Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : onehitandrun 03:05:01 PM Ngày 25 April, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7997



: 2 bài điện xoay chiều lạ
: onehitandrun 03:05:01 PM Ngày 25 April, 2012
1/Cho đoạn mạch AB gồm AM có dung kháng bằng [tex]60\Omega,MN chứa cuộn dây có r=10\Omega,cảm kháng bằng 30\Omega [/tex].NB chỉ chứa R.Đặt vào A,B một điện áp xoay chiều có tần số không đổi.Khi cố định [tex]f_1=50Hz[/tex],thay đổi R thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U1.Cố định [tex]R=30\Omega[/tex],thay đổi tần số f thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U2.Tính tỉ số giữa U1 và U2?
A.3,58   B.0,58   C.2,58   D.1,58
2/Cho đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R và hệ số tự cảm L,tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp.Khi đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số góc [tex]\omega=\omega_1[/tex] thì đo được bằng 60V, bằng 28V và bằng 80V,I=0,1 A.Khi thay đổi tần số góc [tex]\omega=250rad/s[/tex] thì I có giá trị cực đại.Giá trị của [tex]\omega1[/tex]:
A.654,12rad/s   B.231,15rad/s   C.221,23rad/s   D.377,96rad/s
   Rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô cùng các bạn.Em xin chân thành cảm ơn


: Trả lời: 2 bài điện xoay chiều lạ
: Đậu Nam Thành 03:45:16 PM Ngày 25 April, 2012
1/Cho đoạn mạch AB gồm AM có dung kháng bằng [tex]60\Omega,MN chứa cuộn dây có r=10\Omega,cảm kháng bằng 30\Omega [/tex].NB chỉ chứa R.Đặt vào A,B một điện áp xoay chiều có tần số không đổi.Khi cố định [tex]f_1=50Hz[/tex],thay đổi R thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U1.Cố định [tex]R=30\Omega[/tex],thay đổi tần số f thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U2.Tính tỉ số giữa U1 và U2?
A.3,58   B.0,58   C.2,58   D.1,58
2/Cho đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R và hệ số tự cảm L,tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp.Khi đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số góc [tex]\omega=\omega_1[/tex] thì đo được bằng 60V, bằng 28V và bằng 80V,I=0,1 A.Khi thay đổi tần số góc [tex]\omega=250rad/s[/tex] thì I có giá trị cực đại.Giá trị của [tex]\omega1[/tex]:
A.654,12rad/s   B.231,15rad/s   C.221,23rad/s   D.377,96rad/s
   Rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô cùng các bạn.Em xin chân thành cảm ơn
câu 1 bạn đánh rõ dữ kiện lại nhé?
câu 2: các giá trị hiệu điện thế không rõ là của đại lượng nào?


: Trả lời: 2 bài điện xoay chiều lạ
: onehitandrun 07:10:54 PM Ngày 25 April, 2012

1/Cho đoạn mạch AB gồm AM có dung kháng bằng 60 Ôm ,MN chứa cuộn dây có r=10 Ôm,cảm kháng bằng 30 Ôm.NB chỉ chứa R.Đặt vào A,B một điện áp xoay chiều có tần số không đổi.Khi cố định [tex]f_1=50Hz[/tex],thay đổi R thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U1.Cố định [tex]R=30\Omega[/tex],thay đổi tần số f thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U2.Tính tỉ số giữa U1 và U2?
A.3,58   B.0,58   C.2,58   D.1,58
2/Cho đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R và hệ số tự cảm L,tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp.Khi đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số góc [tex]\omega=\omega_1[/tex] thì đo được [tex]U_R= 60V[/tex], [tex]U_L= 28V[/tex] và [tex]U_C= 80V[/tex],I=0,1 A.Khi thay đổi tần số góc [tex]\omega=250rad/s[/tex] thì I có giá trị cực đại.Giá trị của [tex]\omega1[/tex]:
A.654,12rad/s   B.231,15rad/s   C.221,23rad/s   D.377,96rad/s
   Rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô cùng các bạn.Em xin chân thành cảm ơn


