Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : Fc Barcelona 01:52:08 AM Ngày 18 May, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8746



: 1 thắc mắc về 2 bài toán mong mọi người giúp
: Fc Barcelona 01:52:08 AM Ngày 18 May, 2012
Bài 1.: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha (rôto gồm một cặp cực từ) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở R = 72Ω, tụ điện C = [tex]\frac{1}{5184\Pi }[/tex] và cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n1 = 45 vòng/giây hoặc n2 = 60 vòng/giây thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là như nhau. Cuộn dây L có hệ số tự cảm là

Bài 2.Bài 67: Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở không đáng kể, được mắc với mạch ngoài là một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L. Khi tốc độ quay của roto là n1 và n2 thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có cùng giá trị. Khi tốc độ quay là n0 thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại. Mối liên hệ giữa n1, n2 và n0 là
     
theo em thấy thì
hai câu này không khác j nhau nhưng khi dùng công thức câu 2 áp dụng cho câu 1 thì được kết quả khác với làm cách thủ công và nó phụ thuộc R còn bài 2 thì không cần
thắc mắc khá lâu rồi nhưng nghĩ mãi không  hiểu mong mọi người giúp
em cảm ơn nhiều ạ


: Trả lời: 1 thắc mắc về 2 bài toán mong mọi người giúp
: mark_bk99 04:31:50 PM Ngày 18 May, 2012
Bài 1.: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha (rôto gồm một cặp cực từ) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở R = 72Ω, tụ điện C = [tex]\frac{1}{5184\Pi }[/tex] và cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n1 = 45 vòng/giây hoặc n2 = 60 vòng/giây thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là như nhau. Cuộn dây L có hệ số tự cảm là

Bài 2.Bài 67: Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở không đáng kể, được mắc với mạch ngoài là một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L. Khi tốc độ quay của roto là n1 và n2 thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có cùng giá trị. Khi tốc độ quay là n0 thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại. Mối liên hệ giữa n1, n2 và n0 là
     
theo em thấy thì
hai câu này không khác j nhau nhưng khi dùng công thức câu 2 áp dụng cho câu 1 thì được kết quả khác với làm cách thủ công và nó phụ thuộc R còn bài 2 thì không cần
thắc mắc khá lâu rồi nhưng nghĩ mãi không  hiểu mong mọi người giúp
em cảm ơn nhiều ạ

bÀI 1. đẶT E1=k.n1 và E2=k.n2 ,ZL1=k1.n1 và ZC1=k1'/n1    ,ZL2=k2.n2 và ZC2=k2'/n2
Với k1=L.2II.p ,k1'=1/2IIp.C tương tự k2,k2'
Ta có I1=I2 <-->[tex]\frac{n1}{\sqrt{R^{2}+(ZL1-ZC1)^{2}}}=\frac{n2}{\sqrt{R^{2}+(ZL2-ZC2)^{2}}}[/tex]

Khai triển thế vào tìm giá trị L

Bài 2 : KQ cuối cùng là : [tex]\frac{1}{n1^{2}}+\frac{1}{n2^{2}}=\frac{2}{no^{2}}[/tex] .
Xem công thức chứng minh của thầy Dương tại đây:
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6775.msg31495#msg31495http://


: Trả lời: 1 thắc mắc về 2 bài toán mong mọi người giúp
: Fc Barcelona 09:58:31 PM Ngày 18 May, 2012
hai bài này cụ thể là em biết làm rồi nhưng em muốn hỏi
khi roto quay n0 thì I cực đại thì cũng không khác gì cộng hưởng đúng không ạ
tại sao không thể tính n0 như câu 2 rồi sau đó dùng [tex]\omega 0=\frac{1}{\sqrt{LC}}=>L[/tex]