Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : KPS 11:03:44 PM Ngày 12 June, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9882



: VÀI BÀI CẦN MN GIÚP
: KPS 11:03:44 PM Ngày 12 June, 2012
1) Một đồng hồ quả lắc, con lắc xem như con lắc đơn có chu kỳ T=2s, m=1kg. Biên đọ ban đầu của con lắc là 5^o. Do lực cản nên con lắc dừng lại sau 40s. Cho g=10m/s^2. Tính lực cản:
A. 0,011N
B. 0,11N
C. 0,022N
D. 0,625N

2) Ban đầu 1 chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 đã có 80% số hạt nhân phóng xạ X phân rã. Sau khoảng thời gian 200s kể từ t1 thì số hạt nhân chưa bị phân rã thì còn 5% so với hạt nhân ban đầu. Chu kỳ bán rã của chất đó là?
A.200s
B.50s
C.100s
D.400s

3) Trên sợi dây thẳng có sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và nút thứ 4 bên phải nó 15cm. Độ lêch pha giữa điểm M, N ( M không trùng với nút sóng) trên dãy cách nhau 1,875cm có thể có giá trị bằng giá trị nào trong các giá trị sau:
A. pi/8
B. 3pi/4
C. pi/2
D. pi

CÁC BẠN GIÚP MÌNH MẤY BÀI NÀY VỚI


: Trả lời: VÀI BÀI CẦN MN GIÚP
: mark_bk99 11:15:37 PM Ngày 12 June, 2012

2) Ban đầu 1 chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 đã có 80% số hạt nhân phóng xạ X phân rã. Sau khoảng thời gian 200s kể từ t1 thì số hạt nhân chưa bị phân rã thì còn 5% so với hạt nhân ban đầu. Chu kỳ bán rã của chất đó là?
A.200s
B.50s
C.100s
D.400s


Tại thời điểm t1 có 80% số hạt nhân bị phân rã ==> 0,8 =1- 2-t1/T ==>2-t1/T=0,2

Tại thời điểm t2=t1+200 thì số hạt nhân còn lại 5% so với ban đầu ===> 0,05= 2-(t1+200)/T

===>2200/T=4 ==>200=2T ==>T=100s


: Trả lời: VÀI BÀI CẦN MN GIÚP
: khaikull 12:36:06 AM Ngày 13 June, 2012
1) Một đồng hồ quả lắc, con lắc xem như con lắc đơn có chu kỳ T=2s, m=1kg. Biên đọ ban đầu của con lắc là 5^o. Do lực cản nên con lắc dừng lại sau 40s. Cho g=10m/s^2. Tính lực cản:
A. 0,011N
B. 0,11N
C. 0,022N
D. 0,625N

2) Ban đầu 1 chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 đã có 80% số hạt nhân phóng xạ X phân rã. Sau khoảng thời gian 200s kể từ t1 thì số hạt nhân chưa bị phân rã thì còn 5% so với hạt nhân ban đầu. Chu kỳ bán rã của chất đó là?
A.200s
B.50s
C.100s
D.400s

3) Trên sợi dây thẳng có sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và nút thứ 4 bên phải nó 15cm. Độ lêch pha giữa điểm M, N ( M không trùng với nút sóng) trên dãy cách nhau 1,875cm có thể có giá trị bằng giá trị nào trong các giá trị sau:
A. pi/8
B. 3pi/4
C. pi/2
D. pi

CÁC BẠN GIÚP MÌNH MẤY BÀI NÀY VỚI


câu 3 mk nghĩ [tex]2\lambda =15=>\lambda =7.5[/tex]
ta có [tex]MN=\lambda /4[/tex]
vậy độ lệch pha phải là pi/2 chứ nhỉ
ko pit sai đâu ko. mọi người xem ùi hội ý thêm



: Trả lời: VÀI BÀI CẦN MN GIÚP
: KPS 12:40:28 AM Ngày 13 June, 2012
1) Một đồng hồ quả lắc, con lắc xem như con lắc đơn có chu kỳ T=2s, m=1kg. Biên đọ ban đầu của con lắc là 5^o. Do lực cản nên con lắc dừng lại sau 40s. Cho g=10m/s^2. Tính lực cản:
A. 0,011N
B. 0,11N
C. 0,022N
D. 0,625N

2) Ban đầu 1 chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 đã có 80% số hạt nhân phóng xạ X phân rã. Sau khoảng thời gian 200s kể từ t1 thì số hạt nhân chưa bị phân rã thì còn 5% so với hạt nhân ban đầu. Chu kỳ bán rã của chất đó là?
A.200s
B.50s
C.100s
D.400s

3) Trên sợi dây thẳng có sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và nút thứ 4 bên phải nó 15cm. Độ lêch pha giữa điểm M, N ( M không trùng với nút sóng) trên dãy cách nhau 1,875cm có thể có giá trị bằng giá trị nào trong các giá trị sau:
A. pi/8
B. 3pi/4
C. pi/2
D. pi

CÁC BẠN GIÚP MÌNH MẤY BÀI NÀY VỚI


câu 3 mk nghĩ [tex]2\lambda =15=>\lambda =7.5[/tex]
ta có [tex]MN=\lambda /4[/tex]
vậy độ lệch pha phải là pi/2 chứ nhỉ
ko pit sai đâu ko. mọi người xem ùi hội ý thêm



mình cũng làm thế nhưng khác đáp án nên post lên xem sai ở đâu ^^


: Trả lời: VÀI BÀI CẦN MN GIÚP
: qvd4081 12:44:39 AM Ngày 13 June, 2012
Do lực cản nên con lắc dừng lại sau 40s.  >> t= T.N > N=t/ T     
  N= [tex]\alpha o[/tex]/   Delta alpha
>>  t/T= [tex]\alpha o[/tex] / Delta alpha
 mà   [tex]\Delta[/tex][tex]\alpha[/tex] = 4Fc/k  >>>>Fc =


: Trả lời: VÀI BÀI CẦN MN GIÚP
: khaikull 01:32:56 AM Ngày 13 June, 2012
Do lực cản nên con lắc dừng lại sau 40s.  >> t= T.N > N=t/ T     
  N= [tex]\alpha o[/tex]/   Delta alpha
>>  t/T= [tex]\alpha o[/tex] / Delta alpha
 mà   [tex]\Delta[/tex][tex]\alpha[/tex] = 4Fc/k  >>>>Fc =

oh. cách làm của mk cũng giống thế này sao mk ko tính ra kết quả nhỉ. ai thay số zo cho mk pit với


: Trả lời: VÀI BÀI CẦN MN GIÚP
: Hà Văn Thạnh 08:09:15 AM Ngày 13 June, 2012
3) Trên sợi dây thẳng có sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và nút thứ 4 bên phải nó 15cm. Độ lêch pha giữa điểm M, N ( M không trùng với nút sóng) trên dãy cách nhau 1,875cm có thể có giá trị bằng giá trị nào trong các giá trị sau:
A. pi/8
B. 3pi/4
C. pi/2
D. pi

CÁC BẠN GIÚP MÌNH MẤY BÀI NÀY VỚI

Trên sóng dừng độ lệch pha giữa 2 điểm bất kỳ chỉ có thể rơi vào 2th sau.
+ [tex]\Delta \varphi = 0[/tex] ( 2 điểm đồng pha).
+ [tex]\Delta \varphi = \pi [/tex] ( 2 điểm ngược pha).
Nhìn vào ĐA ta chỉ có thể chọn [tex]\pi[/tex]
Trở lại bài trên nếu không cho ĐA mà làm tự luận buộc ta phải chia 2TH thôi.
+2 Điểm nằm trên 1 bó sóng ==> đồng pha
+ 2 điểm nằm trên 2 bó sóng ==> ngược pha


: Trả lời: VÀI BÀI CẦN MN GIÚP
: Hà Văn Thạnh 08:15:44 AM Ngày 13 June, 2012
1) Một đồng hồ quả lắc, con lắc xem như con lắc đơn có chu kỳ T=2s, m=1kg. Biên đọ ban đầu của con lắc là 5^o. Do lực cản nên con lắc dừng lại sau 40s. Cho g=10m/s^2. Tính lực cản:
A. 0,011N
B. 0,11N
C. 0,022N
D. 0,625N
Em coi lại ĐA Fc=0,011(N), cách làm mấy bạn là đúng rồi
Lưu ý : [tex]\Delta \alpha=4Fc/mg[/tex] ( độ gỉam biên độ sau 1 T)