Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=4001 : một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : hoainam 08:24:14 AM Ngày 08 December, 2010 Tiên đề 1 về trạng thái dừng:Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En,gọi là các trạng thái dừng.Khi ở trạng thái dừng,nguyên tử không bức xạ.
Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng Em nhỏ hơn thì nguyên tử phát ra một phôton có năng lượng đúng bằng hiệu En-Em. Tại sao ở trên thì bảo là ở trạng thái dừng không bức xạ,ở dưới lại tính năng lượng photon phát ra khi chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác? SGK 12 nâng cao,trang 241 có câu trắc nghiệm 2,SGK chọn đáp án A.Vậy tại sao không phải là đáp án B? Xin mời các bạn tham gia thảo luận,đóng góp ý kiến làm rõ một số vấn đề trên(mình nghĩ nhiều người còn chưa rõ về nó lắm)!Chân thành cảm ơn! : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : nguyen_lam_nguyen81 06:46:27 PM Ngày 08 December, 2010 %-)
Cái vấn đề mà pác thắc mắc về tiên đề Bohr là pác chưa hiểu rõ về tiên đề rồi. Em mạn phép lấy một ví dụ nho nhỏ và thực tế để pác hiểu. Ví dụ. Nguyễn Lâm Nguyễn giả sử số tiền mà Lâm Nguyễn có trong túi là năng lượng của nguyên tử. Khi Lâm Nguyễn tiêu tiền thì gọi là quá trình bức xạ năng lượng. Khi Lâm Nguyễn nhận tiền vào trong túi thì gọi là quá trình hấp thụ năng lượng. Giả sử Lâm Nguyễn đang có số tiền trong túi là 10k 1.Thì tiên đề Bohr nói là Lâm Nguyễn không có tiêu tiền và không nhận tiền, tức là ở mức năng lượng 10k hoàn toàn xác định, có bán kính hoàn toàn xác định. ( Dĩ nhiên áp dụng vật lý vào thực tế để hiểu thì pác đừng lý luận là tôi có thể tiêu 2k và nhận 2k thì tôi vẫn có 10k, mà phải hiểu vào vật lý là khi Lâm Nguyễn có 10k là khi đó Lâm Nguyễn không có tiêu tiền và nhận tiền ) 2. Giờ Lâm Nguyễn muốn có trong túi 12k thì Lâm Nguyễn phải chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng là 10k lên 12k, thì theo tiên đề của Bohr Lâm Nguyễn phải hấp thụ một photon có năng lượng f= 12-10=2k ( dĩ nhiên f=2 J ). 3. Giờ Lâm Nguyễn muốn có trong túi là 8k thì..... chắc các pác hiểu. %-) %-) %-) %-) TB Nếu Lâm Nguyễn có nói sằng thì mong có bậc tiền bối chỉ cho Lâm Nguyễn bớt dại. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : nguyen_lam_nguyen81 07:04:39 PM Ngày 08 December, 2010 %-)
Tiên đề 1 về trạng thái dừng:Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En,gọi là các trạng thái dừng.Khi ở trạng thái dừng,nguyên tử không bức xạ. Lâm Nguyễn xin nói về bài toán mà pác đưa ra.Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng Em nhỏ hơn thì nguyên tử phát ra một phôton có năng lượng đúng bằng hiệu En-Em. Tại sao ở trên thì bảo là ở trạng thái dừng không bức xạ,ở dưới lại tính năng lượng photon phát ra khi chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác? SGK 12 nâng cao,trang 241 có câu trắc nghiệm 2,SGK chọn đáp án A.Vậy tại sao không phải là đáp án B? Xin mời các bạn tham gia thảo luận,đóng góp ý kiến làm rõ một số vấn đề trên(mình nghĩ nhiều người còn chưa rõ về nó lắm)!Chân thành