Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: luyendely trong 05:39:44 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19655



Tiêu đề: Một số bài tập thắc mắc trong đề thi thử của Trường Đặng Thúc Hứa
Gửi bởi: luyendely trong 05:39:44 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2014
Câu 1: Một người đứng trước một cái loa một khoảng 50(m), nghe được âm ở mức cường độ âm 80(dB). Cho biết loa có dạng hình nón có nửa góc ở đỉnh là 300, cường độ âm chuẩn là [tex]I_{0}=10^{-12} \frac{W}{m^{2}}[/tex]. Bỏ qua sự hấp thụ âm của không khí. Công suất phát âm của loa là
A. [tex]P\approx 0,21\left( W \right)[/tex]
B, [tex]P= \sqrt{2}\left( \text{W} \right)[/tex]
C.[tex]P= \sqrt{3}/2\left( W \right)[/tex]
D, [tex]P \approx 0,25\left( W \right)[/tex]

Câu 3: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
A. Khi vật nặng của con lắc lò xo đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng thì vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn luôn cùng chiều
B. Hai dao động điều hoà cùng tần số, ngược pha thì li độ của chúng luôn luôn đối nhau
C. Dao động tự do là dao động có tần số chỉ phụ thuộc đặc tính của hệ, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài
D. Trong dao động điều hoà, khi độ lớn của gia tốc tăng thì độ lớn của vận tốc giảm

Câu 4: Khi con lắc đơn dao động điều hòa đi qua
A. vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất
B. vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc lớn nhất
C. vị trí cân bằng thì lực căng lớn nhất, gia tốc lớn nhất
D. vị trí cân bằng thì lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất

Câu 20: Trong mạch dao động LC lí tưởng, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa điện tích trên tụ điện và dòng điện qua cuộn cảm có dạng là
A. đường parabol   B. đường elip   C. đường hyperbol   D. đường thẳng

Câu 23: Cuộn sơ cấp của một máy biến áp được nối với điện áp xoay chiều, cuộn thứ cấp được nối với điện trở tải. Dòng điện trong các cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp sẽ thay đổi ra sao nếu mở cho khung sắt từ của máy hở ra?
A. Dòng sơ cấp tăng, dòng thứ cấp giảm.   B. Dòng sơ cấp giảm, dòng thứ cấp giảm.
C. Dòng sơ cấp giảm, dòng thứ cấp tăng.   D. Dòng sơ cấp tăng, dòng thứ cấp tăng.

Câu 24: Trong một căn phòng kín có các bóng đèn phát ánh sáng màu đỏ người ta thấy một người mặc áo màu đỏ. Dưới ánh sáng ban ngày thì cái áo của người đó có màu
A. đỏ   
B. không xác định được
C. trắng   
D. đen

Câu 34: Một vật dao động điều hòa theo phương trình [tex]x=8\cos (2\pi t+\frac{\pi }{6})(cm)[/tex]. Khoảng thời gian để vật đi từ vị trí có vận tốc [tex]v=8\pi \sqrt{2}(cm/s)[/tex] lần thứ 2 (kể từ t = 0) đến vị trí vật có gia tốc bằng [tex]a=1,6(m/{{s}^{2}})[/tex]lần thứ 9 là

A. [tex]\frac{121}{24}(s)[/tex]   B. [tex]\frac{11}{24}(s)[/tex]   C. [tex]\frac{41}{24}(s)[/tex]   D. [tex]\frac{83}{24}(s)[/tex]

ĐS:
1.A
3.B
4.B
23.A
24.B
34.D
Mình đã rất cố gắng nhưng không thể đánh Latex được, mong các mod sửa giùm.