: Trả lời: 2 bài điện xoay chiều lạ
: Quỷ kiến sầu 08:04:41 PM Ngày 25 April, 2012
2/Cho đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R và hệ số tự cảm L,tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp.Khi đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số góc [tex]\omega=\omega_1[/tex] thì đo được [tex]U_R= 60V[/tex], [tex]U_L= 28V[/tex] và [tex]U_C= 80V[/tex],I=0,1 A.Khi thay đổi tần số góc [tex]\omega=250rad/s[/tex] thì I có giá trị cực đại.Giá trị của [tex]\omega1[/tex]:
A.654,12rad/s   B.231,15rad/s   C.221,23rad/s   D.377,96rad/s
   Rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô cùng các bạn.Em xin chân thành cảm ơn

Mình thấy thế này:

[tex]\omega=250rad/s[/tex] thì I có giá trị cực đại ==> [tex]\omega _{2}^{2} = \frac{1}{LC} = \frac{1}{\omega _{1}L}.\frac{1}{\omega _{1}C}.\omega _{1}^{2} = \frac{Z_{C1}}{Z_{L1}}\omega _{1}^{2}[/tex]

==> [tex]\omega _{1} = \sqrt{\frac{Z_{L1}}{Z_{C1}}}.\omega _{2} = \sqrt{\frac{U_{L1}}{U_{C1}}}.\omega _{2} = 147,9[/tex]

+ Không thấy sử dụng đến UR, I
+ Không có đáp án  :-[

Đề bạn lấy đâu thế  >:D


: Trả lời: 2 bài điện xoay chiều lạ
: Quỷ kiến sầu 08:12:38 PM Ngày 25 April, 2012

1/Cho đoạn mạch AB gồm AM có dung kháng bằng 60 Ôm ,MN chứa cuộn dây có r=10 Ôm,cảm kháng bằng 30 Ôm.NB chỉ chứa R.Đặt vào A,B một điện áp xoay chiều có tần số không đổi.Khi cố định [tex]f_1=50Hz[/tex],thay đổi R thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U1.Cố định [tex]R=30\Omega[/tex],thay đổi tần số f thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U2.Tính tỉ số giữa U1 và U2?
A.3,58   B.0,58   C.2,58   D.1,58

- Thay đổi R: [tex]U_{AM} = \frac{U.Z_{C}}{\sqrt{(R+r)^{2} + (Z_{L}-Z_{C})^{2}}}[/tex] ==> U_AM max khi R = 0

- Thay đổi f: [tex]U_{AMmax} = \frac{2U.L}{(R+r)\sqrt{4LC-(R+r)^{2}C^{2}}}[/tex]

Số liệu có cả rồi bạn thay vào mà tìm tỷ số nhé


: Trả lời: 2 bài điện xoay chiều lạ
: onehitandrun 08:33:18 PM Ngày 25 April, 2012
Mấy câu này trong đề của thầy Hồ Hoàng Việt đó .Cảm ơn bạn nhiều nha


: Trả lời: 2 bài điện xoay chiều lạ
: onehitandrun 08:48:35 PM Ngày 25 April, 2012
2/Cho đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R và hệ số tự cảm L,tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp.Khi đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số góc [tex]\omega=\omega_1[/tex] thì đo được [tex]U_R= 60V[/tex], [tex]U_L= 28V[/tex] và [tex]U_C= 80V[/tex],I=0,1 A.Khi thay đổi tần số góc [tex]\omega=250rad/s[/tex] thì I có giá trị cực đại.Giá trị của [tex]\omega1[/tex]:
A.654,12rad/s   B.231,15rad/s   C.221,23rad/s   D.377,96rad/s
   Rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô cùng các bạn.Em xin chân thành cảm ơn

Mình thấy thế này:

