Uranium, trong đó ông đã có những đóng góp cho việc phân tách các đồng vị uranium. Sau chiến tranh, Jensen là giáo sư tại trường Đại học Heidelberg.

Jensen nhận nửa giải Nobel Vật lí 1963 cùng với Maria Göppert-Mayer cho đề xuất của họ về mô hình lớp vỏ hạt nhân.

25/06/1928 – Ngày sinh nhà vật lí Alexei Alexeyevich Abrikosov

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0e/AA_Abrikosov_ANL1.jpg)

Alexei Alexeyevich Abrikosov (25 tháng 6, 1928) là nhà vật lí lí thuyết người Nga, người đã có những đóng góp lớn cho lĩnh vực vật lí vật chất ngưng tụ. Ông được trao Giải Nobel Vật lí năm 2003.


Tiêu đề: 26/06/1824 – Ngày sinh nhà vật lí William Thomson
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:45:07 am Ngày 26 Tháng Sáu, 2012
26/06/1824 – Ngày sinh nhà vật lí William Thomson

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a0/Lord_Kelvin_photograph.jpg/479px-Lord_Kelvin_photograph.jpg)

William Thomson (Huân tước Kelvin, 26/06/1824 – 17/12/1907) là một nhà vật lý, toán học, nhà phát minh vĩ đại người Scotland, là một giáo sư Đại học Glasgow, Scotland. Ông được phong tước vị Hoàng gia Anh là Huân tước Kelvin (lấy theo tên dòng sông Kelvin chảy qua trường Glasgow) vì những đóng góp vĩ đại của ông cho sự phát triển khoa học kỹ thuật cũng như sự lớn mạnh của trường Glasgow. Tên Kelvin của ông cũng được đặt cho thang nhiệt độ tuyệt đối.


Tiêu đề: 27/06/1931 – Ngày sinh nhà vật lí Martinus J. G. Veltman
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:42:02 am Ngày 27 Tháng Sáu, 2012
27/06/1931 – Ngày sinh nhà vật lí Martinus J. G. Veltman

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b7/Martinus_Veltman.jpg)

Martinus Justinus Godefriedus Veltman (sinh ngày 27 tháng 6, 1931 ở Waalwijk) là một nhà vật lí lí thuyết người Hà Lan. Ông cùng nhận Giải Nobel Vật lí năm 1999 với Gerardus 't Hooft, học trò cũ của ông, cho công trình của họ về lí thuyết hạt.


Tiêu đề: 28/06/1906 – Ngày sinh nhà vật lí Maria Goeppert-Mayer
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:01:24 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2012
28/06/1906 – Ngày sinh nhà vật lí Maria Goeppert-Mayer

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/39/Mayer.jpg)

Maria Goeppert-Mayer (28 tháng 6, 1906 – 20 tháng 2, 1972) là nhà vật lí lí thuyết người Mĩ gốc Đức, người nhận Giải Nobel Vật lí cho việc đề xuất mô hình lớp vỏ hạt nhân của hạt nhân nguyên tử. Bà là người phụ nữ thứ hai nhận giải thưởng này, sau Marie Curie.


Tiêu đề: 29/06/1868 – Ngày sinh nhà thiên văn học George Ellery Hale
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:36:29 pm Ngày 29 Tháng Sáu, 2012
29/06/1868 – Ngày sinh nhà thiên văn học George Ellery Hale

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f4/George_Ellery_Hale_1905.jpg)

George Ellery Hale (June 29, 1868 – February 21, 1938) là nhà thiên văn học người Mĩ. Khi còn học ở MIT, ông đã nổi tiếng vì phát minh ra nhật phổ kế, với thiết bị đó ông đã khám phá ra các xoáy mặt trời. Năm 1908, ông đã sử dụng hiệu ứng Zeeman cùng với một nhật phổ kế cải tiến chứng minh rằng các vết đen mặt trời có từ tính. Nghiên cứu của ông sau đó chứng minh một xu hướng mạnh cho sự thẳng hàng đông-tây của các cực từ ở các vết đen mặt trời, với sự đối xứng gương hai bên xích đạo mặt trời, và sự phân cực ở mỗi bán cầu đảo định hướng từ chu kì vết đen mặt trời này sang chu kì tiếp theo. Tính chất có hệ thống này của từ trường vết đen mặt trời ngày nay thường được gọi là “định luật Hale-Nicholson”, hay trong nhiều trường hợp gọi đơn giản là “định luật Hale”.


Tiêu đề: 30/06/1919 – Ngày mất nhà vật lí John Strutt, nam tước Rayleigh
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:30:53 am Ngày 30 Tháng Sáu, 2012
30/06/1919 – Ngày mất nhà vật lí John Strutt, nam tước Rayleigh

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/28/John_William_Strutt.jpg/445px-John_William_Strutt.jpg)

John William Strutt, nam tước Rayleigh đệ tam (sinh 12 tháng 11 1842 - mất 30 tháng 6 1919) là một nhà vật lý người Anh, là người cùng với William Ramsay đã phát hiện ra nguyên tố argon, một phát hiện đã giúp ông giành được giải Nobel vật lý năm 1904. Ông cũng là người đã phát hiện ra hiện tượng gọi là Tán xạ Rayleigh và dự đoán sự tồn tại của sóng bề mặt được biết đến là Sóng Rayleigh.


Tiêu đề: 01/07/1742 – Ngày sinh nhà toán học Gottfried Wilhelm Leibniz
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:59:37 am Ngày 01 Tháng Bảy, 2012
01/07/1742 – Ngày sinh nhà toán học Gottfried Wilhelm Leibniz

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6a/Gottfried_Wilhelm_von_Leibniz.jpg)

Gottfried Wilhelm Leibniz (1 tháng 7 năm 1646 – 14 tháng 11 năm 1716) là một nhà bác học người Đức với các tác phẩm chủ yếu viết bằng tiếng Latin và tiếng Pháp. Ông khám phá ra vi tích phân độc lập với Isaac Newton, và kí hiệu của ông được sử dụng rộng rãi từ đó. Ông cũng khám phá ra hệ thống số nhị phân, nền tảng của hầu hết các cấu trúc máy tính hiện đại. Trong triết học, ông được nhớ đến nhiều nhất với chủ nghĩa lạc quan. Leibniz cũng có nhiều đóng góp lớn vào vật lý và kỹ thuật, và dự đoán những khái niệm sau này nổi lên trong sinh học, y học, địa chất, lý thuyết xác suất, tâm lý học, ngôn ngữ học và công nghệ thông tin. Ông cũng viết về chính trị, luật, đạo đức học, thần học, lịch sử và ngữ văn, đôi khi làm cả vài câu thơ. Đóng góp của ông trong nhiều lĩnh vực khác nhau xuất hiện rải rác trong các tạp chí và trong trên mười ngàn lá thư và những bản thảo chưa xuất bản. Nhiều bản thảo của ông được viết bằng tốc kí sử dụng sáng chế của riêng ông sử dụng số nhị phân để mã hóa các chuỗi kí tự. Cho đến nay, không có sưu tập đầy đủ về những tác phẩm và bản thảo của Leibniz, và do đó thống kê hết những thành tựu ông đạt được là không thể biết được.


Tiêu đề: 02/07/1906 – Ngày sinh nhà vật lí Hans Bethe
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:06:52 am Ngày 02 Tháng Bảy, 2012
02/07/1906 – Ngày sinh nhà vật lí Hans Bethe

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/5f/Hans_Bethe.jpg)

Hans Albrecht Bethe (2 tháng 7, 1906 – 6 tháng 3, 2005) là nhà vật lý hạt nhân người Mỹ gốc Đức. Năm 1967 ông được trao giải Nobel Vật lý cho những nghiên cứu về lý thuyết tổng hợp hạt nhân sao. Là một nhà vật lý uyên bác, Bethe cũng có nhiều đóng góp quan trọng cho lý thuyết điện động lực học lượng tử, vật lý hạt nhân, vật lý trạng thái rắn và thiên văn vật lý. Trong thời gian xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông là lãnh đạo phân nhánh lý thuyết trong chương trình bí mật của phòng thí nghiệm Los Alamos nhằm phát triển bom nguyên tử. Tại đây ông đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán khối lượng tới hạn cho bom nguyên tử, và nghiên cứu trên lý thuyết về phương pháp nổ định hướng vào trong, phương pháp này đều đã được sử dụng tại cuộc thử nghiệm Trinity và trong quả bom nguyên tử "Fat Man" thả xuống Nagasaki, Nhật Bản. Trong phần lớn sự nghiệp khoa học của mình, Bethe là giáo sư tại Đại học Cornell.

Trong những năm 1950, Bethe cũng đóng vai trò quan trọng trong chương trình phát triển bom hiđrô của Mỹ, mặc dù ban đầu ông tham gia vào chương trình nhằm mục đích chứng minh nó không thể chế tạo được. Sau đó, Bethe cùng với Albert Einstein tham gia vào Ủy ban khẩn cấp của các nhà khoa học nguyên tử nhằm chống lại các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và chạy đua vũ trang hạt nhân. Ông tác động đến Nhà Trắng để yêu cầu ký vào hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển năm 1963 và 1972 Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo, SALT I. Những kết quả nghiên cứu khoa học của ông cũng không bị quên lãng ngay cả khi ông về hưu. Freeman Dyson gọi Bethe là "người giải quyết vấn đề cao cấp trong thế kỷ 20."


Tiêu đề: Trả lời: Ngày này năm xưa
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:11:00 am Ngày 03 Tháng Bảy, 2012
Ngày 03/7: Không tìm thấy sự kiện nào nổi bật!


Tiêu đề: 04/07/1934 – Ngày mất Maria Sklodowska-Curie
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:38:03 am Ngày 04 Tháng Bảy, 2012
04/07/1934 – Ngày mất Maria Sklodowska-Curie

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d9/Mariecurie.jpg)

Marie Curie (Maria Skłodowska-Curie; 7 tháng 11, 1867 – 4 tháng 7, 1934) là một nhà hóa học người Pháp gốc Ba Lan và một người đi đầu trong ngành tia X đã hai lần nhận giải Nobel (Vật lý năm 1903 và Hóa học năm 1911). Bà đã thành lập Viện Curie ở Paris và Warszawa.

Nguyên tố số 96, Curium, ký hiệu Cm, được đặt tên để tôn vinh bà và Pierre. Ở Việt Nam có 3 ngôi trường mang tên bà: một ở Sài Gòn, một ở Hà Nội và một ở Hải Phòng.


Tiêu đề: 05/07/1946 – Ngày sinh nhà vật lí Gerardus 't Hooft
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:14:59 am Ngày 05 Tháng Bảy, 2012
05/07/1946 – Ngày sinh nhà vật lí Gerardus 't Hooft

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2c/Gerard_%27t_Hooft.jpg/455px-Gerard_%27t_Hooft.jpg)

Gerardus (Gerard) 't Hooft (sinh ngày 5 tháng 7, 1946, tại Den Helder, Hà Lan) là một nhà vật lí lí thuyết người Hà Lan và là giáo sư tại trường Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông cùng nhận giải Nobel Vật lí năm 1999 với vị cố vấn luận án của ông Martinus J. G. Veltman “cho việc làm sáng tỏ cấu trúc lượng tử của các tương tác điện yếu”.

Nghiên cứu của ông tập trung vào lí thuyết chuẩn, lỗ đen, sự hấp dẫn lượng tử và những mặt cơ bản của cơ học lượng tử. Những đóng góp của ông cho ngành vật lí bao gồm một bằng chứng rằng các lí thuyết chuẩn có thể chuẩn hóa lại, sự tuân thủ quy tắc thứ nguyên, và nguyên lí ảnh toàn kí.


Tiêu đề: 06/07/1687 – Ngày Newton công bố cuốn Principia
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:09:48 am Ngày 06 Tháng Bảy, 2012
06/07/1687 – Ngày Newton công bố cuốn Principia

(http://www.library.usyd.edu.au/libraries/rare/modernity/images/newton3-1.jpg)

Vào ngày này năm 1687, Newton cho xuất bản cuốn Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica (Những nguyên lí toán học của triết học tự nhiên), thường gọi là cuốn Principia, một tác phẩm gồm ba tập trong đó giải thích các định luật của ông về sự chuyển động và định luật vạn vật hấp dẫn.


Tiêu đề: 07/07/1981 - Solar Challenger, máy bay NLMT đầu tiên, băng qua eo biển Anh
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:13:16 am Ngày 07 Tháng Bảy, 2012
07/07/1981 - Solar Challenger, máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên, băng qua eo biển Anh

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b5/Solar_Challenger_drawing.jpg)

Solar Challenger là một máy bay điện chạy bằng năng lượng mặt trời do công ti AeroVironment của Paul MacCready thiết kế. Nó được cấp điện hoàn toàn bằng những tế bào quang điện gắn trên cánh và bộ thăng bằng của nó, và là chiếc máy bay đầu tiên thuộc laoij này có thể bay đường xa. Năm 1981, nó đã thực hiện thành công chuyến bay minh chứng 262 km từ Pháp sang Anh.


Tiêu đề: 08/07/1895 – Ngày sinh nhà vật lí Igor Tamm
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:50:51 am Ngày 08 Tháng Bảy, 2012
08/07/1895 – Ngày sinh nhà vật lí Igor Tamm

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/9f/Igor_Tamm.jpg)

Igor Yevgenyevich Tamm (8 tháng 7, 1895 – 12 tháng 4, 1971) là nhà vật lí Xô Viết đã nhận Giải Nobel Vật lí 1958, chung với Pavel Alekseyevich Cherenkov và Ilya Frank, cho thành tựu năm 1934 khám phá ra bức xạ Cherenkov.

In 1932, Tamm công bố một bài báo trong đó ông đề xuất khái niệm các trạng thái bề mặt. Khái niệm này quan trọng đối với lĩnh vực vật lí MOSFET.

Năm 1945, ông đã phát triển một phương pháp gần đúng cho bài toán nhiều vật. Vì Sidney Dancoff cũng phát triển phương pháp đó một cách độc lập vào năm 1950, nên ngày nay nó được gọi là phương pháp gần đúng Tamm-Dancoff.

Năm 1951, cùng với Andrei Sakharov, Tamm đã đề xuất một hệ thống tokamak dùng cho nghiên cứu sự nhiệt hạch.


Tiêu đề: 09/07/1894 – Ngày sinh nhà vật lí Pyotr Leonidovich Kapitsa
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:56:48 am Ngày 09 Tháng Bảy, 2012
09/07/1894 – Ngày sinh nhà vật lí Pyotr Leonidovich Kapitsa

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a3/Pyotr_L_Kapitsa_Russian_physicist_1964.jpg/495px-Pyotr_L_Kapitsa_Russian_physicist_1964.jpg)

Pyotr Leonidovich Kapitsa  (9 tháng 7 1894 – 8 tháng 4 1984) là nhà vật lí người Liên Xô (do hệ thống lịch cũ, lịch mới ở nước Nga mà ngày sinh của ông theo những tài liệu khác nhau ghi khác nhau).

Năm 1978, Kapitsa giành Giải Nobel Vật lí cho công trình nghiên cứu về vật lí nhiệt độ thấp mà ông thực hiện hồi khoảng năm 1937. Ông cùng nhận giải với Arno Allan Penzias và Robert Woodrow Wilson (họ giành giải vì những nghiên cứu không có liên quan gì tới nghiên cứu của Kapitsa).

Điện trở Kapitsa là điện trở nhiệt (cái gây ra sự không liên tục nhiệt độ) ở tiếp giáp giữa helium lỏng và một chất rắn.
Tiểu hành tinh 3437 Kapitsa, do nhà thiên văn học người Liên Xô Lyudmila Georgievna Karachkina phát hiện ra hồi năm 1982, được đặt theo tên của ông.


Tiêu đề: 10/07/1856 – Ngày sinh Nikola Tesla
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:53:17 am Ngày 10 Tháng Bảy, 2012
10/07/1856 – Ngày sinh Nikola Tesla

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c7/Tesla2.jpg/481px-Tesla2.jpg)

Nikola Tesla (10 tháng 7 1856 – 7 tháng 1 1943) là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện tử. Sinh ra ở Smiljan, Croatian Krajina, Military Frontier, ông là một người Serb ở Đế quốc Áo và sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2.

Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời. Ông chết năm 86 tuổi trong một phòng khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.

Tên ông được đặt cho một đơn vị điện từ "Tesla" trong hệ đo lường quốc tế. Tesla còn thiết kế ra một loại máy phát điện ở hiệu điện thế cao dạng tháp, mà ngày nay người ta gọi đó là tháp Tesla.


Tiêu đề: 11/07/1916 – Ngày sinh nhà vật lí Alexander Mikhaylovich Prokhorov
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:26:49 am Ngày 11 Tháng Bảy, 2012
11/07/1916 – Ngày sinh nhà vật lí Alexander Mikhaylovich Prokhorov

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4c/Aleksandr_Prokhorov.jpg)

Alexander Mikhaylovich Prokhorov (11 tháng 7, 1916 – 8 tháng 1, 2002) là nhà vật lí người Liên Xô nổi tiếng với nghiên cứu tiên phong của ông về laser và maser, nhờ đó mà ông cùng nhận Giải Nobel Vật lí năm 1964 chung với Charles Hard Townes và Nikolay Basov.


Tiêu đề: 12/07/1913 – Ngày sinh nhà vật lí Willis Lamb
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:54:13 pm Ngày 12 Tháng Bảy, 2012
12/07/1913 – Ngày sinh nhà vật lí Willis Lamb

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2b/Willis_Lamb.jpg)

Willis Eugene Lamb, Jr. (12.7.1913 – 15.5.2008) là nhà Vật lý học người Mỹ đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1955 chung với Polykarp Kusch "cho những khám phá của ông liên quan đến cấu trúc tinh tế của quang phổ hydro". Lamb và Kusch đã có thể xác định chính xác một số đặc tính điện từ của electron.


Tiêu đề: 13/07/1921 – Ngày mất nhà khoa học Gabriel Lippmann
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:08:13 am Ngày 13 Tháng Bảy, 2012
13/07/1921 – Ngày mất nhà khoa học Gabriel Lippmann

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4b/Gabriel_Lippmann2.jpg)

Jonas Ferdinand Gabriel Lippmann (16 tháng 8, 1845 – 13 tháng 7, 1921) là nhà vật lí và nhà phát minh người Luxemburgh gốc Pháp. Ông đạt giải Nobel vật lí năm 1908 cho phương pháp tái tạo ảnh màu dựa trên hiện tượng giao thoa ánh sáng.


Tiêu đề: 14/07/2011 – Hải Vương tinh hoàn thành vòng quỹ đạo đầu tiên
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:06:55 am Ngày 14 Tháng Bảy, 2012
14/07/2011 – Hải Vương tinh hoàn thành vòng quỹ đạo đầu tiên của nó xung quanh mặt trời kể từ khi hành tinh này được phát hiện ra vào năm 1846

(http://360.thuvienvatly.com/images/stories/vu-tru/hvt1.png)

Mời tải ebook: Hải Vương tinh
 (http://thuvienvatly.com/download/11104)

Hoặc đọc trực tuyến (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/thien-van-vu-tru/1218-hai-vuong-tinh-phan-1)


Tiêu đề: 15/07/1918 – Ngày sinh nhà vật lí Bertram N. Brockhouse
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:32:33 am Ngày 15 Tháng Bảy, 2012
15/07/1918 – Ngày sinh nhà vật lí Bertram N. Brockhouse

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a7/Bertram_Brockhouse.jpg)

Bertram Neville Brockhouse (15 tháng 7, 1918 – 13 tháng 10, 2003) là nhà vật lí người Canada nhận Giải Nobel Vật lí năm 1994, chung với Clifford Shull, “cho những đóng góp tiên phong cho sự phát triển của các kĩ thuật tán xạ neutron dành cho các nghiên cứu vật chất ngưng tụ”, nhất là “cho sự phát triển quang phổ học neutron”.


Tiêu đề: 16/07/1888 – Ngày sinh nhà vật lí Frits Zernike
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:28:21 am Ngày 16 Tháng Bảy, 2012
16/07/1888 – Ngày sinh nhà vật lí Frits Zernike

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4d/Zernike.jpg)

Frits Zernike (16 tháng 7, 1888 – 10 tháng 3, 1966) là nhà vật lí người Hà Lan giành Giải Nobel Vật lí năm 1953 cho phát minh kính hiển vi tương phản pha của ông, một thiết bị cho phép nghiên cứu cấu trúc bên trong tế bào mà không cần nhuộm và do đó làm chết tế bào.


Tiêu đề: 17/07/1920 – Ngày sinh Gordon Gould, nhà phát minh ra laser
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:56:24 am Ngày 17 Tháng Bảy, 2012
17/07/1920 – Ngày sinh Gordon Gould, nhà phát minh ra laser

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1f/Gordon_Gould.jpg/675px-Gordon_Gould.jpg)

Gordon Gould (17 tháng 7, 1920 – 16 tháng 9, 2005) là nhà vật lí người Mĩ nổi tiếng với cuộc đấu dài kì 30 năm với Sở Cấp bằng Sáng chế Mĩ để giành bằng sáng chế cho laser và những công nghệ có liên quan. Ông còn đấu tranh với các nhà sản xuất laser trên mặt trận pháp lí để cuối cùng bằng sáng chế đó phải về tay ông.


Tiêu đề: 18/07 - Ngày sinh Ngày sinh Robert Hooke & Hendrik Lorentz
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:55:15 am Ngày 18 Tháng Bảy, 2012
18/07/1635 – Ngày sinh Robert Hooke

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/10/13_Portrait_of_Robert_Hooke.JPG/503px-13_Portrait_of_Robert_Hooke.JPG)

Robert Hooke (1635 – 1703) là một nhà khoa học người Anh.

