Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: dientudl trong 02:23:05 pm Ngày 15 Tháng Mười Hai, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19088



Tiêu đề: Bài tập dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: dientudl trong 02:23:05 pm Ngày 15 Tháng Mười Hai, 2013
Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp, em đã làm nhưng vẫn chưa chắc về kết quả của mình:
bài 1:Trong động cơ không đồng bộ 3 pha , gọi tần số dòng điện đi vào động cơ là f1 , tần số quay của từ trường do stato tạo ra là f2 , tần số quay của roto là f3 . Hãy so sánh các tần số trên .
A. f1 < f2 < f3 .   B. f1 > f2 = f3 .   C. f1 = f2 > f3 .   D. f1 > f2 > f3 .

bài 2: Chọn kết luận sai khi nói đến máy phát điện xoay chiều 3 pha và động cơ không đồng bộ 3 pha :
A. Động cơ 3 pha hoạt động nhờ dòng điện 3 pha phát ra từ máy phát điện xoay chiều 3 pha.
B. Stato đều cấu tạo bởi 3 cuộn dây giống nhau đặt lệch nhau 120° trên vòng tròn.
C. Đều cấu tạo bởi 2 bộ phận chính là Roto và Stato.
D. Đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.

bài 3: Một cuộn dây có độ tự cảm L = 1/5π (H), điện trở thuần r = 15 Ω , mắc nối tiếp với một biến trở R . Điện áp ở hai đầu mạch u = Uocos100πt (V). Dịch chuyển con chạy của biến trở sao cho giá trị của biến trở biến thiên từ 40 Ω đến 65 Ω thì công suất tỏa nhiệt ở biến trở sẽ
A. tăng   B. giảm
C. lúc đầu tăng , sau đó giảm             D. lúc đầu giảm, sau đó tăng

bài 4: Đặt điện áp xoay chiều u = 200cos(wt +phi)(V) vào hai đầu một đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn dây(R,L) và một tụ điện có điện dung C thay đổi được.Thay đổi điện dung C đến lúc điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ lớn nhất và biểu thức điện áp tức thời giữa hai bản tụ có dạng uC = 200(can2).coswt. viết biểu thức điện áp xoay chiều giữa hai đầu cuộn dây?

cảm ơn thầy cô và các bạn đã giúp đỡ


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: _Bella Swan_ trong 02:56:44 pm Ngày 15 Tháng Mười Hai, 2013
Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp, em đã làm nhưng vẫn chưa chắc về kết quả của mình:
bài 1:Trong động cơ không đồng bộ 3 pha , gọi tần số dòng điện đi vào động cơ là f1 , tần số quay của từ trường do stato tạo ra là f2 , tần số quay của roto là f3 . Hãy so sánh các tần số trên .
A. f1 < f2 < f3 .   B. f1 > f2 = f3 .   C. f1 = f2 > f3 .   D. f1 > f2 > f3 .



Trong thí nghiệm về sự quay không đồng bộ ở SGK thì ta có tốc độ góc của khung dây luôn nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường => f2>f3
tần số của dòng điện đi vào động cơ f1 = tần số quay của từ trường f2
=> f1 = f2 > f3


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: _Bella Swan_ trong 03:04:56 pm Ngày 15 Tháng Mười Hai, 2013
Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp, em đã làm nhưng vẫn chưa chắc về kết quả của mình:
.
bài 2: Chọn kết luận sai khi nói đến máy phát điện xoay chiều 3 pha và động cơ không đồng bộ 3 pha :
A. Động cơ 3 pha hoạt động nhờ dòng điện 3 pha phát ra từ máy phát điện xoay chiều 3 pha.
B. Stato đều cấu tạo bởi 3 cuộn dây giống nhau đặt lệch nhau 120° trên vòng tròn.
C. Đều cấu tạo bởi 2 bộ phận chính là Roto và Stato.
D. Đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.


Đáp án theo tớ là D nhé, Nếu như nhớ không nhầm thì máy phát điện xoay chiều 3 pha dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ thôi còn động cơ không đồng bộ 3 pha thì hoạt động dựa trên  hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay