Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 10 => : Alexman113 09:56:41 PM Ngày 11 May, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8499



: Các bài tập về Sự chuyển thể các chất.
: Alexman113 09:56:41 PM Ngày 11 May, 2012
1/ Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng [tex]500g[/tex] ở [tex]-12^oC[/tex]. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nước đá là [tex]2,1.10^3J/kg.K[/tex].

2/ Cho một luồng hơi nước ở [tex]100^oC[/tex] đi qua một bình nhiệt lượng kế chứa [tex]0,9kg[/tex] nước ở [tex]0^oC[/tex] thì khối lượng nước trong bình tăng thêm [tex]0,1kg[/tex]. Tính nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt, cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là [tex]2,3.10^6J/kg[/tex].

3/ Một luồng hơi nước có nhiệt độ [tex]100^oC[/tex]. Sau khi ngưng tụ thành [tex]2kg[/tex] nước ở [tex]100^oC[/tex] thì nhiệt lượng tỏa ra của luồng hơi nước đó có đủ làm nóng chảy [tex]10kg[/tex] nước đá ở [tex]0^oC[/tex] được không? Giải thích. Nếu đủ hãy tính nhiệt độ khi hệ cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nước [tex]c=4200J/kg[/tex], nhiệt nóng chảy của nước đá [tex]\lambda =330kJ/kg[/tex], nhiệt hóa hơi của nước đá [tex]L=2300kJ/kg[/tex].

4/ Người ta thả một cục nước đá khối lượng [tex]80g[/tex] ở [tex]0^oC[/tex] vào một cốc nhôm đựng [tex]0,4kg[/tex] nước ở [tex]20^oC[/tex] đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là [tex]0,2kg[/tex]. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nhôm là [tex]880J/kg.K[/tex] và của nước là [tex]4180J/kg.K[/tex]. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

5/ Người ta thả một cục nước đá ở [tex]0^oC[/tex] vào một cốc bằng đồng có khối lượng [tex]0,2kg[/tex] của nhiệt lượng kế, trong cốc đồng đang đựng [tex]0,7kg[/tex] nước ở [tex]25^oC[/tex]. Khi cục nước đá vừa tan hết thì nước trong cốc đồng có nhiệt độ là [tex]15,2^oC[/tex] và khối lượng của nước là [tex]0,775kg[/tex]. Tính nhiệt nóng chảy của nước đá. Nhiệt dung riêng của đồng là [tex]380J/kg.K[/tex] và của nước là [tex]4180J/kg.K[/tex]. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

6/ Người ta thả một cục nước đá khối lượng [tex]0,05kg[/tex] ở [tex]-5^oC[/tex] vào một cốc nhôm đựng [tex]0,15kg[/tex] nước ở [tex]30^oC[/tex] trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là [tex]0,08kg[/tex], nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiêt dung riêng của nước đá là [tex]2090J/kg.K[/tex]. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

7/ Người ta thả một cục nước đá khối lượng [tex]0,1kg[/tex] ở [tex]-8^oC[/tex] vào một cốc nhôm đựng nước ở [tex]25^oC[/tex] trong nhiệt lượng kế. Nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế(gồm cốc nhôm và nước đựng trong cốc) là [tex]1800J/kg[/tex], nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nước đá là [tex]2090J/kg.K[/tex]. Tính nhiệt độ của nước ở trạng thái cân bằng khi cục nước đá vừa tan hết. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

P/s: Các anh chị, thầy cô giải chi tiết giúp em. Em đang cần gấp trong hôm nay, em xn cảm ơn ạ.


: Trả lời: Các bài tập về Sự chuyển thể các chất.
: Điền Quang 11:10:22 PM Ngày 11 May, 2012
1/ Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng [tex]500g[/tex] ở [tex]-12^oC[/tex]. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nước đá là [tex]2,1.10^3J/kg.K[/tex].


Nhiệt lượng cần dùng: [tex]Q = mc \Delta t^{0} + \lambda m[/tex]

Em tự thay số vào tính nghen.


