Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => Tác giả chủ đề:: dieuhuehd trong 09:01:35 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2010

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3323



Tiêu đề: bài tập cảm ứng điện từ
Gửi bởi: dieuhuehd trong 09:01:35 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2010
Hai thanh kim loại song song thắng đứng có điện trở ko đáng kể,một đầu nối vào điện trở R=0.5[tex]\Omega[/tex].Một đoạn dây dẫn AB, dài l=14cm,khối lượng m=2g,điện trở r=0.5 [tex]\Omega[/tex]
tì vào hai thanh kim loại,tự do trượt xuống dưới và luôn vuông góc với hai thanh kim loại đó.Toàn bộ hệ thống được đặt trong từ trường đều có hướng vuông góc với mặt phẳng hai thanh kim loại có B=0,2T.
1. Xác định chiều dòng điện qua R
2. Chứng tỏ răng f ban đầu dây dẫn chuyển động nhanh dần,sau 1 t/gian chuyển động đều.Tính vận tốc vo khi chuyển động đều ấy và tinh UAB
3.Bây giờ đặt hai thanh khim loại hợp với phương ngang góc 600.độ lớn và chiều của cảm ứng từ vẫn như cũ. Tính vận tốc khi chuyển động đều và UAB
g=9,8m/s2


Tiêu đề: Trả lời: bài tập cảm ứng điện từ
Gửi bởi: dieuhuehd trong 05:01:56 pm Ngày 14 Tháng Năm, 2010
sorry vì ko gửi được hình :-[ :-[ :-[ :-[ :-[


Tiêu đề: Trả lời: bài tập cảm ứng điện từ
Gửi bởi: tengrimsss trong 09:26:44 am Ngày 10 Tháng Tám, 2010
Mình có một cách giải này không biết có đúng không, nếu sai mong mọi người chém nhẹ tay chút :D
1. Về việc xác định chiều dòng điện qua R là không khó, do thanh kim loại AB trượt tự do từ trên xuống dưới hay chính là rơi tự do không ma sát, manh điện đã cho là mạch kín, hiển nhiên từ thông [tex]\Phi[/tex] gửi qua mạch biến thiên
Như vậy trong mạch suất hiện 1 suất điện động cảm ứng và kéo theo đó là cường độ dòng điện cảm ứng
Ic_ điều này chắc ai cũng biết,
Theo định luật Lenx: "dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó"
Do lúc đầu thanh kim loại rơi tự do nên từ thông gửi qua mạch kín đó sẽ giảm dần, như vậy dòng điện cảm ứng Ic sẽ có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có chiều cùng với từ trường B ( áp  dụng quy tắc vạn đinh ốc là có thể xác định được chiều mà) :P
    Minh vẫn đang phân tích đấy nha:
(Mình nghĩ phần tiếp theo mình chuẩn bị nói hình như lớp 11 chưa được học, những bài toán đặt ra như vậy nên phải dung thôi, không thì chịu)
Tại sao đề lại hỏi: Chứng tỏ rằng ban đầu dây dẫn chuyển động nhanh dần sau 1 time thì chuyển động đều
Bởi: Khi trong mạch điện có dòng điện cảm ứng Ic, dòng điện này đặt trong từ trường B, nó sẽ chịu 1 lực tác dụng F, lực này người ta gọi nó là lực Ampe_ cái này sẽ được học sau.
Phương chiều của nó được xác định bằng quy tắc bàn tay phải, từ đó ta xác định được lực F này có hướng ngược với trọng lực của thanh kim loại AB,
Chuyển động của thanh bước sang giai đoạn đều là khi F cân bằng với trọng lượng P về mặt Vecto, tức là lúc này thanh kim loại AB chỉ chuyển động theo quán tính mà nó có được sau khi kết thúc giai đoạn chuyển động nhanh dần
          F ampe= Ic*Bl = P=mg => Ic=mg/(Bl)
          U AB= Ic*r
suất điện động cảm ứng e=-[tex]\frac{d\Phi }{dt}[/tex]
=> Ic=e/(R+r)=-[tex]\frac{d\Phi }{dt}[/tex]           do (R+r) =1
=> Ic=-\frac{\Delta \Phi }{\Delta t}=B\frac{\Delta S}{\Delta t}=\frac{Blgt^{2}}{2\Delta t}
=> \Delta t=\frac{2Ic}{Blg}
=>v_{0}=gt


Còn trường hợp để mặt phẳng 2 thanh kim loại nghiêng góc 60 làm tương tự, chỉ khác là các lực ở đây chiếu lên phương thăng đứng lên trong biểu thức tính toán có sin hoac cos còn cách làm và lập luận tương tự thôi

     Đấy, mình nghĩ như vậy không biết có đúng không :D