Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : mark_bk99 09:58:23 PM Ngày 21 May, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8892



: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: mark_bk99 09:58:23 PM Ngày 21 May, 2012
Câu1. Mức năng lượng của  nguyên tử hydro có biểu thức En=-13,6/n2 ,n=1;2;3... .Kích thích nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản bằng cách cho hấp thụ một photon có năng lượng thích hợp thì bán kính quỹ đạo dừng của electron tăng lên 25 lần.Bước sóng lớn nhất của bức xạ mà nguyên tử hydro có thể phát ra sau đó là : A.0,41micomet       B.4,1micomet      C.3,1micomet     D.5,2micomet

Câu2.Chiếu một  chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda =0,1027 \mu m[/tex] qua khí hydro ở nhiệt độ và áp suất thích hợp thì chất khí này phát ra 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda 1<\lambda 2<\lambda 3[/tex] biết [tex]\lambda 3=0,6563\mu m[/tex],ứng với bức xạ đỏ. Giá trị của bước sóng [tex]\lambda 2[/tex] là : A.0,1256[tex]\mu m[/tex]  B.0,1876[tex]\mu m[/tex]  C.0,1116[tex]\mu m[/tex]         D.0,1216[tex]\mu m[/tex]

Câu3.Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V và tần số không đổi vào hai đầu A và B của đoạn mạch R,L,C nối tiếp.Cuộn cảm L không đổi.R,C có thể thay đổi.R,L,C là các giá trị hữu hạn khác không.Gọi N là điểm nằm giữa L và C.Với C=C1 thì hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở R có giá trị không đổi và khác 0 khi thay đổi giá trị của R.Với C=C1/2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu AN bằng
A.220[tex]\sqrt{2}[/tex]V          B.110[tex]\sqrt{2}[/tex]V          C.220V     D.110V

Câu4.. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại  bức xạ[tex]\lambda[/tex]1=0,56 với 0,67[tex]\mu m<\lambda 2<0,74\mu m[/tex],thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ [tex]\lambda 2[/tex]. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ [tex]\lambda[/tex]1,và[tex]\lambda2[/tex],[tex]\lambda 3[/tex] , với [tex]\lambda 3=\frac{7\lambda 2}{12}[/tex], khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch  sáng đơn sắc  khác ?
   A. 25      B.23      C.21      D.19.










: Trả lời: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: onehitandrun 10:29:02 PM Ngày 21 May, 2012


Câu3.Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V và tần số không đổi vào hai đầu A và B của đoạn mạch R,L,C nối tiếp.Cuộn cảm L không đổi.R,C có thể thay đổi.R,L,C là các giá trị hữu hạn khác không.Gọi N là điểm nằm giữa L và C.Với C=C1 thì hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở R có giá trị không đổi và khác 0 khi thay đổi giá trị của R.Với C=C1/2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu AN bằng
A.220[tex]\sqrt{2}[/tex]V          B.110[tex]\sqrt{2}[/tex]V          C.220V     D.110V











Ta có [tex] U_R=IR=\frac{U.R}{\sqrt{R^2 + (Z_L-Z_{C1})^2}} [/tex]
[tex] \to U_R=\frac{U}{1+\frac{(Z_L-Z_{C1})^2}{R^2}} [/tex]
Do [tex] U_R [/tex] có giá trị không đổi và khác không nên [tex] Z_L =Z_{C1} [/tex]
Với C=C1/2
Ta có [tex] U_{AN}=\frac{U.\sqrt{R^2+Z_L^2}}{R^2 + (Z_L-2Z_C1)^2} [/tex]
[tex] U_{AN}=\frac{U.\sqrt{R^2 + Z_L^2}}{\sqrt{R^2 + Z_L^2}} [/tex] ( Do [tex] Z_L=Z_{C1}) [/tex]
[tex] \to U_{AN}= U [/tex]


: Trả lời: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: onehitandrun 10:51:46 PM Ngày 21 May, 2012


Câu4.. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại  bức xạ[tex]\lambda[/tex]1=0,56 với 0,67[tex]\mu m<\lambda 2<0,74\mu m[/tex],thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ [tex]\lambda 2[/tex]. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ [tex]\lambda[/tex]1,và[tex]\lambda2[/tex],[tex]\lambda 3[/tex] , với [tex]\lambda 3=\frac{7\lambda 2}{12}[/tex], khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch  sáng đơn sắc  khác ?
   A. 25      B.23      C.21      D.19.