Robert Hooke là một nhà chế tạo dụng cụ khéo léo. Ông đã mang kiến thức về quang học của mình áp dụng vào việc đo lường thiên văn.

Vào năm 1676, Robert Hooke phổ biến định luật đàn hồi theo đó độ dãn của lò xo thì tỉ lệ với sức kéo. Nguyên tắc này được áp dụng vào việc phát minh ra lò xo xoắn. Cách phân tích lò xo khiến cho ông phát minh ra đồng hồ.

_________


18/07/1853 – Ngày sinh nhà vật lí Hendrik Lorentz


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/33/Hendrik_Antoon_Lorentz.jpg)

Hendrik Antoon Lorentz (18 tháng 7 năm 1853, Arnhem – 4 tháng 2, 1928, Haarlem) là một nhà vật lý Hà Lan nhận chung Giải Nobel Vật lý với Pieter Zeeman vì đã phát hiện ra cách giải thích lý thuyết hiệu ứng Zeeman. Lorentz đã phát triển các công cụ nhận thức và toán học làm trung tâm của thuyết tương đối đặc biệt mà sau này nhà bác học Albert Einstein đã hoàn thiện.


Tiêu đề: 19/07/1921 – Ngày sinh nhà vật lí y sinh Rosalyn Yalow
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:38:17 am Ngày 19 Tháng Bảy, 2012
19/07/1921 – Ngày sinh nhà vật lí y sinh Rosalyn Yalow

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3d/Rosalyn_Yalow.jpg)

Rosalyn Sussman Yalow (19 tháng 7, 1921 – 30 tháng 5, 2011) là nhà vật lí y sinh người Mĩ, người nhận Giải Nobel Sinh lí học hoặc Y học năm 1977 (chung với Roger Guillemin và Andrew Schally) cho sự phát triển kĩ thuật RIA. Bà là người phụ nữ Mĩ thứ hai giành giải thưởng này, sau Gerty Cori.


Tiêu đề: 20/07/1947 – Ngày sinh nhà vật lí Gerd Binnig
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 01:34:54 am Ngày 20 Tháng Bảy, 2012
20/07/1947 – Ngày sinh nhà vật lí Gerd Binnig

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c9/Gerd_Binnig_sw.jpg/450px-Gerd_Binnig_sw.jpg)

Gerd Binnig sinh ngày 20.7.1947 tại Frankfurt, là nhà vật lí người Đức đã đoạt Giải Nobel Vật lí năm 1986, chung với Heinrich Rohrer, cho việc thiết kế Kính hiển vi quét chui hầm của họ (phân nửa giải Nobel kia được trao cho Ernst Ruska).


Tiêu đề: 21/07/1969 - Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng lúc 2:56:15 AM, GMT
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:32:45 am Ngày 21 Tháng Bảy, 2012
21/07/1969 - Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng lúc 2:56:15 AM, GMT

(https://crfntserver1.crf-usa.org/crf/crfdata/hdww2007/2711/Photographs/Apollo%2011/Apollo11BuzzonTheMoon.JPG)

Nhà du hành Armstrong đã bước lên bề mặt chị Hằng, trong vùng Biển Tranquility, lúc 0256 GMT, gần 20 phút sau khi lần đầu tiên mở cánh cửa sập trên thiết bị hạ cnahs Eagle.

Trước đó, Armstrong báo cáo sự tiếp đất an toàn của thiết bị hạ cánh lúc 2017 GMT với câu: Houston, Cứ địa Tranquility đây rồi. Eagle đã tiếp đất.”

Khi ông đặt bàn chân trái thực hiện bước đi đầu tiên xuống đất mặt trăng, Armstrong tuyên bố: “Đó là một bước đi nhỏ đối với một người, nhưng là một bước nhảy lớn đối với nhân loại.”


Tiêu đề: 22/07/1887 – Ngày sinh nhà vật lí Gustav Ludwig Hertz
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:06:49 am Ngày 22 Tháng Bảy, 2012
22/07/1887 – Ngày sinh nhà vật lí Gustav Ludwig Hertz

(http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1925/hertz.jpg)

Gustav Ludwig Hertz (22 tháng 7,1887 – 30 tháng 10, 1975) là nhà vật lí thực nghiệm người Đức, là cháu trai của nhà vật lí Heinrich Rudolf Hertz.

Gustav Ludwig Hertz được tặng Giải Nobel Vật lí năm 1925, chung với James Franck, “cho khám phá của họ về những quy luật chi phối sự tác động của electron lên nguyên tử”.

Tuy nhiên, do một số trở ngại liên quan đến điều lệ xét giải, James Franck và Gustav Hertz phải nhận giải muộn hơn một năm, vào năm 1926.


Tiêu đề: 23/07/1775 – Ngày sinh Étienne-Louis Malus
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:01:27 am Ngày 23 Tháng Bảy, 2012
23/07/1775 – Ngày sinh Étienne-Louis Malus

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/79/Etienne-Louis_Malus.jpg/442px-Etienne-Louis_Malus.jpg)

Étienne-Louis Malus (23 tháng 7, 1775 – 24 tháng 2, 1812) là nhà vật lí, kĩ sư, và nhà toán học người Pháp.

Nghiên cứu toán học của ông chủ yếu liên quan đến nghiên cứu ánh sáng. Nhưng có lẽ Malus được biết tới nhiều nhất với định luật Malus cho biết cường độ sáng tổng hợp khi có một bộ phân cực đặt trong đường đi của chùm tia sáng tới. Tên của ông là một trong 72 cái tên được khắc trên tháp Eiffel.


Tiêu đề: 24/07/1974 – Ngày mất nhà vật lí James Chadwick
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 01:10:58 pm Ngày 24 Tháng Bảy, 2012
24/07/1974 – Ngày mất nhà vật lí James Chadwick

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c2/Chadwick.jpg)

James Chadwick (20 tháng 10, 1891 – 24 tháng 7, 1974) là một nhà vật lí người Anh. Ông được nhận Giải Nobel Vật lí năm 1935 vì đã khám phá ra neutron.


Tiêu đề: 25/07/1920 – Ngày sinh nhà khoa học Rosalind Franklin
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:40:49 pm Ngày 25 Tháng Bảy, 2012
25/07/1920 – Ngày sinh nhà khoa học Rosalind Franklin

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/9/97/Rosalind_Franklin.jpg)

Rosalind Elsie Franklin (25 tháng 7, 1920 – 16 tháng 4, 1958) là nhà sinh lí học người Anh và là nhà tinh thể học tia X đã có những đóng góp quan trọng cho sự tìm hiểu cấu trúc phân tử của ADN, ARN, virus, than đá và graphite.


Tiêu đề: 26/07/2005 – Phóng tàu Discovery STS-114
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:33:13 am Ngày 26 Tháng Bảy, 2012
26/07/2005 – Phóng tàu Discovery STS-114, chuyến bay tàu con thoi đầu tiên sau thảm họa tàu Columbia

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/36/STS-124_Discovery_Launch1.jpg/393px-STS-124_Discovery_Launch1.jpg)

Tàu con thoi Discovery (tiếng Anh của "khám phá"; mã số: OV-103) là một trong số những con tàu con thoi thuộc về Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ (NASA). Cất cánh lần đầu tiên vào năm 1984, Discovery là tàu con thoi thứ ba được đưa vào hoạt động. Tàu Discovery vừa phục vụ nghiên cứu, vừa phục vụ cho việc lắp đặt Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Tàu được lấy tên từ những con tàu thám hiểm tên Discovery. Đầu tiên là HMS Discovery, một con tàu biển đã đưa thuyền trưởng James Cook trên chuyến đi lớn thứ ba và cũng là cuối cùng của ông ta. Ngoài ra, còn có con tàu Discovery của Henry Hudson, được sử dụng trong năm 1610–1611 để đi tìm Tuyến đường biển Tây Bắc (Northwest Passage), và RRS Discovery, một con tàu được sử dụng bởi Scott và Shackleton cho những cuộc thám hiểm tới châu Nam Cực năm 1901–1904 (và vẫn còn đang được gìn giữ làm bảo tàng). Tàu con thoi này cũng trùng tên với Discovery One, con tàu trong phim 2001: A Space Odyssey.

Discovery là tàu con thoi đã phóng Kính viễn vọng Hubble. Phi vụ sửa chữa lần thứ hai và lần ba của Hubble cũng được thực hiện bởi Discovery. Tàu này cũng đã phóng vệ tinh thám hiểm Ulysses và 3 vệ tinh TDRS. Discovery đã được chọn hai lần trong việc trở lại các chuyến bay lên quỹ đạo, lần thứ nhất là chuyến bay trong năm 1988, sau thảm họa Challenger, và lần thứ hai là vào tháng 7 năm 2005, sau thảm họa Columbia. Discovery cũng đã đưa phi hành gia John Glenn của Chương trình Mercury, 77 tuổi vào lúc đó, trở lại không gian trong STS-95 vào ngày 29 tháng 10 năm 1998, làm ông trở thành người cao tuổi nhất du hành vào không gian.


Tiêu đề: 27/07/1844 – Ngày mất John Dalton
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:50:54 am Ngày 27 Tháng Bảy, 2012
27/07/1844 – Ngày mất John Dalton

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3f/Dalton_John_desk.jpg/452px-Dalton_John_desk.jpg)

John Dalton (6 tháng 9, năm 1766 – 27 tháng 7, năm 1844) là một nhà hóa học, nhà vật lý người Anh. Ông sinh ra trong một gia đình dệt vải nghèo tại Eaglesfield, một vùng phía Tây Bắc nước Anh. Thời niên thiếu, để có đủ điều kiện tiếp tục theo học và đeo đuổi lòng đam mê khoa học của mình, John Dalton phải trốn nhà để đi trợ giảng ở một trường trung học tại Kendan (khi ấy, ông chỉ mới 15 tuổi). Vài năm sau, khi Dalton 19 tuổi, ông đã được cử giữ chức hiệu trưởng trường trung học này. Về sau, ông trở nên nổi tiếng vì những đóng góp, lý giải của ông trong thuyết nguyên tử và các nghiên cứu của ông về bệnh mù màu. Lý thuyết về nguyên tử của Dalton là cơ sở để xây dựng các lý thuyết khác về nguyên tử sau này.

Mời đọc bài viết về John Dalton (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/lich-su-vat-ly/2096--nhung-con-so-lam-nen-vu-tru-phan-14).


Tiêu đề: 28/07/1915 – Ngày sinh nhà vật lí Charles Townes
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:21:46 am Ngày 28 Tháng Bảy, 2012
28/07/1915 – Ngày sinh nhà vật lí Charles Townes

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/6/6e/Charles_Townes_Nobel.jpg)

Charles Hard Townes (sinh ngày 28 tháng 7, 1915) là nhà vật lí người Mĩ giành Giải Nobel và là nhà giáo dục học. Townes nổi tiếng với công trình nghiên cứu của ông về lí thuyết và ứng dụng của maser (ông giữ bằng phát minh cơ bản cho thiết bị này), và một công trình nghiên cứu khác về điện tử học lượng tử liên quan đến các dụng cụ maser và laser. Ông cùng nhận Giải Nobel Vật lí năm 1964 với Nikolay Basov và Alexander Prokhorov.


Tiêu đề: 29/07/1898 – Ngày sinh nhà vật lí Isidor Isaac Rabi
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:20:02 pm Ngày 29 Tháng Bảy, 2012
29/07/1898 – Ngày sinh nhà vật lí Isidor Isaac Rabi

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/ba/II_Rabi.jpg)

Isidor Isaac Rabi (29.7.1898 – 11.01.1988) là nhà vật lý người Mỹ sinh tại Galicia, đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1944 cho công trình phát hiện sự cộng hưởng từ hạt nhân của ông.


Tiêu đề: 30/07/1971 – Tàu Apollo 15 hạ cánh lên mặt trăng
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:56:52 am Ngày 30 Tháng Bảy, 2012
30/07/1971 – Tàu Apollo 15 hạ cánh lên mặt trăng

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2e/Apollo_15_Lunar_Rover_and_Irwin.jpg/800px-Apollo_15_Lunar_Rover_and_Irwin.jpg)
Irwin trên mặt trăng

Apollo 15 là sứ mệnh vũ trụ có người lái thứ tám thành công của Mĩ và là phi thuyền thứ tư trong chương trình Apollo hạ cánh lên mặt trăng.

Phi thuyền lên đường hôm 26 tháng 7, 1971 và rời mặt trăng hôm 7 tháng 8. Hai nhà du hành David Scott và James Irwin đã có ba ngày ở trên mặt trăng và tổng cộng 18,5 giờ ra khỏi phi thuyền trên thiết bị xe tự hành mặt trăng. Họ đã thu gom tổng cộng 77 kg đất đá mặt trăng về nghiên cứu.


Tiêu đề: 31/07/1718 – Ngày sinh nhà vật lí John Canton
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:05:54 am Ngày 31 Tháng Bảy, 2012
31/07/1718 – Ngày sinh nhà vật lí John Canton

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/18/John_Canton_from_NPG.jpg/488px-John_Canton_from_NPG.jpg)

John Canton FRS (31 tháng 7, 1718 – 22 tháng 3, 1772) là nhà vật lí người Anh. Năm 1750, ông đã đọc một bài báo trước Hội Hoàng gia nói về phương pháp chế tạo nam châm nhân tạo, nhờ đó ông được bầu làm thành viên của hội và được tặng Huy chương Copley. Ông là người Anh đầu tiên xác nhận giả thuyết của Benjamin Franklin về mối liên hệ giữa tia sét và dòng điện, và ông đã có một số khám phá điện học quan trọng.

Năm 1762 và 1764, ông đã cho công bố các thí nghiệm bác bỏ kết luận của Viện hàn lâm Florentine, lúc ấy được chấp nhận rộng rãi, rằng nước không thể bị nén. Năm 1768, ông đã mô tả cách pha chế chất liệu lân quang ngày nay gọi là phospho Canton, bằng cách nung vỏ sò với sulphur. Ông qua đời ở London ở tuổi 53 vì bệnh phù thủng.


Tiêu đề: 01/08/1889 – Ngày sinh nhà vật lí Walter Gerlach
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:12:49 am Ngày 01 Tháng Tám, 2012
01/08/1889 – Ngày sinh nhà vật lí Walter Gerlach

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/f/f5/Walter_Gerlach.jpg)

Walt(h)er Gerlach (1 tháng 8, 1889 - 10 tháng 8, 1979) là nhà vật lí người Đức, người đồng phát minh ra sự lượng tử hóa spin trong từ trường, tức hiệu ứng Stern-Gerlach.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/29/Stern-Gerlach_experiment.PNG)
Bố trí thí nghiệm Stern–Gerlach


Tiêu đề: 02/08/1820 – Ngày sinh nhà vật lí John Tyndall
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:00:19 am Ngày 02 Tháng Tám, 2012
02/08/1820 – Ngày sinh nhà vật lí John Tyndall

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bc/John_Tyndall_portrait_mid_career.jpg)

John Tyndall (2 tháng 8, 1820 – 4 tháng 12, 1893) là một nhà vật lí lỗi lạc thế kỉ 19. Danh tiếng khoa học của ông bắt đầu rộ lên vào thập niên 1850 từ nghiên cứu của ông về tính nghịch từ. Sau đó, ông nghiên cứu bức xạ nhiệt, và đã có nhiều khám phá về các quá trình trong khí quyển. Tyndall cho xuất bản 17 quyển sách giới thiệu nền vật lí thực nghiệm tiên tiến thế kỉ 19 với đông đảo công chúng. Từ năm 1853 đến 1887, ông là giáo sư vật lí tại Viện Hoàng gia Anh Quốc ở London.


Tiêu đề: 03/08/1811 – Ngày sinh nhà phát minh người Mĩ Elisha Otis
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:20:26 pm Ngày 03 Tháng Tám, 2012
03/08/1811 – Ngày sinh nhà phát minh người Mĩ Elisha Otis

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1e/Otis.jpg)

Elisha Graves Otis (3 tháng 8, 1811 – 8 tháng 4, 1861) là một nhà công nghiệp người Mĩ, người sáng lập Công ti Thang máy Otis, và là người phát minh ra một dụng cụ an toàn ngăn không cho thang máy rơi nếu như dây cáp bị hỏng. Ông nghiên cứu dụng cụ này khi sống ở Yonkers, New York vào năm 1852, và có sản phẩm hoàn chỉnh vào năm 1854.


Tiêu đề: 04/08/1181 – Sao siêu mới lần đầu tiên được nhìn thấy ở Cassiopia
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:49:21 am Ngày 04 Tháng Tám, 2012
04/08/1181 – Sao siêu mới lần đầu tiên được nhìn thấy ở Cassiopia

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d4/Keplers_supernova.jpg/750px-Keplers_supernova.jpg)
Siêu tân tinh Kepler, SN 1604

Siêu tân tinh, hay siêu sao mới, là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn, cấp sao biểu kiến tăng lên đột ngột hàng tỉ lần, rồi giảm dần trong vài tuần hay vài tháng. Tổng năng lượng thoát ra đạt tới 1044J. Cấp sao tuyệt đối có thể đạt đến -20m.

Có hai kiểu nổ. Trong kiểu thứ nhất, các sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó, cho đến lúc mật độ và áp suất tăng cao gây nên bùng nổ. Trong kiểu thứ hai, các sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó, cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch. Trong cả hai kiểu này, một lượng lớn vật chất của sao bị đẩy bật ra không gian xung quanh.

Tên gọi siêu tân tinh hay sao siêu mới xuất phát từ việc quan sát trong lịch sử những hiện tượng hiếm có, khi một ngôi sao đột ngột bùng sáng như thể vừa sinh ra. Dựa theo cường độ sáng chúng được ghi nhận là tân tinh hoặc siêu tân tinh. Tuy nhiên, bản chất của hiện tượng siêu tân tinh là điểm kết cục của một số loại sao của quá trình tiến hóa của chúng.


Tiêu đề: 05/08/1802 – Ngày sinh nhà toán học Niels Henrik Abel
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:07:44 am Ngày 05 Tháng Tám, 2012
05/08/1802 – Ngày sinh nhà toán học Niels Henrik Abel

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/80/Niels_Henrik_Abel.jpg)

Niels Henrik Abel (5 tháng 8, 1802 – 6 tháng 4, 1829) là nhà toán học người Na Uy đã chứng minh rằng không thể giải phương trình bậc năm bằng công thức nghiệm. Giải thưởng Abel mang tên ông.


Tiêu đề: 06/08/1945 – Thảm họa bom nguyên tử Hiroshima
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:04:09 am Ngày 06 Tháng Tám, 2012
06/08/1945 – Thảm họa bom nguyên tử Hiroshima

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/70/B-29_Enola_Gay_w_Crews.jpg/800px-B-29_Enola_Gay_w_Crews.jpg)

Chiếc B-29 mang tên Enola Gay và phi hành đoàn, những người thả quả bom nguyên tử "Little Boy" xuống Hiroshima 1945
Vũ khí hạt nhân (là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc/và phản ứng hợp hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 - 160 km. Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom hạt nhân được dùng trong Đệ nhị thế chiến: quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 có tên là Little Boy và được làm từ uranium; quả sau có tên là Fat Man và được ném xuống Nagasaki, cũng ở Nhật Bản ba ngày sau đó, được làm từ plutonium.

Vũ khí hạt nhân là một trong những vấn đề trọng tâm của các căng thẳng về chính trị quốc tế và vẫn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề xã hội từ khi nó được khởi đầu từ những năm 1940. Vũ khí hạt nhân thường được coi là biểu tượng phi thường của con người trong việc sử dụng sức mạnh của tự nhiên để hủy diệt con người.


Tiêu đề: 07/08/1912 - Victor Hess khám phá ra tia vũ trụ
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:33:59 am Ngày 07 Tháng Tám, 2012
07/08/1912 - Victor Hess khám phá ra tia vũ trụ

(http://360.thuvienvatly.com/images/2012/08/watson3.jpg)

Mời tham khảo bài viết:

  • Kỉ niệm 100 năm khám phá ra tia vũ trụ  (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/nguyen-tu-hat-nhan/2583-ki-niem-100-nam-kham-pha-ra-tia-vu-tru)
  • 100 năm khám phá tia vũ trụ (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/nguyen-tu-hat-nhan/2584-100-nam-kham-pha-tia-vu-tru-phan-1)


Tiêu đề: 08/08/ 1901 – Ngày sinh nhà vật lí Ernest O. Lawrence
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:41:42 am Ngày 08 Tháng Tám, 2012
08/08/ 1901 – Ngày sinh nhà vật lí Ernest O. Lawrence

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/88/Ernest_Orlando_Lawrence.jpg)

Ernest Orlando Lawrence (8 tháng 8, 1901 – 27 tháng 8, 1958) là nhà vật lí người Mĩ giành Giải Nobel Vật lí năm 1939 cho nghiên cứu của ông trong việc phát minh ra cyclotron và phát triển những ứng dụng của nó. Nguyên tố hóa học số 103 được đặt tên “lawrencium” để tôn vinh ông.


Tiêu đề: 09/08/1911 – Ngày sinh nhà vật lí William Alfred Fowler
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:35:58 am Ngày 09 Tháng Tám, 2012
09/08/1911 – Ngày sinh nhà vật lí William Alfred Fowler

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/9/9b/William_Alfred_Fowler.jpg)

William Alfred "Willy" Fowler (9 tháng 8, 1911 – 14 tháng 3, 1995) là nhà thiên văn vật lí người Mĩ giành Giải Nobel Vật lí năm 1983. Không nên nhầm ông với nhà thiên văn học người Anh Alfred Fowler.

