Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : Đậu Nam Thành 09:23:46 AM Ngày 10 May, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8444



: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: Đậu Nam Thành 09:23:46 AM Ngày 10 May, 2012
Câu này có nhiều bạn hỏi nên ngulau xin giải như sau:


: Trả lời: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: Quang Dương 11:43:26 AM Ngày 10 May, 2012
Câu này có nhiều bạn hỏi nên ngulau xin giải như sau:

Xem thử lời giải sau :

Ban đầu mạch cộng hưởng nên : [tex]I = \frac{E}{R}[/tex] và [tex]Z_{L} = Z_{C0}[/tex]

Lúc sau trong mạch có dao động điện cưỡng bức với : [tex]I' = \frac{E}{\sqrt{R^{2} +(Z_{L} - Z_{C})^{2}}} = \frac{E}{\sqrt{R^{2} +(Z_{C0} - Z_{C})^{2}}}[/tex]

Theo giả thiết : I = nI' [tex]\Rightarrow R^{2} +(Z_{C0} - Z_{C})^{2} = n^{2}R ^{2}[/tex]

 [tex]\Leftrightarrow |\frac{1}{C_{0}}-\frac{1}{C}| = \omega R \sqrt{n^{2}-1}[/tex]

Hay : [tex]|\Delta C| \approx C_{0}^{2} \omega R \sqrt{n^{2}-1}[/tex]






: Trả lời: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: Quang Dương 08:07:05 AM Ngày 11 May, 2012
Trong cách giải của Ngulau [tex]R^{2}[/tex] là đại lượng rất bé và [tex](Z_{C0} - Z_{C})^{2}[/tex] cũng là đại lượng rất bé chính vì thế không hiểu vì sao có thể tính gần đúng :

[tex]\sqrt{R^{2} +(Z_{L} - Z_{C})^{2}} = \sqrt{R^{2} +(Z_{C0} - Z_{C})^{2}} \approx |Z_{C0} - Z_{C}|[/tex]


: Trả lời: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: Đậu Nam Thành 09:55:27 AM Ngày 11 May, 2012
Trong cách giải của Ngulau [tex]R^{2}[/tex] là đại lượng rất bé và [tex](Z_{C0} - Z_{C})^{2}[/tex] cũng là đại lượng rất bé chính vì thế không hiểu vì sao có thể tính gần đúng :

[tex]\sqrt{R^{2} +(Z_{L} - Z_{C})^{2}} = \sqrt{R^{2} +(Z_{C0} - Z_{C})^{2}} \approx |Z_{C0} - Z_{C}|[/tex]

khi giải bài này ngulau có kết quả như thầy, nhưng để có được đáp án đúng như đề ra nên ngulau mới bỏ qua R.Không biết ý đồ của tác giả ở đây là gì?
kết luận: đáp án đề sai?


: Trả lời: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: duynhana1 10:41:35 PM Ngày 14 May, 2012
Cho em hỏi 1 vài vấn đề trong bài này ạ,
- Trong mạch RCL có điện trở có phải chúng ta có: [tex]u_R= u_L+u_C,\ u_L = u_C+u_R,\ u_C= u_L+u_R[/tex] không ạ, em thấy 3 cái này đều đúng, nhưng nếu mà 3 cái đều đúng thì chúng ta lại có [tex]u_R=u_L=u_C = 0[/tex] ^^
- Tần số góc trong mạch khi có điện trở hay không có điện trở đều là: [tex] \omega = \frac{1}{\sqrt{LC}} [/tex], tức là trong mạch luôn có cộng hưởng điện ??
- Trong các bài giải trên ta đều có [tex] I = \frac{E}{\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}} [/tex], tại sao lại như vậy ạ, vì theo em hiểu thì suất điện động tự cảm chính là [tex] u_L [/tex]

Mong các thầy giúp đỡ em ạ.


: Trả lời: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: Quang Dương 09:02:18 AM Ngày 16 May, 2012
Cho em hỏi 1 vài vấn đề trong bài này ạ,
- Trong mạch RCL có điện trở có phải chúng ta có: [tex]u_R= u_L+u_C,\ u_L = u_C+u_R,\ u_C= u_L+u_R[/tex] không ạ, em thấy 3 cái này đều đúng, nhưng nếu mà 3 cái đều đúng thì chúng ta lại có [tex]u_R=u_L=u_C = 0[/tex] ^^
- Tần số góc trong mạch khi có điện trở hay không có điện trở đều là: [tex] \omega = \frac{1}{\sqrt{LC}} [/tex], tức là trong mạch luôn có cộng hưởng điện ??
- Trong các bài giải trên ta đều có [tex] I = \frac{E}{\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}} [/tex], tại sao lại như vậy ạ, vì theo em hiểu thì suất điện động tự cảm chính là [tex] u_L [/tex]

Mong các thầy giúp đỡ em ạ.