Trong khoảng giữa 2 vạch sáng có 6 vân sáng của [tex] \lambda_2 [/tex] nên ta có:
[tex] 7\lambda_2 =k\lambda_1 [/tex]
[tex] \to \lambda_2=0,08k [/tex]
Mà [tex]    0,67  < \lambda_2=0,08k < 0,74 [/tex]
[tex] \to       8,375<k<9,25 \to k=9 \to \lambda_2=0,72 [/tex]
[tex] \to \lambda_3 = 0,42 [/tex]
Ta có [tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{\lambda_2}{\lambda_1}=\frac{9}{7} [/tex]
[tex] \frac{K_2}{K_3}=\frac{7}{12} [/tex]
BCNN: [tex] K_1=9; K_2=7 ; K_3 = 12 [/tex]
Có tất cả 8 + 6 +11 =25 vân
Ta có [tex] K_1,K_3 [/tex] : Có 2 vị trí trùng
[tex] K_1,K_2 và K_2,K_3 [/tex]: Không trùng
Tổng số vân đơn sắc là : 25-2=23


: Trả lời: Trả lời: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: mark_bk99 06:45:31 PM Ngày 22 May, 2012


Câu4.. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại  bức xạ[tex]\lambda[/tex]1=0,56 với 0,67[tex]\mu m<\lambda 2<0,74\mu m[/tex],thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ [tex]\lambda 2[/tex]. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ [tex]\lambda[/tex]1,và[tex]\lambda2[/tex],[tex]\lambda 3[/tex] , với [tex]\lambda 3=\frac{7\lambda 2}{12}[/tex], khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch  sáng đơn sắc  khác ?
   A. 25      B.23      C.21      D.19.









Trong khoảng giữa 2 vạch sáng có 6 vân sáng của [tex] \lambda_2 [/tex] nên ta có:
[tex] 7\lambda_2 =k\lambda_1 [/tex]
[tex] \to \lambda_2=0,08k [/tex]
Mà [tex]    0,67  < \lambda_2=0,08k < 0,74 [/tex]
[tex] \to       8,375<k<9,25 \to k=9 \to \lambda_2=0,72 [/tex]
[tex] \to \lambda_3 = 0,42 [/tex]
Ta có [tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{\lambda_2}{\lambda_1}=\frac{9}{7} [/tex]
[tex] \frac{K_2}{K_3}=\frac{7}{12} [/tex]
BCNN: [tex] K_1=9; K_2=7 ; K_3 = 12 [/tex]
Có tất cả 8 + 6 +11 =25 vân
Ta có [tex] K_1,K_3 [/tex] : Có 2 vị trí trùng
[tex] K_1,K_2 và K_2,K_3 [/tex]: Không trùng
Tổng số vân đơn sắc là : 25-2=23

Đoạn tô đỏ là sao thế bạn ???? Mơ hồ quá  %-)


: Trả lời: Trả lời: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: onehitandrun 08:38:09 PM Ngày 22 May, 2012


Câu4.. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại  bức xạ[tex]\lambda[/tex]1=0,56 với 0,67[tex]\mu m<\lambda 2<0,74\mu m[/tex],thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ [tex]\lambda 2[/tex]. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ [tex]\lambda[/tex]1,và[tex]\lambda2[/tex],[tex]\lambda 3[/tex] , với [tex]\lambda 3=\frac{7\lambda 2}{12}[/tex], khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch  sáng đơn sắc  khác ?
   A. 25      B.23      C.21      D.19.









Trong khoảng giữa 2 vạch sáng có 6 vân sáng của [tex] \lambda_2 [/tex] nên ta có:
[tex] 7\lambda_2 =k\lambda_1 [/tex]
[tex] \to \lambda_2=0,08k [/tex]
Mà [tex]    0,67  < \lambda_2=0,08k < 0,74 [/tex]
[tex] \to       8,375<k<9,25 \to k=9 \to \lambda_2=0,72 [/tex]
[tex] \to \lambda_3 = 0,42 [/tex]
Ta có [tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{\lambda_2}{\lambda_1}=\frac{9}{7} [/tex]
[tex] \frac{K_2}{K_3}=\frac{7}{12} [/tex]
BCNN: [tex] K_1=9; K_2=7 ; K_3 = 12 [/tex]
Có tất cả 8 + 6 +11 =25 vân
Ta có [tex] K_1,K_3 [/tex] : Có 2 vị trí trùng
[tex] K_1,K_2 và K_2,K_3 [/tex]: Không trùng
Tổng số vân đơn sắc là : 25-2=23

