Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: buithanhtri trong 01:35:06 am Ngày 16 Tháng Sáu, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5489



Tiêu đề: vài thắc mắc về con lắc lò xo
Gửi bởi: buithanhtri trong 01:35:06 am Ngày 16 Tháng Sáu, 2011
Mấy pro cho em hỏi tí: Khi vừa học xong về bài con lắc lò xo thì em không hiểu khá nhiều. %-)
Hi vọng được giúp đỡ.
1. Pha là gì? Ví dụ như: Khi nói pha ban đầu của dao động là Pi/3 thì mình phải hiểu thế nào?
2. Chuyển động của con lắc lò xo là chuyển động qua lại vậy tại sao lại có góc đây? Ví dụ như là tần số góc, ...
3. W^2 = k/m. Vậy công thức này là ở đâu????
Cảm ơn nhiều!
Thân!


Tiêu đề: Trả lời: vài thắc mắc về con lắc lò xo
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 02:27:57 am Ngày 16 Tháng Sáu, 2011
Mấy pro cho em hỏi tí: Khi vừa học xong về bài con lắc lò xo thì em không hiểu khá nhiều. %-)
Hi vọng được giúp đỡ.
1. Pha là gì? Ví dụ như: Khi nói pha ban đầu của dao động là Pi/3 thì mình phải hiểu thế nào?
2. Chuyển động của con lắc lò xo là chuyển động qua lại vậy tại sao lại có góc đây? Ví dụ như là tần số góc, ...
3. W^2 = k/m. Vậy công thức này là ở đâu????
Cảm ơn nhiều!
Thân!

- Thực ra pha ban đầu(phi) là hằng số trong nghiệm x khi ta giải nghiệm PT động lực học  x'' - W^2.x=0 để cho ra nghiệm x=Acos(Wt+phi)
- Về mặt vật lý : pha ban đầu cho ta xác định vị trí ban đầu (t=0) vật bắt đầu khảo sát
- Ta phải hiểu góc ở đây không phải là góc chuyển động qua lại của vật dao động, vì dao động có đặc tính giống chuyển động tròn đều(Hình chiếu chuyển động tròn đều xuống trục OX chính là chuyển động của vật dao động), do vậy phi tương đương với góc quay của vật tròn đều.
- còn W tương đương với tốc độ góc trong chuyển động tròn đều.
- khi thiết lập công thức động lực học trong con lắc lò xo ta có phương trình x'' - (k/m)x=0 nên ta đặt W^2=k/m



 


Tiêu đề: Trả lời: vài thắc mắc về con lắc lò xo
Gửi bởi: buithanhtri trong 12:07:16 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2011
Cảm ơn anh rất nhiều!
Nhưng ở câu thứ 3, ý em hỏi là tại sao người ta có thể đặt tốc độ góc của một chuyển động là: W^2= k/m đc. Em vẫn chưa hiểu công thức này. ??? ??? Trong khi đó đơn vị cũng ko đúng là rad/s mà là N/m.kg.
Hi vọng anh giúp.
Cảm ơn!
Thân!


Tiêu đề: Trả lời: vài thắc mắc về con lắc lò xo
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 01:13:37 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2011
Cảm ơn anh rất nhiều!
Nhưng ở câu thứ 3, ý em hỏi là tại sao người ta có thể đặt tốc độ góc của một chuyển động là: W^2= k/m đc. Em vẫn chưa hiểu công thức này. ??? ??? Trong khi đó đơn vị cũng ko đúng là rad/s mà là N/m.kg.
Hi vọng anh giúp.
Cảm ơn!
Thân!
ở đây mình đặt W^2=k/m không có nghĩa là nó có đơn vị là N/m.kg, ở những dao động khác W^2=hằng số khác VD con lắc đơn W^2=g/l chẳng lẽ nó lại có 1 đơn vị khác, ở đây ta chỉ đặt nó như là 1 hằng số, còn ý nghĩa của nó thì như tôi đã nói tương đương với tốc độ góc trong chuyển động tròn nên có đơn vị rad/s


Tiêu đề: Trả lời: vài thắc mắc về con lắc lò xo
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 02:45:03 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2011
Thật ra N.m/kg cũng chính là 1/s (rad/s) vì thứ nguyên của N là kg.m/s2, tương tự g/l trong con lắc đơn cũng có thứ nguyên là 1/s2. Các đại lượng vật lí có liên hệ thứ nguyên rất chặt chẽ


Tiêu đề: Trả lời: vài thắc mắc về con lắc lò xo
Gửi bởi: buithanhtri trong 10:29:29 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2011
Vậy cho hỏi 1 tí đc ko?
Tại sao tốc độ góc trong chuyển động tròn đều lại tương đương với k/m vậy?
Cảm ơn!
Thân!


Tiêu đề: Trả lời: vài thắc mắc về con lắc lò xo
Gửi bởi: buithanhtri trong 10:36:34 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2011
1 câu nữa nha.
1/s tại sa lại là rad/s.
Cảm ơn!
Thân!


Tiêu đề: Trả lời: vài thắc mắc về con lắc lò xo
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 06:20:05 am Ngày 17 Tháng Sáu, 2011
Vậy cho hỏi 1 tí đc ko?
Tại sao tốc độ góc trong chuyển động tròn đều lại tương đương với k/m vậy?
Cảm ơn!
Thân!

Chỉ có thể nói tốc độ góc có cùng thứ nguyên với tỉ số k/m
1 câu nữa nha.
1/s tại sao lại là rad/s.
Cảm ơn!
Thân!

theo đn, rad là tỉ số của 2 chiều dài (độ dài cung chia bán kính) nên không có thứ nguyên, do đó rad/s cũng có thể viết là 1/s