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài tập thắc mắc trong đề thi thử của Trường Đặng Thúc
Gửi bởi: ph.dnguyennam trong 01:21:02 am Ngày 06 Tháng Ba, 2014

Câu 1: Một người đứng trước một cái loa một khoảng 50(m), nghe được âm ở mức cường độ âm 80(dB). Cho biết loa có dạng hình nón có nửa góc ở đỉnh là 300, cường độ âm chuẩn là [tex]I_{0}=10^{-12} \frac{W}{m^{2}}[/tex]. Bỏ qua sự hấp thụ âm của không khí. Công suất phát âm của loa là
A. [tex]P\approx 0,21\left( W \right)[/tex]
B, [tex]P= \sqrt{2}\left( \text{W} \right)[/tex]
C.[tex]P= \sqrt{3}/2\left( W \right)[/tex]
D, [tex]P \approx 0,25\left( W \right)[/tex]


Câu 1:
 (http://i442.photobucket.com/albums/qq143/phdnguyennam/Untitled_zpse4701263.png) (http://s442.photobucket.com/user/phdnguyennam/media/Untitled_zpse4701263.png.html)
Bạn có post nhầm đề không nhĩ? nửa góc ở đỉnh là [tex]30^o[/tex] xem ra mới đúng đáp án???

Cường độ âm tại I: [tex]I=10^8.10^{-12}=10^{-4}(\frac{W}{m^2})[/tex]
Vì bỏ qua hấp thụ âm của không khí.

Công suất nguồn: [tex]P=I.S=I.2\Pi Rh=I.2\Pi R.R(1-cos(30))=10^{-4}.2\Pi .50.50(1-cos(30))= 0,21 (W)[/tex]     ~O)
(Lưu ý: [tex]S=2\Pi Rh[/tex] là diện tích chõm cầu)   




Tiêu đề: Trả lời: Một số bài tập thắc mắc trong đề thi thử của Trường Đặng Thúc
Gửi bởi: ph.dnguyennam trong 01:56:41 am Ngày 06 Tháng Ba, 2014


Câu 3: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
A. Khi vật nặng của con lắc lò xo đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng thì vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn luôn cùng chiều
B. Hai dao động điều hoà cùng tần số, ngược pha thì li độ của chúng luôn luôn đối nhau
C. Dao động tự do là dao động có tần số chỉ phụ thuộc đặc tính của hệ, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài
D. Trong dao động điều hoà, khi độ lớn của gia tốc tăng thì độ lớn của vận tốc giảm

Câu 4: Khi con lắc đơn dao động điều hòa đi qua
A. vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất
B. vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc lớn nhất
C. vị trí cân bằng thì lực căng lớn nhất, gia tốc lớn nhất
D. vị trí cân bằng thì lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất

Câu 20: Trong mạch dao động LC lí tưởng, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa điện tích trên tụ điện và dòng điện qua cuộn cảm có dạng là
A. đường parabol   B. đường elip   C. đường hyperbol   D. đường thẳng



Câu 3:
B sai: li độ của chúng luôn luôn đối nhau ( Chỉ đúng khi 2 dao động cùng biên độ, khác biên độ thì không còn đối nhau)

Câu 4:
B đúng: (Xem lại công thức lực căng dây và gia tốc là ra ngay mà)

Câu 20
[tex]q=Q_ocos(\omega t+\varphi )\Rightarrow \frac{q^2}{Q_o^2}=cos^2(\omega t+\varphi )[/tex]
[tex]i=-\omega Q_osin(\omega t+\varphi )\Rightarrow \frac{i^2}{(\omega Q_o)^2}=sin^2(\omega t+\varphi )[/tex]
[tex]\Rightarrow \frac{q^2}{Q_o^2}+\frac{i^2}{(\omega Q_o)^2}=1[/tex]     (Dạng     [tex]\frac{x^2}{a^2}+\frac{y^2}{b^2}=1[/tex])

[tex]\rightarrow[/tex] Hình elip 

P/S: Lần sau chia ra nhiều topic nhé bạn.
Đã có QUY ĐỊNH khi post bài!


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài tập thắc mắc trong đề thi thử của Trường Đặng Thúc
Gửi bởi: luyendely trong 12:32:48 pm Ngày 06 Tháng Ba, 2014
Câu 4 có chắc là khi ở vị trí biên thì con lắc co gia tốc lớn nhất không?


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài tập thắc mắc trong đề thi thử của Trường Đặng Thúc
Gửi bởi: Phồng Văn Tôm trong 09:19:13 pm Ngày 06 Tháng Ba, 2014
Gia tốc của vật trong dđđh là [tex]a=-\omega ^{2}s[/tex]. Khi ở biên thì gia tốc là [tex]a=-\omega ^{2}s_{0}[/tex], rõ ràng là lớn nhất rồi còn gì  :D :D :D