Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: KPS trong 12:46:27 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7850



Tiêu đề: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KPS trong 12:46:27 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
Mong thầy cô và các bạn giúp đỡ em mấy bài nhé!! hihi
1) Một con lắc dao động điều hòa với pt: [TEX]x=4cos(2\pi t + \pi/3)[/TEX]. Động năng  và thế năng của con lắc bằng nhau lần thứ 2012 vào thời điểm nào?
P/s: thầy ơi vẽ hình giúp e để e thấy rõ nhé...cảm ơn thầy nhiều ạ
2) Cho 2 vật dao động điều hòa cùng biên độ dao động trên trục Ox. Biết f1=3Hz, f2=6Hz, ở thời điểm ban đầu 2 vật đều có li độ [TEX]x_o=\frac{A}{2}[/TEX] cùng chiều về vị trí cân bằng. Khoảng thời gian ngắn nhất để 2 vật có cùng li độ là?
A.2/9
B.1/9
C.2/27
D.1/27


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:25:12 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
Mong thầy cô và các bạn giúp đỡ em mấy bài nhé!! hihi
1) Một con lắc dao động điều hòa với pt: [TEX]x=4cos(2\pi t + \pi/3)[/TEX]. Động năng  và thế năng của con lắc bằng nhau lần thứ 2012 vào thời điểm nào?
t =0: x = 2cm và v<0
vị trí động năng bằng thế năng có li độ [tex]x = \left|A\frac{\sqrt{2}}{2} \right|[/tex]

trong 1 chu kì vật qua vị trí động năng bằng thế năng 4 lần,vậy để được 2012 lần cần 503T. nhưng trong chu

kì cuối ( chu kì thứ 503), vật chị cần đến vị trí [tex]x = A\frac{\sqrt{2}}{2}[/tex]

nên thời điểm đó là 503T - ( T/8 - T/12) = 502,96 s.
mình vẽ chu kì cuối nè.


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:44:00 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
2) Cho 2 vật dao động điều hòa cùng biên độ dao động trên trục Ox. Biết f1=3Hz, f2=6Hz, ở thời điểm ban đầu 2 vật đều có li độ [TEX]x_o=\frac{A}{2}[/TEX] cùng chiều về vị trí cân bằng. Khoảng thời gian ngắn nhất để 2 vật có cùng li độ là?
A.2/9
B.1/9
C.2/27
D.1/27


chọn t = 0 lúc 2 vật qua vị trí x = A/2 theo chiều âm về VTCB.

[tex]x_1 = Acos(\omega _1t + \frac{\pi }{3})[/tex]

[tex]x_2 = Acos(\omega _2t + \frac{\pi }{3})[/tex]

khi 2 vật cùng li độ, cho x1 = x2 giải lượng giác ta được

[tex]-3t = k[/tex] hoặc [tex]9t = k - \frac{1}{3}[/tex]

chọn k =1, được ĐA 2/27


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KPS trong 04:33:49 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
hi.cảm ơn bạn nhiều nha


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KPS trong 10:11:32 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
3) Một khối chất phóng xạ. Trong t1 giờ đầu tiên phát ra n1 tia phóng xa, trong t2=2t1 giờ tiếp theo nó phát ra n2 tia phóng xạ. Biết n2=9n1/64. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ trên là ? ( T=t1/3)

giúp tớ câu này nhé mọi người


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:42:13 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
3) Một khối chất phóng xạ. Trong t1 giờ đầu tiên phát ra n1 tia phóng xa, trong t2=2t1 giờ tiếp theo nó phát ra n2 tia phóng xạ. Biết n2=9n1/64. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ trên là ? ( T=t1/3)

số tia phóng xạ phát ra cũng là số hạt nhân bị phân rã

[tex]n_1 = N_0.(1- 2^-(t_1/T))[/tex]  (1)

số hạt nhân còn lại sau t1 là [tex]N'_0 = N_0.2^-^(t1/T)[/tex]

nó đóng vai trò là số hạt ban đầu khi ta khảo sát từ thời điểm t1, nên

[tex]n_2 = N'_0.2^-^(t1/T).(1- 2^-^(2t1/T))[/tex]  (2)