: Trả lời: Các bài tập về Sự chuyển thể các chất.
: Hà Văn Thạnh 11:13:10 PM Ngày 11 May, 2012
1/ Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng [tex]500g[/tex] ở [tex]-12^oC[/tex]. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nước đá là [tex]2,1.10^3J/kg.K[/tex].
Nhiệt cần thiết đưa nước đá về 0^0C
Q1=mc.(0+12)
Nhiệt nóng chảy riêng
Q2=\lambda.m
nhiệt cần thiết
Q=Q1+Q2


: Trả lời: Các bài tập về Sự chuyển thể các chất.
: Điền Quang 11:23:05 PM Ngày 11 May, 2012

4/ Người ta thả một cục nước đá khối lượng [tex]80g[/tex] ở [tex]0^oC[/tex] vào một cốc nhôm đựng [tex]0,4kg[/tex] nước ở [tex]20^oC[/tex] đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là [tex]0,2kg[/tex]. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nhôm là [tex]880J/kg.K[/tex] và của nước là [tex]4180J/kg.K[/tex]. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.


Đây là một bài trong SBT cơ bản mà em.

Nhiệt lượng mà cục nước đá thu vào để tan thành nước ở nhiệt độ t:

[tex]Q_{1} = mc \left( t^{0} - 0^{0} \right) + \lambda m[/tex]

Nhiệt lượng để hệ (cốc nhôm + nước trong cốc) ở 20 độ toả ra để giảm xuống còn t độ là:

[tex]Q_{2} = \left< m_{1}c_{1} + m_{2}c_{2}\right> \left( 20^{0}-t \right)[/tex]

Từ ĐL bảo toàn năng lượng suy ra: [tex]Q_{1} = Q_{2}[/tex]

Còn lại em thế số tính ra t.


: Trả lời: Các bài tập về Sự chuyển thể các chất.
: Điền Quang 12:02:49 AM Ngày 12 May, 2012

2/ Cho một luồng hơi nước ở [tex]100^oC[/tex] đi qua một bình nhiệt lượng kế chứa [tex]0,9kg[/tex] nước ở [tex]0^oC[/tex] thì khối lượng nước trong bình tăng thêm [tex]0,1kg[/tex]. Tính nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt, cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là [tex]2,3.10^6J/kg[/tex].


Gọi t là nhiệt độ xảy ra sự cân bằng nhiệt.

Ta có: [tex]Q_{1} = Lm_{1}[/tex] và [tex]Q_{2} = \left<m_{1}+m_{2} \right>c\Delta t^{0}[/tex]

Khi cân bằng nhiệt thì: [tex]Q_{1}=Q_{2}[/tex]

Giải ra được t. Mà đề không cho nhiệt dung riêng c ta?


3/ Một luồng hơi nước có nhiệt độ [tex]100^oC[/tex]. Sau khi ngưng tụ thành [tex]2kg[/tex] nước ở [tex]100^oC[/tex] thì nhiệt lượng tỏa ra của luồng hơi nước đó có đủ làm nóng chảy [tex]10kg[/tex] nước đá ở [tex]0^oC[/tex] được không? Giải thích. Nếu đủ hãy tính nhiệt độ khi hệ cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nước [tex]c=4200J/kg[/tex], nhiệt nóng chảy của nước đá [tex]\lambda =330kJ/kg[/tex], nhiệt hóa hơi của nước đá [tex]L=2300kJ/kg[/tex].


Nhiệt hoá hơi của 2 kg nước ở 100 độ: [tex]Q_{1}=Lm_{1}[/tex]

Nhiệt lượng cần làm nóng chảy 10kg nước đá ở không độ: [tex]Q_{2}=\lambda m_{2} + m_{2}c\left< t^{0} - 0^{0} \right>[/tex]

Cân bằng nhiệt: [tex]Q_{1}=Q_{2}[/tex]

Từ đây em tính ra t rồi kết luận (Cho câu hỏi "Sau khi ngưng tụ thành [tex]2kg[/tex] nước ở [tex]100^oC[/tex] thì nhiệt lượng tỏa ra của luồng hơi nước đó có đủ làm nóng chảy [tex]10kg[/tex] nước đá ở [tex]0^oC[/tex] được không? Giải thích"). Tính ra t dương (tất nhiên nhỏ hơn 100 độ) thì ok, còn không thì không được.

 ~O) Các bài 5, 6,7: tương tự bài 4. Hình như bài 5 có trong SBT cơ bản, em mở ra xem (nếu em có  8-x)