Đoạn tô đỏ là sao thế bạn ???? Mơ hồ quá  %-)
Là thế như thế này do đề yêu cầu là tìm số vân sáng đơn sắc giữa 2 khoảng vân trùng mà trong 25 vân có cả trùng lẫn không trùng của các bức xạ 1,2,3,vì thế ta phải tìm vị trí trùng của nó.
Ta có [tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{9}{7} [/tex] ( không trùng do đây là vị trí trùng của 3 vân sáng nên không tính)
Tương tự với [tex] \frac{K_2}{K_3}=\frac{7}{12} [/tex] ( không trùng)
[tex] \frac{K_1}{K_3}=\frac{3}{4}=\frac{6}{8}=\frac{9}{12} [/tex] ( Ta không nhận vị trí 9,12 nên ở đây có  vị trí trùng là 34 và 68)


: Trả lời: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: mark_bk99 06:58:41 PM Ngày 23 May, 2012
Còn 2 câu mọi người giúp mình với  ^-^


: Trả lời: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: SH.No1 07:16:13 PM Ngày 23 May, 2012
Câu4.. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại  bức xạ[tex]\lambda[/tex]1=0,56 với 0,67[tex]\mu m<\lambda 2<0,74\mu m[/tex],thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ [tex]\lambda 2[/tex]. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ [tex]\lambda[/tex]1,và[tex]\lambda2[/tex],[tex]\lambda 3[/tex] , với [tex]\lambda 3=\frac{7\lambda 2}{12}[/tex], khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch  sáng đơn sắc  khác ?
   A. 25      B.23      C.21      D.19.


câu này coi ở đây nè mark http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8683.msg40488#msg40488


: Trả lời: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: Điền Quang 01:34:25 PM Ngày 24 May, 2012
Câu1. Mức năng lượng của  nguyên tử hydro có biểu thức En=-13,6/n2 ,n=1;2;3... .Kích thích nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản bằng cách cho hấp thụ một photon có năng lượng thích hợp thì bán kính quỹ đạo dừng của electron tăng lên 25 lần.Bước sóng lớn nhất của bức xạ mà nguyên tử hydro có thể phát ra sau đó là : A.0,41micomet       B.4,1micomet      C.3,1micomet     D.5,2micomet


Lúc đầu nguyên tử ở trạng thái cơ bản (mức K, n = 1).

Lúc sau, bán kính quỹ đạo dừng tăng lên 25 lần: [tex]r_{n}=25r_{0}\Rightarrow n = 5[/tex], tức là lúc này nguyên tử ở mức O (n =5).

Ta thấy ở trạng thái này, nguyên tử H sẽ bức xạ ra photon có bước sóng lớn nhất ứng với khi nguyên tử chuyển từ mức 5 xuống mức 4 (từ O về N):

[tex]\frac{hc}{\lambda }= E_{5}-E_{4}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow \frac{hc}{\lambda }= 13,6 \times 1,6.10^{-19}\left<\frac{1}{16}-\frac{1}{25} \right>[/tex]

[tex]\Leftrightarrow \lambda = 4,059.10^{-6} \: (m)[/tex]


: Trả lời: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: Điền Quang 01:48:47 PM Ngày 24 May, 2012

Câu2.Chiếu một  chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda =0,1027 \mu m[/tex] qua khí hydro ở nhiệt độ và áp suất thích hợp thì chất khí này phát ra 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda 1<\lambda 2<\lambda 3[/tex] biết [tex]\lambda 3=0,6563\mu m[/tex],ứng với bức xạ đỏ. Giá trị của bước sóng [tex]\lambda 2[/tex] là : A.0,1256[tex]\mu m[/tex]  B.0,1876[tex]\mu m[/tex]  C.0,1116[tex]\mu m[/tex]         D.0,1216[tex]\mu m[/tex]


Chiếu chùm bức xạ qua khí Hydro, tức là tương đương với đám nguyên tử Hydro bị kích thích.

Đám nguyên tử Hydro chỉ phát ra ba bức xạ, tức là các nguyên tử Hydro lúc đầu ở trạng thái cơ bản, sau đó hấp thụ năng lượng và ở mức M (n = 3) (Vì chỉ ở mức này đám nguyên tử Hyrdo mới phát ra ba bức xạ).

Ba bức xạ ứng với:

   1) Từ [tex]M \rightarrow L[/tex] sẽ phát ra bức xạ có bước sóng lớn nhất, tức là ứng với [tex]\lambda _{3}[/tex]

   2) Từ [tex]M \rightarrow K[/tex] sẽ phát ra bức xạ có bước sóng nhỏ nhất, tức là ứng với [tex]\lambda _{1}[/tex]

   3) Vậy còn lại là [tex]\lambda _{2}[/tex]: ứng với từ mức [tex]L \rightarrow K[/tex].