Giải Nobel 1983 ông nhận chung với Subrahmanyan Chandrasekhar. Giải thưởng công nhận những nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm của ông về các phản ứng hạt nhân có tầm quan trọng trong sự hình thành của các nguyên tố hóa học trong vũ trụ.


Tiêu đề: 10/08/1913 – Ngày sinh nhà vật lí Wolfgang Paul
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 01:25:58 pm Ngày 10 Tháng Tám, 2012
10/08/1913 – Ngày sinh nhà vật lí Wolfgang Paul

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/c/c0/Wolfgang_Paul.jpg/220px-Wolfgang_Paul.jpg)

Wolfgang Paul (10 tháng 8, 1913 – 7 tháng 12, 1993) là nhà vật lí người Đức, người đồng phát triển bộ lọc khối tứ cực phi từ tính đặt nền tảng cho cái ngày nay chúng ta gọi là bẫy ion. Ông nhận nửa Giải Nobel Vật lí 1989 cho công trình nghiên cứu này cùng với Hans Georg Dehmelt; một nửa còn lại của giải thưởng năm ấy trao cho Norman Foster Ramsey.


Tiêu đề: 11/08/1912 – Ngày sinh nhà thiên văn học Eva Ahnert-Rohlfs
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:11:01 am Ngày 11 Tháng Tám, 2012
11/08/1912 – Ngày sinh nhà thiên văn học Eva Ahnert-Rohlfs

Eva Ahnert-Rohlfs (11 tháng 8, 1912 – 9 tháng 3, 1954) là nhà thiên văn học người Đức. Bà có những quan sát quan trọng về sao biến quang.


Tiêu đề: 12/08/1887 – Ngày sinh nhà vật lí Erwin Schrödinger
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 01:00:48 pm Ngày 12 Tháng Tám, 2012
12/08/1887 – Ngày sinh nhà vật lí Erwin Schrödinger

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/26/Erwin_Schr%C3%B6dinger.jpg/250px-Erwin_Schr%C3%B6dinger.jpg)

Erwin Rudolf Josef Alexander Schrödinger (12 tháng 8 năm 1887 – 4 tháng 1 năm 1961) là một nhà vật lý người Áo. Ông nổi tiếng với những đóng góp trong cơ học lượng tử và năm 1933 ông đã được nhận giải Nobel nhờ phát minh ra phương trình Schrödinger.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/math/6/e/2/6e22e61213db503791ea656baec7c62e.png)


Tiêu đề: 13/08/ 1814 – Ngày sinh nhà vật lí Anders Jonas Ångström
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:39:30 am Ngày 13 Tháng Tám, 2012
13/08/ 1814 – Ngày sinh nhà vật lí Anders Jonas Ångström

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1f/Anders_Jonas_%C3%85ngstr%C3%B6m_-_001.png)

Anders Jonas Ångström (13 tháng 8, 1814 – 21 tháng 6, 1874) là nhà vật lí người Thụy Điển, một trong những người sáng lập nên quang phổ học.

Đơn vị ångström (1 Å = 10−10 m) được dùng trong tinh thể học và quang phổ học. Một miệng hố trên Mặt trăng mang tên hố Ångström.


Tiêu đề: 14/08/1777 – Ngày sinh nhà vật lí Hans Christian Ørsted
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:45:20 am Ngày 14 Tháng Tám, 2012
14/08/1777 – Ngày sinh nhà vật lí Hans Christian Ørsted

(http://www.biografiasyvidas.com/biografia/o/fotos/oersted.jpg)

Hans Christian Ørsted (14 tháng 8 năm 1777 - 9 tháng 3 năm 1851) là một nhà vật lí và nhà hóa học người Đan Mạch. Ông là người đã củng cố triết học hậu Kant và là người có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của khoa học cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỉ 20. Oersted được biết đến nhiều nhất với công lao khám phá ra mối liên hệ giữa dòng điện và từ tính.

14/08/1912 – Ngày sinh nhà vật lí Frank Oppenheimer

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fd/Frank_Oppenheimer.jpg/220px-Frank_Oppenheimer.jpg)

Frank Friedman Oppenheimer (14 tháng 8, 1912 – 3 tháng 2, 1985) là nhà vật lí hạt người Mĩ, giáo sư vật lí tại trường Đại học Colorado, và là người sáng lập Exploratorium ở San Francisco. Là em trai của nhà vật lí nổi tiếng J. Robert Oppenheimer, Frank Oppenheimer nghiên cứu vật lí hạt nhân trong thời gian diễn ra Dự án Manhattan, và có những đóng góp cho sự làm giàu uranium.


Tiêu đề: 15/08/1892 – Ngày sinh nhà vật lí Louis de Broglie
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:10:29 am Ngày 15 Tháng Tám, 2012
15/08/1892 – Ngày sinh nhà vật lí Louis de Broglie

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d2/Broglie_Big.jpg/180px-Broglie_Big.jpg)

Louis-Victor-Pierre-Raymond, de Broglie (15 tháng 8 năm 1892 – 19 tháng 3 năm 1987) là một nhà vật lý Pháp. Nghiên cứu năm 1924 của ông đưa đến kết luận về lưỡng tính sóng-hạt đã được trao Giải Nobel Vật lí năm 1929.


Tiêu đề: 16/08/1845 – Ngày sinh nhà vật lí Gabriel Lippmann
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:20:04 am Ngày 16 Tháng Tám, 2012
16/08/1845 – Ngày sinh nhà vật lí Gabriel Lippmann

Gabriel Jonas Lippmann (16 tháng 8 năm 1845 – 13 tháng 7 năm 1921) la một nhà vật lý va nhà phát minh người Pháp - Luxembourg. Ông được nhận Giải Nobel Vật lý về phát minh tạo hình ảnh màu bằng phương pháp giao thoa, chế tạo các tấm phim Lippmann của ông.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/87/Lippmann_photo_flowers.jpg)

Bức ảnh mầu sớm nhất chụp các bông hoa của Lippmann

Mời tham khảo bài viết: Phương pháp chụp ảnh mang tính cách mạng của Lippmann và Gabor  (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/dien-quang/427-phuong-phap-chup-anh-mang-tinh-cach-mang-cua-lippmann-va-gabor)


Tiêu đề: 17/08/1969 – Ngày mất nhà vật lí Otto Stern
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 01:11:27 pm Ngày 17 Tháng Tám, 2012
17/08/1969 – Ngày mất nhà vật lí Otto Stern

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/88/Otto_Stern.jpg/180px-Otto_Stern.jpg)

Otto Stern (17 tháng 2, 1888 – 17 tháng 8,1969) là một nhà vật lý học người Đức. Là một nhà vật lý thực nghiệm, Stern đã đóng góp vào việc phát hiện ra "sự lượng tử hóa spin" trong thí nghiệm Stern-Gerlach cùng với Walther Gerlach năm 1922; chứng minh bản chất sóng của các nguyên tử và phân tử; cách đo lường các moment từ của nguyên tử; phát hiện moment từ của proton; và phát triển phương pháp tia phân tử, phương pháp được sử dụng trong kỹ thuật ghép chùm tia phân tử. Năm 1943 ông đoạt giải Nobel Vật lý, giải đầu tiên kể từ năm 1939, và là người đoạt giải Vật lý một mình trong năm này..


Tiêu đề: 19/08/1924 – Ngày sinh nhà vật lí Willard Boyle
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:46:03 am Ngày 19 Tháng Tám, 2012
19/08/1924 – Ngày sinh nhà vật lí Willard Boyle

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b4/Nobel_Prize_2009-Press_Conference_KVA-23.jpg/200px-Nobel_Prize_2009-Press_Conference_KVA-23.jpg)

Willard Sterling Boyle (19 tháng 8, 1924 – 7 tháng 5, 2011) là nhà vật lí người Canada, đồng tác giả phát minh của mạch bán dẫn chụp ảnh – bộ cảm biến CCD – công trình đoạt Giải Nobel Vật lí năm 2009.


Tiêu đề: 20/08/1961 – Ngày mất nhà vật lí Percy Williams Bridgman
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:29:48 am Ngày 20 Tháng Tám, 2012
20/08/1961 – Ngày mất nhà vật lí Percy Williams Bridgman

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9a/Bridgman.jpg/220px-Bridgman.jpg)

Percy Williams Bridgman (21 tháng 8, 1882 – 20 tháng 8, 1961) là nhà vật lí người Mĩ giành Giải Nobel Vật lí năm 1946 cho công trình nghiên cứu của ông về vật lí áp suất cao. Ông cũng là tác giả của nhiều sách phương pháp khoa học và những phương diện khác của triết lí khoa học.


Tiêu đề: 21/08/1836 – Ngày mất nhà vật lí Claude-Louis Navier
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:52:02 am Ngày 21 Tháng Tám, 2012
21/08/1836 – Ngày mất nhà vật lí Claude-Louis Navier

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9a/Claude-Louis_Navier.jpg/200px-Claude-Louis_Navier.jpg)

Claude-Louis Navier (10 tháng 2, 1785 – 21 tháng 8, 1836) là nhà vật lí và kĩ sư người Pháp, chuyên nghiên cứu cơ học. Các phương trình Navier-Stokes là mang tên của ông và George Gabriel Stokes


Tiêu đề: 22/08/1647 – Ngày sinh nhà vật lí Denis Papin
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:46:03 am Ngày 22 Tháng Tám, 2012
22/08/1647 – Ngày sinh nhà vật lí Denis Papin

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a7/Denis_Papin.jpg/250px-Denis_Papin.jpg)

Denis Papin (22 tháng 8,1647 – khoảng 1712) là nhà vật lí, nhà toán học, và nhà phát minh người Pháp. Ông nổi tiếng với phát minh tiên phong của nồi hơi, tiền thân của động cơ hơi nước và nồi áp suất.


Tiêu đề: 23/08/1806 – Ngày mất nhà vật lí Charles Augustin de Coulomb
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:56:20 pm Ngày 23 Tháng Tám, 2012
23/08/1806 – Ngày mất nhà vật lí Charles Augustin de Coulomb

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/59/Charles_de_coulomb.jpg/250px-Charles_de_coulomb.jpg)

Charles-Augustin de Coulomb (14 tháng 6, 1736 – 23 tháng 8, 1806) là nhà vật lí người Pháp. Ông nổi tiếng với việc phát triển định luật Coulomb, định nghĩa lực hút và lực đẩy tĩnh điện. Đơn vị SI của điện tích, coulomb, mang tên của ông.


Tiêu đề: 24/08/1888 – Ngày mất nhà vật lí Rudolf Clausius
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:12:09 pm Ngày 24 Tháng Tám, 2012
24/08/1888 – Ngày mất nhà vật lí Rudolf Clausius

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/40/Clausius.jpg/225px-Clausius.jpg)

Rudolf Julius Emanuel Clausius (2 tháng 1 năm 1822 – 24 tháng 8 năm 1888), là nhà vật lý và là nhà toán học người Đức được xem là người đặt nền móng khoa học cho nhiệt động lực học. Cũng như phát biểu của ông về nguyên lý Sadi Carnot thường được biết đến như chu trình Carnot, ông đặt lý thuyết về nhiệt trên một cơ sở vững chắc hơn . Bài báo quan trọng nhất của Clausius: Lý thuyết cơ khí của nhiệt, xuất bản năm 1850, nêu những ý tưởng cơ bản về nguyên lý hai nhiệt động lực học. Năm 1865 Clausius đưa ra khái niệm về entropy.


Tiêu đề: 25/08/1928 – Ngày sinh nhà vật lí Herbert Kroemer
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:42:52 am Ngày 25 Tháng Tám, 2012
25/08/1928 – Ngày sinh nhà vật lí Herbert Kroemer

(http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/2000/kroemer.jpg)

Herbert Kroemer (25 tháng 8, 1928) là giáo sư kĩ thuật điện và kĩ thuật máy tính tại trường Đại học University of California, Santa Barbara. Cùng với Zhores I. Alferov, ông được trao Giải Nobel Vật lí năm 2000 “cho sự phát triển các cấu trúc lai bán dẫn dùng trong điện tử học tốc độ cao và quang điện tử học”. Một người khác cũng nhận chung giải Nobel năm ấy là Jack Kilby cho phát minh và sự phát triển mạch tích hợp và vi chíp.


Tiêu đề: 26/08/1882 – Ngày sinh nhà vật lí James Franck
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:14:08 am Ngày 26 Tháng Tám, 2012
26/08/1882 – Ngày sinh nhà vật lí James Franck

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6c/James_Franck.jpg/220px-James_Franck.jpg)

James Franck (26 tháng 8, 1882 – 21 tháng 5, 1964) là nhà vật lí người Đức giành Giải Nobel Vật lí năm 1925 chủ yếu cho nghiên cứu của ông trong giai đoạn 1912-1914, trong đó có thí nghiệm Franck-Hertz, một sự xác nhận quan trọng của mẫu nguyên tử Bohr.


Tiêu đề: 27/08/1915 – Ngày sinh nhà vật lí Norman Foster Ramsey
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:36:36 am Ngày 27 Tháng Tám, 2012
27/08/1915 – Ngày sinh nhà vật lí Norman Foster Ramsey

(http://360.thuvienvatly.com/images/2011/11/ramsey.jpg)

Mời xem bài viết tại đây (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/nhan-vat/1978-norman-ramsey-19152011).


Tiêu đề: 28/08/2006 – Ngày mất nhà vật lí Melvin Schwartz
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:40:38 am Ngày 28 Tháng Tám, 2012
28/08/2006 – Ngày mất nhà vật lí Melvin Schwartz

(http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1988/schwartz.jpg)

Melvin Schwartz (2 tháng 11, 1932 – 28 tháng 8, 2006) là nhà vật lí người Mĩ. Ông giành Giải Nobel Vật lí năm 1988 cùng với Leon M. Lederman và Jack Steinberger cho sự phát triển phương pháp chùm tia neutrino và chứng minh cấu trúc bộ đôi của các lepton qua sự khám phá ra neutrino muon.


Tiêu đề: 29/08/1949 – Liên Xô cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của nước này
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:04:02 am Ngày 29 Tháng Tám, 2012
29/08/1949 – Liên Xô cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của nước này. Cuộc chạy đua hạt nhân chính thức bắt đầu.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/4/42/Andrei_Sakharov_and_Igor_Kurchatov.jpeg/300px-Andrei_Sakharov_and_Igor_Kurchatov.jpeg)

Cha đẻ của chương trình hạt nhân của Liên Xô, Andrei Sakharov (trái) và Igor Kurchatov (phải).

Mời tham khảo bài viết (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/lich-su-vat-ly/2646-29081949-lien-xo-thu-qua-bom-nguyen-tu-dau-tien).


Tiêu đề: 30/08/1912 – Ngày sinh nhà vật lí Edward Mills Purcell
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:47:52 am Ngày 30 Tháng Tám, 2012
30/08/1912 – Ngày sinh nhà vật lí Edward Mills Purcell

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/bc/Edward_Purcell.jpg/180px-Edward_Purcell.jpg)

Edward Mills Purcell (30 tháng 8, 1912 – 7 tháng 3, 1997) là nhà vật lí người Mĩ cùng nhận Giải Nobel Vật lí năm 1952 cho sự khám phá ra sự cộng hưởng từ hạt nhân ở chất lỏng và chất rắn (công bố độc lập vào năm 1946). Sự cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu cấu trúc phân tử của các chất tinh khiết và thành phần của hợp chất.


Tiêu đề: 31/08/1821 – Ngày sinh nhà khoa học Hermann von Helmholtz
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:59:04 pm Ngày 31 Tháng Tám, 2012
31/08/1821 – Ngày sinh nhà khoa học Hermann von Helmholtz

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c7/Hermann_von_Helmholtz.jpg/225px-Hermann_von_Helmholtz.jpg)

Hermann Ludwig Ferdinand von Helmholtz (31 tháng 8, 1821 – 8 tháng 9, 1894) là một bác sỹ và nhà vật lý người Đức. Theo lời của 1911 Britannica, "cuộc đời ông từ đầu đến cuối là một người cống hiến cho khoa học, ông phải được công nhận, về mặt văn hóa, như là một trong những nhà khoa học tiên phong của thế kỉ 19."

Helmholtz đóng góp nhiều công trình quan trọng trong một số lãnh vực khoa học. Trong sinh lý học, ông được biết đến với các tính toán của mắt, các lý thuyết về sức nhìn, các ý tưởng của sự cảm nhận về không gian của mắt, các nghiên cứu thị lực màu, cảm nhận về âm hưởng, sự cảm nhận âm thanh, và kinh nghiệm chủ nghĩa. Trong vật lý, ông được biết đến với các lý thuyết về sự bảo toàn của năng lượng, các công trình trong điện động lực (electrodynamics), hóa nhiệt động lực (chemical thermodynamics) và về cơ sở cơ học của nhiệt động lực (thermodynamics). Với tư cách một triết gia, ông được biết đến với các triết lý về khoa học, các ý tưởng về mối quan hệ giữa các định luật của cảm nhận và các luật tự nhiên, khía cạnh khoa học của mỹ học, và các ý tưởng về sự mạnh văn minh hóa của khoa học.


Tiêu đề: 01/09/1939 – Tạp chí Physical Review công bố bài báo đầu tiên về những “lỗ đe
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 01:14:52 pm Ngày 01 Tháng Chín, 2012
01/09/1939 – Tạp chí Physical Review công bố bài báo đầu tiên về những “lỗ đen”

(http://360.thuvienvatly.com/images/2011/cmtg/cmtg-bia.jpg)

Tham khảo: Lỗ đen, lỗ sâu đục và cỗ máy thời gian  (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/thien-van-vu-tru/1767-lo-den-lo-sau-duc-va-co-may-thoi-gian-phan-1)

>> Tải quyển sách này (http://thuvienvatly.com/download/18437)


Tiêu đề: 02/09/1850 – Ngày sinh nhà vật lí Woldemar Voigt
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:13:54 pm Ngày 02 Tháng Chín, 2012
02/09/1850 – Ngày sinh nhà vật lí Woldemar Voigt

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/3/3e/WoldemarVoigt.jpg/150px-WoldemarVoigt.jpg)

Woldemar Voigt (2 tháng 9, 1850 – 13 tháng 12, 1919) là một nhà vật lí người Đức. Vào năm 1887, Voigt đã thiết lập một dạng của phép biến đổi Lorentz giữa một hệ quy chiếu đứng yên và một hệ quy chiếu đang chuyển động với vận tốc v theo trục x. Tuy nhiên, như chính Voigt tuyên bố, phép biến đổi đó là dành cho một bài toán riêng và đã không phát triển thành những ý tưởng của phép biến đổi tọa độ khái quát, như trong trường hợp thuyết tương đối.


Tiêu đề: 03/09/1905 – Ngày sinh nhà vật lí Carl David Anderson
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 05:05:40 pm Ngày 03 Tháng Chín, 2012
03/09/1905 – Ngày sinh nhà vật lí Carl David Anderson

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9e/Carl_anderson.1937.jpg/180px-Carl_anderson.1937.jpg)

Carl David Anderson (3.9.1905 – 11.01.1991) là nhà vật lý người Mỹ. Ông nổi tiếng về việc khám phá ra positron năm 1932 và muon năm 1936, do đó ông đã được trao Giải Nobel Vật lý năm 1936.


Tiêu đề: 04/09/1682 – Edmund Halley quan sát thấy sao chổi mang tên ông
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:23:55 am Ngày 04 Tháng Chín, 2012
04/09/1682 – Edmund Halley quan sát thấy sao chổi mang tên ông

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2a/Lspn_comet_halley.jpg)

Sao chổi Halley, tên được đặt chính thức là 1P/Halley một sao chổi được đặt tên theo nhà vật lý thiên văn học người Anh Edmund Halley, là một sao chổi có thể nhìn thấy cứ mỗi 75 đến 76 năm. Nó là sao chổi nổi tiếng nhất trong các sao chổi theo chu kỳ. Dù trong mỗi thế kỷ đều có nhiều sao chổi có chu kỳ dài xuất hiện với độ sáng và ngoạn mục hơn nhưng sao chổi Halley là một ngôi sao chổi chu kỳ ngắn có thể thấy rõ bằng mắt thường và do đó, là sao chổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường chắc chắn có thể trở lại trong một đời người[1]. Sao chổi Halley xuất hiện lần cuối bên trong Hệ Mặt Trời vào năm 1986, và sẽ xuất hiện trở lại vào giữa năm 2061.


Tiêu đề: 05/09/1914 - Ngày sinh nhà toán học, nhà thơ Nicanor Parra Sandoval
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:15:28 am Ngày 05 Tháng Chín, 2012
05/09/1914 -  Ngày sinh nhà toán học, nhà thơ Nicanor Parra Sandoval

Nicanor Parra Sandoval là nhà toán học và nhà thơ có quê ở San Fabián de Alico, Chile. Ông được xem là một nhà thơ nổi tiếng ở Chile, có tầm ảnh hưởng và sức thu hút ở khắp vùng Mĩ Latin. Ông còn được xem là một trong những nhà thơ quan trọng nhất của văn chương tiếng Tây Ban Nha. Ông tự mô tả mình là “phản nhà thơ”, do tính không tuân theo lề thói của luật thơ và văn chương, ông nói “Tôi làm ngược lại mọi cái tôi nói”.


Tiêu đề: 06/09/ 1892 – Ngày sinh nhà vật lí Edward Victor Appleton
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:39:22 am Ngày 06 Tháng Chín, 2012
06/09/ 1892 – Ngày sinh nhà vật lí Edward Victor Appleton

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/58/Appleton.jpg/190px-Appleton.jpg)

Edward Victor Appleton (6 tháng 9, 1892 – 21 tháng 4,1965) là một nhà vật lí người Anh. Ông được tấn phong hiệp sĩ vào năm 1941 và nhận Giải Nobel Vật lí năm 1947 cho những đóng góp của ông cho kiến thức về tầng điện li, đưa đến sự phát triển của radar.


