Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Alexman113 trong 02:23:26 am Ngày 18 Tháng Sáu, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=17224



Tiêu đề: Con lắc lò xo(tt).
Gửi bởi: Alexman113 trong 02:23:26 am Ngày 18 Tháng Sáu, 2013
1. Tại nơi có gia tốc trọng trường [tex]9,8m/s^2,[/tex] một con lắc đơn và một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với cùng tần số. Biết con lắc đơn có chiều dài [tex]49cm[/tex] và lò xo có độ cứng [tex]10N/m.[/tex] Tính khối lượng vật nhỏ của con lắc lò xo.

2. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì [tex]T[/tex] và biên độ [tex]5cm.[/tex] Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá [tex]100cm/s^2[/tex] là [tex]\dfrac{T}{3}.[/tex] Lấy [tex]\pi^2=10.[/tex] Tính tần số dao động của vật.

3. Một lò xo có độ cứng [tex]40N/m[/tex] được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo gắn vào vật thứ nhất có khối lượng [tex]100g.[/tex] Vật thứ hai có khối lượng [tex]200g[/tex] được nối với vật thứ nhất bằng một sợi dây. Cho [tex]g=10m/s^2.[/tex] Khi hệ vật đang ở vị trí cân bằng thì người ta đốt dây nối hai vật. Trong quá trình vật thứ nhất dao động, tính lực đàn hồi cực đại và cực tiểu.

4. Hai lò xo có cùng độ cứng, được treo lần lượt hai vật có khối lượng [tex]m_1[/tex] và [tex]m_2.[/tex] Cho hai con lắc trên dao động điều hòa. Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc lò xo thứ nhất thực hiện được [tex]5[/tex] dao động toàn phần, con lắc thứ hai thực hiện được [tex]4[/tex] dao động toàn phần. Tính tỉ số [tex]\frac{m_2}{m_1}?[/tex]

5. Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định còn đầu dưới gắn quả nặng. Quả nặng ở vị trí cân bằng khi lò xo dãn [tex]1,6cm.[/tex] Lấy [tex]g=10m/s^2.[/tex] Tính chu kì dao động điều hòa của vật?
Mong mọi người xem giúp em ạ, em cảm ơn.


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo(tt).
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 07:26:31 am Ngày 18 Tháng Sáu, 2013
1.
cùng tần số
=> w clđ = w cllx
=> l/g = m/k
có hết rồi
=> k =


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo(tt).
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 07:31:48 am Ngày 18 Tháng Sáu, 2013
2.
Xem hình
tổng 2 vạch đen = T/3
=> mỗi vạch = T/6
=> mỗi vạch đỏ = T/12 = 30 độ
=> a = 1/2 amax
=> amax =
có A
=> w^2
=> w =
=> f =


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo(tt).
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 09:34:37 am Ngày 18 Tháng Sáu, 2013
3. Một lò xo có độ cứng [tex]40N/m[/tex] được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo gắn vào vật thứ nhất có khối lượng [tex]100g.[/tex] Vật thứ hai có khối lượng [tex]200g[/tex] được nối với vật thứ nhất bằng một sợi dây. Cho [tex]g=10m/s^2.[/tex] Khi hệ vật đang ở vị trí cân bằng thì người ta đốt dây nối hai vật. Trong quá trình vật thứ nhất dao động, tính lực đàn hồi cực đại và cực tiểu.

m1 đang ở VTCB, dùng trọng lực P2 kéo ra, sau đó đốt dây => thả nhẹ => kA = m2g => A = 5cm.

Độ dãn lò xo khi m1 ở VTCB là [tex]\Delta l_0=\frac{m_1g}{k}=2,5cm[/tex]

Xét về độ lớn lực đàn hồi, vì [tex]A>\Delta l_0[/tex]  => Fdhmin = 0.

Fdhmax = k(A + dentalo) = 3N



Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo(tt).
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 09:42:00 am Ngày 18 Tháng Sáu, 2013
4
T1 = t/ n1
T2 = t/ n2
=> T1/T2 = n2/n1= 4/5 = căn ( m1/m2)
=> 16/25 = m1/m2


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo(tt).
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 09:43:49 am Ngày 18 Tháng Sáu, 2013
5
mg/k = 0,016
=> g/ w^2 = 0,016
=> w^2 =
=> w =
=> T =