cảm ơn! Pác phải hiểu tiên đề của Borh bao gồm hai tiên đề. 1. Tiên đề về trạng thái dừng. 2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng. Đáp án đúng ở đây là A, còn pác nói sao không phải là đáp án B? Nếu thế coi như pác mới đọc tiên đề 1 của Borh.Như coi 1 nửa bức tranh của Borh. Còn với hai tiên đề phải hiểu là Nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng hoàn toàn xác định, bán kính hoàn toàn xác định, ở trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ ( từ tiên đề 1) và không hấp thụ ( kết hợp từ tiên đề 2). TB: Lần sau pác có ý kiến về câu trắc nghiệm pác lên viết rõ cả câu đó lên vì trong diễn đàn ni không phải ai cũng là gv và học sinh, khi đó mọi người mới cho ý kiến với pác được. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : giaovienvatly 11:15:26 PM Ngày 08 December, 2010 Vấn đề này, SGK cũ giải thích rất rõ, xin nêu lại, đại khái là:
- Bình thường, electron trong nguyên tử chuyển động ở quỹ đạo có năng lượng thấp nhất gọi là trạng thái cơ bản. - Khi hấp thụ foton có năng lượng bằng hiệu hai mức năng lượng thì electron chuyển lên quỹ đạo có năng lượng cao hơn. Nguyên tử ở trạng thái kích thích. - Ở trạng thái kích thích - trạng thái dừng có NL cao, nguyên tử không bức xạ, nhưng chỉ tồn tại ở trạng thái này trong thời gian rất ngắn, cỡ 10^(-8) s. Trong thời gian 10^(-8) s này, nếu hấp thụ năng lượng thì electron chuyển tiếp lên quỹ đạo có năng lượng lớn hơn; nếu không hấp thụ foton thì electron chuyển về trạng thái năng lượng thấp hơn đồng thời bức xạ năng lượng. * Đáp án A câu 2 trang 241 SGK12NC theo tôi nghĩ không phù hợp với các tiên đề của Bo. Tôi cho rằng, đáp án đúng là đáp án B. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : nguyen_lam_nguyen81 03:48:26 PM Ngày 09 December, 2010 [-O<
Nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng hoàn toàn xác định, bán kính hoàn toàn xác định, ở trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ ( từ tiên đề 1) và không hấp thụ ( kết hợp từ tiên đề 2). Cai vấn đề mà pác giaovienvatly nói là câu trắc nghiệm 2 SGK VL12 NC chọn đáp án B là đúng và pác hoainam cũng đang thấy nghi vấn sao không là đáp án B theo Lâm Nguyễn không đồng ý với ý kiến của các pác. Nếu nói như thế thì SGK sai đúng không ạ. Nhân tiện Lâm Nguyễn cũng có một số ý kiến nho nhỏ về SGK, nhiều pác khi đọc sách giao khoa cứ bắt bẻ SGK viết như thế này như thế kia và tìm ra lỗi, dĩ nhiên em cũng đồng ý trong một số vấn đề mà SGK đôi khi có lỗi. Nhưng em thấy bản thân các pác giao viên đa phần học su phạm chưa phải chuyên sâu về vật lý, còn các vị tiền bối viết sách bản thân kiến thức kinh qua nhiều và uyên thâm trong vật lý. Do đó theo em điều quan trọng các pác phải hiểu ý sách giao khoa viết gì đã, hiểu sâu, nắm chắc về phần đó mới đưa ra ý kiến được các pác ạ. Em nói như thế không phải có ý này ý nọ. Ví như bài toán trên, nếu ta chỉ đọc mỗi tiên đề 1 là nguyên tử ở trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ. ( Bản thân ai đọc cũng nhìn thấy sao chỉ nói có nguyên tử không bức xạ, vậy lúc đó nguyên