Tiêu đề: 07/09/1836 – Ngày sinh nhà vật lí August Toepler
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:15:16 am Ngày 07 Tháng Chín, 2012
07/09/1836 – Ngày sinh nhà vật lí August Toepler

August Joseph Ignaz Toepler (7 tháng 9, 1836 – 6 tháng 3, 1912) là một nhà vật lí người Đức nổi tiếng với những thí nghiệm của ông về tĩnh điện học.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/57/Toeplersche_Elektrisiermaschine.png/220px-Toeplersche_Elektrisiermaschine.png)
Máy phát tĩnh điện Toepler

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/01/Toeplersche_Quecksilberluftpumpe.png/220px-Toeplersche_Quecksilberluftpumpe.png)
Bơm không khí thủy ngân Toepler


Tiêu đề: 08/09/1981 – Ngày mất nhà vật lí Hideki Yukawa
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:18:18 pm Ngày 08 Tháng Chín, 2012
08/09/1981 – Ngày mất nhà vật lí Hideki Yukawa

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7b/Yukawa.jpg/200px-Yukawa.jpg)

Hideki Yukawa (23 tháng 1, 1907 – 8 tháng 9, 1981) là nhà vật lí người Nhật Bản và là người Nhật đầu tiên giành giải Nobel.
Năm 1935, ông công bố lí thuyết của ông về các meson, lí thuyết giải thích sự tương tác giữa các proton và neutron, và là một tác động lớn đối với nghiên cứu trong ngành vật lí hạt sơ cấp. Năm 1949, ông được trao Giải Nobel Vật lí, sau khi Cecil Frank Powell, Giuseppe Occhialini và César Lattes khám phá ra hạt pion mà Yukawa tiên đoán vào năm 1947.


Tiêu đề: 09/09/1737 – Ngày sinh nhà vật lí, bác sĩ Luigi Galvani
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:36:01 am Ngày 09 Tháng Chín, 2012
09/09/1737 – Ngày sinh nhà vật lí, bác sĩ Luigi Galvani

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/51/Luigi_Galvani%2C_oil-painting.jpg/220px-Luigi_Galvani%2C_oil-painting.jpg)

Luigi Aloisio Galvani (9 tháng 9, 1737 – 4 tháng 12, 1798) là một bác sĩ và nhà vật lí người Italy. Vào năm 1771, ông đã khám phá ra cơ chân của những con ếch chết bị co giật khi bị chạm tia điện. Đây là một trong những đột phá đầu tiên hướng đến nghiên cứu điện sinh học, một lĩnh vực ngày nay vẫn nghiên cứu hoạt động điện và tín hiệu của hệ thần kinh.


Tiêu đề: 10/09/1892 – Ngày sinh nhà vật lí Arthur Compton
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:48:56 am Ngày 10 Tháng Chín, 2012
10/09/1892 – Ngày sinh nhà vật lí Arthur Compton

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c3/Arthur_Compton.jpg/220px-Arthur_Compton.jpg)

Arthur Holly Compton (10 tháng 9, 1892 – 15 tháng 3, 1962) là nhà vật lí người Mĩ giành Giải Nobel Vật lí vì đã khám phá ra hiệu ứng mang tên ông.

Ông là hiệu trường trường Đại học Washington ở St. Louis từ năm 1945 đến 1953.


Tiêu đề: 11/09/1798 – Ngày sinh nhà khoa học Franz Ernst Neumann
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:26:54 am Ngày 11 Tháng Chín, 2012
11/09/1798 – Ngày sinh nhà khoa học Franz Ernst Neumann

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/36/Franz_Ernst_Neumann_by_Carl_Steffeck_1886.jpg/225px-Franz_Ernst_Neumann_by_Carl_Steffeck_1886.jpg)

Franz Ernst Neumann (11 tháng 9, 1798 – 23 tháng 5, 1895) là nhà khoáng vật học, nhà vật lí và nhà toán học người Đức.
Định luật Neumann: nhiệt dung riêng phân tử của một hợp chất bằng tổng nhiệt dung riêng nguyên tử của các nguyên tử thành phần của nó (1831).

Nguyên lí Neumann trong tinh thể học: sự đối xứng của một hiện tượng vật lí ít nhất có bậc ngang với sự đối xứng tinh thể (độ lớn của các thành phần của một tính chất vật lí ở những vị trí đối xứng là tương đương nhau).
Ông có nhiều đóng góp cơ bản khác cho sự phát triển của các lí thuyết vật lí, nhất là lĩnh vực điện động lực học.


Tiêu đề: 12/09/ 1897 – Ngày sinh nhà vật lí Nobel Hóa học Irene Joliot-Curie
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:39:36 am Ngày 12 Tháng Chín, 2012
12/09/ 1897 – Ngày sinh nhà vật lí Nobel Hóa học Irene Joliot-Curie

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/79/Joliot-curie.jpg/175px-Joliot-curie.jpg)

Irène Joliot-Curie (12 tháng 9, 1897 - 17 tháng 3, 1956) là nhà khoa học người Pháp. Bà là con gái của Marie Skłodowska-Curie và Pierre Curie. Cùng với chồng là Frédéric Joliot-Curie, Joliot-Curie được trao Giải Nobel Hóa học năm 1935 cho khám phá của họ về sự phóng xạ nhân tạo. Giải thưởng này khiến nhà bà Marie Curie trở thành gia đình có nhiều người đoạt Giải Nobel nhất.


Tiêu đề: 13/09/ 1948 – Ngày sinh nhà vật lí Dimitri Nanopoulos
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:58:16 am Ngày 13 Tháng Chín, 2012
13/09/ 1948 – Ngày sinh nhà vật lí Dimitri Nanopoulos

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/86/Nanopoulos.jpg/260px-Nanopoulos.jpg)

Dimitri Nanopoulos (sinh ngày 13 tháng 9, 1948) là một nhà vật lí người Hi Lạp. Ông là một trong những nhà nghiên cứu được trích dẫn thường xuyên nhất trên thế giới, với hơn 35.800 trích dẫn thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau.


Tiêu đề: 14/09/1959 – Lunar 2 trở thành phi thuyền đầu tiên tiếp đất mặt trăng
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 06:12:07 pm Ngày 14 Tháng Chín, 2012
14/09/1959 – Lunar 2 trở thành phi thuyền đầu tiên tiếp đất mặt trăng

Luna 2 là tàu vũ trụ thứ hai của Liên Xô  được phóng về phía Mặt Trăng. Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ của con người tiếp cận đến Mặt trăng. Nó đáp xuống bề mặt phía Tây của Mặt trăng, gần các miệng núi lửa như Aristides, Archimedes, và Autolycus. 

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e3/Luna_2.jpg/250px-Luna_2.jpg)

Luna 2 trở nên nổi tiếng với sự khám phá ra Gió Mặt trời. Sau khi được phóng vào ngày 12/9/1959, Luna 2 rời khỏi gian đoạn thứ 3, bắt đầu cuộc hành trình về phía Mặt trăng. Ngày 13/9,  Luna 2 nhả ra 1 đám khí Natri màu cam để thử nghiệm về các hoạt động của khí trong không gian trên Mặt trăng. Ngày 14/9, sau 33,5 giờ bay trong không gian, các sóng radio truyền từ nó đột ngột bị đứt, nó đã chịu sự va chạm với Mặt trăng.


Tiêu đề: 15/09/1894 – Ngày sinh nhà vật lí Oskar Benjamin Klein
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:01:21 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2012
15/09/1894 – Ngày sinh nhà vật lí Oskar Benjamin Klein

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/76/Oskar_Klein.jpg)

Oskar Benjamin Klein (15 tháng 9, 1894 – 5 tháng 2, 1977) là nhà vật lí lí thuyết người Thụy Điển. Klein được biết đến với việc phát minh ra ý tưởng, là một phần của lí thuyết Kaluza-Klein, rằng các chiều bổ sung có thể là có thật nhưng bị cuộn lại và rất nhỏ, một quan điểm thiết yếu cho lí thuyết dây/lí thuyết M.


Tiêu đề: 16/09/1946 – Ngày mất nhà vật lí James Hopwood Jeans
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:40:47 am Ngày 16 Tháng Chín, 2012
16/09/1946 – Ngày mất nhà vật lí James Hopwood Jeans

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/92/James_Hopwood_Jeans.jpg/220px-James_Hopwood_Jeans.jpg)

James Hopwood Jeans (11 tháng 9,1877 – 16 tháng 9, 1946) là một nhà vật lí, nhà thiên văn học và nhà toán học người Anh.
Ông có những đóng góp quan trọng cho nhiều lĩnh vực vật lí học, bao gồm thuyết lượng tử, thuyết bức xạ và sự tiến hóa sao. Những phân tích của ông của vật quay khiến ông kết luận rằng lí thuyết Laplace rằng hệ mặt trời đã ra đời từ một đám mây khí là không chính xác, thay vậy ông đề xuất rằng các hành tinh đã bồi tụ từ chất liệu do mặt trời giải phóng ra bởi một va chạm giả định khốc liệt cự li gần với một ngôi sao đi qua. Lí thuyết này ngày nay không được chấp nhận.


Tiêu đề: 17/09/ 1857 – Ngày sinh nhà khoa học tên lửa Konstantin Tsiolkovsky
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:29:16 am Ngày 17 Tháng Chín, 2012
17/09/ 1857 – Ngày sinh nhà khoa học tên lửa Konstantin Tsiolkovsky

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/14/Tsiolkovsky.jpg)

Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky (17 tháng 9, 1857 – 19 tháng 9, 1935) là một nhà khoa học tên lửa người Nga và là một nhà tiên phong của lí thuyết hàng không học. Cùng với các đồng nghiệp Hermann Oberth người Đức và Robert H. Goddard người Mĩ, ông được xem là một trong những người cha đẻ của ngành tên lửa học và hàng không học. Những nghiên cứu của ông sau này đã truyền cảm hứng sang những kĩ sư tên lửa người Liên Xô như Sergey Korolyov và Valentin Glushko và đã góp phần vào sự thành công của chương trình vũ trụ của Liên Xô.


Tiêu đề: 18/09/1896 – Ngày mất nhà vật lí Armand Hippolyte Louis Fizeau
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:40:17 am Ngày 18 Tháng Chín, 2012
18/09/1896 – Ngày mất nhà vật lí Armand Hippolyte Louis Fizeau

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/5d/Hippolyte_Fizeau.jpg)

Armand Hippolyte Louis Fizeau (23 tháng 9, 1819 – 18 tháng 9, 1896) là nhà vật lí người Pháp. Vào năm 1849, ông đã công bố những kết quả đầu tiên thu được bởi phương pháp xác định tốc độ ánh sáng do ông nghĩ ra.

Ông còn liên quan tới khám phá ra hiệu ứng Doppler. Vào năm 1853, ông đã mô tả việc sử dụng tụ điện làm phương tiện tăng hiệu suất của cuộn cảm. Sau đó, ông nghiên cứu sự giãn nở nhiệt của chất rắn, và áp dụng hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo sự giãn nở của các tinh thể.


Tiêu đề: 19/09/ 1926 – Ngày sinh nhà vật lí Masatoshi Koshiba
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:59:39 am Ngày 19 Tháng Chín, 2012
19/09/ 1926 – Ngày sinh nhà vật lí Masatoshi Koshiba

(http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/2002/koshiba_postcard.jpg)

Masatoshi Koshiba (sinh ngày 19 tháng 9, 1926 ở Toyohashi, Aichi) là một nhà vật lí người Nhật. Ông là một trong ba người nhận chung Giải Nobel Vật lí năm 2002. Công trình nghiên cứu đoạt giải thưởng của Koshiba tập trung vào các neutrino, những hạt sơ cấp hiếm khi tương tác với vật chất và cần có những thí nghiệm đồ sộ, kiên nhẫn trong nhiều năm mới phát hiện ra chúng.


Tiêu đề: 20/09/1954- Khởi chạy chương trình máy tính đầu tiên viết bằng ngôn ngữ FORTRAN
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:13:40 am Ngày 20 Tháng Chín, 2012
20/09/1954 -  Khởi chạy chương trình máy tính đầu tiên viết bằng ngôn ngữ FORTRAN

Fortran (hay FORTRAN) là một ngôn ngữ lập trình biên dịch, tĩnh, kiểu mệnh lệnh được phát triển từ thập niên 1950 và vẫn được dùng nhiều trong tính toán khoa học hay phương pháp số cho đến hơn nửa thế kỷ sau đó. Tên gọi này ghép lại từ tiếng Anh Formula Translator/Translation nghĩa là dịch công thức. Các phiên bản đầu có tên chính thức là FORTRAN, nhưng chữ hoa được chuyển sang chữ thường từ phiên bản Fortran 90.


Tiêu đề: 21/09/1853 – Ngày sinh nhà vật lí Heike Kamerlingh Onnes
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:13:16 pm Ngày 21 Tháng Chín, 2012
21/09/1853 – Ngày sinh nhà vật lí Heike Kamerlingh Onnes

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/94/Kamerlingh_portret.jpg/200px-Kamerlingh_portret.jpg)

Heike Kamerlingh Onnes (21 tháng 9, 1853 – 21 tháng 2, 1926) là một nhà vật lí người Hà Lan. Ông đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu các kĩ thuật nhiệt lạnh và đã sử dụng chúng để khảo sát xem các chất liệu hành xử như thế nào khi bị làm lạnh xuống gần không độ tuyệt đối. Ông là người đầu tiên hóa lỏng helium. Kĩ thuật tạo ra nhiệt độ cực thấp của ông đã đưa ông đến khám phá ra sự siêu dẫn vào năm 1911: với những chất liệu nhất định, điện trở đột ngột biến mất ở những nhiệt độ rất thấp. Nhờ công trình này, ông được trao Giải Nobel Vật lí năm 1913.


Tiêu đề: 22/09/1791 – Ngày sinh nhà khoa học Michael Faraday
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:20:57 am Ngày 22 Tháng Chín, 2012
22/09/1791 – Ngày sinh nhà khoa học Michael Faraday

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e5/Faraday.png/220px-Faraday.png)

Michael Faraday (22 tháng 9, 1791 – 25 tháng 8, 1867) là khoa học người Anh có nhiều đóng góp cho lĩnh vực điện từ học và điện hóa học. Những khám phá chính của ông bao gồm sự cảm ứng điện từ, tính nghịch từ và sự điện phân.


Tiêu đề: 23/09/1915 – Ngày sinh nhà vật lí Clifford Shull
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:08:35 am Ngày 23 Tháng Chín, 2012
23/09/1915 – Ngày sinh nhà vật lí Clifford Shull

(http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1994/shull_postcard.jpg)

Clifford Glenwood Shull (23 tháng 9, 1915 – 31 tháng 3, 2001) là nhà vật lí người Mĩ.
Clifford G. Shull nhận chung Giải Nobel Vật lí năm 1994 với Bertram Brockhouse người Canada. Đây là giải Nobel được trao muộn nhất tính từ thời điểm sau khi công trình nghiên cứu ban đầu đã hoàn thành. Hai nhà khoa học giành giải Nobel cho sự phát triển kĩ thuật tán xạ neutron. Shull còn tiến hành nghiên cứu về vật chất ngưng tụ.


Tiêu đề: 24/09/1945 – Ngày mất nhà vật lí Hans "Gengar" Geiger
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:45:45 am Ngày 24 Tháng Chín, 2012
24/09/1945 – Ngày mất nhà vật lí Hans "Gengar" Geiger

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/17/Geiger%2CHans_1928.jpg/480px-Geiger%2CHans_1928.jpg)

Hans "Gengar" Geiger (30 tháng 9, 1882 – 24 tháng 9, 1945) là một nhà vật lí người Đức. Có lẽ ông được biết tới nhiều nhất là đồng tác giả phát minh của máy đếm Geiger và thí nghiệm Geiger-Marsden, thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử.


Tiêu đề: 25/09/1644 – Ngày sinh nhà thiên văn học Ole Rømer
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:15:32 am Ngày 25 Tháng Chín, 2012
25/09/1644 – Ngày sinh nhà thiên văn học Ole Rømer

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1e/Ole_R%C3%B8mer_%28Coning_painting%29.jpg/220px-Ole_R%C3%B8mer_%28Coning_painting%29.jpg)

Ole Christensen Rømer (25 tháng 9, 1644 – 19 tháng 9, 1710) là một nhà thiên văn học người Đan Mạch, người vào năm 1676 đã thực hiện những phép đo định lượng đầu tiên của tốc độ ánh sáng.


Tiêu đề: 26/09/1978 – Ngày mất nhà vật lí Manne Siegbahn
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:19:57 am Ngày 26 Tháng Chín, 2012
26/09/1978 – Ngày mất nhà vật lí Manne Siegbahn

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/eb/1924_Karl_Manne_Siegbahn.jpg)

Karl Manne Georg Siegbahn (3 tháng 12, 1886 – 26 tháng 9, 1978) là nhà vật lí người Thụy Điển giành Giải Nobel Vật lí năm 1924 cho “những khám phá và nghiên cứu của ông trong lĩnh vực quang phổ học tia X”.


Tiêu đề: 27/09/1918 – Ngày sinh nhà thiên văn học Martin Ryle
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:29:33 am Ngày 27 Tháng Chín, 2012
27/09/1918 – Ngày sinh nhà thiên văn học Martin Ryle

(http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1974/ryle_postcard.jpg)

Martin Ryle (27 tháng 9, 1918 – 14 tháng 10, 1984) là một nhà thiên văn học vô tuyến người Anh, người đã phát triển những hệ thống kính thiên văn vô tuyến mang tính cách mạng hóa và đã sử dụng chúng để định vị chính xác và chụp ảnh của những nguồn phát vô tuyến yếu. Vào năm 1946, Ryle và Vonberg là những người đầu tiên cho công bố những phép đo thiên văn giao thoa kế ở các bước sóng vô tuyến, mặc dù người ta khẳng định Joseph Pawsey tại trường Đại học Sydney mới thật sự tiến hành những phép đo giao thoa kế vào đầu năm ấy. Với thiết bị cải tiến, Ryle đã quan sát những thiên hà xa xôi nhất được biết trong vũ trụ lúc ấy.

Ryle và Antony Hewish cùng nhận chung Giải Nobel Vật lí năm 1974, giải Nobel đầu tiên công nhận một nghiên cứu thiên văn học.


Tiêu đề: 28/09/1860 – Ngày sinh nhà vật lí và hóa học Paul Ulrich Villard
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:48:30 pm Ngày 28 Tháng Chín, 2012
28/09/1860 – Ngày sinh nhà vật lí và hóa học Paul Ulrich Villard

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f6/Paul_Villard.jpg)

Paul Ulrich Villard (28 tháng 9, 1860 – 13 tháng 1, 1934) là nhà hóa học và vật lí học người Pháp đã khám phá ra tia gamma hồi năm 1900 trong khi đang nghiên cứu bức xạ phát ra từ radium.


Tiêu đề: 29/09/1901 – Ngày sinh nhà vật lí Enrico Fermi
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:20:55 pm Ngày 29 Tháng Chín, 2012
29/09/1901 – Ngày sinh nhà vật lí Enrico Fermi

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d4/Enrico_Fermi_1943-49.jpg/484px-Enrico_Fermi_1943-49.jpg)

Enrico Fermi (29 tháng 9, 1901 – 28 tháng 11, 1954) là nhà vật lí người Mĩ gốc Italy đặc biệt nổi tiếng với công trình phát triển lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, Chicago Pile-1, và với những đóng góp của ông cho sự phát triển của thuyết lượng tử, vật lí hạt nhân và vật lí hạt cơ bản, và vật lí thống kê. Ông được trao Giải Nobel Vật lí năm 1938 cho nghiên cứu của ông về sự phóng xạ cảm ứng.


Tiêu đề: 30/09/ 1905 – Ngày sinh nhà vật lí Nevill Francis Mott
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:27:08 am Ngày 30 Tháng Chín, 2012
30/09/ 1905 – Ngày sinh nhà vật lí Nevill Francis Mott

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/c/ca/Sir_Nevill_Francis_Mott.jpg)

Nevill Francis Mott (30 tháng 9, 1905 – 8 tháng 8, 1996) là nhà vật lí người Anh đã giành Giải Nobel Vật lí năm 1977 cho nghiên cứu của ông về cấu trúc điện tử của những hệ từ tính và mất trật tự, nhất là các chất bán dẫn vô định hình. Giải thưởng được trao chung với Philip W. Anderson và J. H. Van Vleck, những người theo đuổi nghiên cứu trên một cách độc lập. Tuy nhiên, vào năm 1981, khám phá giành giải Nobel của ông đã bị bác bỏ bởi các nhà vật lí người Mĩ Gordon Thomas, T.F. Rosenbaum, K. Andres, và R.N. Bhatt.


Tiêu đề: 01/10/ 1922 – Ngày sinh nhà vật lí Chen Ning Yang (Dương Chấn Ninh)
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:20:43 pm Ngày 01 Tháng Mười, 2012
01/10/ 1922 – Ngày sinh nhà vật lí Chen Ning Yang (Dương Chấn Ninh)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f8/CNYang.jpg)

Chen-Ning Franklin Yang (sinh ngày 1 tháng 10, 1922) là một nhà vật lí người Mĩ gốc Trung Quốc nghiên cứu về cơ học thống kê và vật lí hạt cơ bản. Ông và Tsung-Dao Lee (Lý Chính Đạo) đã cùng nhận Giải Nobel Vật lí năm 1957 cho công trình nghiên cứu của họ về sự không bảo toàn tính chẵn lẻ trong tương tác yếu. Yang nhập tịch Mĩ từ năm 1964.


