Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Đậu Nam Thành trong 10:34:56 pm Ngày 28 Tháng Sáu, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5718



Tiêu đề: năng lượng và biên độ của con lắc đơn
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:34:56 pm Ngày 28 Tháng Sáu, 2011
một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc anpha(0), được treo trong trần của một thang máy đang đứng yên. Năng lượng và biên độ của con lắc thay đổi như thế nào? khi thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên, trong các trường hợp sau:
A. thang máy đi lên nhanh dần đều vào lúc con lắc qua VTCB
B. thang máy đi lên nhanh dần đều vào lúc con lắc ở vị trí biên
C.thang máy đi lên nhanh dần đều vào lúc con lắc đi qua vị trí bất kì

Nhờ các thầy cô và các bạn, giải thích thật kỹ lý thuyết phần này cho ngulau211 với


Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn
Gửi bởi: Quang Dương trong 08:03:14 am Ngày 29 Tháng Sáu, 2011
một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc anpha(0), được treo trong trần của một thang máy đang đứng yên. Năng lượng và biên độ của con lắc thay đổi như thế nào? khi thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên, trong các trường hợp sau:
A. thang máy đi lên nhanh dần đều vào lúc con lắc qua VTCB
B. thang máy đi lên nhanh dần đều vào lúc con lắc ở vị trí biên
C.thang máy đi lên nhanh dần đều vào lúc con lắc đi qua vị trí bất kì

Nhờ các thầy cô và các bạn, giải thích thật kỹ lý thuyết phần này cho ngulau211 với
Khi thang máy chuyển động lên nhanh dần đều thì gia tốc trọng trường hiệu dụng được tính bởi
[tex]g'= g + a > g[/tex]
Ngay vào thời điểm tăng tốc li độ góc và vận tốc của vật nặng là không đổi
Xét thang máy tăng tốc vào lúc vật có li độ góc anpha nào đó
Biên độ góc trước khi thang máy tăng tốc :
[tex]\alpha _{0}^{2}=\alpha ^{2}+\frac{v^{2}}{g.l}[/tex]  (1)
Biên độ góc sau khi thang máy tăng tốc :
[tex]\alpha' _{0}^{2}=\alpha ^{2}+\frac{v^{2}}{g'.l}[/tex]   (2)
Từ (1) và (2) ta có A' < A
Động năng của vật là không đổi ; thế năng của vật mg'h luôn lớn hơn mgh ( ngoài trừ thang máy tăng tốc khi vật qua vị trí cân bằng ). Vậy cơ năng tăng ( ngoài trừ thang máy tăng tốc khi vật qua vị trí cân bằng )
 


Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 06:01:30 am Ngày 30 Tháng Sáu, 2011
Bổ sung: Khi vật đang ở biên thì A' = A


Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn trong thang máy
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 03:28:14 pm Ngày 28 Tháng Bảy, 2011
một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc anpha(0), được treo trong trần của một thang máy đang đứng yên. Năng lượng và biên độ của con lắc thay đổi như thế nào? khi thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên, trong các trường hợp sau:
A. thang máy đi lên nhanh dần đều vào lúc con lắc qua VTCB
B. thang máy đi lên nhanh dần đều vào lúc con lắc ở vị trí biên
C.thang máy đi lên nhanh dần đều vào lúc con lắc đi qua vị trí bất kì

Nhờ các thầy cô và các bạn, giải thích thật kỹ lý thuyết phần này cho ngulau211 với
Cảm ơn thầy cô đã trả lời cho ngulau211.
Vậy mà, trong cuốn sách tham khảo ngulau211 xem "555 bài tập sơ cấp của thầy Trần Văn Dũng" khi giải dạng bài này, thì cho rằng cơ năng được bảo toàn. nên áp dụng ĐLBT cơ năng ta có:
1/2.m.g.l.anpha0^2 =1/2.m.g(hd).l.anpha0'^2  =>anpha0'^2 =?
( tài liệu không đề cập đến thang máy bắt đầu chuyển động khi con lắc có li gộ góc nào cả)
Đối với con lắc lò xo mà treo trong thang máy, thì tài liệu kết luận: cơ năng và biên độ không thay đổi
Nhờ thầy cô nói rõ hơn tí nữa cho em với


Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn trong thang máy
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:39:54 am Ngày 29 Tháng Bảy, 2011

Cảm ơn thầy cô đã trả lời cho ngulau211.
Vậy mà, trong cuốn sách tham khảo ngulau211 xem "555 bài tập sơ cấp của thầy Trần Văn Dũng" khi giải dạng bài này, thì cho rằng cơ năng được bảo toàn. nên áp dụng ĐLBT cơ năng ta có:
1/2.m.g.l.anpha0^2 =1/2.m.g(hd).l.anpha0'^2  =>anpha0'^2 =?
( tài liệu không đề cập đến thang máy bắt đầu chuyển động khi con lắc có li gộ góc nào cả)
Đối với con lắc lò xo mà treo trong thang máy, thì tài liệu kết luận: cơ năng và biên độ không thay đổi
Nhờ thầy cô nói rõ hơn tí nữa cho em với
Độ dãn của lò xo khi vật ở VTCB và thang máy chưa chuyển động :
[tex]\Delta l_{01}=\frac{mg}{k}[/tex]
Độ dãn thêm của lò xo khi vật ở VTCB và thang máy chuyển động với gia tốc a giả sử hướng lên:
[tex]\Delta l_{02}=\frac{ma}{k}[/tex]
Khi thang máy tăng tốc độ dãn của lò xo khi vật ở VTGB :
[tex]\Delta l_{0}= \frac{m(a+g)}{k}[/tex]
Gọi [tex]x_{1}[/tex] và [tex]v_{1}[/tex] lần lượt là tọa độ và vận tốc của vật vào ngay trước thời điểm thang máy tăng tốc thì tọa độ và vận tốc của vật vào ngay sau thời điểm thang máy tăng tốc : [tex]x_{0}= x_{1}-\Delta l_{02} ; v_{0} = v_{1}[/tex]
Biên độ dao động mới của con lắc
[tex]A=\sqrt{x^{2}_{0}+v_{0}^{2}}[/tex]
 




Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 09:48:44 am Ngày 29 Tháng Bảy, 2011
Vậy theo thầy Dương thì tài liệu này chưa chính xác à!
http://www.vatgia.com/701/364753/555-b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-v%E1%BA%ADt-l%C3%AD-s%C6%A1-c%E1%BA%A5p-ch%E1%BB%8Dn-l%E1%BB%8Dc-12-t%E1%BA%ADp-1.html


Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 11:39:11 am Ngày 29 Tháng Bảy, 2011
Đâu phải tài liệu nào cũng chính xác, ngay SGK có bộ sậu cộm cán thế, được đầu tư tiền của thế, thu thập ý kiến nhiều thế mà có chỗ còn chưa xong! Điều quan trọng đối với chúng ta (chắc ngulau cũng đang dạy) là, với hiểu biết của mình, phân biệt được chỗ nào chưa ổn trong các tài liệu này nhằm giúp cho các HS khỏi rối. Nếu chúng ta còn bị "ảnh hưởng" bởi các "tài liệu" này thì chả học trò còn khổ dài dài.
 Ngulau hỏi đố T. Dương làm gì!


Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 04:19:10 pm Ngày 14 Tháng Tám, 2011
Không đổi là khi thang máy đã chuyển động rồi, cơ năng tại mọi điểm trên quỹ đạo đều như nhau. Còn nếu so sánh cơ năng trước và sau khi thang máy chuyển động thì không bảo toàn đâu (trừ vài ngoại lệ đã nói ởa các bài trên).


Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 12:12:57 am Ngày 11 Tháng Mười, 2012
Làm sao chúng ta biết [tex]\Delta t[/tex] rất bé, Nếu [tex]\Delta t[/tex] bé thì F phải đủ lớn để tăng tốc thang máy có nghĩa là F.[tex]\Delta t[/tex] đáng kể như vậy [tex]\Delta V[/tex] không thể bằng không
Theo mình nghĩ thì ngay tại thời điểm tăng tốc thì tốc độ không thay đổi vi [tex]\Delta t=0[/tex] còn sau đó thì vận tốc của nó lớn hay bé, tăng nhanh hay chậm thì tuỳ vào F lớn hay bé
+ VD khi con lắc đang đứng yên thì thang máy đột ngột đi lên, tại Td thang máy đi lên thì v=0, do vậy vị trí này so với VTCB mới chính là biên độ dao động, cho dù a lớn hay bé thì vị trí này vẫn là vị trí biên


Tiêu đề: bài tập về con lắc là xo
Gửi bởi: superburglar trong 12:12:07 am Ngày 21 Tháng Mười Một, 2012
Câu 24: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2, có độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Bỏ qua khối lượng của lò xo. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại của lò xo lên giá treo lần lượt là 4 N và 2 N. Tốc độ cực đại của vật là
A. 40 cm/s.   B. 60 cm/s.   C. 30 cm/s.   D. 50 cm/s.
các thầy giúp em bai này với [-O<


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về con lắc lò xo
Gửi bởi: Quang Dương trong 06:16:01 am Ngày 21 Tháng Mười Một, 2012
Câu 24: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2, có độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Bỏ qua khối lượng của lò xo. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại của lò xo lên giá treo lần lượt là 4 N và 2 N. Tốc độ cực đại của vật là
A. 40 cm/s.   B. 60 cm/s.   C. 30 cm/s.   D. 50 cm/s.
các thầy giúp em bai này với [-O<
Gọi [tex]\Delta l_{0}[/tex] là độ dãn của lò xo khi vật ở VTCB ta có : [tex]mg = k\Delta l_{0}[/tex]

Lực kéo cực đại của lò xo : [tex]F_{1} = k(A + \Delta l_{0})[/tex]

Lực nén cực đại của lò xo : [tex]F_{2} = k(A - \Delta l_{0})[/tex]

[tex]\Rightarrow kA = \frac{F_{1} + F_{2}}{2} = 3 N \Rightarrow A =[/tex]

và [tex]k\Delta l_{0} = \frac{F_{1} - F_{2}}{2} = 1 N \Rightarrow m = \frac{k\Delta l_{0}}{g} =[/tex]

Tốc độ cực đại của lò xo : [tex]v_{max} = \omega A = ...[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn
Gửi bởi: superburglar trong 09:05:05 am Ngày 21 Tháng Mười Một, 2012
em thưa thầy,thế còn trọng lực của vật thì sao ạ.đề bài hỏi lục tác dụng lên giá treo mà thầy


Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:25:03 am Ngày 21 Tháng Mười Một, 2012
em thưa thầy,thế còn trọng lực của vật thì sao ạ.đề bài hỏi lục tác dụng lên giá treo mà thầy
Lực tác dụng lên giá treo chính là lực đàn hồi đó em.


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về con lắc lò xo
Gửi bởi: V.Cang trong 10:48:33 am Ngày 21 Tháng Mười Một, 2012
Câu 24: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2, có độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Bỏ qua khối lượng của lò xo. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại của lò xo lên giá treo lần lượt là 4 N và 2 N. Tốc độ cực đại của vật là
A. 40 cm/s.   B. 60 cm/s.   C. 30 cm/s.   D. 50 cm/s.
các thầy giúp em bai này với [-O<
Gọi [tex]\Delta l_{0}[/tex] là độ dãn của lò xo khi vật ở VTCB ta có : [tex]mg = k\Delta l_{0}[/tex]

Lực kéo cực đại của lò xo : [tex]F_{1} = k(A + \Delta l_{0})[/tex]

Lực nén cực đại của lò xo : [tex]F_{2} = k(A - \Delta l_{0})[/tex]


Thầy cho em hỏi tại sao lực nén cực đại lại là [tex]F_{2} = k(A - \Delta l_{0})[/tex] mà không phải là [tex]F_{2} = k(\Delta l_{0} - A)[/tex] ạ? Với lại em bấm mà nó không ra đáp số thầy ơi.


Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn
Gửi bởi: superburglar trong 10:56:05 am Ngày 21 Tháng Mười Một, 2012
vậy trương hợp nào thì ta có sự tham gia của trọng lực vậy ạ.


Tiêu đề: Trả lời: năng lượng và biên độ của con lắc đơn
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:58:36 am Ngày 21 Tháng Mười Một, 2012
vậy trương hợp nào thì ta có sự tham gia của trọng lực vậy ạ.
Vật chịu 2 lực : P và Fdh.
Giá treo chịu 1 lực : Fdh.
Bài toán nói rõ cho lực tác dụng lên giá ==> đó chính là lực đàn hồi
+ [tex]Fmax=k(\Delta L0+A)[/tex]
+ [tex]Fmin=k(A-\Delta L0)[/tex](A>\Delta L0) mới có lực nén


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về con lắc lò xo
Gửi bởi: HỌc Sinh Cá Biệt trong 11:11:46 am Ngày 04 Tháng Hai, 2013
Câu 24: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2, có độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Bỏ qua khối lượng của lò xo. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại của lò xo lên giá treo lần lượt là 4 N và 2 N. Tốc độ cực đại của vật là
A. 40 cm/s.   B. 60 cm/s.   C. 30 cm/s.   D. 50 cm/s.
các thầy giúp em bai này với [-O<
Gọi [tex]\Delta l_{0}[/tex] là độ dãn của lò xo khi vật ở VTCB ta có : [tex]mg = k\Delta l_{0}[/tex]

Lực kéo cực đại của lò xo : [tex]F_{1} = k(A + \Delta l_{0})[/tex]

Lực nén cực đại của lò xo : [tex]F_{2} = k(A - \Delta l_{0})[/tex]


Thầy cho em hỏi tại sao lực nén cực đại lại là [tex]F_{2} = k(A - \Delta l_{0})[/tex] mà không phải là [tex]F_{2} = k(\Delta l_{0} - A)[/tex] ạ? Với lại em bấm mà nó không ra đáp số thầy ơi.

Có đáp án mà bạn đáp án là 30cm/s. Vì [tex]A>\Delta l[/tex] thì lò xo mới bị nén. Nên mới lấy [tex]A - \Delta l[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: bài tập về con lắc lò xo
Gửi bởi: linh110 trong 01:47:47 pm Ngày 03 Tháng Năm, 2013
Câu 24: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2, có độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Bỏ qua khối lượng của lò xo. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại của lò xo lên giá treo lần lượt là 4 N và 2 N. Tốc độ cực đại của vật là
A. 40 cm/s.   B. 60 cm/s.   C. 30 cm/s.   D. 50 cm/s.
các thầy giúp em bai này với [-O<
Gọi [tex]\Delta l_{0}[/tex] là độ dãn của lò xo khi vật ở VTCB ta có : [tex]mg = k\Delta l_{0}[/tex]

Lực kéo cực đại của lò xo : [tex]F_{1} = k(A + \Delta l_{0})[/tex]

Lực nén cực đại của lò xo : [tex]F_{2} = k(A - \Delta l_{0})[/tex]


Thầy cho em hỏi tại sao lực nén cực đại lại là [tex]F_{2} = k(A - \Delta l_{0})[/tex] mà không phải là [tex]F_{2} = k(\Delta l_{0} - A)[/tex] ạ? Với lại em bấm mà nó không ra đáp số thầy ơi.

Có đáp án mà bạn đáp án là 30cm/s. Vì [tex]A>\Delta l[/tex] thì lò xo mới bị nén. Nên mới lấy [tex]A - \Delta l[/tex]


Đâu có đáp án đâu nếu tính theo cách của thầy thì A= 6 cm w=10can5 => v=60can 5 chứ