Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : Biệt Đội Gà Bay 06:19:38 PM Ngày 31 May, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9269



: Đề thi thử Phan Bội Châu cần giúp đỡ
: Biệt Đội Gà Bay 06:19:38 PM Ngày 31 May, 2012
Một nguồn sáng gồm có bốn bức xạ lần lượt là 1;0.43;0.25;0.9 micromet, chiếu chùm sáng từ nguồn này vào máy quang phổ ta thấy:
A. 4 vạch sáng   B. Một sắc màu tổng hợp   C. Một vạch sáng   D. 4 vạch tối

Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ xoay C và cuộn thuần cảm L. Tụ xoay có điện dung C tỉ lệ theo hàm số bậc nhất đối với góc xoay φ. Ban đầu khi chưa xoay tụ thì mạch thu được sóng có tần số f0. Khi xoay tụ một góc φ1 thì mạch thu được sóng có tần số f1 = 0,5f0. Khi xoay tụ một góc φ2 thì mạch thu được sóng có tần số f2 = f0/3. Tỉ số giữa hai góc xoay là:φ2/φ1
A. 3/8    B.  1/3   C.  3   D.  8/3


Cho mạch điện xoay chiều AB chứa R, L,C nối tiếp, đoạn AM có điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm 2R = ZL, đoạn MB có tụ C điện dung có thể thay đổi được. Đặt hai đầu mạch vào hiệu điện thế xoay chiều u = U0cosωt (V), có U0 và ω không đổi. Thay đổi C = C0 công suất mạch đạt giá trị cực đại, khi đó mắc thêm tụ C1 vào mạch MB công suất toạn mạch giảm một nửa, tiếp tục mắc thêm tụ C2 vào mạch MB để công suất của mạch tăng gấp đôi. Giá trị C2 là:
A. C0/3 hoặc 3C0   B. C0/2 hoặc 2C0   C. C0/3 hoặc 2C0   D. C0/2 hoặc 3C0

Một dây đàn hồi AB đầu A được rung nhờ một dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây, biết Phương trình dao động tại đầu A là uA= acos100pit. Quan sát sóng dừng trên sợi dây ta thấy trên dây có những điểm không phải là điểm bụng dao động với biên độ b (b 0) cách đều nhau và cách nhau khoảng 1m. Giá trị của b và tốc truyền sóng trên sợi dây lần lượt là:
A. a căn 2 ; v = 200m/s.   B. a căn 3 ; v =150m/s.   C. a; v = 300m/s.   D. a căn 2; v =100m/s.


: Trả lời: Đề thi thử Phan Bội Châu cần giúp đỡ
: Quang Dương 07:33:46 PM Ngày 31 May, 2012

Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ xoay C và cuộn thuần cảm L. Tụ xoay có điện dung C tỉ lệ theo hàm số bậc nhất đối với góc xoay φ. Ban đầu khi chưa xoay tụ thì mạch thu được sóng có tần số f0. Khi xoay tụ một góc φ1 thì mạch thu được sóng có tần số f1 = 0,5f0. Khi xoay tụ một góc φ2 thì mạch thu được sóng có tần số f2 = f0/3. Tỉ số giữa hai góc xoay là:φ2/φ1
A. 3/8    B.  1/3   C.  3   D.  8/3


Xem bài giải  tại đây (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8708.msg40602#msg40602)


: Trả lời: Đề thi thử Phan Bội Châu cần giúp đỡ
: traugia 10:12:10 PM Ngày 31 May, 2012
Một nguồn sáng gồm có bốn bức xạ lần lượt là 1;0.43;0.25;0.9 micromet, chiếu chùm sáng từ nguồn này vào máy quang phổ ta thấy:
A. 4 vạch sáng   B. Một sắc màu tổng hợp   C. Một vạch sáng   D. 4 vạch tối

Theo mình là C
 Vì trong không khí chỉ có bức xạ 0,43 micromet là ánh sáng khả kiến thôi => mắt chỉ nhìn thấy một vạch sáng


: Trả lời: Đề thi thử Phan Bội Châu cần giúp đỡ
: mark_bk99 10:28:41 PM Ngày 31 May, 2012

