Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: ELF trong 01:07:05 pm Ngày 01 Tháng Chín, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=11667



Tiêu đề: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: ELF trong 01:07:05 pm Ngày 01 Tháng Chín, 2012
bài 3.8 trang 7 sách bài tập vật lí 12 có đoạn này em chưa hiểu.
Một con lắc đơn dài 1,2m dao động tại một nơi có gia tốc rơi tự do 9 = 9,8. Kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng theo chiều dương một góc [tex]\alpha _0 = 10^{o}[/tex] rồi thả tay.
c, tính gia tốc của quả cầu con lắc khi nó qua vị trí cân bằng.
Đáp án trang 70 là 0 m/s.
tại sao lại vậy vì rõ ràng là gia tốc tại một điểm bao gồm [tex]a_{tt}[/tex] và [tex]a_{ht}[/tex] luôn vuông góc với nhau nên độ lớn: [tex]a = \sqrt{a_{tt}^2 + a_{ht}^{2}}[/tex]
Rõ ràng tại vị trí cân bằng chỉ có [tex]a_{ht}[/tex] vì gia tốc tiếp tuyến = 0 .
nên [tex]a = a_{ht} = \frac{v^2}{l} = 2g(1 - cos\alpha _{o})[/tex]
đáp án tất nhiên khác không, thầy cô cho em hỏi liệu có phải sách sai không nhỉ





Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 03:24:46 pm Ngày 01 Tháng Chín, 2012
bài 3.8 trang 7 sách bài tập vật lí 12 có đoạn này em chưa hiểu.
Một con lắc đơn dài 1,2m dao động tại một nơi có gia tốc rơi tự do 9 = 9,8. Kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng theo chiều dương một góc [tex]\alpha _0 = 10^{o}[/tex] rồi thả tay.
c, tính gia tốc của quả cầu con lắc khi nó qua vị trí cân bằng.
Đáp án trang 70 là 0 m/s.
tại sao lại vậy vì rõ ràng là gia tốc tại một điểm bao gồm [tex]a_{tt}[/tex] và [tex]a_{ht}[/tex] luôn vuông góc với nhau nên độ lớn: [tex]a = \sqrt{a_{tt}^2 + a_{ht}^{2}}[/tex]
Rõ ràng tại vị trí cân bằng chỉ có [tex]a_{ht}[/tex] vì gia tốc tiếp tuyến = 0 .
nên [tex]a = a_{ht} = \frac{v^2}{l} = 2g(1 - cos\alpha _{o})[/tex]
đáp án tất nhiên khác không, thầy cô cho em hỏi liệu có phải sách sai không nhỉ
Nếu đúng như bạn nói thì tại VTCB có gia tốc hướng tâm, chỉ có gia tốc tiếp tuyến là bằng 0


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: ELF trong 08:42:11 pm Ngày 01 Tháng Chín, 2012
Vậy thì mong thầy cho em 1 mốc tính hợp lí vì nếu đúng theo phuơng pháp thì quả cầu con lắc vẫn có gia tốc. Nhưng tại sao ở 1 điểm bất kì thì tính cả gia tốc hướng tâm và gia tốc tiếp tuyến nhưng trong khi đó ở vccb thì lại chỉ xét mỗi gia tốc tiếp tuyến.


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:59:26 am Ngày 02 Tháng Chín, 2012
Vậy thì mong thầy cho em 1 mốc tính hợp lí vì nếu đúng theo phuơng pháp thì quả cầu con lắc vẫn có gia tốc. Nhưng tại sao ở 1 điểm bất kì thì tính cả gia tốc hướng tâm và gia tốc tiếp tuyến nhưng trong khi đó ở vccb thì lại chỉ xét mỗi gia tốc tiếp tuyến.
"trong khi đó ở vccb thì lại chỉ xét mỗi gia tốc tiếp tuyến", Em chắc ghi nhầm
" ở VTCB [tex]att=0,aht=vmax^2/L ==> a=\sqrt{aht^2+att^2}=aht[/tex]"
Nếu như đúng những gì em trình bày phía trên thi SGK sai