tử có hấp thụ không?) Nếu như đọc tiếp tiên đề 2, nếu nguyên tử hấp thụ, thì nguyên tử đã chuyển trạng thái dừng rồi, mà trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng hoàn toàn xác định và bán kính cũng xác định ( hiểu là không đổi). Vậy? TB. Nếu có phải tranh cãi cái ni. Có lẽ chúng ta nên tham khảo một vài ý kiến của anh Tr.Q, hi vọng anh cho ý kiến! : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : nguyen_lam_nguyen81 03:58:44 PM Ngày 09 December, 2010 [-O<
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn_t%E1%BB%AD http://doimap.freevnn.com/vl12-luongtuanhsang/Lien%20Ket/Noi%20dung/bai_4.htm :.)) :.)) =d> =d> =d> =d> : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : Hồng Nhung 08:11:54 PM Ngày 09 December, 2010 Học nguyên tử năm thứ 3, giờ mọi người không bàn luận có khi quên mất tiên đề. 8-x :P Tiên đề nói ở trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ năng lượng, nó chỉ bức xạ khi chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng cao sang trạng thái thấp hơn. Vậy ta phải hiểu câu này như thế nào? Câu đó tức là ở chính cái trạng thái ấy nó không bức xạ. Nếu nguyên tử bức xạ thì sao, thì có nghĩa là nó đã chuyển sang trạng thái dừng khác rồi, chứ không còn ở cái trạng thái dừng ban đầu nữa. Trường hợp hấp thụ thì ngược lại. Nguyên tử ở trạng thái có năng lượng thấp nếu hấp thụ năng lượng nó sẽ chuyển lên trạng thái dừng cao hơn. Nhớ rằng năng lượng cung cấp phải đúng bằng năng lượng có thể chuyển lên một trạng thái trên cao hơn thì nó mới hấp thụ (năng lượng cung cấp lớn hay nhỏ hơn hf nó không hấp thụ). và cứ hấp thụ là nó chuyển, còn nó ở chính cái trạng thái ấy là nó không hấp thụ. Nói cách khác hấp thụ và bức xạ đi kèm với chuyển trạng thái. Câu 2 (241) SGK12 NC: Ở trạng thái dừng nguyên tử: A. Không bức xạ và không hấp thụ năng lượng B. Không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng Nhung đồng ý với SGK đáp án A là đúng, vì người ta đang xét ở chính cái trạng thái dừng ấy. Còn nếu cho rằng nguyên tử có thể năng hấp thụ năng lượng để chuyển sang trạng thái cao hơn, thì Nhung cũng nói rằng nó cũng hoàn toàn có thể bức xạ để chuyển sang trạng thái thấp hơn chứ (trừ khi nó đang ở trạng thái cơ bản) thế thì sao ạ? bohr sai? 8-x 8-x 8-x Chắc chắn hiện tại tiên đề Bohr không sai rồi ạ? Bởi vì sau khi hấp thụ hay bức xạ nó chuyển sang trạng thái khác mất rồi, và điều đó là ở tiên đề 2 của ông. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : giaovienvatly 11:34:21 PM Ngày 09 December, 2010 Tôi vẫn cho rằng: B mới là đáp án đúng!
Không phải là moi móc SGK đâu. Cái chính là hiểu sao cho đúng, để làm cho tốt! Xin trích dấn nhứng câu quan trọng trong hai tiên đề in trong SGK VL 12 NC để mọi người cùng suy ngẫm: a/ Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ. b/ ..... nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một phô tôn có năng lượng hf đúng bằng ... : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : lam9201 12:35:21 AM Ngày 10 December, 2010 Để hiểu hai tiên đế của Bo ta cần biết mục đích của nó.
