Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => Tác giả chủ đề:: volkhung7 trong 05:46:14 pm Ngày 18 Tháng Mười Hai, 2009

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=2863



Tiêu đề: LÀM ƠN GIÚP GẤP
Gửi bởi: volkhung7 trong 05:46:14 pm Ngày 18 Tháng Mười Hai, 2009
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
Chọn một câu trả lời
    a. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch   
    b. tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng   
    c. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch   
    d. giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng
Nếu theo công thức U=E-r*I thì sẽ là đáp án d.(thầy em chọn câu này)
Nếu theo công thức R=U/I thì là đáp án b (theo Trắc nghiệm vật lí)
Em không hiểu là sao hết :-\


Tiêu đề: Re: LÀM ƠN GIÚP GẤP
Gửi bởi: Nguyễn Quý Trường trong 06:01:51 pm Ngày 18 Tháng Mười Hai, 2009
Cả 2 kiểu hiểu của bạn đều đúng.
Nhưng vấn đề ở đây là ta không thể tùy tiện tăng I hay giảm I mà không thay đổi các thông số khác, vì một mạch điện khi đã cho đều có I cố định rồi.

Giải thích rõ hơn một tí, ta có: U=R.I (HDT mạch ngoài) =>> R.I=e-r.I
như vậy ta có 2 dạng hàm: f(x)=g(x) 
       G/S khi x tăng thì g(x) giảm, nhưng không thể kéo theo f(x) giảm đc
       Từ đây bạn có thể hiểu hơn về câu hỏi trên.

Câu trắc nghiệm này có lẽ là chỉ để áp dụng công thức, nhưng đâm ra lại gây hiểu nhầm.


Tiêu đề: Re: LÀM ƠN GIÚP GẤP
Gửi bởi: Hồng Nhung trong 10:36:33 pm Ngày 18 Tháng Mười Hai, 2009
Thầy cô ra đề câu này chủ định cho học sinh chọn đáp án D,Nhưng ko nói rõ nên một số bạn nhầm thôi. Ta hiểu mạch kín (gồm nguồn điện với trở trong) là cố định rồi,còn trở mạch ngoài có thể thay đổi.
Theo công thức U=E-Ir thì D là rõ rồi.
Nếu theo cách 2 bạn nói, U=IR ; Vì E,r ko đổi, I thay đổi là do R thay đổi,cụ thể là R giảm thì I=E/(R+r)tăng,nên để vậy ko kết luận được U tăng hay giảm đâu.
Nếu biến đổi tiếp U=I.R=ER/(R+r)=E/(1+r/R) (1)
Nhận xét: R giảm thì I tăng, đồng thời R giảm mẫu số ở (1) tăng --> U giảm.  Vậy kết luận U giảm khi I tăng