Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: sinhtrungthanhdat trong 02:25:07 pm Ngày 29 Tháng Tư, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15705



Tiêu đề: 2 bài con lắc lò xo
Gửi bởi: sinhtrungthanhdat trong 02:25:07 pm Ngày 29 Tháng Tư, 2013
Nhờ thầy cô giải giúp em:
câu 1: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k= 50N/m, khối lương vật treo m= 200g. Vật đang nằm yên ở vị trí cân bằng thì được kéo thẳng đứng xuống dưới để lò xo giản tổng hợp 12cm rồi thả cho nó dao động điều hòa.Lấy [tex]\pi ^{2}[/tex] = 10, g=10m/[tex]s^{2}[/tex]. Thời gian lực đàn hồi tác dụng vào giá treo cùng chiều với lực hồi phục trong một chu kì dao đông là:
Đáp án: [tex]\frac{1}{15}[/tex] s
cho em hỏi lực đàn hồi tác dụng vào giá treo là như thế nào, có khác với khi tác dụng lên vật không?
câu 2:Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ được treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường g=10 m/[tex]s^{2}[/tex], đầu trên của lò xo cố định, đầu dưới gắn với vật nhỏ khối lượng 1 kg. Giữ vạt ở phía dưới vị trí cân bằng sao cho khi đó lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật có độ lớn F = 12 N, rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa. Lực đàn hồi nhỏ nhất của lò xo trong quá trình vật dao động bằng:
Đáp án: O N
Bài này giải ra Fmin = k*( A -[tex]\Delta[/tex]l) = -8 N, vậy thì [tex]\Delta[/tex]l - A > 0 ---> Fmin= 8 chứ? Đáp án lại = 0N
 



Tiêu đề: Trả lời: 2 bài con lắc lò xo
Gửi bởi: cuongthich trong 03:15:38 pm Ngày 29 Tháng Tư, 2013
Nhờ thầy cô giải giúp em:
câu 1: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k= 50N/m, khối lương vật treo m= 200g. Vật đang nằm yên ở vị trí cân bằng thì được kéo thẳng đứng xuống dưới để lò xo giản tổng hợp 12cm rồi thả cho nó dao động điều hòa.Lấy [tex]\pi ^{2}[/tex] = 10, g=10m/[tex]s^{2}[/tex]. Thời gian lực đàn hồi tác dụng vào giá treo cùng chiều với lực hồi phục trong một chu kì dao đông là:
Đáp án: [tex]\frac{1}{15}[/tex] s
cho em hỏi lực đàn hồi tác dụng vào giá treo là như thế nào, có khác với khi tác dụng lên vật không?
câu 2:Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ được treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường g=10 m/[tex]s^{2}[/tex], đầu trên của lò xo cố định, đầu dưới gắn với vật nhỏ khối lượng 1 kg. Giữ vạt ở phía dưới vị trí cân bằng sao cho khi đó lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật có độ lớn F = 12 N, rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa. Lực đàn hồi nhỏ nhất của lò xo trong quá trình vật dao động bằng:
Đáp án: O N
Bài này giải ra Fmin = k*( A -[tex]\Delta[/tex]l) = -8 N, vậy thì [tex]\Delta[/tex]l - A > 0 ---> Fmin= 8 chứ? Đáp án lại = 0N
 


câu 1: đã có trên diễm đàn
- lực đàn hồi là lực tác dụng lên điểm treo không gây ra dao động cho vật
- lực phục hồi là lực tác dụng lên vật gây ra dao động cho vật và hướng về VTCB
câu 2: lực không có giá tri âm nhỏ nhất là bằng không trường hợp này A> [tex]\Delta l[/tex] nên [tex]F_{dhmin}=0[/tex] tại vị trí lò xo không biến dạng




Tiêu đề: Trả lời: 2 bài con lắc lò xo
Gửi bởi: ChúaNhẫn trong 03:31:17 pm Ngày 29 Tháng Tư, 2013
Nhờ thầy cô giải giúp em:
câu 1: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k= 50N/m, khối lương vật treo m= 200g. Vật đang nằm yên ở vị trí cân bằng thì được kéo thẳng đứng xuống dưới để lò xo giản tổng hợp 12cm rồi thả cho nó dao động điều hòa.Lấy [tex]\pi ^{2}[/tex] = 10, g=10m/[tex]s^{2}[/tex]. Thời gian lực đàn hồi tác dụng vào giá treo cùng chiều với lực hồi phục trong một chu kì dao đông là:
Đáp án: [tex]\frac{1}{15}[/tex] s
cho em hỏi lực đàn hồi tác dụng vào giá treo là như thế nào, có khác với khi tác dụng lên vật không?


[tex]\Delta l=mg/k=4cm[/tex]
biên độ dao động là; A=12-4=8cm
biẻu thức lực hồi phục và đàn hồi là
[tex]F=-kx;Fd=-k(\Delta l+x)[/tex]
lực đàn hồi tác dụng vào dây treo cùng chiều với lực hồi phục thì lực đàn hồi tác dụng vào vật ngược chiều với lực hồi phục
hai lực trên ngược chiều tức là F.Fd<0
[tex]Y=kxk(\Delta l+x)<0
[tex]\rightarrow -\Delta l<x<0[/tex]
dùng vòng tròn lượng giác để tính thời gian trên
góc quét:pi/3( bạn tự vẽ hình)
vậy thời gian:[tex]t=\frac{\Pi }{3.\omega }=\frac{\Pi }{3}\sqrt{\frac{0,2}{50}}=\frac{1}{15}s[/tex]