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: ELF trong 10:14:32 am Ngày 02 Tháng Chín, 2012
Vậy tóm lại là SBT sai thầy nhỉ, không ngờ sách của bộ giáo dục mà cũng là hàng "lởm" . 8-x


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: trongcongkt1 trong 11:03:00 am Ngày 02 Tháng Chín, 2012
Bài đơn giản như vậy mà lam cho phức tạp hoá ròi lam tầm bậy ah !
Goc anpha = 10  độ => con lắc dao động điều hoà nên ở vị trí cân bằng vmax và (gia tốc) = 0. ( Nếu không hiểu thì cứ nghỉ thế này gia tốc là độ tăng vận tôc trên 1 s, nếu v max => a gia toc = 0).  :-h.


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: ELF trong 03:34:19 pm Ngày 02 Tháng Chín, 2012
Bài đơn giản như vậy mà lam cho phức tạp hoá ròi lam tầm bậy ah !
Goc anpha = 10  độ => con lắc dao động điều hoà nên ở vị trí cân bằng vmax và (gia tốc) = 0. ( Nếu không hiểu thì cứ nghỉ thế này gia tốc là độ tăng vận tôc trên 1 s, nếu v max => a gia toc = 0).  :-h.

ôi giời! cậu đã đọc kĩ phần lập luận  bên trên chưa mà đã phát ngôn thế.
"nếu v max => a gia toc = 0" cái đó không cần cậu dạy lại vị mình đã được học trước chương trình từ năm lớp 10 rồi. Cậu nên quan tâm đến vấn đề mình trao đổi hơn nhé, chứ đừng đọc 2 dòng xong không quan tâm ai nói gì mà "bộp" một cái bình luận những điều mình cho là chả liên quan đến câu hỏi hay ý cậu là cậu giỏi rồi nên không quan tâm đến những bình luận của thầy giáo phía trên.
Ở con lắc đơn có 2 loại gia tốc không biết ý cậu đang nói gia tốc nào, thay vào đó cậu có thể  chỉ cho mình biết mình sai ở đâu được không.
__________________________-- <:-p_____________________________-


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 01:25:26 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2012
Dạ thế ELF đúng ạ bài đó trong sách bài tập vật lí cơ bản 12 có đáp án sai ạ.
sao em vẫn thất không ổn kiểu j ấy


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: amy.nt trong 03:31:42 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2012
mọi người giúp em giải bt này đi ạ: ^-^
Một vật có khối lượng m=200g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số và có các phương trình dao động là x= 6cos(15t+ pi/3) cm và x'= A'cos (15t + pi) cm. Biết rằng cơ năng dao động là W=0.06075 J. Hãy xác định A'.


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: lekcoi trong 03:56:28 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2012
mọi người giúp em giải bt này đi ạ: ^-^
Một vật có khối lượng m=200g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số và có các phương trình dao động là x= 6cos(15t+ pi/3) cm và x'= A'cos (15t + pi) cm. Biết rằng cơ năng dao động là W=0.06075 J. Hãy xác định A'.
tớ ra A'[tex]\approx[/tex] 15,3 cm. nhung mà lẻ lắm nên chắc là sai


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 04:00:08 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2012
mọi người giúp em giải bt này đi ạ: ^-^
Một vật có khối lượng m=200g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số và có các phương trình dao động là x= 6cos(15t+ pi/3) cm và x'= A'cos (15t + pi) cm. Biết rằng cơ năng dao động là W=0.06075 J. Hãy xác định A'.

Lần sau bạn đăng topic mới luôn đi.

[tex]W=\frac{1}{2}m\omega ^2A^2=>A=...[/tex]

và [tex]A^2=A_1^2+A_2^2+2A_1A_2cos(\varphi _2-\varphi _1)[/tex]

Bạn sẽ tìm được biên độ còn lại.



Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: lekcoi trong 04:12:15 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2012
ah. em quên mất phần tổng hợp dao động.hi em cảm ơn thầy


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Emilycathy trong 05:31:55 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2012
bài 3.8 trang 7 sách bài tập vật lí 12 có đoạn này em chưa hiểu.
Một con lắc đơn dài 1,2m dao động tại một nơi có gia tốc rơi tự do 9 = 9,8. Kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng theo chiều dương một góc [tex]\alpha _0 = 10^{o}[/tex] rồi thả tay.
c, tính gia tốc của quả cầu con lắc khi nó qua vị trí cân bằng.
Đáp án trang 70 là 0 m/s.
tại sao lại vậy vì rõ ràng là gia tốc tại một điểm bao gồm [tex]a_{tt}[/tex] và [tex]a_{ht}[/tex] luôn vuông góc với nhau nên độ lớn: [tex]a = \sqrt{a_{tt}^2 + a_{ht}^{2}}[/tex]
Rõ ràng tại vị trí cân bằng chỉ có [tex]a_{ht}[/tex] vì gia tốc tiếp tuyến = 0 .
nên [tex]a = a_{ht} = \frac{v^2}{l} = 2g(1 - cos\alpha _{o})[/tex]
đáp án tất nhiên khác không, thầy cô cho em hỏi liệu có phải sách sai không nhỉ





 gan quá há ! sách giáo khoa là quốc sách mà cũng dám nói sai ! biết bao nhiêu Thầy cô giáo đọc qua rồi, nếu có sai thì đã sửa từ lâu
 theo chị nhớ thì khi góc anpha nhỏ (không quá 10 độ hoặc << 1rad ) ta xem như quỹ đạo con lắc đơn là đường thẳng !
 có đôi khi trong vật lý để cho công việc đơn giản thì phải hi sinh sự chính xác.
 tới đây chắc là hiểu rồi phải không


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 06:11:46 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2012
Tôi nhớ trước đây khoảng 3 - 4 năm khi mà sách giáo khoa chưa tái bản vẫn có mấy chỗ nhầm đấy. Không tin bạn thử tra google xem "lỗi sách giáo khoa Lý 12". Mọi thứ chỉ là tương đối không gì là tuyệt đối do đó sách cũng khó mà tránh khỏi điều này.
Thế mới có chuyện "tái bản" chứ.


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: amy.nt trong 06:26:16 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2012
mọi người giúp em giải bt này đi ạ: ^-^
Một vật có khối lượng m=200g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số và có các phương trình dao động là x= 6cos(15t+ pi/3) cm và x'= A'cos (15t + pi) cm. Biết rằng cơ năng dao động là W=0.06075 J. Hãy xác định A'.

Lần sau bạn đăng topic mới luôn đi.

[tex]W=\frac{1}{2}m\omega ^2A^2=>A=...[/tex]

và [tex]A^2=A_1^2+A_2^2+2A_1A_2cos(\varphi _2-\varphi _1)[/tex]

Bạn sẽ tìm được biên độ còn lại.



e cảm ơn thầy ạ :">


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 07:39:23 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2012
amy.nt Nếu cậu hỏi thì tạo toppic khác để hỏi, câu hỏi của bạn chả liên quan gì đến câu hỏi của mình mà bạn lại đăng bài vào đây làm lộn xộn cả lên vậy.

Mong mọi người hãy đọc kĩ phần lập luận của ELF và cho ý kiến của mình, theo em thì phần lập luận của bạn ý chả có gì sai cả và đó cũng là điều mà em đang thắc mắc.


