Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => Tác giả chủ đề:: ncamvien97 trong 09:19:22 pm Ngày 28 Tháng Bảy, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=17806



Tiêu đề: Một bài tập ghép tụ điện chưa được tích điện trước khó
Gửi bởi: ncamvien97 trong 09:19:22 pm Ngày 28 Tháng Bảy, 2013
4.30. Cho một tụ xoay gồm n tấm kim loại hình bán nguyệt đường kính D = 12cm, khoảng cách giữa các tấm là d = 0,5mm.
a) Biết điện dung cực đại của tụ là 1500pF. Tính n?
b) Tụ được nối với hiệu điện thế U = 500V ở vị trí  = 1200. Tính điện tích của tụ?
c) Ngắt tụ khỏi nguồn và thay đổi . Định  để có sự phóng điện giữa hai bản. Biết điện trường giới hạn của không khí là 3.106V/m.
(http://)

 
Đây là một bài tập mà em trai em nhờ em giúp gấp, em đã làm nhiều lần nhưng vẫn không ra đáp số, mong thầy cô và các bạn giúp đỡ để giải quyết bài tập này cho em, em xin cảm ơn. :-[


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập ghép tụ điện chưa được tích điện trước khó
Gửi bởi: huongduongqn trong 11:09:24 pm Ngày 28 Tháng Bảy, 2013
4.30. Cho một tụ xoay gồm n tấm kim loại hình bán nguyệt đường kính D = 12cm, khoảng cách giữa các tấm là d = 0,5mm.
a) Biết điện dung cực đại của tụ là 1500pF. Tính n?
b) Tụ được nối với hiệu điện thế U = 500V ở vị trí [tex]\alpha[/tex]
 = 1200. Tính điện tích của tụ?
c) Ngắt tụ khỏi nguồn và thay đổi [tex]\alpha[/tex]. Định [tex]\alpha[/tex] để có sự phóng điện giữa hai bản. Biết điện trường giới hạn của không khí là 3.106V/m.
(http://)

 
Đây là một bài tập mà em trai em nhờ em giúp gấp, em đã làm nhiều lần nhưng vẫn không ra đáp số, mong thầy cô và các bạn giúp đỡ để giải quyết bài tập này cho em, em xin cảm ơn. :-[
Bạn gõ bị lỗi mình sửa đề bạn kiểm tra lại nha, và mình giải thế này bạn xem đúng không nhé
a, [tex]C_{b}=C_{max}\Leftrightarrow \alpha =180^{o}\Rightarrow C_{b}=(n-1)\frac{S_{max}}{k4\pi d}=(n-1)\frac{\frac{1}{2}\pi (\frac{D}{2})^{2}}{k4\pi d}\Rightarrow n=16[/tex]
b, [tex]C'_{b}khi \alpha =120^{o}\Rightarrow C'_{b}=(n-1)\frac{S}{k4\pi d}=(n-1)\frac{\frac{1}{3}\pi (\frac{D}{2})^{2}}{k4\pi d}=10^{-9}F=1nF\\\Rightarrow Q'_{b}=C'_{b}U=500nC[/tex]
c, Ngắt tụ ra khỏi nguồn thì điện tích của bộ không đổi.
Để còn có sự phóng điện giữa hai bản tụ thì tụ không bị đánh thủng.
Khi đó hiệu hiệu điện thế giới hạn của 1 bản tự là
[tex]U_{gh}=E_{gh}d=\frac{\frac{Q'_{b}}{n}}{C_{1}}=\frac{\frac{Q'_{b}}{n}}{\frac{\frac{\alpha }{360}\pi (\frac{D}{2})^{2}}{k4\pi d}}\Rightarrow \alpha =40^{0}[/tex]
Vậy giá trị góc xoay lớn nhất là 400