- Theo vật lí cổ điển thì khi êlectron chuyển động chung quanh nhân (chuyển động có gia tốc) thì phát ra bức xạ điện từ vậy một nguyên tử sẽ luôn phát ra bức xạ và năng lượng của nó giảm dần và êlectron sẽ rơi vào nhân mà không tồn tại lâu được. Điều này không phù hợp với thực tế nguyên tử bền vững và bình thường thì không phát ra bức xạ. - Để giải quyết mâu thuẩn trên Ông Bo đưa ra tiên đề 1 : Có một số trạng thái nguyên tử tồn tại (êlectron chuyển động quanh nhân) mà không phát ra bức xạ gọi là trạng thái dừng. - Tiên đề 2 : Nguyên tử phát xạ hay hấp thụ khi chuyển từ trạng thái dừng nay sang trạng thái dừng khác . . . được dùng để giải thích quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ của một nguyên tố (hidrô) Vậy nguyên tử đang tồn tại ở một trạng thái dừng thì không phát xạ hay hấp thụ bức xạ và nó có thể hấp thụ hay phát ra bức xạ thích hợp để chuyển sang trạng thái dừng khác (tạo ra quang phổ vạch phát xạ hay hấp thụ) - Về câu trắc nghiệm ở SGK nếu chọn đáp án A thì nguyên tử chỉ tồn tại ở một trạng thái dừng và ta không có quang phổ vạch phát xạ hay hấp thụ của một nguyên tố. vì vậy theo tôi đáp án đúng là đáp án D. vẫn có thể hấp thụ hay bức xạ năng lượng. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : le tan hau 08:08:25 AM Ngày 10 December, 2010 Tôi thấy các bạn đóng góp ý kiến về tiên đề Borh hay quá nên nói góp chút ý nhé;
- Thứ nhất trạng thái dùng của nguyên tử là trạng thái mà các electron của nguyên tử ở một quỹ đạo có bán kính xác định và năng lượng xác định với thời gian tồn tại ở trạng thái dừng > 10^-8 s.. Sau khoảng thời gian này thì nguyên tử có thể chuyển trạng thái dừng. - Các bạn phải hiểu rõ về trạng thái dừng như thế thì mới không thấy tiên đề Borh vô lý. Do đó câu hỏi sách giáo khoa ta chọn câu A là hợp lý vì người ta nói rằng nguyên tử ở trạng thái dừng mà. Tôi giải thích thêm nhé: - Khi e nguyên tử ở trạng thái có năng lượng cao trở về trạng thái có năng lượng thấp với thời gian ngắn thì ta có chất đó là chất huỳnh quang. - Khi e nguyên tử ở trạng thái có năng lượng cao trở về trạng thái có năng lượng thấp với thời gian dài /color] thì ta có chất đó là chất lân quang. có những chất nó chuyễn từ mức năng lượng cao sang mức năng lượng thấp mất cả ngày đó. ( trên kim đồng hồ dạ quang đó) : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : Colosseo 11:26:13 AM Ngày 10 December, 2010 Câu 2 (241) SGK12 NC: Ở trạng thái dừng nguyên tử: A. Không bức xạ và không hấp thụ năng lượng B. Không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng Thực ra thỉnh thoảng mình cũng có vào đọc bài này, nhưng thấy các bạn tranh luận sôi nổi quá không dám cắt ngang. Không biết đây là lần thứ mấy câu hỏi này được đưa lên diễn đàn. Lần nào cũng tranh luận nhiều nhưng cuối cùng vẫn không thống nhất được. Mình thấy có 2 nhóm đưa ra 2 ý kiến khác nhau. Nhưng chung quy lại thì ý nào cũng có lý hết. Nghĩa là trả lời câu A hay B cũng đúng, tùy theo cách lý luận của mỗi người. Mình xin thử diễn đạt lại một ý về trạng thái dừng như thế này: Khi ta quan sát nguyên tử tại thời điểm nó có trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ và không hấp thụ năng lượng. Tuy nhiên, trong tương lai, nguyên tử có thể hấp thụ năng lượng. Ở đây mình quan trọng về mốc thời gian của việc quan sát nguyên tử. Hai luồng ý kiến khác nhau ở trên, theo mình là do chúng ta nhìn hiện tượng ở hai mốc thời gian khác nhau. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : giaovienvatly 11:31:31 PM Ngày 10 December, 2010 Vấn đề mốc thời gian quan sát trạng thái dừng, tôi thấy mọi người đều quan sát trong 10^(-8) (s) kể từ lúc electron chuyển đến một trạng thái dừng cho đến khi nó rời khỏi trạng thái dừng đó đấy chứ. Chỉ có khác nhau về quan niệm: trong thời gian này, electron có hấp thụ pho ton hay không mà thôi.
