Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : missyou266 09:44:45 AM Ngày 09 June, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9595



: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
: missyou266 09:44:45 AM Ngày 09 June, 2012
Câu 1: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch ngoài RLC nối tiếp. Bỏ qua điện trở dây nối, coi từ thông cực đại gửi qua các cuộn dây của máy phát không đổi. Khi rôto của máy phát quay với tốc độ n1 = 30 vòng/phút và n2 = 40 vòng/phút thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài có cùng một giá trị. Hỏi khi rôto của máy phát quay với tốc độ bao nhiêu vòng/phút thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt cực đại?
   A. 50 vòng/phút.   B. [tex]24\sqrt{2} [/tex] vòng/phút.   C. [tex]20\sqrt{3} [/tex]  vòng/phút.   D. 24 vòng/phút



Câu 2: Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo độ cứng k = 100 N/m, vật m = 400 g. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Coi chu kỳ dao động xấp xỉ chu kì riêng của hệ, lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là
        A. 23,88 cm.    B. 23,64 cm.   C. 20,4 cm.                   D. 23,68 cm

thanhks mọi người !!


: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
: Quang Dương 10:14:46 AM Ngày 09 June, 2012
Câu 1: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch ngoài RLC nối tiếp. Bỏ qua điện trở dây nối, coi từ thông cực đại gửi qua các cuộn dây của máy phát không đổi. Khi rôto của máy phát quay với tốc độ n1 = 30 vòng/phút và n2 = 40 vòng/phút thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài có cùng một giá trị. Hỏi khi rôto của máy phát quay với tốc độ bao nhiêu vòng/phút thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt cực đại?
   A. 50 vòng/phút.   B. [tex]24\sqrt{2} [/tex] vòng/phút.   C. [tex]20\sqrt{3} [/tex]  vòng/phút.   D. 24 vòng/phút

thanhks mọi người !!

Công suất của mạch : [tex]P = RI^{2} = R \frac{NBS\omega ^{2}}{R^{2}+(L\omega -\frac{1}{C\omega})^{2}}[/tex]

Hay : [tex]\Rightarrow \frac{1}{C^{2}}x^{2} +(R^{2}- 2\frac{L}{C})x + L^{2} - \frac{RNBS}{P} = 0[/tex]

Với [tex]x = \frac{1}{\omega ^{2}}[/tex]

Em kiểm tra thì thấy ứng với nghiệm kép thì Pmax ; x1 và x2 là hai nghiệm cho cùng giá trị P nên nghiệm kép được tính bởi :

[tex]x_{0} = \frac{1}{\omega_{0} ^{2}} = \frac{x_{1}+x_{2}}{2} = \frac{1}{2} ( \frac{1}{\omega_{1} ^{2}}+\frac{1}{\omega_{2} ^{2}})[/tex]

Hay : [tex]\frac{1}{n_{0} ^{2}} = \frac{1}{2} ( \frac{1}{n_{1} ^{2}}+\frac{1}{n_{2} ^{2}})[/tex]





: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
: Quang Dương 10:18:34 AM Ngày 09 June, 2012

Câu 2: Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo độ cứng k = 100 N/m, vật m = 400 g. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Coi chu kỳ dao động xấp xỉ chu kì riêng của hệ, lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là
        A. 23,88 cm.    B. 23,64 cm.   C. 20,4 cm.                   D. 23,68 cm

thanhks mọi người !!

Khi đi từ biên này đến biên kia thì biên độ dao động giảm một lượng : [tex]A_{n+1} = A_{n} - \frac{2\mu mg}{k}[/tex]

Từ đó ta tính được A 2 ; A 3 ; A 4

Quãng đường cần tìm S = A 1+ A 2 + A 3 + A 4


: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
: missyou266 11:01:50 AM Ngày 09 June, 2012

Câu 2: Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo độ cứng k = 100 N/m, vật m = 400 g. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Coi chu kỳ dao động xấp xỉ chu kì riêng của hệ, lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là
        A. 23,88 cm.    B. 23,64 cm.   C. 20,4 cm.                   D. 23,68 cm

thanhks mọi người !!