Tiêu đề: 02/10/1852 – Ngày sinh nhà hóa học William Ramsay
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:19:49 am Ngày 02 Tháng Mười, 2012
02/10/1852 – Ngày sinh nhà hóa học William Ramsay

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d2/William_Ramsay_working.jpg/391px-William_Ramsay_working.jpg)

William Ramsay (1852–1916) là nhà hóa học người Scotland đã khám phá ra các khí trơ và giành Giải Nobel Hóa học năm 1904 cho công trình nghiên cứu này.


Tiêu đề: 03/10/1716 – Ngày sinh nhà vật lí Giovanni Battista Beccaria
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:37:27 am Ngày 03 Tháng Mười, 2012
03/10/1716 – Ngày sinh nhà vật lí Giovanni Battista Beccaria

(http://www.torinoscienza.it/media/3209_200x_north)

Giovanni Battista Beccaria (1716 – 1781) là một nhà vật lí người Italy. Beccaria nghiên cứu nhiều, công trạng lớn nhất của ông là đã phổ biến các nghiên cứu điện học của Benjamin Franklin và những người khác. Tác phẩm chính của ông là chuyên luận Dell’ Elettricismo Naturale ed Artificiale (1753).


Tiêu đề: 04/10/ 1916 – Ngày sinh nhà vật lí Vitaly Ginzburg
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:22:38 am Ngày 04 Tháng Mười, 2012
04/10/ 1916 – Ngày sinh nhà vật lí Vitaly Ginzburg

(http://images.iop.org/objects/physicsweb/news/13/11/7/ginzburg1.jpg)

Vitaly Lazarevich Ginzburg (4 tháng 10, 1916 – 8 tháng 11, 2009) là nhà vật lí người Nga cùng nhận giải Nobel Vật lí năm 2003 với Alexei Abrikosov và Tony Leggett cho công trình của họ về lí thuyết của các chất siêu dẫn và siêu chảy.

Mời tham khảo bài viết: http://thuvienvatly.com/home/content/view/2659/242/


Tiêu đề: 05/10/2004 – Ngày mất nhà vật lí Maurice Wilkins
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:14:28 pm Ngày 05 Tháng Mười, 2012
05/10/2004 – Ngày mất nhà vật lí Maurice Wilkins

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7f/Maurice_H_F_Wilkins.jpg)

Maurice Hugh Frederick Wilkins (15 tháng 12, 1916 – 5 tháng 10, 2004) là nhà vật lí người Anh gốc New Zealand giành Giải Nobel Sinh lí học hoặc Y khoa năm 1962, cùng với Francis Crick và James Watson, “cho những kham phá của họ về cấu trúc phân tử của acid nucleid và tầm quan trọng của nó đối với sự di truyền thông tin ở vật chất sống”.


Tiêu đề: 06/10/1903 – Ngày sinh nhà vật lí Ernest Walton
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:12:41 pm Ngày 06 Tháng Mười, 2012
06/10/1903 – Ngày sinh nhà vật lí Ernest Walton

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/65/Ernest_Walton.jpg/200px-Ernest_Walton.jpg)

Ernest Thomas Sinton Walton (6 tháng 10, 1903 – 25 tháng 6, 1995) là một nhà vật lí người Ireland và là người nhận giải Nobel cho công trình nghiên cứu của ông chung với John Cockcroft về những thí nghiệm va chạm nguyên tử thực hiện tại trường Đại học Cambridge hồi đầu thập niên 1930, và vì thế trở thành người đầu tiên trong lịch sử chia tách nhân tạo nguyên tử, từ đó mở ra kỉ nguyên hạt nhân.

Walton là người Ireland duy nhất từng giành Giải Nobel khoa học.


Tiêu đề: 07/10/1885 – Ngày sinh nhà vật lí Niels Bohr
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:17:06 am Ngày 07 Tháng Mười, 2012
07/10/1885 – Ngày sinh nhà vật lí Niels Bohr

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6d/Niels_Bohr.jpg/220px-Niels_Bohr.jpg)

Niels Henrik David Bohr (7 tháng 10, 1885 – 18 tháng 11, 1962) là nhà vật lí người Đan Mạch đã có những đóng góp căn bản trong sự tìm hiểu cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử, nhờ đó mang về cho ông Giải Nobel năm 1922. Con trai của ông, Aage Bohr, cũng là một nhà vật lí quan trọng và nhận Giải Nobel vật lí năm 1975. Bohr thường được mô tả là một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất của thế kỉ 20.


Tiêu đề: 08/10/1927 – Ngày sinh nhà khoa học César Milstein
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:01:13 am Ngày 08 Tháng Mười, 2012
08/10/1927 – Ngày sinh nhà khoa học César Milstein

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7f/Milstein_lnp.jpg)

César Milstein (8 tháng 10, 1927 – 24 tháng 3, 2002) là nhà hóa sinh học người Argentina chuyên nghiên cứu kháng thể. Milstein được trao Giải Nobel Y khoa vào năm 1984 cùng với Niels Kaj Jerne và Georges J. F. Köhler.


Tiêu đề: 09/10/1873 – Ngày sinh nhà vật lí Karl Schwarzschild
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:54:24 am Ngày 09 Tháng Mười, 2012
09/10/1873 – Ngày sinh nhà vật lí Karl Schwarzschild

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/48/Schwarzschild.jpg)

Karl Schwarzschild (9 tháng 10, 1873 – 11 tháng 5, 1916) là một nhà vật lí người Đức. Ông là cha đẻ của nhà thiên văn vật lí Martin Schwarzschild.
Ông nổi tiếng nhất với việc đưa ra nghiệm chính xác đầu tiên của các phương trình trường Einstein của thuyết tương đối rộng, giải cho trường hợp hạn chế là một khối lượng cầu không quay. Ông tìm ra nghiệm này ngay trong năm 1915, cái năm Einstein lần đầu tiên công bố thuyết tương đối rộng. Nghiệm Schwarzschild, sử dụng hệ tọa độ Schwarzschild và metric Schwarzschild, đưa đến cái gọi là bán kính Schwarzschild, đó là kích cỡ của chân trời sự kiện của một lỗ đen không quay.


Tiêu đề: 10/10/1731 – Ngày sinh nhà vật lí Henry Cavendish
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:32:04 am Ngày 10 Tháng Mười, 2012
10/10/1731 – Ngày sinh nhà vật lí Henry Cavendish

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/64/Cavendish_Henry_signature.jpg/492px-Cavendish_Henry_signature.jpg)

Henry Cavendish (10 tháng 10, 1731 – 24 tháng 2, 1810) là nhà khoa học người Anh. Ông là người  khám phá ra cái ông gọi là “khí dễ cháy”. Antoine Lavoisier sau này đã lặp lại thí nghiệm của Cavendish và đặt tên cho nguyên tố đó là hydrogen. Cavendish nổi tiếng với những nghiên cứu chính xác về thành phần của không khí, tính chất của những chất khí khác nhau, sự tổng hợp nước, định luật chi phối sự đẩy và hút điện, một lí thuyết cơ của nhiệt, và tính tỉ trọng của Trái đất. Thí nghiệm của ông cân Trái đất được gọi là thí nghiệm Cavendish.


Tiêu đề: 11/10/1758 – Ngày sinh nhà thiên văn học Heinrich Wilhelm Matthäus Olbers
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:40:22 am Ngày 11 Tháng Mười, 2012
11/10/1758 – Ngày sinh nhà thiên văn học Heinrich Wilhelm Matthäus Olbers

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7b/Heinrich_Wilhelm_Matthias_Olbers.jpg/449px-Heinrich_Wilhelm_Matthias_Olbers.jpg)

Heinrich Wilhelm Matthias Olbers (11 tháng 11, 1758 – 2 tháng 3, 1840) là một bác sĩ, nhà thiên văn học người Đức. Ban đêm, ông dành sân thượng nhà mình làm đài thiên văn. Ông đã nghĩ ra một phương pháp thỏa đáng tính toán quỹ đạo của sao chổi.

Ngày 28 tháng 3, 1802, Olbers phát hiện và đặt tên cho tiểu hành tinh Pallas. Đêm 29 tháng 3, 1807, ông phát hiện ra tiểu hành tinh Vesta, tiểu hành tinh này ông cho phép Carl Friedrich Gauss đặt tên (lúc ấy người ta còn gọi là hành tinh nhỏ chứ chưa có khái niệm tiểu hành tinh). Ông đề xuất rằng vành đai tiểu hành tinh là tàn dư của một hành tinh đã bị phá hủy.

Ngày 6 tháng 3, 1815, Olbers phát hiện ra một sao chổi tuần hoàn, ngày nay mang tên ông (tên chính thức là 13P/Olbers)

Vào năm 1823, ông đã mô tả nghịch lí Olbers (sau đó trình bày lại vào năm 1826) phát biểu rằng sự tối tăm của bầu trời đêm mâu thuẫn với giả thuyết vũ trụ tĩnh vô hạn và đồng nhất.


Tiêu đề: 12/10/1865 – Ngày sinh nhà hóa học Arthur Harden
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:00:36 pm Ngày 12 Tháng Mười, 2012
12/10/1865 – Ngày sinh nhà hóa học Arthur Harden

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/ff/ArthurHarden.jpg/162px-ArthurHarden.jpg)

Arthur Harden (12 tháng 10, 1865 – 17 tháng 6, 1940) là nhà hóa sinh người Anh cùng nhận Giải Nobel Hóa học 1929 với Hans Karl August Simon von Euler-Chelpin cho những nghiên cứu của họ về sự lên men của đường và enzyme lên men.


Tiêu đề: 13/10/1773 – Charles Messier phát hiện ra Thiên hà Chong chóng
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:47:45 pm Ngày 13 Tháng Mười, 2012
13/10/1773 – Charles Messier phát hiện ra Thiên hà Chong chóng

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/db/Messier51_sRGB.jpg/800px-Messier51_sRGB.jpg)

Thiên hà Chong chóng (Whirlpool, còn gọi là Messier 51a, M51a, hay NGC 5194) là một thiên hà xoắn ốc lớn nằm trong chòm sao Canes Venatici. Messier 51 là một trong những thiên hà nổi tiếng nhất trên bầu trời và ở cách Dải Ngân hà của chúng ta chừng 23 ± 4 triệu năm ánh sáng.


Tiêu đề: 14/10/1914 – Ngày sinh nhà vật lí Raymond Davis Jr.
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:54:04 am Ngày 14 Tháng Mười, 2012
14/10/1914 – Ngày sinh nhà vật lí Raymond Davis Jr.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a8/Raymond_Davis%2C_Jr_2001.jpg/491px-Raymond_Davis%2C_Jr_2001.jpg)

Raymond (Ray) Davis, Jr. (14 tháng 10, 1914 – 31 tháng 5, 2006) là nhà vật lí người Mĩ cùng nhận chung Giải Nobel Vật lí năm 2002 với nhà vật lí người Nhật Masatoshi Koshiba và nhà vật lí người Mĩ Riccardo Giacconi cho những đóng góp đi tiên phong của ông cho ngành thiên văn vật lí học, nhất là cho sự phát hiện ra neutrino vũ trụ, giải bài toán neutrino mặt trời tại Thí nghiệm Homestake.


Tiêu đề: 15/10/1608 – Ngày sinh nhà vật lí Evangelista Torricelli
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:29:50 am Ngày 15 Tháng Mười, 2012
15/10/1608 – Ngày sinh nhà vật lí Evangelista Torricelli

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b2/Libr0367.jpg/220px-Libr0367.jpg)

Evangelista Torricelli (15 tháng 10, 1608 – 25 tháng 10, 1647) là nhà vật lí và toán học người Italy. Ông nổi tiếng nhất với phát minh ra phong vũ biểu. Torricelli còn khám phá ra định luật Torricelli, về tốc độ của dòng chất lỏng chảy ra khỏi một lỗ hở, sau này người ta thấy đây chính là một trường hợp đặc biệt của nguyên lí Bernoulli.


Tiêu đề: 17/10/1919 – Ngày sinh nhà vật lí Isaak Markovich Khalatnikov
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:58:26 am Ngày 17 Tháng Mười, 2012
17/10/1919 – Ngày sinh nhà vật lí Isaak Markovich Khalatnikov

(http://photos.aip.org/history/Thumbnails/khalatnikov_isaak_b4.jpg)

Isaak Markovich Khalatnikov là nhà vật lí người Nga sinh ngày 17 tháng 10 năm 1919. Vào năm 1970, cùng với Vladimir A. Belinsky và Evgeny Mikhailovich Lifshitz, ông đã đưa ra cái sau này gọi là giả thuyết BKL, một trong những bài toán mở nổi bật nhất trong lí thuyết cổ điển của sự hấp dẫn.


Tiêu đề: 18/10/1902 – Ngày sinh nhà vật lí Pascual Jordan
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:42:24 pm Ngày 18 Tháng Mười, 2012
18/10/1902 – Ngày sinh nhà vật lí Pascual Jordan

(http://www.qouqou8.com/uploads/200810/59264f2462eb9b5db9a96d4aafdf0b71.jpg)

Pascual Jordan (18 tháng 10, 1902 – 31 tháng 7, 1980) là nhà vật lí lí thuyết và vật lí toán có những đóng góp lớn cho ngành cơ học lượng tử và lí thuyết trường lượng tử. Ông có nhiều đóng góp cho dạng thức toán học của cơ học ma trận. Trong khi đại số Jordan do ông phát minh ra hiện không còn được sử dụng trong cơ học lượng tử, nhưng nó có những ứng dụng toán học khác.


Tiêu đề: 19/10/1909 – Ngày sinh nhà vật lí người Pháp Marguerite Catherine Perey
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:02:39 pm Ngày 19 Tháng Mười, 2012
19/10/1909 – Ngày sinh nhà vật lí người Pháp Marguerite Catherine Perey

(http://www.aip.org/history/newsletter/fall2004/images/photo2a-large.jpg)

Marguerite Catherine Perey (19 October 1909 – 13 May 1975) là một nhà vật lí người Pháp. Vào năm 1939, Perey đã khám phá ra nguyên tố francium. Bà là học trò của Marie Curie. Vào năm 1962, bà là người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Perey qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1975.


Tiêu đề: 20/10/1891 – Ngày sinh nhà vật lí James Chadwick
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:26:55 pm Ngày 20 Tháng Mười, 2012
20/10/1891 – Ngày sinh nhà vật lí James Chadwick

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c2/Chadwick.jpg)

James Chadwick (20 tháng 10, 1891 – 24 tháng 7, 1974) là nhà vật lí người Anh giành Giải Nobel Vật lí năm 1935 cho sự khám phá ra neutron.


Tiêu đề: 21/10/1833 – Ngày sinh nhà khoa học Alfred Nobel
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:51:03 am Ngày 21 Tháng Mười, 2012
21/10/1833 – Ngày sinh nhà khoa học Alfred Nobel

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6e/AlfredNobel_adjusted.jpg/300px-AlfredNobel_adjusted.jpg)

Alfred Bernhard Nobel (21 tháng 10 năm 1833 – 10 tháng 12 năm 1896) là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, người phát minh ra thuốc nổ (dynamite) và một triệu phú người Thụy Điển. Ông dùng tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông.


Tiêu đề: 22/10/1881 - Ngày sinh nhà vật lí Joseph Davisson
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:03:09 am Ngày 22 Tháng Mười, 2012
22/10/1881 - Ngày sinh nhà vật lí Joseph Davisson

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/00/Clinton_Davisson.jpg)

Clinton Joseph Davisson (22 tháng 10, 1881 – 1 tháng 2, 1958) là nhà vật lí người Mĩ giành Giải Nobel Vật lí năm 1937 cho sự khám phá ra sự nhiễu xạ electron. Davisson nhận chung giải Nobel với George Paget Thomson, ông này cũng khám phá ra sự nhiễu xạ electron một cách độc lập và đồng thời với Davisson.


Tiêu đề: 23/10/1905 – Ngày sinh nhà vật lí Felix Bloch
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:02:01 am Ngày 23 Tháng Mười, 2012
23/10/1905 – Ngày sinh nhà vật lí Felix Bloch

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0b/Felix_Bloch%2C_Stanford_University.jpg)

Felix Bloch (23 tháng 10, 1905 – 10 tháng 9, 1983) là một nhà vật lí người Thụy Sĩ, chủ yếu làm việc ở Mĩ. Vào năm 1946, ông đã đề xuất các phương trình Bloch xác định sự diễn tiến theo thời gian của sự từ hóa hạt nhân. Ông và Edward Mills Purcell được trao Giải Nobel Vật lí năm 1952 cho sự phát triển những phương thức và phương pháp mới dành cho những phép đo từ hạt nhân chính xác. Ông là tổng giám đốc đầu tiên của CERN, nhiệm kì 1954-1955.


Tiêu đề: 24/10/1804 – Ngày sinh nhà vật lí Wilhelm Eduard Weber
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:08:26 am Ngày 24 Tháng Mười, 2012
24/10/1804 – Ngày sinh nhà vật lí Wilhelm Eduard Weber

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/55/Wilhelm_Eduard_Weber_II.jpg)

Wilhelm Eduard Weber (24 tháng 10, 1804 – 23 tháng 6, 1891) là một nhà vật lí người Đức và, cùng với Carl Friedrich Gauss, là người phát minh ra máy điện báo điện từ đầu tiên.

Vào năm 1856, cùng với Rudolf Kohlrausch (1809–1858), ông đã chứng minh rằng tỉ số của các đơn vị tĩnh điện và điện từ (E/B) mang lại một con số khớp với giá trị được biết khi đó của tốc độ ánh sáng. Kết quả này đưa đến giả thuyết của Maxwell rằng ánh sáng là sóng điện từ. Kết quả này còn đưa Weber đến phát triển lí thuyết điện động lực học của ông. Trong một bài báo năm 1856, Kohlrausch và Weber đã sử dụng lần đầu tiên kí tự “c” để kí hiệu cho tốc độ ánh sáng.

Đơn vị SI của từ thông (weber, kí hiệu: Wb) mang tên của ông.


Tiêu đề: 25/10/1811 – Ngày sinh nhà toán học Évariste Galois
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:51:41 am Ngày 25 Tháng Mười, 2012
25/10/1811 – Ngày sinh nhà toán học Évariste Galois

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/53/Evariste_galois.jpg/464px-Evariste_galois.jpg)

Évariste Galois (25 tháng 10, 1811 – 31 tháng 5, 1832) là một nhà toán học người Pháp. Ông là cha đẻ của lí thuyết nhóm. Ông qua đời vì bị thương trong một cuộc đấu súng, lúc mới 20 tuổi.


Tiêu đề: 26/11/1874 – Ngày sinh nhà hóa học Martin Lowry
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:24:11 am Ngày 26 Tháng Mười, 2012
26/11/1874 – Ngày sinh nhà hóa học Martin Lowry

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/81/Thomas_Martin_Lowry2.jpg/240px-Thomas_Martin_Lowry2.jpg)

Thomas Martin Lowry (26 tháng 10, 1874 – 2 tháng 11, 1936) là một nhà hóa lí người Anh. Độc lập với Johannes Nicolaus Brønsted, ông đã phát triển lí thuyết acid-base Brønsted–Lowry và là thành viên sáng lập và chủ tịch (1928–1930) của Hội Faraday.


Tiêu đề: 27/10/1602 – Ngày mất nhà toán học Gilles Personne de Roberval
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:23:17 pm Ngày 27 Tháng Mười, 2012
27/10/1602 – Ngày mất nhà toán học Gilles Personne de Roberval

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/3/3c/Roberval_scale.jpg)
Một cái cân Roberval cũ

Gilles Personne de Roberval (10 tháng 8, 1602 – 27 tháng 10, 1675) là một nhà toán học người Pháp. Ông là người phát minh ra một loại cân cân bằng gọi là Cân Roberval.


Tiêu đề: 28/10/1845 – Ngày sinh nhà vật lí Zygmunt Florenty Wróblewski
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:48:18 am Ngày 28 Tháng Mười, 2012
28/10/1845 – Ngày sinh nhà vật lí Zygmunt Florenty Wróblewski

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/20/Zygmunt_Wr%C3%B3blewski.PNG/393px-Zygmunt_Wr%C3%B3blewski.PNG)

Zygmunt Florenty Wróblewski (28 tháng 10, 1845 – 16 tháng 4, 1888) là một nhà vật lí và hóa học người Ba Lan. Trong khi nghiên cứu acid carbonic, Wróblewski đã phát hiện ra CO2 hydrate. Ông công bố kết quả này vào năm 1882.

Vào ngày 29 tháng 3, 1883 Wróblewski và Olszewski đã sử dụng một phương pháp mới hóa ngưng tụ oxygen, và vào ngày 13 tháng 4 thì thành công tương tự với nitrogen. Năm 1888, trong khi đang nghiên cứu các tính chất vật lí của hydrogen, Wróblewski làm ngã một cái đèn dầu và bị bỏng nghiêm trọng. Ông qua đời sau đó tại bệnh viện.


Tiêu đề: 29/10/1880 – Ngày sinh nhà vật lí Abram FedorovichI Ioffe
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:37:56 am Ngày 29 Tháng Mười, 2012
29/10/1880 – Ngày sinh nhà vật lí Abram FedorovichI Ioffe

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8d/IoffeStamp.jpg)

Abram Fedorovich Ioffe (29 tháng 10, 1880 – 14 tháng 10, 1960) là một nhà vật lí xuất sắc người Nga. Ông từng nhận Giải thưởng Stalin (1942), Giải thưởng Lenin (1960), và Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa (1955). Ioffe là một chuyên gia về điện từ học, bức xạ học, tinh thể học, vật lí va chạm cao, nhiệt điện và quang điện.