[tex]\omega=250rad/s[/tex] thì I có giá trị cực đại ==> [tex]\omega _{2}^{2} = \frac{1}{LC} = \frac{1}{\omega _{1}L}.\frac{1}{\omega _{1}C}.\omega _{1}^{2} = \frac{Z_{C1}}{Z_{L1}}\omega _{1}^{2}[/tex]

==> [tex]\omega _{1} = \sqrt{\frac{Z_{L1}}{Z_{C1}}}.\omega _{2} = \sqrt{\frac{U_{L1}}{U_{C1}}}.\omega _{2} = 147,9[/tex]

+ Không thấy sử dụng đến UR, I
+ Không có đáp án  :-[

Đề bạn lấy đâu thế  >:D
  Câu này mình giải cũng giống bạn mà không ra, tại chưa xài hết dữ kiện.


: Trả lời: 2 bài điện xoay chiều lạ
: onehitandrun 11:33:23 PM Ngày 25 April, 2012

1/Cho đoạn mạch AB gồm AM có dung kháng bằng 60 Ôm ,MN chứa cuộn dây có r=10 Ôm,cảm kháng bằng 30 Ôm.NB chỉ chứa R.Đặt vào A,B một điện áp xoay chiều có tần số không đổi.Khi cố định [tex]f_1=50Hz[/tex],thay đổi R thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U1.Cố định [tex]R=30\Omega[/tex],thay đổi tần số f thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U2.Tính tỉ số giữa U1 và U2?
A.3,58   B.0,58   C.2,58   D.1,58

- Thay đổi R: [tex]U_{AM} = \frac{U.Z_{C}}{\sqrt{(R+r)^{2} + (Z_{L}-Z_{C})^{2}}}[/tex] ==> U_AM max khi R = 0

- Thay đổi f: [tex]U_{AMmax} = \frac{2U.L}{(R+r)\sqrt{4LC-(R+r)^{2}C^{2}}}[/tex]

Số liệu có cả rồi bạn thay vào mà tìm tỷ số nhé

  Thầy cho em hỏi chỗ thay đổi tần số f đến đây thì anh QKS kêu thế các giá trị L,C vào mà em không biết xài [tex]\omega[/tex] nào đễ có thể suy ra các giá trị L,C đó .Mong nhận được sự hồi âm của thầy em xin cảm ơn!


: Trả lời: 2 bài điện xoay chiều lạ
: kokomi 12:03:39 AM Ngày 26 April, 2012

1/Cho đoạn mạch AB gồm AM có dung kháng bằng 60 Ôm ,MN chứa cuộn dây có r=10 Ôm,cảm kháng bằng 30 Ôm.NB chỉ chứa R.Đặt vào A,B một điện áp xoay chiều có tần số không đổi.Khi cố định [tex]f_1=50Hz[/tex],thay đổi R thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U1.Cố định [tex]R=30\Omega[/tex],thay đổi tần số f thì điện áp hiệu dụng đoạn AM đạt giá trị cực đại là U2.Tính tỉ số giữa U1 và U2?
A.3,58   B.0,58   C.2,58   D.1,58

- Thay đổi R: [tex]U_{AM} = \frac{U.Z_{C}}{\sqrt{(R+r)^{2} + (Z_{L}-Z_{C})^{2}}}[/tex] ==> U_AM max khi R = 0

- Thay đổi f: [tex]U_{AMmax} = \frac{2U.L}{(R+r)\sqrt{4LC-(R+r)^{2}C^{2}}}[/tex]

Số liệu có cả rồi bạn thay vào mà tìm tỷ số nhé

  Thầy cho em hỏi chỗ thay đổi tần số f đến đây thì anh QKS kêu thế các giá trị L,C vào mà em không biết xài [tex]\omega[/tex] nào đễ có thể suy ra các giá trị L,C đó .Mong nhận được sự hồi âm của thầy em xin cảm ơn!
L, C không thay đổi. Ứng với f1 đã biết, bạn tính được L,C


: Trả lời: 2 bài điện xoay chiều lạ
: kiet321 10:40:14 PM Ngày 20 May, 2012
Cho em hỏi bài 1 cho thừa dữ kiện tần số phải không các anh.