Khi đi từ biên này đến biên kia thì biên độ dao động giảm một lượng : [tex]A_{n+1} = A_{n} - \frac{2\mu mg}{k}[/tex]

Từ đó ta tính được A 2 ; A 3 ; A 4

Quãng đường cần tìm S = A 1+ A 2 + A 3 + A 4

thầy câu này đáp án D , mà em làm giống như thầy nói mà ko có đáp án , thầy xem lại giúp em với a. thanks thầy


: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
: Nguyễn Văn Đức 11:27:23 AM Ngày 09 June, 2012
đáp án A đúng o bạn


: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
: Nguyễn Văn Đức 11:43:12 AM Ngày 09 June, 2012
nhâm lam theo cách thầy giáo ra D mà


: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
: missyou266 11:52:47 AM Ngày 09 June, 2012
nhâm lam theo cách thầy giáo ra D mà
bạn ni giải mình xem đi , mình làm sao ra đáp án khác ko biết bám sai chỗ nào nữa , giúp mình nha!


: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
: khaikull 11:54:43 AM Ngày 09 June, 2012

Câu 2: Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo độ cứng k = 100 N/m, vật m = 400 g. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Coi chu kỳ dao động xấp xỉ chu kì riêng của hệ, lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là
        A. 23,88 cm.    B. 23,64 cm.   C. 20,4 cm.                   D. 23,68 cm

thanhks mọi người !!

Khi đi từ biên này đến biên kia thì biên độ dao động giảm một lượng : [tex]A_{n+1} = A_{n} - \frac{2\mu mg}{k}[/tex]

Từ đó ta tính được A 2 ; A 3 ; A 4

Quãng đường cần tìm S = A 1+ A 2 + A 3 + A 4

thầy câu này đáp án D , mà em làm giống như thầy nói mà ko có đáp án , thầy xem lại giúp em với a. thanks thầy

mk thấy cách làm của thầy chính xác ùi muk bạn. chắc đáp án sai thui.
quãng đường sau 1.5 chu kỳ
S=24-0.04-0.04-0.04=23.88


: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
: missyou266 12:05:36 PM Ngày 09 June, 2012

Câu 2: Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo độ cứng k = 100 N/m, vật m = 400 g. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Coi chu kỳ dao động xấp xỉ chu kì riêng của hệ, lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là
        A. 23,88 cm.    B. 23,64 cm.   C. 20,4 cm.                   D. 23,68 cm

thanhks mọi người !!

Khi đi từ biên này đến biên kia thì biên độ dao động giảm một lượng : [tex]A_{n+1} = A_{n} - \frac{2\mu mg}{k}[/tex]

Từ đó ta tính được A 2 ; A 3 ; A 4

Quãng đường cần tìm S = A 1+ A 2 + A 3 + A 4

thầy câu này đáp án D , mà em làm giống như thầy nói mà ko có đáp án , thầy xem lại giúp em với a. thanks thầy

mk thấy cách làm của thầy chính xác ùi muk bạn. chắc đáp án sai thui.
quãng đường sau 1.5 chu kỳ
S=24-0.04-0.04-0.04=23.88
mình cũng làm như vậy mà ở đây đáp án D mà , chẳng lẽ đáp án sai ta , thank cậu !!


: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
: khaikull 11:33:13 PM Ngày 09 June, 2012

Câu 2: Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo độ cứng k = 100 N/m, vật m = 400 g. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 5.10-3. Coi chu kỳ dao động xấp xỉ chu kì riêng của hệ, lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là
        A. 23,88 cm.    B. 23,64 cm.   C. 20,4 cm.                   D. 23,68 cm

thanhks mọi người !!

Khi đi từ biên này đến biên kia thì biên độ dao động giảm một lượng : [tex]A_{n+1} = A_{n} - \frac{2\mu mg}{k}[/tex]

Từ đó ta tính được A 2 ; A 3 ; A 4

Quãng đường cần tìm S = A 1+ A 2 + A 3 + A 4

thầy câu này đáp án D , mà em làm giống như thầy nói mà ko có đáp án , thầy xem lại giúp em với a. thanks thầy

mk thấy cách làm của thầy chính xác ùi muk bạn. chắc đáp án sai thui.
quãng đường sau 1.5 chu kỳ
S=24-0.04-0.04-0.04=23.88
mình cũng làm như vậy mà ở đây đáp án D mà , chẳng lẽ đáp án sai ta , thank cậu !!

đáp án nhiu khi vẫn có thể sai muk bạn. sách có khi còn có chỗ sai huống chi là đề. mk từng làm phải đề có đáp án sai ùi nè. đầu tiên mk cũng ko pit nhưng tự dưng 2 đề có 1 câu giống muk kết quả 2 đáp án khác nhau