Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Radiohead1994 trong 11:45:15 am Ngày 02 Tháng Bảy, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=17655



Tiêu đề: 2 câu hỏi về Điện xoay chiều và dao động điều hòa
Gửi bởi: Radiohead1994 trong 11:45:15 am Ngày 02 Tháng Bảy, 2013
Xin thầy giải đáp thắc mắc giúp em
1. vector của vận tốc và gia tốc trong con lắc lò xo và con lắc đơn (hướng về đâu, chiều dương như thế nào, trong 1 chu kì dao động thì vector đổi chiều khi nào)

2. khi gặp dạng điện xoay chiều có công thức như thế này
[tex]u=U + U_{0}cos(\omega t + \varphi )[/tex]
hoặc
[tex]i=I + I_{0}cos(\omega t + \varphi )[/tex]
thì khi đó các đại lượng U, U0, I, I0 đạt giá trị như thế nào?? nếu phải đi tìm Z tổng thì tìm như thế nào? công suất P?


Tiêu đề: Trả lời: 2 câu hỏi về Điện xoay chiều và dao động điều hòa
Gửi bởi: Quang Dương trong 11:48:57 am Ngày 02 Tháng Bảy, 2013
Xin thầy giải đáp thắc mắc giúp em
1. vector của vận tốc và gia tốc trong con lắc lò xo và con lắc đơn (hướng về đâu, chiều dương như thế nào, trong 1 chu kì dao động thì vector đổi chiều khi nào)


Em lưu ý qui tắc sau để giải quyết : vecto a quay trước vecto v một góc pi/2 và vecto v quay trước vecto X một góc pi/2


Tiêu đề: Trả lời: 2 câu hỏi về Điện xoay chiều và dao động điều hòa
Gửi bởi: Quang Dương trong 11:53:40 am Ngày 02 Tháng Bảy, 2013
Xin thầy giải đáp thắc mắc giúp em

2. khi gặp dạng điện xoay chiều có công thức như thế này
[tex]u=U + U_{0}cos(\omega t + \varphi )[/tex]
hoặc
[tex]i=I + I_{0}cos(\omega t + \varphi )[/tex]
thì khi đó các đại lượng U, U0, I, I0 đạt giá trị như thế nào?? nếu phải đi tìm Z tổng thì tìm như thế nào? công suất P?

Các dạng trên không phải là dạng điện xoay chiều thuần túy , mà nó kết hợp giữa điện không đổi và điện xoay chiều.

Dạng điện áp đã cho tương ứng với hai đầu mạch vừa tồn tại điện áp xoay chiều : [tex]u_1  = U_{0}cos(\omega t + \varphi )[/tex]
vừa tồn tại điện áp không đổi : [tex]u_2  = U[/tex]

Tương tự cho dạng dòng điện : phần xoay chiều : [tex]i_1= I_{0}cos(\omega t + \varphi )[/tex] ; phần không đổi [tex]I_2  = I[/tex]