Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: joker891159 trong 12:48:43 pm Ngày 17 Tháng Tám, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=21532



Tiêu đề: Bài về con lắc đơn vướng đinh
Gửi bởi: joker891159 trong 12:48:43 pm Ngày 17 Tháng Tám, 2014
Nhờ mọi người giải hộ em bài này.
Con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ có chiều dài L=1m , cho g = \pi bình phương .khi qua vị trí cân bằng thì dây treo vướng một cây đinh ở vị trí cách điểm cố định của dây treo theo phương thẳng đứng một đoạn là x=75cm , chu kỳ dao động của con lắc vướng đinh là:
A .1s
B. 1,5s
C. 2s
D. 2,5s


Tiêu đề: Trả lời: Bài về con lắc đơn vướng đinh
Gửi bởi: 1412 trong 01:52:43 pm Ngày 17 Tháng Tám, 2014
Nhờ mọi người giải hộ em bài này.
Con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ có chiều dài L=1m , cho g = \pi bình phương .khi qua vị trí cân bằng thì dây treo vướng một cây đinh ở vị trí cách điểm cố định của dây treo theo phương thẳng đứng một đoạn là x=75cm , chu kỳ dao động của con lắc vướng đinh là:
A .1s
B. 1,5s
C. 2s
D. 2,5s
Mình xin giải bài này như sau:
Chu kì của con lắc khi không bị vướng đinh là [tex]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}=2\pi \sqrt{\frac{1}{\pi ^{2}}}=2(s)[/tex]
Chu kì của con lắc khi chiều dài dây treo giảm 75 cm là: [tex]T'=2\pi \sqrt{\frac{l'}{g}}[/tex]
Ta có: [tex]\frac{T'}{T}=\frac{2\pi \sqrt{\frac{l'}{g}}}{2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}}=\sqrt{\frac{l'}{l}}=\sqrt{\frac{1-0,75}{1}}=0,5\Rightarrow T'=0,5T=1(s)[/tex]
Theo định luật bảo toàn cơ năng thì con lắc sau khi bị vướng đinh vẫn lên đến độ cao như khi không vướng đinh (khi thế năng cực đại)
Theo hình vẽ thì vật đi từ A -> vị trí cân bằng O mất thời gian [tex]\frac{T}{4}[/tex],vật đi từ O đến A' mất thời gian [tex]\frac{T'}{4}[/tex]
Suy ra chu kì của con lắc vướng đinh là [tex]T_{vd}=2.(\frac{T}{4}+\frac{T'}{4})=\frac{T+T'}{2}=\frac{2+1}{2}=1,5(s)[/tex]
Vậy đáp án là B
Nếu em làm sai mong mọi người sửa lại giúp em với ạ ^-^



Tiêu đề: Trả lời: Bài về con lắc đơn vướng đinh
Gửi bởi: huongduongqn trong 02:03:03 pm Ngày 17 Tháng Tám, 2014
Nhờ mọi người giải hộ em bài này.
Con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ có chiều dài L=1m , cho g = \pi bình phương .khi qua vị trí cân bằng thì dây treo vướng một cây đinh ở vị trí cách điểm cố định của dây treo theo phương thẳng đứng một đoạn là x=75cm , chu kỳ dao động của con lắc vướng đinh là:
A .1s
B. 1,5s
C. 2s
D. 2,5s
Mình xin giải bài này như sau:
Chu kì của con lắc khi không bị vướng đinh là [tex]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}=2\pi \sqrt{\frac{1}{\pi ^{2}}}=2(s)[/tex]
Chu kì của con lắc khi chiều dài dây treo giảm 75 cm là: [tex]T'=2\pi \sqrt{\frac{l'}{g}}[/tex]
Ta có: [tex]\frac{T'}{T}=\frac{2\pi \sqrt{\frac{l'}{g}}}{2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}}=\sqrt{\frac{l'}{l}}=\sqrt{\frac{1-0,75}{1}}=0,5\Rightarrow T'=0,5T=1(s)[/tex]
Theo định luật bảo toàn cơ năng thì con lắc sau khi bị vướng đinh vẫn lên đến độ cao như khi không vướng đinh (khi thế năng cực đại)
Theo hình vẽ thì vật đi từ A -> vị trí cân bằng O mất thời gian [tex]\frac{T}{4}[/tex],vật đi từ O đến A' mất thời gian [tex]\frac{T'}{4}[/tex]
Suy ra chu kì của con lắc vướng đinh là [tex]T_{vd}=2.(\frac{T}{4}+\frac{T'}{4})=\frac{T+T'}{2}=\frac{2+1}{2}=1,5(s)[/tex]
Vậy đáp án là B
Nếu em làm sai mong mọi người sửa lại giúp em với ạ ^-^


Bạn giải đúng.
ở cách tính T' ta chỉ cần thay số với l' = 0,25m là được
Và kết quả ghi nhớ là T=(T+T')/2


Tiêu đề: Trả lời: Bài về con lắc đơn vướng đinh
Gửi bởi: baycaobayxa trong 07:41:08 pm Ngày 17 Tháng Tám, 2014
cái này dùng công thức tính nhanh là ok mà chu kì con lắc bằng nửa chu kì con lắc dao động với l=1m + nửa chu kì con lắc dao động với chiều dài 0,25m hay
T=(T+T')/2