Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH => VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG => Tác giả chủ đề:: tinh_tang trong 01:14:37 pm Ngày 10 Tháng Chín, 2016

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=24544



Tiêu đề: KIẾN THỨC THỰC TẾ VỀ DÂY DẪN ĐIỆN RẤT CẦN GIẢI ĐÁP
Gửi bởi: tinh_tang trong 01:14:37 pm Ngày 10 Tháng Chín, 2016
Mọi người làm ơn cho mình hỏi. Tại sao dây dẫn điện lại có nhiều sợi? Việc chế tạo dây nhiều sợi có tác dụng gì? Và giữa các sợi có sơn cách điện với nhau không? Mình thấy có một đồng nghiệp đưa vào 1 bài tập như này mà thấy hoang mang quá, thấy có gì sai sai về bản chất vật lý thì phải:  "Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 12 ôm với lõi gồm 25 sợi đồng mảnh.Tính điện trở của mỗi sợi dây đồng mảnh này, cho rằng chúng có tiết diện như nhau."
Giải: - gọi điện trở của mõi sợi dây đồng mảnh, coi dây dẫn bằng đồng có điện trở 12 được tạo thành nhờ 25 sợi đồng mảnh mắc song song với nhau.ta có điện trở tương đương
Rtđ= R/25 suy ra R= 25.Rtđ= 25.12
= 300 "
Mong mọi người chỉ giáo. Chân thành cảm ơn!



Tiêu đề: Trả lời: KIẾN THỨC THỰC TẾ VỀ DÂY DẪN ĐIỆN RẤT CẦN GIẢI ĐÁP
Gửi bởi: mrbap_97 trong 12:28:02 am Ngày 15 Tháng Chín, 2016
Theo em, ngoài dòng điện ngoài, bên trong vật liệu còn xuất hiện dòng điện Fuco, xuất hiện do từ trường biến thiên. Đó lí giải tại sao khi đụng vào các hộp kim loại như vỏ tủ lạnh hay vỏ computer, mặc dù không có nối với nguồn điện nhưng lại bị giật để khắc phục tình trạng này, người ta nối đất chúng. Kích thước của vật liệu càng lớn thì dòng điện Fuco này càng lớn dẫn đến hao phí do tỏa nhiệt càng lớn. Do đó phải làm giảm kích thước của vật liệu, vì vậy phải chế tạo dây nhiều sợi, mỗi sợi phải cách điện với nhau để tạo thành một hệ có kích thước nhỏ hơn so với kích thước ban đầu. Đây cũng là cách chế tạo của lõi máy biến thế, gồm nhiều tấm nhỏ cách điện với nhau ghép lại rồi mới dùng dây điện quấn quanh lõi máy.


Tiêu đề: Trả lời: KIẾN THỨC THỰC TẾ VỀ DÂY DẪN ĐIỆN RẤT CẦN GIẢI ĐÁP
Gửi bởi: cuong1891 trong 07:32:22 pm Ngày 16 Tháng Chín, 2016
Vì đơn giản là dòng điện chủ yếu truyền trên bề mặt vật dẫn, làm nhiều sợi --> diện tích bề mặt lớn --> truyền đc dòng cao hơn
với lại liên quan tới một phần kết cấu, nếu cùng so 2 sợi dây có cùng diện tích mặt cắt thì sợi được làm từ nhiều sợi con sẽ có độ bền cao hơn ví dụ như là làm dây thừng, vải nguyên lý tương tự thế.
Vì lý do trên dĩ nhiên là từng sợi dây thường đc phủ một lớp cách điện mỏng


Tiêu đề: Trả lời: KIẾN THỨC THỰC TẾ VỀ DÂY DẪN ĐIỆN RẤT CẦN GIẢI ĐÁP
Gửi bởi: mrbap_97 trong 10:28:06 pm Ngày 17 Tháng Chín, 2016
Vì đơn giản là dòng điện chủ yếu truyền trên bề mặt vật dẫn, làm nhiều sợi --> diện tích bề mặt lớn --> truyền đc dòng cao hơn
Điện tích tập trung ở bề mặt vật dẫn thì đúng, nhưng nếu nói dòng điện chỉ truyền trên bề mặt là sai.
Bởi vì nếu sử dụng dạng vi phân của định luật ohm ta luôn có:
[tex]\vec{j}=\frac{1}{\sigma}\vec{E}[/tex]
Với j là vecto mật độ dòng điện là độ lớn dòng điện trên một đơn vị diện tích.
[tex]\vec{j}=\frac{I}{S} \vec{n} [/tex]