Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=21382 Tiêu đề: bài tập về Con lắc đơn Gửi bởi: dohuyloc1234 trong 01:32:11 am Ngày 30 Tháng Bảy, 2014 Thầy ơi cho em hỏi : khi con lắc đơn có điện tích nằm trong từ trường đều nằm ngang thì VTCB( vị trí cân bằng) mới sẽ bị lệch 1 góc anpha so với phương thẳng đứng.Khi đó thì con lắc sẽ dao động điều hòa với VTCB bị lệch góc anpha. Khi ở VTCB mới đó vật có vận tốc cực đại thì => ở VTCB mới đó động năng vật cực đại và thế năng vật bằng 0,nhưng ở VTCB mới đó không phải là vị trí thấp nhất của vật thì sao mgh=0 được ?
Tiêu đề: Trả lời: bài tập về Con lắc đơn Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 02:58:33 pm Ngày 30 Tháng Bảy, 2014 Thầy ơi cho em hỏi : khi con lắc đơn có điện tích nằm trong từ trường đều nằm ngang thì VTCB( vị trí cân bằng) mới sẽ bị lệch 1 góc anpha so với phương thẳng đứng.Khi đó thì con lắc sẽ dao động điều hòa với VTCB bị lệch góc anpha. Khi ở VTCB mới đó vật có vận tốc cực đại thì => ở VTCB mới đó động năng vật cực đại và thế năng vật bằng 0,nhưng ở VTCB mới đó không phải là vị trí thấp nhất của vật thì sao mgh=0 được ? Tùy bài chọn gốc thế năng ở VTCB mới hay cũ. Nếu chọn ngay VTCB cũ thì tại VTCB mới vật vẫn có thế năng. Tiêu đề: Trả lời: bài tập về Con lắc đơn Gửi bởi: dohuyloc1234 trong 03:32:56 pm Ngày 30 Tháng Bảy, 2014 Theo như thầy nói thì nếu chọn gốc thế năng ở VTCB cũ thì ở VTCB mới vật vẫn có thế năng,nhưng ở VTCB mới vận tốc của vật là max thì động năng của vật cũng là max,vậy thì sao cơ năng được bảo toàn ???
Tiêu đề: Trả lời: bài tập về Con lắc đơn Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 04:30:28 pm Ngày 30 Tháng Bảy, 2014 Theo như thầy nói thì nếu chọn gốc thế năng ở VTCB cũ thì ở VTCB mới vật vẫn có thế năng,nhưng ở VTCB mới vận tốc của vật là max thì động năng của vật cũng là max,vậy thì sao cơ năng được bảo toàn ??? Khi không có điện trường, con lắc đơn dao động trong trường hấp dẫn với gia tốc g. Nếu em chọn mốc thế năng ở VTCB thì tại đó Wđ=max, Wt = minKhi có thêm điện trường, con lắc đơn dao động trong trường hấp dẫn và trường điện trường nên có thể xem như con lắc đơn dao động trong một trường là tổng hợp của trường hấp dẫn và điện trường Vận tốc ở VTCB mới cực đại khi em chọn mốc thế năng ở VTCB mới. Và khi đó ta xem như con lắc đơn dao động trong một trường hiệu dụng có gia tốc: vecto(g') = vecto(g) + vecto(F/m). Em xem chủ đề con lắc đơn có thêm ngoại lực không đổi tác dụng. Còn nếu em chọn mốc thế năng ở VTCB cũ, thì ở VTCB mới vật có động năng: Wđ = mv^2/2 và có thế năng: gồm thế năng trọng trường và thế năng điện trường. Lúc đó cơ năng của vật ở mọi vị trí gồm động năng, thế năng trọng trường, thế năng điện trường. Để rõ hơn, em có thể xem bài viết này ? http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/phuong-phap-day-hoc/3147-bai-toan-chuyen-dong-trong-dien-truong-deu |