+ Ý thứ nhất : " - Trong mạch RCL có điện trở có phải chúng ta có: [tex]u_R= u_L+u_C,\ u_L = u_C+u_R,\ u_C= u_L+u_R[/tex] không ạ, em thấy 3 cái này đều đúng, nhưng nếu mà 3 cái đều đúng thì chúng ta lại có [tex]u_R=u_L=u_C = 0[/tex] ^^ " chưa hiểu rõ em muốn hỏi gì ?

+ Ý thứ hai : Khi mạch thu được sóng điện từ là xảy ra hiện tượng cộng hưởng !

+ Ý thứ ba : Do sóng điện từ gây ra hiện tượng cảm ứng trong cuộn dây nên trong cuộn dây có suất điện động cảm ứng . Suất điện động cảm ứng này đóng vai trò điện áp của nguồn


: Trả lời: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: duynhana1 07:05:59 PM Ngày 16 May, 2012
Em cảm ơn thầy ạ, thầy cho em hỏi 1 số nữa.
+ Ý thứ nhất : " - Trong mạch LC có điện trở có phải chúng ta có: [tex]\color{red}{u_R= u_L+u_C,\ u_L = u_C+u_R,\ u_C= u_L+u_R}[/tex] không ạ, em thấy 3 cái này đều đúng, nhưng nếu mà 3 cái đều đúng thì chúng ta lại có [tex]u_R=u_L=u_C = 0[/tex] ^^ " chưa hiểu rõ em muốn hỏi gì ?
Ý em là 3 cái hệ thức trên có đúng không ạ, với [tex]u_R,\ u_L,\ u_C[/tex] lần lượt là hiệu điện thế tức thời 2 đầu điện trở, cuộn dây thuần cảm và tụ điện ạ.

+ Ý thứ hai : Khi mạch thu được sóng điện từ là xảy ra hiện tượng cộng hưởng !
Như vậy tần số góc trong bài này phụ thuộc sóng điện từ, không phụ thuộc mạch dao động ạ.


: Trả lời: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: Quang Dương 06:46:38 AM Ngày 17 May, 2012
Em cảm ơn thầy ạ, thầy cho em hỏi 1 số nữa.
+ Ý thứ nhất : " - Trong mạch LC có điện trở có phải chúng ta có: [tex]\color{red}{u_R= u_L+u_C,\ u_L = u_C+u_R,\ u_C= u_L+u_R}[/tex] không ạ, em thấy 3 cái này đều đúng, nhưng nếu mà 3 cái đều đúng thì chúng ta lại có [tex]u_R=u_L=u_C = 0[/tex] ^^ " chưa hiểu rõ em muốn hỏi gì ?
Ý em là 3 cái hệ thức trên có đúng không ạ, với [tex]u_R,\ u_L,\ u_C[/tex] lần lượt là hiệu điện thế tức thời 2 đầu điện trở, cuộn dây thuần cảm và tụ điện ạ.

+ Ý thứ hai : Khi mạch thu được sóng điện từ là xảy ra hiện tượng cộng hưởng !
Như vậy tần số góc trong bài này phụ thuộc sóng điện từ, không phụ thuộc mạch dao động ạ.


Gọi M là điểm giữa R và L ; N là điểm giữa L và C ; P là điểm giữa C và R theo chiều kim đồng hồ chẳng hạn

Ta luôn có :  [tex]u _{MN} + u _{NP} + u_{PM} = 0 \Leftrightarrow u _{L} + u _{C} + u_{R} = 0[/tex]

Để thu được sóng điện từ ta phải điều chỉnh L và C sao cho xảy ra cộng hưởng


: Trả lời: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: duynhana1 06:34:21 PM Ngày 20 May, 2012
Gọi M là điểm giữa R và L ; N là điểm giữa L và C ; P là điểm giữa C và R theo chiều kim đồng hồ chẳng hạn

Ta luôn có :  [tex]u _{MN} + u _{NP} + u_{PM} = 0 \Leftrightarrow u _{L} + u _{C} + u_{R} = 0[/tex]

Để thu được sóng điện từ ta phải điều chỉnh L và C sao cho xảy ra cộng hưởng
Thầy ơi vậy thì trong mạch LC ta có uL+uC=0 suy ra uL và uC ngược pha ạ :-s


: Trả lời: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: traugia 01:38:45 PM Ngày 22 May, 2012
 Chuẩn quá đi chứ !
 Theo mình thì mạch LC lí tưởng, Mạch Lc có R, Mạch RLC nối tiếp  đều cùng hình thức là mạch dao động nhưng lần lượt là : dao động điều hòa, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức mà.


: Trả lời: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: tichuot2194 12:33:35 AM Ngày 16 June, 2012
Bài này zô đề thi đại học ai mà ko từng làm qua chắc muốn làm mất 10p :D


: Trả lời: Gải một câu DĐ điện từ thi thử SPHN lần 6 (2012)
: luonglecongly 12:06:02 PM Ngày 01 July, 2013
Bài này zô đề thi đại học ai mà ko từng làm qua chắc muốn làm mất 10p :D

làm 89' đó bạn ơi, thế mà cũng ko ra. câu này siêu chất  ho:)