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Emilycathy trong 08:22:45 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2012
Tôi nhớ trước đây khoảng 3 - 4 năm khi mà sách giáo khoa chưa tái bản vẫn có mấy chỗ nhầm đấy. Không tin bạn thử tra google xem "lỗi sách giáo khoa Lý 12". Mọi thứ chỉ là tương đối không gì là tuyệt đối do đó sách cũng khó mà tránh khỏi điều này.
Thế mới có chuyện "tái bản" chứ.


cũng đúng, sách do người viết mà  :)
sai thì sai, tin vẫn phải tin !
không tin SGK thì tin sách nào bây giờ ?
có thể SGk còn nhiều lỗi sai nhưng mình nghĩ cái này thì đúng, tại chúng ta chưa hiểu ý tác giả đó thôi


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: lekcoi trong 10:13:47 pm Ngày 17 Tháng Chín, 2012
Tôi nhớ trước đây khoảng 3 - 4 năm khi mà sách giáo khoa chưa tái bản vẫn có mấy chỗ nhầm đấy. Không tin bạn thử tra google xem "lỗi sách giáo khoa Lý 12". Mọi thứ chỉ là tương đối không gì là tuyệt đối do đó sách cũng khó mà tránh khỏi điều này.
Thế mới có chuyện "tái bản" chứ.


cũng đúng, sách do người viết mà  :)
sai thì sai, tin vẫn phải tin !
không tin SGK thì tin sách nào bây giờ ?
có thể SGk còn nhiều lỗi sai nhưng mình nghĩ cái này thì đúng, tại chúng ta chưa hiểu ý tác giả đó thôi
hi nếu sgk mà lại cứ bắt học sinh đi tìm hiểu ý của tác giả thì chắc là phải đi tìm hiểu nhiều người lắm đây!hi


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Emilycathy trong 06:04:03 pm Ngày 18 Tháng Chín, 2012
Thì chịu thôi chứ biết sao giờ  :-\


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 08:40:42 pm Ngày 22 Tháng Chín, 2012
CÁc bạn và các thầy cô xem lại hộ em với !
đây là bài 3.8 sách BTVL 12 trang 7 phần c, phần mà mình thắc mắc là giải trang 70.
gia tốc sao lại bằng 0 ở vccb rõ ràng sách BT đã tính mỗi gia tốc tiếp tuyến và bỏ qua gia tốc hướng tâm. hic thật không hiểu nổi


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Emilycathy trong 11:03:37 am Ngày 28 Tháng Chín, 2012
   khi góc anpha nhỏ (không quá 10 độ hoặc << 1rad ), để cho đơn giản việc tính toán, ta xem như quỹ đạo con lắc đơn là đường thẳng, lúc này con lắc đơn sẽ giống giống như con lắc lò xo, tức là không tính gia tốc hướng tâm.
   cũng giống như thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh vậy, khi vận tốc nhỏ thì gần bằng Newton, nên người ta xài của Newton luôn cho dễ.
   nếu đề bài muốn nhắt tới gia tốc hướng tâm thì tác giả sẽ cho góc lệch lớn hơn, thường thường là 30 độ.


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về Con lắc đơn.
Gửi bởi: Phạm Đoàn trong 12:26:12 pm Ngày 28 Tháng Chín, 2012
Theo "Đoàn Phạm" thì đúng là bài giải như vậy là chỉ tính tới gia tốc tiếp tuyến thôi chứ không phải gia tốc toàn phần. đối với CLD thì trong toàn bộ quà trình chuyển động vật luôn có gia tốc. với hai vị trí cân bằng và vị trí biên thì ta tính được.

tại VTCB do at=gsinα=0 nên gia tốc của vật là: a=an=v^2/l= 2g(1-cosα0).  ở vị trí góc α (an=v^2/l= 2g(cosα-cosα0))
tại vị trí biên v=0: an=v^2/l = 0 nên a=at=gsinα0.  (ở vị trí góc α thì at=gsinα)

PS: Lúc trước có hs hỏi "Đoàn Phạm" là trong dao động nhỏ của CLD thì quỹ đạo coi như một đoạn thẳng tức là có bán kính cong r bằng vô cùng. mặt khác vì an=v^2/r nên an=0.
điều này sai lầm vì trong bản thân vận tốc v có chứa r nên khi tính an=v^2/r ta thấy an=v^2/l= 2g(cosα-cosα0) không phụ thuộc và r.