Ở cương vị như tôi, tôi chỉ biết bám sát nội dung tiên đề đã được các học giả dịch sang tiếng Việt và cho in thành SGK để hiểu ý tưởng của Bo và đã hiểu là: ở trạng thái dừng, electron gặp photon có năng lượng thích hợp thì hấp thụ pho ton đó và chuyển lên trạng thái có năng lượng cao hơn. Mong mọi người hãy cùng đọc kỹ, cùng thấu hiểu và chỉ bảo nhau. Nếu thành viên nào lại biết được một công trình nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn những điều chúng ta đang thảo luận mà công báo thì hay quá! : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : nguyen_lam_nguyen81 07:36:42 AM Ngày 11 December, 2010 [-O<
Nguyễn Lâm Nguyễn đành đánh dấu chủ đề này thành chủ đề cần chú ý. Vì cuối cùng các thành viên trong diễn đàn này chưa thống nhất ý kiến. Hiện nay có 2 ý kiến trái ngược nhau. 1. Thầy giaovienvatly Đã hiểu: Nguyên tử ở trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng. 2. Anh Trần Quỳnh,Thầy Lê tân Hậu, Hồng Nhung, Nguyễn Lâm Nguyễn. Đã hiểu: Nguyên tử ở trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ và không hấp thụ năng lượng. TB. Rất mong những bạn là sinh viên của các trường Đại Học Sư Phạm có thể thể gửi ý kiến này của anh em diễn đàn đến các thầy cô chuyên ngành để giải đáp, và mong một số thành viên có những tài liệu về vấn đề này mang tính thuyết phục để chúng ta có một cách hiểu duy nhất. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : le tan hau 07:54:44 AM Ngày 11 December, 2010 Các bạn tham khao thử nhé:
http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en|vi&u=http://library.thinkquest.org/28383/nowe_teksty/htmla/2_14a.html http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en|vi&u=http://www.tutorvista.com/topic/bohr%27s-postulates : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : Hồng Nhung 12:33:52 PM Ngày 11 December, 2010 Mình thấy có 2 nhóm đưa ra 2 ý kiến khác nhau. Nhưng chung quy lại thì ý nào cũng có lý hết. Nghĩa là trả lời câu A hay B cũng đúng, tùy theo cách lý luận của mỗi người. Mình xin thử diễn đạt lại một ý về trạng thái dừng như thế này: Khi ta quan sát nguyên tử tại thời điểm nó có trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ và không hấp thụ năng lượng. Tuy nhiên, trong tương lai, nguyên tử có thể hấp thụ năng lượng. Ở đây mình quan trọng về mốc thời gian của việc quan sát nguyên tử. Hai luồng ý kiến khác nhau ở trên, theo mình là do chúng ta nhìn hiện tượng ở hai mốc thời gian khác nhau. Đồng ý với anh Colosseo hai ý kiến khác nhau là do nhìn hai hiện tượng ở hai mốc thời gian khác nhau. Thế nhưng, vấn đề cần kết luận ở đây là với một câu hỏi như thế thì ta nên nhìn nhận nó như thế nào cho đúng, đáp án của một câu trắc nghiệm không thể tùy thuộc cách nhìn nhận của mỗi người được. Khi ta quan sát nguyên tử tại thời điểm nó có trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ và không hấp thụ năng lượng. Tuy nhiên, trong tương lai, nguyên tử có thể hấp thụ năng lượng. (Trích từ Colosseo) Nếu theo cách nói trên, Nhung cũng có thể lập luận rằng "...trong tương lai, nguyên tử cũng có thể bức xạ năng lượng". Điều đó là hoàn toàn có thể đúng không ạ? (trừ khi nó đang ở trạng thái cơ bản). Có thể thầy giaovienvatly đang hiểu câu hỏi theo hướng "khả năng", tức là nó có khả năng hấp thụ hay không và câu trả lời là có. Tất nhiên điều này hoàn toàn đúng. Thế nhưng, chúng ta đã chấp nhận tiên đề Bohr theo cách hiểu "... Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ" Điều đó có nghĩa là khi một nguyên tử đang ở trạng thái dừng, nó không thể bức xạ năng lượng mà sau khi bức xạ vẫn ở nguyên trạng thái đó. Cũng như thế thì khi nguyên tử đang ở trạng thái dừng, nó không thể hấp thụ năng lượng để sau khi hấp thụ nó vẫn còn ở trạng thái dừng ấy. Vậy nên Nhung cho rằng thuật ngữ "khi ở trạng thái dừng" ở đây được hiểu là tại thời điểm nó có trạng thái dừng (theo anh Colosseo) và vẫn phải đang ở chính trạng thái dừng ấy. Thế nên Nhung vẫn chấp nhận đáp án A. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : giaovienvatly 11:36:26 PM Ngày 11 December, 2010 Thày nguyenlamnguyen 81 và bạn Hồng Nhung dã diễn đạt đúng ý hiểu của tôi.