Tiêu đề: 30/10/1941 – Ngày sinh nhà vật lí Theodor Wolfgang Hänsch
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:25:06 am Ngày 30 Tháng Mười, 2012
30/10/1941 – Ngày sinh nhà vật lí Theodor Wolfgang Hänsch

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/39/Theodor_Haensch.jpg/463px-Theodor_Haensch.jpg)

Theodor Wolfgang Hänsch (sinh ngày 30 tháng 10, 1941 ở Heidelberg, Đức) là một nhà vật lí người Đức. Ông là người nhận một phần tư Giải Nobel Vật lí năm 2005 cho “những đóng góp cho sự phát triển của quang phổ học chính xác xây dựng trên cơ sở laser, trong đó có kĩ thuật lược tần quang học”, cùng nhận giải với John L. Hall và Roy J. Glauber.


Tiêu đề: 31/10/1986 – Ngày mất nhà vật lí Robert Sanderson Mulliken
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:32:56 am Ngày 31 Tháng Mười, 2012
31/10/1986 – Ngày mất nhà vật lí Robert Sanderson Mulliken

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6a/Mulliken%2CRobert_1929_Chicago.jpg)

Robert Sanderson Mulliken (7 tháng 6, 1896 – 31 tháng 10, 1986) là một nhà vật lí và hóa học người Mĩ, người có đóng góp căn bản cho sự phát triển buổi đầu của lí thuyết orbital phân tử. Ông được trao Giải Nobel Hóa học năm 1966.


Tiêu đề: 01/11/1880 – Ngày sinh nhà khoa học Alfred Lothar Wegener
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:25:01 am Ngày 01 Tháng Mười Một, 2012
01/11/1880 – Ngày sinh nhà khoa học Alfred Lothar Wegener

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/36/Wegener_Alfred_signature.jpg/220px-Wegener_Alfred_signature.jpg)

Alfred Lothar Wegener (1 tháng 11, 1880 – tháng 11, 1930) là một nhà địa vật lí, nhà khí tượng học người Đức. Trong phần lớn quãng đời của ông, ông chủ yếu được biết đến với những thành tựu về khí tượng học và là một nhà tiên phong nghiên cứu địa cực. Nhưng ngày nay ông được biết tới nhiều nhất với danh nghĩa là tác giả của lí thuyết trôi giạt lục địa. Ông đã đề xuất lí thuyết này vào năm 1912, nhưng mãi đến thập niên 1950 thì lí thuyết của ông mới được chấp nhận rộng rãi.


Tiêu đề: 02/11/1929 – Ngày sinh nhà vật lí Richard Edward Taylor
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 01:09:04 pm Ngày 02 Tháng Mười Một, 2012
02/11/1929 – Ngày sinh nhà vật lí Richard Edward Taylor

(http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1990/taylor_postcard.jpg)

Richard Edward Taylor (sinh ngày 2 tháng 11, 1929 ở Medicine Hat, Alberta) là giáo sư tại trường Đại học Stanford. Ông nhận chung Giải Nobel Vật lí năm 1990 với Jerome Friedman và Henry Kendall cho những đóng góp tiên phong của họ về sự tán xạ phi đàn hồi của electron lên proton và neutron liên kết, nghiên cứu có tầm quan trọng căn bản cho sự phát triển của mô hình quark trong ngành vật lí hạt.


Tiêu đề: 03/11/1863 – Ngày sinh nhà vật lí Jean-Baptiste Alfred Perot
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:55:23 pm Ngày 03 Tháng Mười Một, 2012
03/11/1863 – Ngày sinh nhà vật lí Jean-Baptiste Alfred Perot

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/ad/Alfred_Perot.jpg/220px-Alfred_Perot.jpg)

Jean-Baptiste Alfred Perot (3 tháng 11, 1863 – 28 tháng 11, 1925) là một nhà vật lí người Pháp. Cùng với đồng sự Charles Fabry, ông đã phát triển giao thoa kế Fabry–Pérot.


Tiêu đề: 04/11/1933 – Ngày sinh nhà vật lí Charles Kuen Kao
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 06:34:59 am Ngày 04 Tháng Mười Một, 2012
04/11/1933 – Ngày sinh nhà vật lí Charles Kuen Kao

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6d/Charles_K_Kao.jpg/220px-Charles_K_Kao.jpg)

Charles Kuen Kao (sinh ngày 4 tháng 11,1933) là một nhà vật lí người Anh Mĩ gốc Trung Quốc đi tiên phong trong sự phát triển và sử dụng quang học sợi trong viễn thông. Kao được mệnh danh là “Cha đẻ của băng thông rộng”, “Cha đẻ của quang học sợi”, hay “Cha đẻ của truyền thông sợi quang”. Ông được trao nửa Giải Nobel Vật lí năm 2009 cho “những thành tựu mang tính đột phá về sự truyền ánh sáng trong sợi quang dùng cho truyền thông quang học”. Kao mang cả hai quốc tịch Anh và Mĩ.


Tiêu đề: 05/11/1948 – Ngày sinh nhà vật lí William Daniel Phillips
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:29:17 am Ngày 05 Tháng Mười Một, 2012
05/11/1948 – Ngày sinh nhà vật lí William Daniel Phillips

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/85/William_D._Phillips.jpg/200px-William_D._Phillips.jpg)

William Daniel Phillips (sinh ngày 5 tháng 11, 1948 ở Wilkes-Barre, Pennsylvania) là nhà vật lí người Mĩ cùng nhận chung Giải Nobel Vật lí năm 1997 với Steven Chu và Claude Cohen-Tannoudji, cho những đóng góp của ông cho sự làm lạnh bằng laser, một kĩ thuật làm chậm chuyển động của các nguyên tử chất khí để nghiên cứu chúng kĩ lưỡng hơn. Ông làm việc tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mĩ (NIST).

Ông là một trong 35 nhà khoa học giành giải Nobel đã kí một bức thư kêu gọi tổng thống Obama duyệt chi đảm bảo 15 tỉ đô la cho nghiên cứu, công nghệ và minh chứng năng lượng sạch.


Tiêu đề: 06/11/1964 - Ngày mất nhà hóa học Hans Karl August Simon von Euler-Chelpin
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:35:00 am Ngày 06 Tháng Mười Một, 2012
06/11/1964 - Ngày mất nhà hóa học Hans Karl August Simon von Euler-Chelpin

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0a/Euler-chelpin.jpg/180px-Euler-chelpin.jpg)

Hans Karl August Simon von Euler-Chelpin (15 tháng 2, 1873 – 6 tháng 11, 1964) là một nhà hóa sinh người Thụy Điển gốc Đức. Ông giành Giải Nobel Hóa học năm 1929 chung với Authur Harden cho những nghiên cứu của họ về sự lên men của đường và các enzyme lên men.


Tiêu đề: 07/11/1867 – Ngày sinh Marie Skłodowska-Curie
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:34:41 am Ngày 07 Tháng Mười Một, 2012
07/11/1867 – Ngày sinh Marie Skłodowska-Curie

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/71/Marie_Curie_c1920.png/200px-Marie_Curie_c1920.png)

Marie Skłodowska-Curie (7 tháng 11, 1867 – 4 tháng 7, 1934) là nhà vật lí và hóa học người Pháp-Ba Lan, nổi tiếng với nghiên cứu tiên phong về sự phóng xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên giành giải Nobel, là người phụ nữ duy nhất giành hai giải Nobel (Nobel Vật lí 1903 và Nobel Hóa học 1911), là người duy nhất nhận hai giải Nobel thuộc hai lĩnh vực khác nhau. Bà còn là vị giáo sư nữ đầu tiên tại trường Đại học Paris (La Sorbonne), và vào năm 1995 trở thành người phụ nữ đầu tiên được yên nghỉ trong ngôi đền Panthéon ở Paris.


Tiêu đề: 08/11/1854 – Ngày sinh nhà vật lí Johannes Robert Rydberg
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:54:38 am Ngày 08 Tháng Mười Một, 2012
08/11/1854 – Ngày sinh nhà vật lí Johannes Robert Rydberg

(http://www-history.mcs.st-and.ac.uk/BigPictures/Rydberg.jpeg)

Johannes Robert Rydberg (8 tháng 11, 1854 – 28 tháng 12, 1919) là một nhà vật lí người Thụy Điển, nổi tiếng với việc nghĩ ra công thức Rydberg, vào năm 1888, công thức dùng để dự đoán bước sóng của photon (ánh sáng hoặc những bức xạ điện từ khác) phát ra bởi sự biến thiên mức năng lượng của một electron trong một nguyên tử hydrogen.

Hằng số Rydberg trong vật lí học mang tên của ông, ngoài ra còn có đơn vị Rydberg. Các nguyên tử có giá trị rất cao của số lượng tử chính, biểu diễn bởi số n trong công thức Rydberg, được gọi là nguyên tử Rydberg. Miệng hố Rydberg trên Mặt trăng và tiểu hành tinh 10506 Rydberg được đặt tên để tôn vinh ông.


Tiêu đề: 09/11/1885 – Ngày sinh nhà khoa học Theodor Franz Eduard Kaluza
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:42:43 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2012
09/11/1885 – Ngày sinh nhà khoa học Theodor Franz Eduard Kaluza

(http://www.theodorkaluza.de/KaluzamitBartkl.jpg)

Theodor Franz Eduard Kaluza (9 tháng 11, 1885 – 19 tháng 1, 1954) là một nhà toán học và vật lí học người Đức nổi tiếng với lí thuyết Kaluza-Klein gồm những phương trình trường trong không gian năm chiều. Quan điểm của ông cho rằng những lực cơ bản có thể được thống nhất bằng cách đưa thêm vào những chiều bổ sung đã xuất hiện trở lại sau này trong lí thuyết dây.


Tiêu đề: 10/11/1918 – Ngày sinh nhà hóa học Ernst Otto Fischer
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:12:34 pm Ngày 10 Tháng Mười Một, 2012
10/11/1918 – Ngày sinh nhà hóa học Ernst Otto Fischer

(http://www.nndb.com/people/619/000100319/ernst-otto-fischer-1.jpg)

Ernst Otto Fischer (10 tháng 11 năm 1918 – 23 tháng 7 năm 2007) là nhà hóa học người Đức đã đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1973 cho công trình tiên phong trong lĩnh vực Hóa học cơ kim (organometallic chemistry).


Tiêu đề: 11/11/1930 – Ngày sinh nhà vật lí Hugh Everett III
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:54:36 am Ngày 11 Tháng Mười Một, 2012
11/11/1930 – Ngày sinh nhà vật lí Hugh Everett III

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/c/cf/Hugh-Everett.jpg/270px-Hugh-Everett.jpg)

Hugh Everett III (11 tháng 11, 1930 – 19 tháng 7, 1982) là một nhà vật lí người Mĩ, người đầu tiên đề xuất cách hiểu đa thế giới của vật lí lượng tử.


Tiêu đề: 12/11/1842 – Ngày sinh John William Strutt
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:23:14 am Ngày 12 Tháng Mười Một, 2012
12/11/1842 – Ngày sinh John William Strutt

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/28/John_William_Strutt.jpg/445px-John_William_Strutt.jpg)

John William Strutt, Nam tước Rayleigh Đệ tam (12 tháng 11, 1842 – 30 tháng 6, 1919) là một nhà vật lí người Anh. Cùng với William Ramsay, ông đã khám phá ra argon, một thành tựu mang lại cho ông Giải Nobel Vật lí năm 1904. Ông còn khám phá ra hiện tượng ngày nay gọi là tán xạ Rayleigh, giải thích tại sao bầu trời có màu xanh, và dự đoán sự tồn tại của những sóng mặt ngày nay gọi là sóng Rayleigh. Quyển giáo trình ‘Lí thuyết Âm học’ của ông vẫn được dùng để giảng dạy cho sinh viên kĩ thuật ngày nay.


Tiêu đề: 13/11/1893 – Ngày sinh nhà hóa sinh người Mĩ Edward Adelbert Doisy
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:29:38 am Ngày 13 Tháng Mười Một, 2012
13/11/1893 – Ngày sinh nhà hóa sinh người Mĩ Edward Adelbert Doisy

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/65/Edward_A_Doisy.jpg)

Edward Adelbert Doisy (13 tháng 11, 1893 – 23 tháng 10, 1986) nhận Giải Nobel Sinh lí học hoặc Y khoa năm 1943 cùng với Henrik Dam cho sự khám phá ra vitamin K (viết tắt tiếng Đức cho Vitamin Koagulations) và cấu trúc hóa học của nó.


Tiêu đề: 14/11/1967 –Theodore Maiman được cấp bằng sáng chế cho hệ thống laser ruby
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:38:18 am Ngày 14 Tháng Mười Một, 2012
14/11/1967 –Theodore Maiman được cấp bằng sáng chế cho hệ thống laser ruby của ông

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/25/Ruby_laser.jpg/800px-Ruby_laser.jpg)

Laser ruby là laser rắn sử dụng một tinh thể ruby tổng hợp làm môi trường khuếch đại của nó. Laser đầu tiên hoạt động được là một laser ruby do Theodore H. "Ted" Maiman chế tạo tại Phòng nghiên cứu Hughes vào ngày 16 tháng 5, 1960.

Laser phát ra ánh sáng nhìn thấy có bước sóng 694,3 nm có màu đỏ đậm.


Tiêu đề: 15/11/1738 – Ngày sinh nhà thiên văn học người Đức William Herschel
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:02:02 am Ngày 15 Tháng Mười Một, 2012
15/11/1738 – Ngày sinh nhà thiên văn học người Đức William Herschel

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/36/William_Herschel01.jpg/220px-William_Herschel01.jpg)

Frederick William Herschel (15 tháng 11, 1738 – 25 tháng 8, 1822) là nhà thiên văn học, chuyên gia kĩ thuật, và nhà soạn nhạc người Đức. Ông nổi tiếng với khám phá ra Thiên vương tinh, cùng với hai vệ tinh lớn của nó (Titania và Oberon), và còn khám phá ra hai vệ tinh của Thổ tinh. Ngoài ra, ông còn là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của bức xạ hồng ngoại. Bản giao hưởng số 24 do ông sáng tác được giới thưởng thức âm nhạc đánh giá rất cao.


Tiêu đề: 16/11/1717 – Ngày sinh nhà toán học Jean-Baptiste le Rond d'Alembert
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:16:44 am Ngày 16 Tháng Mười Một, 2012
16/11/1717 – Ngày sinh nhà toán học Jean-Baptiste le Rond d'Alembert

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/df/Alembert.jpg/200px-Alembert.jpg)

Jean-Baptiste le Rond d'Alembert (16 tháng 11, 1717 – 29 tháng 10,1783) là nhà toán học, nhà cơ học, nhà vật lí, nhà triết học, và nhà lí thuyết âm nhạc người Pháp. Công thức D'Alembert cho nghiệm của phương trình sóng được mang tên ông. Phương trình sóng thỉnh thoảng được gọi là phương trình D'Alembert.


Tiêu đề: 17/11/1947 – Quan sát thấy những nguyên lí cơ bản của transistor
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:44:23 am Ngày 17 Tháng Mười Một, 2012
17/11/1947 – Quan sát thấy những nguyên lí cơ bản của transistor

(http://i1-news.softpedia-static.com/images/news2/Computer-Network-to-Research-Transistor-Miniaturization-2.jpg)

Vào ngày này năm 1947, các nhà khoa học người Mĩ John Bardeen và Walter Brattain quan sát thấy những nguyên lí cơ bản của transistor, một linh kiện trọng yếu cho cuộc cách mạng điện tử học của thế kỉ 20.


Tiêu đề: 18/11/1787 – Ngày sinh nhà vật lí Louis-Jacques-Mandé Daguerre
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:56:11 am Ngày 18 Tháng Mười Một, 2012
18/11/1787 – Ngày sinh nhà vật lí Louis-Jacques-Mandé Daguerre

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2e/Louis_Daguerre_2.jpg/220px-Louis_Daguerre_2.jpg)

Louis-Jacques-Mandé Daguerre (18 tháng 11, 1787 – 10 tháng 7, 1851) là nhà vật lí người Pháp được công nhận với phát minh ra quá trình nhiếp ảnh loại daguerre. Mặc dù nổi tiếng với phát minh nhiếp ảnh, nhưng ông còn là một họa sĩ thành danh.


Tiêu đề: 19/11/1898 – Ngày sinh nhà vật lí Arthur Robert von Hippel
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:06:07 am Ngày 19 Tháng Mười Một, 2012
19/11/1898 – Ngày sinh nhà vật lí Arthur Robert von Hippel

(http://www.mrs.org/uploadedImages/Content/Career_Connections/Awards/Von_Hippel_Award/Arthur_von_Hippel_(1898-2003)_Memorial_Website/Life_in_Times_of_Turbulent_Transitions/141205_vonhippel2.jpg)

Arthur Robert von Hippel (19 tháng 11, 1898 – 31 tháng 12, 2003) là một nhà vật lí và nhà khoa học vật liệu người Mĩ gốc Đức. Von Hippel là một nhà tiên phong trong nghiên cứu điện môi, chất sắt từ và chất thuận từ, và chất bán dẫn. Ông còn là nhà phát triển radar trong Thế chiến thứ hai.


Tiêu đề: 20/11/1889 – Ngày sinh Edwin Powell Hubble
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:35:02 am Ngày 20 Tháng Mười Một, 2012
20/11/1889 – Ngày sinh Edwin Powell Hubble

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/e/e5/Edwin_Hubble_with_pipe.jpg/220px-Edwin_Hubble_with_pipe.jpg)

Edwin Powell Hubble (20 tháng 11, 1889 – 28 tháng 9, 1953) là nhà thiên văn học người Mĩ có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng lĩnh vực thiên văn học ngoài thiên hà và thường được đánh giá là một trong những nhà vũ trụ học thực nghiệm quan trọng nhất của thế kỉ 20. Có nhiều sự nhầm lẫn về những khám phá của Hubble. Cái ngày nay chúng ta gọi là “định luật Hubble” thật ra là “định luật Lemaître”. Thật ra, sự tồn tại của những thiên hà khác ngoài Dải Ngân hà và sự lệch đỏ lần đầu tiên được khám phá ra bởi nhà thiên văn học người Mĩ Vesto Slipher. Sử dụng số liệu thu thập bởi Vesto Slipher và trợ lí Milton Humason của Hubble, Hubble và Humason đã tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa khoảng cách đến một thiên hà và tốc độ tương đối rời xa hệ mặt trời của nó.


Tiêu đề: 21/11/1931 – Ngày sinh nhà khoa học Revaz Dogonadze
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:45:17 am Ngày 21 Tháng Mười Một, 2012
21/11/1931 – Ngày sinh nhà khoa học Revaz Dogonadze

(http://e-ducation.net/physicists/revaz.jpg)

Revaz Dogonadze (21 tháng 11, 1931 – 13 tháng 5, 1985) là một trong những người sáng lập ra ngành điện hóa lượng tử.


Tiêu đề: 22/11/1904 – Ngày sinh nhà vật lí Louis Eugène Félix Néel
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:50:58 am Ngày 22 Tháng Mười Một, 2012
22/11/1904 – Ngày sinh nhà vật lí Louis Eugène Félix Néel

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/4d/Louis_Neel_1970.jpg/220px-Louis_Neel_1970.jpg)

Louis Eugène Félix Néel (22 tháng 11, 1904 – 17 tháng 11, 2000) là một nhà vật lí người Pháp nhận Giải Nobel Vật lí năm 1970 cho những nghiên cứu tiên phong của ông về từ tính của các chất rắn (nhận chung với nhà thiên văn vật lí người Thụy Điển Hannes Alfvén). Những đóng góp của ông cho ngành vật lí chất rắn có vô số ứng dụng hữu ích, nhất là trong sự phát triển của các đơn vị bộ nhớ máy tính. Khoảng năm 1930, ông đã đề xuất một loại hành trạng từ tính mới có thể tồn tại gọi là phản sắt từ (đối lập với tính sắt từ). Ở trên một nhiệt độ nhất định (nhiệt độ Néel) hành trạng này biến mất.


Tiêu đề: 23/11/1837 – Ngày sinh Johannes Diderik van der Waals
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 04:35:38 pm Ngày 23 Tháng Mười Một, 2012
23/11/1837 – Ngày sinh Johannes Diderik van der Waals

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7c/Johannes_Diderik_van_der_Waals.jpg/230px-Johannes_Diderik_van_der_Waals.jpg)

Johannes Diderik van der Waals (23 tháng 11, 1837 – 8 tháng 3, 1923) là một nhà vật lí lí thuyết và nhà nhiệt động lực học người Hà Lan. Tên tuổi của ông gắn liền với phương trình trạng thái van der Waals mô tả hành trạng của chất khí và chất lỏng. Tên của ông còn gắn liền với lực van der Waals (lực giữa những phân tử bền), với phân tử van der Waals (những đám phân tử nhỏ liên kết với nhau bằng lực van der Waals), và với bán kính van der Waals (kích cỡ của phân tử).

Ông là vị giáo sư vật lí đầu tiên tại trường ĐH Amsterdam khi trường này mở cửa vào năm 1877 và là người giành Giải Nobel Vật lí 1910.


