Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9169 : giúp em bài điện xoay chiều : ksogi 01:29:07 PM Ngày 29 May, 2012 Mạch điện xoay chiều AB gồm R, C, L mắc nối tiếp, UAB = Uo sin100pi*t (V). Khi mắc ampe kế có điện trở nhỏ vào 2 đầu cuộn dây thì ampe kế chỉ 1A, hệ số công suất của mạch AB là 0,8. khi mắc vôn kế có điện trở rất lớn thay chỗ cho ampe kế thì vôn kế chỉ 200V, hệ số công suất của mạch là 0,6. Tìm R và Uo
: Trả lời: giúp em bài điện xoay chiều : Quang Dương 02:10:22 PM Ngày 29 May, 2012 Mạch điện xoay chiều AB gồm R, C, L mắc nối tiếp, UAB = Uo sin100pi*t (V). Khi mắc ampe kế có điện trở nhỏ vào 2 đầu cuộn dây thì ampe kế chỉ 1A, hệ số công suất của mạch AB là 0,8. khi mắc vôn kế có điện trở rất lớn thay chỗ cho ampe kế thì vôn kế chỉ 200V, hệ số công suất của mạch là 0,6. Tìm R và Uo Khi mắc ampe kế có điện trở nhỏ vào 2 đầu cuộn dây thì cuộn dây bị nối tắt nên mach chỉ là R nt C. Ta có : [tex]cos \varphi = \frac{4}{5} \Rightarrow Z = \frac{5}{4} R [/tex] và [tex]Z_{C} = \frac{3}{4}R[/tex] Khi thay bằng vôn kế mạch R nt cuộn dây nt C : [tex]cos \varphi '= \frac{3}{5} \Rightarrow Z' = \frac{5}{3} R [/tex] và [tex]Z_L - Z_{C} = \frac{4}{3}R[/tex] Vậy [tex]Z_{L} = \frac{25}{12}R = \frac{5}{4}Z[/tex] và [tex]I' = \frac{3}{4}I[/tex] [tex]U = I'Z' = I'\frac{4}{5}Z_{L} = 160V[/tex] [tex]Z = \frac{U}{I} = 160 \Omega \Rightarrow R = \frac{4}{5}Z = 128\Omega[/tex] : Trả lời: giúp em bài điện xoay chiều : ksogi 02:51:25 PM Ngày 29 May, 2012 thầy cho em hỏi vì sao ở trường hợp mắc vôn kế biết được ZL > ZC
: Trả lời: giúp em bài điện xoay chiều : Hà Văn Thạnh 03:22:51 PM Ngày 29 May, 2012 thầy cho em hỏi vì sao ở trường hợp mắc vôn kế biết được ZL > ZC lúc đầu ZL không có (ZL=0), lúc sau (ZL<>0) ==> [tex]\varphi[/tex] tăng (lúc đầu [tex]\varphi_1=-37^0[/tex], lúc sau [tex]\varphi_2=53^0[/tex]) |