Tôi xin phân tích hai đáp án để mọi người cùng phán xét: a/ Ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ - điều này phù hợp tiên đề 1; nguyên tử không hấp thu năng lượng , có vậy mới ở trạng thái dừng. Vậy A là đáp án đúng. b/ Tuy vậy, ở trạng thái dừng đang xét, nếu gặp pho ton có NL thích hợp thì nguyên tử sẽ hấp thụ pho ton này; nếu không gặp thì thôi. Do đó, ở trạng thái dừng, nguyên tử có thể hấp thụ năng lượng. Vậy, B là đáp án đúng. Trong hai đáp án đúng này, B không phủ định A mà hàm chứa cả A. Vậy B là đáp án đúng nhất. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : lam9201 07:13:00 AM Ngày 12 December, 2010 Tôi xin đặt một trường hợp :
Nguyên tử hidrô đang ở trạng thái dừng M thì không hấp thụ hay phát ra bức xạ nhưng có thề phát ra bức xạ để về trạng thái L, K hay hấp thụ bức xạ để nhảy lên trạng thái N, O, P ...Vì vậy ta mới có quang phổ vạch của hidrô với các dãy Laiman, Banme ... Nếu một nguyên tử tồn tại ở một trạng thái dừng mà không phát xạ thì làm thế nào có quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố được. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : Colosseo 10:11:20 AM Ngày 12 December, 2010 Thày nguyenlamnguyen 81 và bạn Hồng Nhung dã diễn đạt đúng ý hiểu của tôi. Tôi xin phân tích hai đáp án để mọi người cùng phán xét: a/ Ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ - điều này phù hợp tiên đề 1; nguyên tử không hấp thu năng lượng , có vậy mới ở trạng thái dừng. Vậy A là đáp án đúng. b/ Tuy vậy, ở trạng thái dừng đang xét, nếu gặp pho ton có NL thích hợp thì nguyên tử sẽ hấp thụ pho ton này; nếu không gặp thì thôi. Do đó, ở trạng thái dừng, nguyên tử có thể hấp thụ năng lượng. Vậy, B là đáp án đúng. Trong hai đáp án đúng này, B không phủ định A mà hàm chứa cả A. Vậy B là đáp án đúng nhất. Mình đồng ý với 2 lý giải trên của bác giaovienvatly. Đối với câu hỏi này, khi vừa đọc vào thì mình sẽ chọn ngay câu trả lời b. Nhưng nếu suy nghĩ lắc léo một chút thì có thể sẽ phải chọn câu trả lời a. "Dân gian" có một câu đố "mẹo" như thế này : "Khi con chó... tè thì nó nhấc chân trước hay nhấc chân sau?". Câu đố này trả lời kiểu nào cũng đúng (và cũng có nghĩa là trả lời kiểu nào cũng sai). Tình huống cũng giống như câu trắc nghiệm vật lý mà ta đang tranh luận vậy. Nói lại tiên đề Bohr. Trong phát biểu tiên đề, người ta (và ông Bohr) chỉ nói rằng "ở trạng thái dừng nguyên tử không phát xạ". : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : Chu Van Bien 10:00:33 PM Ngày 12 December, 2010 Theo tôi nên chữa cháy như thế này là OK:
"a) Tiên đề về trạng thái dừng Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ. Chú ý: + Vào một thời điểm nào đó, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất (trạng thái cơ bản), trong các thời điểm tiếp theo nào đó nguyên tử có “KHẢ NĂNG” hấp thụ để chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn. + Vào một thời điểm nào đó, nguyên tử ở trạng thái dừng không phải là trạng thái cơ bản, trong các thời điểm tiếp theo nào đó nguyên tử có “KHẢ NĂNG” hấp thụ để chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn hoặc có “KHẢ NĂNG” bức xạ để chuyển xuống trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn." Vì đã nhiều hơn 1 lần tôi "chê" SGK nên lần này không có ý kiến thêm nữa. Chúc thành công. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : giaovienvatly 12:24:54 AM Ngày 14 December, 2010 Thày Colosseo rất hóm hỉnh. Tôi cứ buồn cười mãi với câu đố dân gian mà thày nêu. Vui thật!
