Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => Tác giả chủ đề:: Nguyen Minh Anh trong 11:50:10 pm Ngày 22 Tháng Ba, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=14741



Tiêu đề: Định luật Kiếc-xốp
Gửi bởi: Nguyen Minh Anh trong 11:50:10 pm Ngày 22 Tháng Ba, 2013
Mọi người cho em hỏi về cái định luật Kiếc-xốp. Chọn đường đi f như thế nào, rồi quy ước về dấu trong pt Kiếc-xốp ??? ??? ??? [-O< [-O< [-O< [-O<


Tiêu đề: Trả lời: Định luật Kiếc-xốp
Gửi bởi: Trần Anh Tuấn trong 12:47:18 am Ngày 23 Tháng Ba, 2013
Mọi người cho em hỏi về cái định luật Kiếc-xốp. Chọn đường đi f như thế nào, rồi quy ước về dấu trong pt Kiếc-xốp ??? ??? ??? [-O< [-O< [-O< [-O<
1 Định luật Kirchhoff  I
Định luật này phát biểu về dòng điện, nội dung của nó là: “ Tổng các dòng điện đi vào một  nút bằng tổng các dòng điện đi ra khỏi nút đó ”. Hoặc là: “Tổng đại số các dòng điện tại một nút bằng không”:
[tex]\sum_{i=1}^{k}{a_{k}i_{k}}[/tex]
Trong đó: ak =  1   nếu dòng điện nhánh  đi ra khỏi nút đang xét
ak = -1   nếu dòng điện nhánh  đi vào nút đang xét
ak =  0   nếu nhánh không thuộc nút đang xét.
Trong khi phân tích mạch điện, có thể quy ước chiều dương dòng điện trong các nhánh một cách tuỳ ý, sau khi áp dụng định luật I thì kết quả phân tích sẽ cho chúng ta biết chiều thực của các dòng điện đó. Nếu dòng điện sau khi phân tích tại thời điểm t có kết quả dương thì chiều thực của dòng điện tại thời điểm đó chính là chiều mà chúng ta đã chọn, ngược lại, nếu giá trị là âm thì chiều thực của dòng  điện ngược chiều quy  ước. Chúng ta có thể thấy mặc dù  từ  định luật. Kirchhoff 1 có thể viết được Nn phương trình, nhưng chỉ có  Nn -1  phương trình độc lập. Như vậy sẽ có  Nnh- Nn+1 dòng điện nhánh coi như những giá trị tự do.
2 Định luật Kirchhoff  II
Định luật này phát biểu về điện áp, nội dung của nó là:  “ Tổng đại số các sụt áp trên các phần tử thụ động của một vòng kín bằng tổng đại số các sức điện động có trong vòng kín đó ”. Hoặc là: “Tổng đại số các sụt áp của các nhánh trong một vòng kín bằng không”:
[tex]\sum_{i=1}^{k}{b_{k}u_{k}}[/tex]
Trong đó: bk =  1   nếu chiều điện áp trên nhánh cùng chiều vòng quy ước, 
bk = -1   nếu chiều điện áp trên nhánh ngược chiều vòng quy ước, 
bk =  0   nếu nhánh đó không thuộc vòng đang xét.
Khi phân tích mạch  điện,  để việc áp dụng  định luật II  được thuận tiện, nếu trong mạch chứa nguồn dòng thì cần phải chuyển nó về dạng nguồn áp. Ta có thể chọn các vòng cơ bản hoặc không cơ bản  với chiều vòng kín tuỳ ý. Nhưng mặc dù có thể viết định luật II cho nhiều vòng thì cũng nên chú ý rằng không phải tất cả các phương trình đó đều độc lập với nhau.


Tiêu đề: Trả lời: Định luật Kiếc-xốp
Gửi bởi: Osiris trong 12:12:08 am Ngày 24 Tháng Ba, 2013
Về dấu á ! Bạn có thể áp dụng định luật ôm cho các loại đoạn mạch ........ !
Chỉ kần chú ý là tổng I đi vào bằng tổng I đi ra.
Hoặc không thì mình hay làm như vầy nè : giả sử tính hiệu điện thế Uab. Đi từ đường a đến b , khi gặp sđđ, nếu "chạm" cực dương trước thì là +E, nếu chạm cực âm thì là -E. Nếu nhiều sđđ thì cứ thế mà áp dụng.
Còn với điện trở. Khi mà I ngược đường a =>b thì là -I.R, hoặc ngược lại  (coi điện trở trong r giống như 1 đ.trở thông thường)
mình toàn làm vậy đó !