Tiêu đề: 24/11/1926 – Ngày sinh nhà vật lí Tsung-Dao Lee
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:19:11 pm Ngày 24 Tháng Mười Một, 2012
24/11/1926 – Ngày sinh nhà vật lí Tsung-Dao Lee

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e6/Tdlee_ccast.jpg/220px-Tdlee_ccast.jpg)

Tsung-Dao Lee (sinh ngày 24 tháng 11, 1926) là nhà vật lí người Mĩ gốc Hoa, nổi tiếng với nghiên cứu của ông về sự vi phạm tính chẵn lẻ, Mô hình Lee, vật lí hạt cơ bản, vật lí ion nặng tương đối tính, các soliton phi tô pô học, và các sao soliton. Ông giảng dạy tại trường ĐH Columbia từ năm 1953 và vừa nghỉ hưu trong năm 2012.

Năm 1957, ở tuổi 30, Lee đã cùng nhận Giải Nobel Vật lí với Chen Ning Yang cho nghiên cứu của họ về sự vi phạm định luật chẵn lẻ trong tương tác yếu, lí thuyết được Chien-Shiung Wu xác nhận thực nghiệm. Lee là người trẻ tuổi thứ ba từng nhận giải Nobel.


Tiêu đề: 25/11/1814 – Ngày sinh nhà vật lí Julius Robert von Mayer
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:20:27 pm Ngày 25 Tháng Mười Một, 2012
25/11/1814 – Ngày sinh nhà vật lí Julius Robert von Mayer

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1e/Julius_Robert_Mayer_von_Friedrich_Berrer.jpg/220px-Julius_Robert_Mayer_von_Friedrich_Berrer.jpg)

Julius Robert von Mayer (25 tháng 11, 1814 – 20 tháng 3, 1878) là bác sĩ và nhà vật lí người Đức. Ông là một trong những người sáng lập ra nhiệt động lực học. Ông nổi tiếng nhất với việc phát biểu vào năm 1841 dạng nguyên sơ nhất của định luật bảo toàn năng lượng hay cái ngày nay chúng ta gọi là một trong những phiên bản sớm nhất của định luật thứ nhất của nhiệt động lực học, đó là “năng lượng không tự sinh ra và mất đi”.

Vào năm 1842, Mayer đã mô tả quá trình hóa học quan trọng gọi là sự oxy hóa là nguồn năng lượng chính cho mọi sinh vật sống. Những thành tựu của ông còn hướng đến sự khám phá tương đương cơ của nhiệt mà người ta gán cho James Joule vào năm sau đó. Ông còn đề xuất rằng cây xanh biến đổi ánh sáng thành hóa năng.


Tiêu đề: 26/11/1678 – Ngày sinh nhà khoa học Jean-Jacques d'Ortous de Mairan
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:19:17 am Ngày 26 Tháng Mười Một, 2012
26/11/1678 – Ngày sinh nhà khoa học Jean-Jacques d'Ortous de Mairan

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/90/Miger_-_Dortous_de_Mairan.jpg/431px-Miger_-_Dortous_de_Mairan.jpg)

Jean-Jacques d'Ortous de Mairan (26 tháng 11, 1678 – 20 tháng 2, 1771) là nhà khoa học người Pháp. Ông là nhà địa vật lí, nhà thiên văn học, và đáng chú ý nhất là nhà nghiên cứu nhịp sinh học ngày đêm. De Mairan đã có những khám phá quan trọng trong nhiều lĩnh vực như văn tự cổ và thiên văn học. Những quan sát và thí nghiệm của ông đã truyền cảm hứng cho cái ngày nay gọi là lĩnh vực nghiên cứu nhịp sinh học ngày đêm.


Tiêu đề: 27/11/1871 – Ngày sinh Giovanni Giorgi
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:15:44 am Ngày 27 Tháng Mười Một, 2012
27/11/1871 – Ngày sinh Giovanni Giorgi

(http://phys.bspu.unibel.by/static/hist/physstamp/gif/phys/stamp_giorgi.jpg)

Giovanni Giorgi (27 tháng 11, 1871 - 19 tháng 8, 1950) là kĩ sư điện người Italy đã phát minh ra hệ thống đo lường Giorgi, tiền thân của Hệ đo lường Quốc tế (SI).


Tiêu đề: 28/11/1950 – Ngày sinh nhà vật lí Russell Alan Hulse
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:12:44 am Ngày 28 Tháng Mười Một, 2012
28/11/1950 – Ngày sinh nhà vật lí Russell Alan Hulse

(http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1993/hulse.jpg)

Russell Alan Hulse (sinh ngày 28 tháng 11, 1950) là nhà vật lí người Mĩ giành Giải Nobel Vật lí (chung với Joseph Hooton Taylor Jr) “cho sự khám phá ra một loại pulsar mới, một khám phá đã mở ra những khả năng mới cho nghiên cứu sự hấp dẫn”. Ông là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu pulsar và sóng hấp dẫn.


Tiêu đề: 29/11/1803 – Ngày sinh nhà vật lí Christian Andreas Doppler
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:55:29 am Ngày 29 Tháng Mười Một, 2012
29/11/1803 – Ngày sinh nhà vật lí Christian Andreas Doppler

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/86/Christian_Doppler.jpg/220px-Christian_Doppler.jpg)

Christian Andreas Doppler (29 tháng 11, 1803 – 17 tháng 3, 1853) là một nhà toán học và nhà vật lí người Áo. Tên tuổi của ông gắn liền với một hiệu ứng vật lí mang tên ông. Hiệu ứng Doppler là sự biến thiên tần số (hay độ cao) của âm thanh (hay bất kì sóng nào khác) khi có sự chuyển động tương đối giữa nguồn sóng và máy thu.


Tiêu đề: 30/11/1858 – Ngày sinh nhà khoa học Jagadish Chandra Bose
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:39:45 pm Ngày 30 Tháng Mười Một, 2012
30/11/1858 – Ngày sinh nhà khoa học Jagadish Chandra Bose

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/56/J.C.Bose.JPG)

Jagadish Chandra Bose (30 tháng 11, 1858 – 23 tháng 11, 1937) là một nhà bác học người Bengal. Ông là người đi tiên phong nghiên cứu radio và quang học vi sóng, có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành thực vật học, và đặt nền tảng cho nền khoa học thực nghiệm ở tiểu lục địa Ấn Độ. Ông là người đầu tiên ở bán đảo Ấn Độ nhận bằng sáng chế Mĩ vào năm 1904.


Tiêu đề: 01/12/1792 – Ngày sinh nhà toán học Nikolai Ivanovich Lobachevsky
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 05:33:23 pm Ngày 01 Tháng Mười Hai, 2012
01/12/1792 – Ngày sinh nhà toán học Nikolai Ivanovich Lobachevsky

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0e/Lobachevsky.jpg/225px-Lobachevsky.jpg)

Nikolai Ivanovich Lobachevsky (01 tháng 12, 1792 – 24 tháng 2, 1856) là nhà toán học người Nga, nổi tiếng với những nghiên cứu tiên phong của ông về hình học hyperbolic, còn gọi là hình học Lobachevsky. William Kingdon Clifford gọi Lobachevsky là “Copernicus của Hình học” do tính cách mạng của công trình nghiên cứu của ông.


Tiêu đề: 02/12/1987 – Ngày mất nhà vật lí Yakov Borisovich Zel'dovich
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:45:01 pm Ngày 02 Tháng Mười Hai, 2012
02/12/1987 – Ngày mất nhà vật lí Yakov Borisovich Zel'dovich

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e2/ZeldovichIBMinsk.jpg/178px-ZeldovichIBMinsk.jpg)

Yakov Borisovich Zel'dovich (8 tháng 3, 1914 – 2 tháng 12, 1987) là một nhà vật lí lỗi lạc người Belarus. Ông giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển vũ khí hạt nhân và nhiệt hạch của Liên Xô, và có những đóng góp quan trọng cho các lĩnh vực nghiên cứu sự hút bám và xúc tác, sóng xung kích, vật lí hạt nhân, vật lí hạt sơ cấp, thiên văn vật lí, vũ trụ học vật lí, và thuyết tương đối rộng.


Tiêu đề: 03/12/1900 – Ngày sinh nhà hóa sinh Richard Kuhn
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:24:35 am Ngày 03 Tháng Mười Hai, 2012
03/12/1900 – Ngày sinh nhà hóa sinh Richard Kuhn

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3f/Richard_Kuhn_ETH-Bib_Dia_248-065.jpg/180px-Richard_Kuhn_ETH-Bib_Dia_248-065.jpg)

Richard Kuhn (3 tháng 12, 1900 – 1 tháng 8, 1967) là nhà hóa sinh người Áo-Đức giành giải Nobel Hóa học 1938 cho “nghiên cứu của ông về carotenoid và vitamin” (sau Thế chiến thứ hai ông mới nhận giải).


Tiêu đề: 04/12 - Ngày sinh nhà vật lí Orest Danilovich Khvolson
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:43:02 am Ngày 04 Tháng Mười Hai, 2012
04/12 - Ngày sinh nhà vật lí Orest Danilovich Khvolson

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e0/Orest_Khvolson.jpg)

Orest Danilovich Khvolson hay Chwolson (4 tháng 12, 1852 – 11 tháng 5, 1934) là một nhà vật lí người Nga. Ông chủ yếu được biết tới là một trong những người đầu tiên nghiên cứu hiệu ứng thấu kính hấp dẫn.


Tiêu đề: 05/12 – Ngày sinh nhà vật lí Arnold Johannes Wilhelm Sommerfeld
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:38:38 am Ngày 05 Tháng Mười Hai, 2012
05/12 – Ngày sinh nhà vật lí Arnold Johannes Wilhelm Sommerfeld

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/74/Sommerfeld1897.gif/220px-Sommerfeld1897.gif)

Arnold Johannes Wilhelm Sommerfeld (5 tháng 12, 1868 – 26 tháng 4, 1951) là nhà vật lí lí thuyết người Đức, người đi tiên phong phát triển vật lí nguyên tử và vật lí lượng tử, và đã đào tạo một số lượng lớn sinh viên xuất sắc thuộc kỉ nguyên mới của vật lí lí thuyết. Ông được đề cử cho giải Nobel 81 lần và là cố vấn luận án tiến sĩ cho nhiều nhà khoa học giành giải Nobel. Ông đã đề xuất số lượng tử thứ hai (số lượng tử phương vị) và số lượng tử thứ tư (số lượng tử spin). Ông còn đưa ra hằng số cấu trúc tinh tế, và đi tiên phong nghiên cứu lí thuyết sóng tia X.


Tiêu đề: 06/12 – Ngày sinh nhà vật lí Joseph Louis Gay-Lussac
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:38:46 am Ngày 06 Tháng Mười Hai, 2012
06/12 – Ngày sinh nhà vật lí Joseph Louis Gay-Lussac

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7b/Gaylussac_2.jpg/220px-Gaylussac_2.jpg)

Joseph Louis Gay-Lussac (6 tháng 12, 1778 – 9 tháng 5, 1850) là một nhà hóa học và nhà vật lí người Pháp. Ông chủ yếu được biết tới với hai định luật liên quan đến các chất khí, và cho nghiên cứu của ông về hỗn hợp cồn-nước, cái đưa đến đơn vị độ Gay-Lussac dùng để đo hàm lượng cồn ở nhiều nước trên thế giới.


Tiêu đề: 07/12 – Ngày sinh nhà thiên văn học Gerard Peter Kuiper
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:55:37 pm Ngày 07 Tháng Mười Hai, 2012
07/12 – Ngày sinh nhà thiên văn học Gerard Peter Kuiper

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0b/GerardKuiper.jpg)

Gerard Peter Kuiper (7 tháng 12, 1905 – 24 tháng 12, 1973) là nhà thiên văn học người Hà Lan-Mĩ có tên tuổi gắn liền với vành đai Kuiper trong hệ mặt trời.


Tiêu đề: 08/12/1947 – Ngày sinh nhà hóa học người Mĩ Thomas Robert Cech
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 01:50:46 pm Ngày 08 Tháng Mười Hai, 2012
08/12/1947 – Ngày sinh nhà hóa học người Mĩ Thomas Robert Cech

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fe/Thomas_Robert_Cech.png/220px-Thomas_Robert_Cech.png)

Thomas Robert Cech (sinh ngày 8 tháng 12, 1947 ở Chicago) là nhà hóa học cùng nhận giải Nobel Hóa học 1989 với Sidney Altman cho nghiên cứu của họ về những tính chất xúc tác của ARN.


Tiêu đề: 09/12/1917 – Ngày sinh nhà vật lí Leo James Rainwater
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:03:14 am Ngày 09 Tháng Mười Hai, 2012
09/12/1917 – Ngày sinh nhà vật lí Leo James Rainwater

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/8/82/Leo_James_Rainwater.jpg)

Leo James Rainwater (9 tháng 12, 1917 – 31 tháng 5, 1986) là nhà vật lí người Mĩ cùng nhận Giải Nobel Vật lí 1975 cho phần đóng góp của ông trong việc xác định hình dạng bất đối xứng của những hạt nhân nguyên tử nhất định.


Tiêu đề: 10/12/1804 – Ngày sinh nhà toán học Carl Gustav Jacob Jacobi
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:08:54 pm Ngày 10 Tháng Mười Hai, 2012
10/12/1804 – Ngày sinh nhà toán học Carl Gustav Jacob Jacobi

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/90/Carl_Jacobi.jpg/220px-Carl_Jacobi.jpg)

Carl Gustav Jacob Jacobi (10 tháng 12, 1804 – 18 tháng 2, 1851) là một nhà toán học người Đức có những đóng góp cơ bản cho các hàm eliptic, động lực học, hệ phương trình vi phân, và lí thuyết số. Ông là nhà toán học người Do Thái đầu tiên được phong hàm giáo sư tại một trường đại học ở Đức.


Tiêu đề: 11/12/1882 – Ngày sinh nhà vật lí Max Born
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:01:39 am Ngày 11 Tháng Mười Hai, 2012
11/12/1882 – Ngày sinh nhà vật lí Max Born

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f7/Max_Born.jpg/200px-Max_Born.jpg)

Max Born (11 tháng 12, 1882 – 5 tháng 1, 1970) là nhà vật lí và nhà toán học người Anh-Đức có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cơ học lượng tử. Born giành Giải Nobel Vật lí năm 1954 cùng với Walther Bothe.


Tiêu đề: 12/12/1866 – Ngày sinh nhà hóa học Alfred Werner
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 06:50:55 am Ngày 12 Tháng Mười Hai, 2012
12/12/1866 – Ngày sinh nhà hóa học Alfred Werner

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/64/Alfred_Werner.jpg/180px-Alfred_Werner.jpg)

Alfred Werner (12 tháng 12, 1866 – 15 tháng 11, 1919) là một nhà hóa học người Thụy Sĩ. Ông giành Giải Nobel Hóa học năm 1913 cho việc đề xuất cấu hình tám mặt của các thể phức kim loại chuyển tiếp. Werner đã phát triển cơ sở cho hóa học thể phức hiện đại. Ông là nhà hóa học vô cơ đầu tiên giành giải Nobel, người duy nhất trước năm 1973.


Tiêu đề: 13/12/1923 – Ngày sinh nhà vật lí Philip Warren Anderson
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:39:12 pm Ngày 13 Tháng Mười Hai, 2012
13/12/1923 – Ngày sinh nhà vật lí Philip Warren Anderson

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8d/Andersonphoto.jpg/200px-Andersonphoto.jpg)

Philip Warren Anderson (sinh ngày 13 tháng 12, 1923) là một nhà vật lí người Mĩ giành giải Nobel. Anderson có những đóng góp cho các lí thuyết định xứ, phản sắt từ, phá vỡ đối xứng, sự siêu dẫn nhiệt độ cao và cho triết lí khoa học thông qua những bài viết của ông về những hiện tượng mới xuất hiện.


Tiêu đề: 14/12/1922 – Ngày sinh nhà vật lí Nikolay Gennadiyevich Basov
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:53:05 am Ngày 14 Tháng Mười Hai, 2012
14/12/1922 – Ngày sinh nhà vật lí Nikolay Gennadiyevich Basov

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c1/Basov.jpg/220px-Basov.jpg)

Nikolay Gennadiyevich Basov (14 tháng 12, 1922 – 1 tháng 7, 2001) là một nhà vật lí và nhà giáo dục người Liên Xô. Nghiên cứu cơ bản của ông trong lĩnh vực điện tử học lượng tử đã đưa đến sự phát triển của laser và maser. Basov cùng nhận giải Nobel Vật lí 1964 với Alexander Prokhorov và Charles Hard Townes


Tiêu đề: 15/12/1852 – Ngày sinh nhà vật lí Antoine Henri Becquerel
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:03:51 am Ngày 15 Tháng Mười Hai, 2012
15/12/1852 – Ngày sinh nhà vật lí Antoine Henri Becquerel

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8e/Portrait_of_Antoine-Henri_Becquerel.jpg/260px-Portrait_of_Antoine-Henri_Becquerel.jpg)

Antoine Henri Becquerel (15 tháng 12, 1852 – 25 tháng 8, 1908) là nhà vật lí người Pháp cùng nhận giải Nobel vật lí 1903 với Marie Skłodowska-Curie và Pierre Curie cho sự khám phá ra hiện tượng phóng xạ. Tên của ông được đặt cho đơn vị đo độ phóng xạ (1 becquerel = 1 phân rã/giây).


Tiêu đề: 16/12/1882 – Ngày sinh nhà vật lí Fritz Walther Meissner
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:41:08 am Ngày 16 Tháng Mười Hai, 2012
16/12/1882 – Ngày sinh nhà vật lí Fritz Walther Meissner

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f1/Walther_Meissner.jpg/220px-Walther_Meissner.jpg)

Fritz Walther Meissner (16 tháng 12, 1882 – 16 tháng 11, 1974) là một nhà vật lí kĩ thuật người Đức. Từ năm 1922 đến 1925, ông đã xây dựng máy hóa lỏng helium lớn thứ ba trên thế giới, và vào năm 1933 đã khám phá ra hiệu ứng Meissner, sự hãm từ trường trong các chất siêu dẫn.


Tiêu đề: 17/12/1778 – Ngày sinh nhà hóa học Humphry Davy
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:38:09 am Ngày 17 Tháng Mười Hai, 2012
17/12/1778 – Ngày sinh nhà hóa học Humphry Davy

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8f/Sir_Humphry_Davy%2C_Bt_by_Thomas_Phillips.jpg/250px-Sir_Humphry_Davy%2C_Bt_by_Thomas_Phillips.jpg)

Humphry Davy (17 tháng 12 1778 – 29 tháng 5 1829) là nhà hóa học và nhà phát minh người Anh. Có lẽ ngày nay ông được biết tới nhiều nhất là nhờ khám phá ra một vài kim loại kiềm và kiềm thổ, và các đóng góp cho sự khám phá ra bản chất nguyên tố của chlorine và iodine. Vào năm 1815, ông đã phát minh ra đèn Davy cho phép thợ mỏ làm việc an toàn trong môi trường chất khí dễ cháy. Và có lẽ công trạng lớn nhất của ông chính là đã phát hiện và bồi dưỡng nhà vật lí lỗi lạc Michael Faraday.


Tiêu đề: 18/12/1856 – Ngày sinh nhà vật lí Joseph John "J. J." Thomson
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:44:40 am Ngày 18 Tháng Mười Hai, 2012
18/12/1856 – Ngày sinh nhà vật lí Joseph John "J. J." Thomson

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c1/J.J_Thomson.jpg/200px-J.J_Thomson.jpg)

Joseph John "J. J." Thomson (18 tháng 12 1856 – 30 tháng 8 1940) là một nhà vật lí người Anh giành Giải Nobel. Ông được tôn vinh với khám phá ra electron và các đồng vị, và phát minh ra máy đo phổ khối. Thomson được trao giải Nobel Vật lí 1906 cho sự khám phá ra electron và nghiên cứu của ông về sự dẫn điện trong các chất khí.


Tiêu đề: 19/12/1852 – Ngày sinh nhà vật lí Albert Abraham Michelson
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:06:56 am Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2012
19/12/1852 – Ngày sinh nhà vật lí Albert Abraham Michelson

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9e/Albert_Abraham_Michelson2.jpg/220px-Albert_Abraham_Michelson2.jpg)

Albert Abraham Michelson (19 tháng 12, 1852 – 9 tháng 5, 1931) là một nhà vật lí người Mĩ nổi tiếng với công trình nghiên cứu của ông về phép đo tốc độ ánh sáng và nhất là thí nghiệm Michelson-Morley. Ông được trao giải Nobel Vật lí 1907. Ông là người Mĩ đầu tiên nhận giải Nobel khoa học.


Tiêu đề: 20/12/1901 – Ngày sinh nhà vật lí Van de Graaff
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:56:19 am Ngày 20 Tháng Mười Hai, 2012
20/12/1901 – Ngày sinh nhà vật lí Van de Graaff

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/b/bd/Robert_J._Van_de_Graaff.jpg/220px-Robert_J._Van_de_Graaff.jpg)

Robert Jemison Van de Graaff (20 tháng 12, 1901 – 16 tháng 1, 1967) là nhà vật lí người Mĩ, chủ yếu được biết tới là nhà phát minh và nhà chế tạo máy phát điện áp cao mang tên ông. Hội Vật lí Mĩ đã tặng ông giải thưởng T. Bonner năm 1965 cho sự phát triển máy gia tốc tĩnh điện.


Tiêu đề: 22/12/1898 – Ngày sinh nhà vật lí Vladimir Aleksandrovich Fock
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:26:22 pm Ngày 22 Tháng Mười Hai, 2012
22/12/1898 – Ngày sinh nhà vật lí Vladimir Aleksandrovich Fock

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ed/FockVA20469.jpg/200px-FockVA20469.jpg)

Vladimir Aleksandrovich Fock (22 tháng 12, 1898 – 27 tháng 12, 1974) là một nhà vật lí người Liên Xô nghiên cứu cơ bản về cơ học lượng tử và điện động lực học lượng tử. Fock có những đóng góp đáng kể cho lí thuyết tương đối rộng, nhất là cho bài toán hệ nhiều vật. Ông nhấn mạnh rằng thuyết tương đối hoàn toàn phù hợp với học thuyết Mác của chủ nghĩa xã hội.