Nhân đây, Thày có thể giải thích giúp tôi cách hiểu lắt léo của thày được không. Xin cảm ơn thày! : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : tr.long 08:47:47 AM Ngày 04 February, 2011 Hôm nay tình cờ vào diễn đàn Thư việnVật lý, mục về tiên đề BO và có đọc qua các ý kiến của nhiều bạn. Theo tôi các bạn thử đọc lại tiên đề 1 của Bo: ”Nguyên tử chỉ tồn tại …..trạng thái dừng. Ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.”
- Tiên đề 1 của Bo đã nói rất rõ “Ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ” chứ không có nói “Ở trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ và không hấp thụ”. Nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có mức năng lượng xác định thì đương nhiên tự nó không bức xạ (chỉ bức xạ khi nó chuyển trạng thái về mức năng lượng thấp hơn). Nhưng không bức xạ không có nghĩa là nó không được quyền hấp thụ. Vì nếu ở trạng thái dừng mà không thể hấp thụ thì giải thích thế nào để một nguyên tử đang ở mức cơ bản lại dịch chuyển lên mức năng lượng cao hơn để rồi sau 10-8 giây lại rơi trở xuống để có được các loại quang phổ như Laiman, Banme … - Như vậy theo tôi, sách GK nâng cao, câu 2 trang 241 chọn đáp án A là không ổn. Nếu hiểu tiên đề 1 (như tôi hiểu) thì đáp án phải là câu B (còn tiên đề 2 chỉ nói về sự chuyển giữa hai trạng thái) Nếu điều tôi hiểu là chưa đúng thì mong các bạn có ý kiến làm rõ. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : uracccp 11:44:16 PM Ngày 04 May, 2011 Ôi ta cứ tưởng tượng là trên biển có 1 cái hố xoáy :D. Nhưng mà dòng nước không liên tục, chỉ có vài chỗ là có dòng nước xiết hình tròn thôi. (tức là các đường tròn đồng tâm ý)
Lại tưởng tượng tiếp bản thân hột e là 1 cái thuyền. Thuyền trên dòng nước --> dòng đưa thuyền đi, khỏi phải chèo (không tốn năng lượng) Khi chuyển từ vòng dòng nước này sang vòng dòng nước khác ta phải nai lưng ra chèo (tiêu hao năng lượng), thế là mệt lử, nóng đến mức đầu bốc khói (bức xạ) :D : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : nguyenquan_08 02:00:01 AM Ngày 05 May, 2011 Thầy Biên chữa cháy như vậy là được, nhưng tôi hiểu về trạng thái dừng: Là trạng thái ta xác định được Năng lượng... là bao nhiêu. Ví dụ: Ta thu tiền vào, chi tiền ra một cách liên tục không ngừng (dừng), thì ta chẳng bao giờ biết ta có bao nhiêu tiền .... phải dừng thu, chi một lát (cỡ 10-8 s) thì ta mới xác định được vốn ta có. Đó là trạng thái dừng ( không bức xạ, không hấp thụ gì hết ). Thấy tranh luận lâu quá, tôi có ý kiến nhỏ rất mong sự góp ý chân thành từ mọi người.
: Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : linhhongquan567 10:11:52 AM Ngày 28 February, 2012 Theo mình thi bạn nguyenlamnguyen nói đúng rồi. nhưng theo mình đáng lẽ ở tiên đề 1 nên phát biểu đầy đủ hơn là ở trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ hoặc hấp thụ, vì chúng có chung một nội dung thì nên cho vào một tiên đề. Chắc thời đó tiên đề 1 ra trước nhưng chưa đầy đủ nên Bor mới bổ sung tđ2 mà không sửa lại tiên đề 1!?
: Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : DOANTHUHA 09:58:26 AM Ngày 01 April, 2012 Thu Hà hiểu như sau:
Bài tập 2 (Trang 241 SGK Vật lí 12 Nâng cao) Ở trạng thái dừng, nguyên tử A. không bức xạ và hấp thụ năng lượng. Đây là đáp án cần chọn bởi: - Nếu bức xạ và hấp thụ năng lượng nguyên tử không còn ở trạng thái dừng đó (lượng tử ở chỗ đó) - Còn tiên đề về trạng thái dừng chỉ nói nguyên tử không bức xạ với mục đích giải thích tính bền vững của nguyên tử mà Mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ- dơ - pho chưa giải thích được. - Hiển nhiên tiên đề về bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử đã thể hiện rõ mục đích giải thích sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ (cả tính chất đảo vạch quang phổ) : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : zzgokuzz 09:07:44 PM Ngày 04 March, 2014 Hôm nay em tình cờ làm bài tập này và lên mạng tìm hiểu thử. Theo em thì có lẽ sgk có viết không rõ ràng thật :-t .Nhưng em cũng có một thắc mắc chưa biết hỏi ai, mang lên đây mong các thầy mở mang giúp:
Theo Bo, " Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là trạng thái dừng". Vậy cho em hỏi là, nếu nguyên tử đang trong tình trạng bức xạ hay hấp thụ 1 năng lượng ( có thể là thời gian rất nhỏ nhưng em thấy trạng thái dừng có kích thích cũng chỉ tồn tại trong chưa đầy 10-8s), thì khi đó nguyên tử không tồn tại ạ? hay nó chuyển thành cái gì khác? : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : hoainam 04:54:51 PM Ngày 28 March, 2014 Hôm nay em tình cờ làm bài tập này và lên mạng tìm hiểu thử. Theo em thì có lẽ sgk có viết không rõ ràng thật :-t .Nhưng em cũng có một thắc mắc chưa biết hỏi ai, mang lên đây mong các thầy mở mang giúp: Theo tôi thì em hiểu nhầm vấn đề rồi. Tiên đề Bo nói về sự tồn tại và sự thay đổi trạng thái năng lượng của nguyên tử Hidrô.Còn nguyên tử Hidrô thì lúc nào cũng tồn tại mà.Theo Bo, " Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là trạng thái dừng". Vậy cho em hỏi là, nếu nguyên tử đang trong tình trạng bức xạ hay hấp thụ 1 năng lượng ( có thể là thời gian rất nhỏ nhưng em thấy trạng thái dừng có kích thích cũng chỉ tồn tại trong chưa đầy 10-8s), thì khi đó nguyên tử không tồn tại ạ? hay nó chuyển thành cái gì khác? : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : Gia Huy 04:10:36 AM Ngày 04 October, 2015 Theo mình được học thì Khi e di chuyển trên 1 quĩ đạo có bán kính xác định thì e ko bức xạ năng lượng. có nghĩa là khi e di chuyển trên quĩ đạo dừng thì nó ko bức xạ. khi bức xạ thì nó ko còn di chuyển trên trạng thái dừng nữa mà di chuyển sang trạng thái khác rồi
: Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : ktsvthanhphong 08:10:22 AM Ngày 07 June, 2017 Theo cá nhân tôi nghĩ, ở tại trạng thái dừng, nó không bức xạ NL, muốn bức xạ nó phải chuyển trạng thái. Nhưng nó sẽ hấp thụ được, sau khi hấp thụ nó mới chuyển trạng thái. Sự kiện chuyển trạng thái ko thể xảy ra trước khi hấp thụ được
Và nó chỉ hấp thụ photon có năng lượng đúng bằng Ecao-Ethap. Nếu khác nó ko hấp thụ được. : Trả lời: một vài thắc mắc về tiên đề Bohr! : Anh Trí 12:29:18 PM Ngày 12 April, 2022 Em là học sinh lớp 12 nên cũng không chắc mong mọi nguoi thông cảm
Ở đây, sách nói rằng “ở trạng thái dừng” tức là trạng thái có năng lượng xác định như K, L, M, N, O, P,… và ta sẽ chỉ xét trong những trạng thái đó Hiển nhiên với trạng thái L, nguyên tử sẽ không bức xạ vì nó không hề chuyển xuống trạng thái K Cũng theo đó ở trạng thái L, nguyên tử không hấp thụ sở vì nó sẽ chuyển lên trạng thái M |