Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: sinhtrungthanhdat trong 03:16:36 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16993



Tiêu đề: Sóng ánh sáng
Gửi bởi: sinhtrungthanhdat trong 03:16:36 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2013
Nhờ thầy cô giải giúp:
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng  . Trên màn quan sát, trên đoạn thẳng MN dài 20 mm (MN vuông góc với hệ vân giao thoa) có 10 vân tối, M và N là vị trí của hai vân sáng. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng  [tex]\lambda 2[/tex] = [tex]\frac{5\lambda 1}{3}[/tex] thì tại M là vị trí của một vân giao thoa, số vân sáng trên đoạn MN lúc này là:
Đ/a: 7. Cho em hỏi câu "thì tại M là vị trí của một vân giao thoa", tức M là vân sáng có phải không? làm sao biết N là vân sáng hay tối?
[/quote]


Tiêu đề: Trả lời: Sóng ánh sáng
Gửi bởi: hocsinhIU trong 03:42:15 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2013
tọa độ điểm M tính từ vân trung tâm là
khi chiếu as lamđa 1: [tex]x_{M}=n.i_{1}[/tex] ( n là số nguyên )
khi chiếu as lamđa 2: [tex]x_{M}=m.\frac{5i_{1}}{3}[/tex]
ta có [tex]n=\frac{5m}{3} => m = \frac{3n}{5}[/tex]
nếu là vân tối thì [tex]m = k + \frac{1}{2} = \frac{3n}{5}[/tex] [tex]=> k = \frac{6n - 5}{10}[/tex]   ( k là số nguyên )
dễ thấy 6n -5 là số lẻ => số lẻ chia 10 ko thể là số nguyên
vậy tại M lúc sau là vân sáng