 ~O) Giải nhanh cho trắc nghiệm:

[tex]\frac{hc}{ \lambda _{2}}= E_{2}-E_{1}\Leftrightarrow \frac{hc}{ \lambda _{2}}= 13,6 \times 1,6.10^{-19}\left<1-\frac{1}{4} \right>[/tex]

Từ đây tính ra được đáp án D.

 ~O) Hoặc cách lập luận ban đầu khác:

Năng lượng cung cấp cho đám nguyên tử H: [tex]\Delta E = \frac{hc}{ \lambda } = 12,095 \: (eV)[/tex]

Gọi n là mức năng lượng cao nhất mà đám nguyên tử H sau khi bị kích thích chuyển lên, ta có:

[tex]\Delta E = E_{n}-E_{1}=13,6-\frac{13,6}{n^{2}}[/tex]

Từ đây cũng tính ra n = 3. Rồi làm tương tự.


: Trả lời: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: mark_bk99 01:52:46 PM Ngày 24 May, 2012
Ta thấy ở trạng thái này, nguyên tử H sẽ bức xạ ra photon có bước sóng lớn nhất ứng với khi nguyên tử chuyển từ mức 5 xuống mức 4 (từ O về N):

Ngược lại nếu ng tử H bức xạ ra photon có bước sóng nhỏ nhất thì NT chuyển từ 5 xuống 1(từ O về K ) hở thầy, mấu chốt bài toán là từ đây, em ko hiểu đoạn này, nên ko biết nó từ 5 về 4. Hi thanks thầy nhiều  :x


: Trả lời: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: Quang Dương 01:53:49 PM Ngày 24 May, 2012

Câu2.Chiếu một  chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda =0,1027 \mu m[/tex] qua khí hydro ở nhiệt độ và áp suất thích hợp thì chất khí này phát ra 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda 1<\lambda 2<\lambda 3[/tex] biết [tex]\lambda 3=0,6563\mu m[/tex],ứng với bức xạ đỏ. Giá trị của bước sóng [tex]\lambda 2[/tex] là : A.0,1256[tex]\mu m[/tex]  B.0,1876[tex]\mu m[/tex]  C.0,1116[tex]\mu m[/tex]         D.0,1216[tex]\mu m[/tex]

Do chỉ có 3 bức xạ nên [tex]\lambda_1 [/tex] ứng với việc chuyển từ M xuống K ; [tex]\lambda_2 [/tex] ứng với việc chuyển từ L xuống K và [tex]\lambda_3 [/tex] ứng với việc chuyển từ M xuống L
 
Do nguyên tử Hiđrô hấp thụ được [tex]\lambda =0,1027 \mu m[/tex] nên nó cũng phát ra được [tex]\lambda [/tex] và theo định luật bảo toàn năng lượng đây là bước sóng ngắn nhất mà nó có thể phát ra . Vậy : [tex]\lambda _1 = \lambda =0,1027 \mu m[/tex]

Ta có : [tex]\frac{hc}{\lambda _{1}} = E_{M} - E_{K} = E_{M} - E_{L} + E_{L} - E_{K} = \frac{hc}{\lambda _{3}} + \frac{hc}{\lambda _{2}}[/tex]

Hay : [tex]\frac{1}{\lambda _1} = \frac{1}{\lambda _3} + \frac{1}{\lambda _2} \Rightarrow \lambda _{2}[/tex]


: Trả lời: Một số câu đề thi thử nhờ MN
: Điền Quang 01:57:11 PM Ngày 24 May, 2012
Ta thấy ở trạng thái này, nguyên tử H sẽ bức xạ ra photon có bước sóng lớn nhất ứng với khi nguyên tử chuyển từ mức 5 xuống mức 4 (từ O về N):

Ngược lại nếu ng tử H bức xạ ra photon có bước sóng nhỏ nhất thì NT chuyển từ 5 xuống 1(từ O về K ) hở thầy, mấu chốt bài toán là từ đây, em ko hiểu đoạn này, nên ko biết nó từ 5 về 4. Hi thanks thầy nhiều  :x

Ta có: [tex]\frac{hc}{\lambda }= E_{m}-E_{n}\Rightarrow \lambda = \frac{hc}{E_{m}-E_{n}}[/tex]

Từ hệ thức trên ta thấy nếu hiệu giữa hai mức năng lượng càng nhỏ thì bước sóng càng lớn. Mà hiệu hai mức NL nhỏ nhất khi chúng ở hai mức NL liền kề nhau.