Tiêu đề: 24/12/1818 – Ngày sinh nhà vật lí James Prescott Joule
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:28:41 am Ngày 24 Tháng Mười Hai, 2012
24/12/1818 – Ngày sinh nhà vật lí James Prescott Joule

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0f/Joule_James_sitting.jpg/200px-Joule_James_sitting.jpg)

James Prescott Joule (24 tháng 12, 1818 – 11 tháng 10, 1889) là một nhà vật lí và ông chủ hãng bia người Anh. Joule nghiên cứu bản chất của nhiệt, và phát hiện ra mối liên hệ của nó với công cơ học. Khám phá này đưa đến lí thuyết bảo toàn năng lượng, dẫn tới sự phát triển của nguyên lí thứ nhất nhiệt động lực học. Đơn vị dẫn xuất SI của năng lượng, joule (J), mang tên của ông. Joule cùng với huân tước Kelvin phát triển thang nhiệt độ tuyệt đối, thực hiện các quan sát hiện tượng từ giảo, và tìm thấy mối liên hệ giữa dòng điện chạy qua vật dẫn và nhiệt tỏa ra, ngày nay hai định luật này được gọi là định luật Joule.


Tiêu đề: 25/12/1642 – Ngày sinh Isaac Newton
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:50:47 am Ngày 25 Tháng Mười Hai, 2012
25/12/1642 – Ngày sinh Isaac Newton

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/39/GodfreyKneller-IsaacNewton-1689.jpg/220px-GodfreyKneller-IsaacNewton-1689.jpg)

Isaac Newton (25 tháng 12, 1642 – 20 tháng 3, 1727) chào đời ở Lincolnshire, nước Anh. Là một sinh viên khác người không quan tâm đến diện mạo bên ngoài, Newton là nhà toán học và nhà khoa học lỗi lạc. Chỉ một vài trong số nhiều đóng góp quan trọng của Newton cho khoa học kể ra gồm định luật vạn vật hấp dẫn, ba định luật của chuyển động, những thành phần cơ bản của giải tích, và lí thuyết hạt ánh sáng. Newton còn là thanh tra và sau này là giám đốc Sở đúc tiền. Năm 1705, ông được tấn phong hiệp sĩ, một phần vì sự cải cách của ông đối với nền tiền tệ của nước Anh. Về cuối đời mình, Newton ít quan tâm đến các vấn đề khoa học và toán học, mà chuyển sang nghiên cứu thuật giả kim, thần học và lịch sử.


Tiêu đề: 27/12/1571 – Ngày sinh Johannes Kepler
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:45:47 am Ngày 27 Tháng Mười Hai, 2012
27/12/1571 – Ngày sinh Johannes Kepler

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d4/Johannes_Kepler_1610.jpg/220px-Johannes_Kepler_1610.jpg)

Johannes Kepler (27 tháng 12, 1571 – 15 tháng 11, 1630) là nhà toán học, nhà thiên văn học và nhà chiêm tinh học người Đức. Là một nhân vật chủ chốt trong cuộc cách mạng khoa học hồi thế kỉ 17, ông được biết tới nhiều nhất với những định luật chuyển động hành tinh (ngày nay gọi là ba định luật Kepler). Các tác phẩm của ông đã cung cấp nền tảng cho lí thuyết vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton.


Tiêu đề: 28/12/1882 – Ngày sinh Arthur Stanley Eddington
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:57:38 am Ngày 28 Tháng Mười Hai, 2012
28/12/1882 – Ngày sinh Arthur Stanley Eddington

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/24/Arthur_Stanley_Eddington.jpg/250px-Arthur_Stanley_Eddington.jpg)

Arthur Stanley Eddington (28 tháng 12, 1882 – 22 tháng 11, 1944) là một nhà thiên văn vật lí người Anh có uy tín lớn hồi đầu thế kỉ 20. Giới hạn Eddington, giới hạn tự nhiên của độ trưng của các ngôi sao, hay bức xạ phát ra bởi sự bồi tụ lên một vật thể nhỏ, được mang tên của ông.
Ông nổi tiếng nhất với nghiên cứu về thuyết tương đối và có đóng góp lớn cho sự phổ cập thuyết tương đối rộng ở thế giới nói tiếng Anh.


Tiêu đề: 29/12/1796 – Ngày sinh nhà vật lí Johann Christian Poggendorff
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 03:32:58 pm Ngày 29 Tháng Mười Hai, 2012
29/12/1796 – Ngày sinh nhà vật lí Johann Christian Poggendorff

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/69/Johann_Christian_Poggendorff.jpg/220px-Johann_Christian_Poggendorff.jpg)

Johann Christian Poggendorff (29 tháng 12, 1796 – 24 tháng 1, 1877) là một nhà vật lí người Đức. Nghiên cứu chính của ông là điện học và từ học. Poggendorff đã chế tạo động cơ tĩnh điện của ông tương tự như máy tĩnh điện của Wilhelm Holtz. Năm 1841, ông đã mô tả việc sử dụng máy đo điện thế mà không cần dòng điện.


Tiêu đề: 30/12/1934 – Ngày sinh nhà vật lí John Norris Bahcall
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:43:02 pm Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2012
30/12/1934 – Ngày sinh nhà vật lí John Norris Bahcall

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/87/John_Bahcall.jpg/471px-John_Bahcall.jpg)

John Norris Bahcall (30 tháng 12, 1934 – 17 tháng 8, 2005) là một nhà thiên văn vật lí người Mĩ nổi tiếng với những đóng góp của ông cho lĩnh vực nghiên cứu neutrino mặt trời, sự phát triển của Kính thiên văn vũ trụ Hubble và vai trò lãnh đạo của ông đối với sự phát triển của Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton.


Tiêu đề: 01/01/1876 – Ngày sinh nhà vật lí Harriet Brooks
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:22:19 pm Ngày 01 Tháng Giêng, 2013
01/01/1876 – Ngày sinh nhà vật lí Harriet Brooks

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3d/Harriet_brooks.gif/200px-Harriet_brooks.gif)

Harriet Brooks (1 tháng 1, 1876 – 17 tháng 4, 1933) là một nhà vật lí hạt nhân người Canada. Bà nổi tiếng nhất với nghiên cứu về sự biến tố sự và phóng xạ. Ernest Rutherford, thầy hướng dẫn luận án của bà, xem bà là một Marie Curie thứ hai trong ngành khoa học hạt nhân.


Tiêu đề: 02/01/1882 - Ngày sinh nhà vật lí người Đức Rudolf Clausius
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:03:19 pm Ngày 02 Tháng Giêng, 2013
02/01/1882 - Ngày sinh nhà vật lí người Đức Rudolf Clausius

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/40/Clausius.jpg/225px-Clausius.jpg)

Rudolf Julius Emanuel Clausius (2 tháng 1 năm 1822 – 24 tháng 8 năm 1888) là nhà vật lí và nhà toán học người Đức. Ông được xem là người đặt nền móng khoa học cho nhiệt động lực học. Bài báo quan trọng nhất của Clausius: Lý thuyết cơ khí của nhiệt, xuất bản năm 1850, nêu những ý tưởng cơ bản về nguyên lý hai nhiệt động lực học. Năm 1865 Clausius đưa ra khái niệm về entropy.


Tiêu đề: 08/01/1891 – Ngày sinh Walther Wilhelm Georg Bothe
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 10:01:47 am Ngày 08 Tháng Giêng, 2013
08/01/1891 – Ngày sinh Walther Wilhelm Georg Bothe

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ea/Bothe.jpg/180px-Bothe.jpg)

Walther Wilhelm Georg Bothe (8 tháng 1, 1891 – 8 tháng 2, 1957) là một nhà vật lí hạt nhân người Đức đã phát triển và áp dụng các phương pháp trùng hợp ngẫu nhiene cho nghiên cứu các phản ứng hạt nhân, hiệu ứng Compton, tia vũ trụ, và lưỡng tính sóng-hạt của bức xạ, nhờ đó ông đã được nhận chung Giải Nobel Vật lí 1954 cùng với Max Born.


Tiêu đề: 10/01/1936 – Ngày sinh Robert Woodrow Wilson
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 11:24:41 am Ngày 10 Tháng Giêng, 2013
10/01/1936 – Ngày sinh Robert Woodrow Wilson

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b5/Wilson_penzias200.jpg)

Robert Woodrow Wilson (sinh ngày 10 tháng 1, 1936) là nhà thiên văn người Mĩ giành giải Nobel vật lí năm 1978, chung với Arno Allan Penzias, cho thành tựu khám phá ra bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB).

Trong khi làm việc với một loại anten mới tại Bell Labs ở Holmdel Township, New Jersey, hai nhà khoa học đã tìm thấy một nguồn nhiễu trong khí quyển mà họ không thể nào giải thích được. Sau khi loại bỏ mọi nguồn nhiễu có khả năng xảy ra, kể cả phân chim bồ câu trên anten, cuối cùng họ nhận ra tín hiệu nhiễu đó là CMB, một xác nhận quan trọng của lí thuyết Big Bang.


Tiêu đề: 11/01/1787 - William Herschel khám phá ra hai vệ tinh Titania và Oberon
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:17:40 am Ngày 11 Tháng Giêng, 2013
11/01/1787 - William Herschel khám phá ra hai vệ tinh Titania và Oberon

Vào ngày này năm 1787, William Herschel khám phá ra Titania và Oberon, hai vệ tinh lớn của Thiên Vương tinh.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a2/Titania_%28moon%29_color_cropped.jpg/200px-Titania_%28moon%29_color_cropped.jpg)

Titania (ảnh) là vệ tinh lớn nhất của Thiên Vương tinh và là vệ tinh lớn thứ 8 trong hệ mặt trời, với đường kính 1578 km. Quỹ đạo của nó nằm bên trong từ quyển của Thiên Vương tinh.


Tiêu đề: 12/01/1903 – Ngày sinh nhà vật lí Igor Vasilyevich Kurchatov
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 05:50:21 pm Ngày 12 Tháng Giêng, 2013
12/01/1903 – Ngày sinh nhà vật lí Igor Vasilyevich Kurchatov

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e8/Young_Igor_Kurchatov.jpg/170px-Young_Igor_Kurchatov.jpg)

Igor Vasilyevich Kurchatov (12 tháng 1, 1903 – 7 tháng 2, 1960), là nhà vật lí hạt nhân người Xô Viết, chủ yếu được biết tới với vai trò giám đốc dự án bom nguyên tử của Liên Xô. Cùng với Georgy Flyorov và Andrei Sakharov, Kurchatov được mệnh danh là “cha đẻ của bom nguyên tử của Liên Xô”. Năm 1954, ông được trao giải thưởng Liên bang Xô Viết về vật lí học.


Tiêu đề: 14/01/2005 - Tàu khảo sát Huygens hạ cánh lên vệ tinh Titan của Thổ tinh
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:14:49 am Ngày 14 Tháng Giêng, 2013
Vào ngày này năm 2005, tàu khảo sát Huygens hạ cánh lên vệ tinh Titan của Thổ tinh

Tàu khảo sát Huygens là một bộ phận của sứ mệnh Cassini-Huygens đã rời bệ phóng Trái đất hôm 15 tháng 10, 1997. Huygens đã tách khỏi tàu quỹ đạo Cassini vào hôm 25 tháng 12, 2004 và tiếp đất Titan thành công vào hôm 14 tháng 1, 2005, ở gần vùng Xanadu trên Titan. Đây là chuyến tiếp đất thành công đầu tiên của nhân loại đối với một vật thể thuộc hệ mặt trời nhóm ngoài.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/ca/Huygens_probe_dsc03686.jpg/300px-Huygens_probe_dsc03686.jpg)
Một bản sao của tàu Huygens, đường kính 1,3 m.


Tiêu đề: 15/01/2007 – Ngày mất nhà phát minh kính hiển vi điện tử James Hillier
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:42:10 am Ngày 15 Tháng Giêng, 2013
15/01/2007 – Ngày mất nhà phát minh kính hiển vi điện tử James Hillier

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/8/87/22hillier.190.jpg)

James Hillier (22 tháng 8, 1915 – 15 tháng 1, 2007) là nhà khoa học và nhà phát minh người gốc Canada, người đã thiết kế và chế tạo, cùng với Albert Prebus, chiếc kính hiển vi điện tử phân giải cao thành công đầu tiên ở Bắc Mĩ vào năm 1938.


Tiêu đề: 16/01/1909 - Đoàn thám hiểm của Ernest Shackleton tìm thấy Từ Cực Nam
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 02:03:30 pm Ngày 16 Tháng Giêng, 2013
16/01/1909 - Đoàn thám hiểm của Ernest Shackleton tìm thấy Từ Cực Nam

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c2/Magnetic_South_Pole_locations.png/350px-Magnetic_South_Pole_locations.png)



Tiêu đề: 19/01/1736 - Ngày sinh nhà phát minh James Watt
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 05:48:12 pm Ngày 19 Tháng Giêng, 2013
19/01/1736 - Ngày sinh nhà phát minh James Watt

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/15/Watt_James_von_Breda.jpg/220px-Watt_James_von_Breda.jpg)

James Watt (19 tháng 1, 1736 – 19 tháng 8, 1819) là nhà phát minh người Scotland và là một kỹ sư đã có những cải tiến cho máy hơi nước, nhờ đó đã đặt nền tảng cho cuộc Cách mạng công nghiệp.


Tiêu đề: 22/01/1908 - Ngày sinh nhà vật lí Lev Davidovich Landau
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 12:42:09 pm Ngày 22 Tháng Giêng, 2013
22/01/1908 - Ngày sinh nhà vật lí Lev Davidovich Landau

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0b/Landau.jpg/225px-Landau.jpg)

Lev Davidovich Landau (22/1/1908 – 1/4/1968) là một nhà vật lí Liên Xô nổi tiếng với những đóng góp trong vật lí lí thuyết, ví dụ như phương pháp ma trận mật độ ứng dụng trong cơ học lượng tử, lí thuyết lượng tử về nghịch từ, lí thuyết về hiện tượng siêu chảy, lí thuyết về chuyển pha bậc 2, lí thuyết Ginzburg-Landau về siêu dẫn, lí thuyết chất lỏng Fermi, sự tắt dần Landau trong vật lí plasma, điểm cực Landau trong điện động lực học lượng tử,... Ông đoạt giải Nobel Vật lí năm 1962 cho đóng góp trong lí thuyết toán của sự siêu chảy.


Tiêu đề: 23/01/1907 – Ngày sinh nhà vật lí Hideki Yukawa
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:20:39 pm Ngày 23 Tháng Giêng, 2013
23/01/1907 – Ngày sinh nhà vật lí Hideki Yukawa

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7b/Yukawa.jpg/200px-Yukawa.jpg)

Hideki Yukawa (23 tháng 1, 1907 – 8 tháng 9, 1981) là một nhà vật lí người nhật và là người Nhật đầu tiên giành giải Nobel. Năm 1935, ông công bố lí thuyết meson giải thích sự tương tác giữa proton và neutron. Ông được trao giải Nobel Vật lí 1947.


Tiêu đề: 24/01/1877 – Ngày mất nhà vật lí Johann Christian Poggendorff
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:31:00 am Ngày 24 Tháng Giêng, 2013
24/01/1877 – Ngày mất nhà vật lí Johann Christian Poggendorff

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/69/Johann_Christian_Poggendorff.jpg/220px-Johann_Christian_Poggendorff.jpg)

Johann Christian Poggendorff (29 tháng 12, 1796 – 24 tháng 1, 1877) là một nhà vật lí người Đức. Ông chủ yếu nghiên cứu điện học và từ học. Poggendorff nổi tiếng với động cơ tĩnh điện tương tự như máy tĩnh điện của Wilhelm Holtz. Vào năm 1841, ông đã mô tả việc sử dụng máy phân thế dùng để đo điện thế mà không cần dòng điện.


Tiêu đề: 27/01/1936 – Ngày sinh nhà vật lí Samuel Chao Chung Ting
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:38:37 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2013
27/01/1936 – Ngày sinh nhà vật lí Samuel Chao Chung Ting

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b4/Samuel_ting_10-19-10.jpg/220px-Samuel_ting_10-19-10.jpg)

Samuel Chao Chung Ting (sinh ngày 27 tháng 1, 1936) là nhà vật lí người Mĩ giành Giải Nobel Vật lí năm 1976, cùng với Burton Richter, cho việc khám phá ra hạt dưới nguyên tử J/ψ. Ông là nhà nghiên cứu chính cho thí nghiệm Quang phổ kế Từ Alpha trị giá 1,5 tỉ USD vừa lắp đặt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế hôm 19 tháng 5, 2011.


Tiêu đề: 28/01/1611 – Ngày sinh nhà thiên văn học Johannes Hevelius
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:34:42 pm Ngày 28 Tháng Giêng, 2013
28/01/1611 – Ngày sinh nhà thiên văn học Johannes Hevelius

Johannes Hevelius (28 tháng 1, 1611 – 28 tháng 1, 1687) là nhà thiên văn người gốc Ba Lan. Ông được mệnh danh là người sáng lập lĩnh vực địa hình học mặt trăng, và đã mô tả mười chòm sao mới.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/db/Hevelius_and_wife.jpg)

Johannes Hevelius và bà vợ Elisabeth đang quan sát thiên văn


Tiêu đề: 29/01/1926 – Ngày sinh nhà vật lí Abdus Salam
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:13:29 pm Ngày 29 Tháng Giêng, 2013
29/01/1926 – Ngày sinh nhà vật lí Abdus Salam

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/6/66/Abdus_salam.gif/200px-Abdus_salam.gif)

 Mohammad Abdus Salam (29 tháng 1, 1926 – 21 tháng 11, 1996) là nhà vật lí lí thuyết cùng nhận Giải Nobel Vật lí năm 1979 cho sự đóng góp của ông cho sự thống nhất lực điện yếu. Ông là người Pakistan và là người Hồi giáo đầu tiên nhận giải Nobel Vật lí.


Tiêu đề: 01/02/1905 - Ngày sinh nhà vật lí Emilio Gino Segrè
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 07:09:55 pm Ngày 01 Tháng Hai, 2013
01/02/1905 - Ngày sinh nhà vật lí Emilio Gino Segrè

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/41/Segre.jpg/250px-Segre.jpg)

Emilio Gino Segrè (1 tháng 2, 1905 – 22 tháng 4, 1989) là nhà vật lí người Italy giành Giải Nobel Vật lí năm 1959, chung với Owen Chamberlain, cho thành tựu khám phá ra phản proton, một phản hạt dưới nguyên tử.


Tiêu đề: Chúc mừng sinh nhật nhà vật lí Evgeny Pavlovich Velikhov
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:12:05 pm Ngày 02 Tháng Hai, 2013
Chúc mừng sinh nhật Evgeny Pavlovich Velikhov

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2d/%D0%92%D0%B5%D0%BB%D0%B8%D1%85%D0%BE%D0%B2%2C_%D0%95%D0%B2%D0%B3%D0%B5%D0%BD%D0%B8%D0%B9_%D0%9F%D0%B0%D0%B2%D0%BB%D0%BE%D0%B2%D0%B8%D1%87.jpeg)

Evgeny Pavlovich Velikhov (sinh ngày 2 tháng 2, 1935) là một nhà vật lí người nga. Những lĩnh vực khoa học ông quan tâm nghiên cứu bao gồm vật lí học plasma, laser, sự nhiệt hạch có điều khiển, kĩ thuật năng lượng và từ thủy động lực học. Ông là tác giả của hơn 1500 công bố khoa học và một số phát minh và khám phá.

Hiện nay, ông là chủ tịch Viện Kurchatov ở Nga.


Tiêu đề: 06/02/1802 – Ngày sinh Charles Wheatstone
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 08:43:56 pm Ngày 06 Tháng Hai, 2013
06/02/1802 – Ngày sinh Charles Wheatstone

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/37/Wheatstone_Charles_drawing_1868.jpg/225px-Wheatstone_Charles_drawing_1868.jpg)

Hôm nay là ngày sinh của Charles Wheatstone. Ông sinh vào năm 1802 ở Gloucester nước Anh. Wheatstone xuất thân từ một gia đình âm nhạc. Ông đã phát minh ra đàn concertina, đề xuất rằng âm thanh được mang bởi những dao động trong không khí và đã đo được tốc độ âm thanh. Nhưng ông nổi tiếng nhất là với việc phát minh ra dụng cụ đo điện trở gọi là cầu Wheatstone.


Tiêu đề: 17/02 - Ngày sinh nhà vật lí Otto Stern
Gửi bởi: Trần Nghiêm trong 09:24:55 am Ngày 17 Tháng Hai, 2013
17/02 - Ngày sinh nhà vật lí Otto Stern

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/88/Otto_Stern.jpg/180px-Otto_Stern.jpg)

Hôm nay là sinh nhật nhà vật lí người Đức Otto Stern (17 tháng 2, 1888 – 17 tháng 8, 1969). Là một nhà vật lí thực nghiệm, Stern đã có công đóng góp cho sự khám phá ra sự lượng tử hóa spin trong thí nghiệm Stern-Gerlach thực hiện cùng với Walther Gerlach vào tháng 2 năm 1922; chứng minh bản chất sóng của nguyên tử và phân tử; đo moment từ nguyên tử; khám phá ra moment từ của proton, và phát triển phương pháp tia phân tử dùng trong kĩ thuật mọc ghép chùm phân tử.

Ông được trao Giải Nobel Vật lí năm 1943.