Cho mạch điện xoay chiều AB chứa R, L,C nối tiếp, đoạn AM có điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm 2R = ZL, đoạn MB có tụ C điện dung có thể thay đổi được. Đặt hai đầu mạch vào hiệu điện thế xoay chiều u = U0cosωt (V), có U0 và ω không đổi. Thay đổi C = C0 công suất mạch đạt giá trị cực đại, khi đó mắc thêm tụ C1 vào mạch MB công suất toạn mạch giảm một nửa, tiếp tục mắc thêm tụ C2 vào mạch MB để công suất của mạch tăng gấp đôi. Giá trị C2 là:
A. C0/3 hoặc 3C0   B. C0/2 hoặc 2C0   C. C0/3 hoặc 2C0   D. C0/2 hoặc 3C0


Khi C=Co thì Pmax -->cộng hưởng điện ZL=ZC=2R
Mắc thêm tụ C1 vào thì P=1/2Pmax <--->[tex](2R-ZC')^{2}=R^{2}[/tex] -->ZC'=R vZC'=3R
 --->C'=2C  v C'=2C/3
 Khi mắc thêm vào tụ C2 Công suất của mạch tăng lên gấp đôi --->ZL=ZC'' -->C''=C
--->C2=2C v C2=C/3


: Trả lời: Đề thi thử Phan Bội Châu cần giúp đỡ
: traugia 10:34:47 PM Ngày 31 May, 2012
Cho mạch điện xoay chiều AB chứa R, L,C nối tiếp, đoạn AM có điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm 2R = ZL, đoạn MB có tụ C điện dung có thể thay đổi được. Đặt hai đầu mạch vào hiệu điện thế xoay chiều u = U0cosωt (V), có U0 và ω không đổi. Thay đổi C = C0 công suất mạch đạt giá trị cực đại, khi đó mắc thêm tụ C1 vào mạch MB công suất toạn mạch giảm một nửa, tiếp tục mắc thêm tụ C2 vào mạch MB để công suất của mạch tăng gấp đôi. Giá trị C2 là:
A. C0/3 hoặc 3C0   B. C0/2 hoặc 2C0   C. C0/3 hoặc 2C0   D. C0/2 hoặc 3C0

Bài này có thể có nhiều phương án để mắc C1 và C2 vào mạch MB nhưng tớ chọn giải pháp là: ( C0 nt C1 )//C2
Khi C = C0 công suất của mạch có  giá trị cực đại => ZC0 = ZL = 2R và công suất của mạch là : [tex]P_{max} = \frac{U^{2}}{R}[/tex]
Khi mắc nối tiếp C1 với C0 => ZC' = ZC0 + ZC1
       Công suất của mạch là: [tex]P_{1} = \frac{U^{2}R}{R^{2} + (Z_{L} - Z_{C'})^{2}}
=\frac{U^{2}R}{R^{2} + Z_{C_{1}}^{2}}[/tex]
     Mà P1 = [tex]\frac{P_{max}}{2}[/tex] => ZC1 = R = ZC0/2 <=> C1 = 2C0
Khi mắc thêm C2 thì công suất tăng gấp đôi nghĩa là P2=Pmax
           <=> C'' = C0 <=> C0 = [tex]\frac{C_{0}C_{1}}{C_{0}+C_{1}} + C_{2}[/tex]   Với C1 = 2C0
  => C2 = [tex]\frac{C_{0}}{3}[/tex]





: Trả lời: Đề thi thử Phan Bội Châu cần giúp đỡ
: traugia 10:42:04 PM Ngày 31 May, 2012

Một dây đàn hồi AB đầu A được rung nhờ một dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây, biết Phương trình dao động tại đầu A là uA= acos100pit. Quan sát sóng dừng trên sợi dây ta thấy trên dây có những điểm không phải là điểm bụng dao động với biên độ b (b 0) cách đều nhau và cách nhau khoảng 1m. Giá trị của b và tốc truyền sóng trên sợi dây lần lượt là:
A. a căn 2 ; v = 200m/s.   B. a căn 3 ; v =150m/s.   C. a; v = 300m/s.   D. a căn 2; v =100m/s.

Khoảng cách giữa các điểm dao động với cùng biên độ b và cách đều nhau một khoảng 1m:
                        [tex]\frac{\lambda }{4} = 1 m => \lambda = 4m[/tex]
=> Tốc độ truyền sóng là : [tex]v = \frac{\lambda }{T}=\frac{\lambda \omega }{2\pi } = 200 m/s[/tex]
=> đáp án A