chia (1) và (2) kết hợp với n2 = 9n1/64 giải ra T = t1/3



Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KPS trong 11:37:32 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
3) Một khối chất phóng xạ. Trong t1 giờ đầu tiên phát ra n1 tia phóng xa, trong t2=2t1 giờ tiếp theo nó phát ra n2 tia phóng xạ. Biết n2=9n1/64. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ trên là ? ( T=t1/3)

số tia phóng xạ phát ra cũng là số hạt nhân bị phân rã

[tex]n_1 = N_0.(1- 2^-(t_1/T))[/tex]  (1)

số hạt nhân còn lại sau t1 là [tex]N'_0 = N_0.2^-^(t1/T)[/tex]

nó đóng vai trò là số hạt ban đầu khi ta khảo sát từ thời điểm t1, nên

[tex]n_2 = N'_0.2^-^(t1/T).(1- 2^-^(2t1/T))[/tex]  (2)

chia (1) và (2) kết hợp với n2 = 9n1/64 giải ra T = t1/3



cái chỗ suy ra (2) mình chưa hiểu cho lắm bạn giải thích thêm giúp mình nhé!!! tks bạn


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KPS trong 12:51:01 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
thầy cô và các bạn giúp mình thêm mấy câu nữa nhé!
4) Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời bức xạ đơn sắc có bứoc sóng [tex]\lambda_1=0,40\mu m, \lambda_2=0,60\mu m, \lambda_3=0,72\mu m[/tex]. Trên màn trong khoảng giữa 2 vân sáng liên tiếp  có màu giống màu vân trung tâm, nếu 2 vân sáng của bức xạ trùng nhau chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là? (đáp án: 17 vân)



5) Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe là 0,3mm, Khoảng cách giữa mặt phẳng chứa 2 khe và màn quan sát là 1,5m. Hai khe [tex]S_1,S_2[/tex] được chiếu đồng thời bởi 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là: [tex]\lambda_1=0,40\mu m, \lambda_2=0,50\mu m, \lambda_3=0,60\mu m[/tex]. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng mau đo được trên màn là? (đáp án:2mm)[/b]


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 01:14:35 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
3) Một khối chất phóng xạ. Trong t1 giờ đầu tiên phát ra n1 tia phóng xa, trong t2=2t1 giờ tiếp theo nó phát ra n2 tia phóng xạ. Biết n2=9n1/64. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ trên là ? ( T=t1/3)



sao lắm ng hỏi câu này thế nhỉ. anh là ng thứ 3 đấy. anh có thể xem cách giải khác ở lick http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7878.msg36733;topicseen#msg36733


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 01:27:57 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
thầy cô và các bạn giúp mình thêm mấy câu nữa nhé!
4) Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời bức xạ đơn sắc có bứoc sóng [tex]\lambda_1=0,40\mu m, \lambda_2=0,60\mu m, \lambda_3=0,72\mu m[/tex]. Trên màn trong khoảng giữa 2 vân sáng liên tiếp  có màu giống màu vân trung tâm, nếu 2 vân sáng của bức xạ trùng nhau chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là? (đáp án: 17 vân)

[tex]\frac{k1}{k2} = \frac{\lambda 2}{\lambda 1} = \frac{3}{2}[/tex], [tex]\frac{k2}{k3} = \frac{6}{5}[/tex], [tex]\frac{k3}{k1} = \frac{5}{9}[/tex]

==> k1:k2:k3 = 9:6:5

+ Số vạch màu quan sát được: [tex]8 + 5 + 4 - [(\frac{9}{3} - 1) + (\frac{6}{6} - 1) + (\frac{5}{5} - 1)]= 15[/tex]

Sao đáp số lại là 17? Hay tính cả hai vân hai đầu cùng màu với vân trung tâm?


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 01:35:15 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012

5) Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe là 0,3mm, Khoảng cách giữa mặt phẳng chứa 2 khe và màn quan sát là 1,5m. Hai khe [tex]S_1,S_2[/tex] được chiếu đồng thời bởi 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là: [tex]\lambda_1=0,40\mu m, \lambda_2=0,50\mu m, \lambda_3=0,60\mu m[/tex]. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng mau đo được trên màn là? (đáp án:2mm)[/b]


Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu trên màn chính là khoảng cách giữa hai vân sáng của bức xạ 1 (vì [tex]\lambda 1[/tex] nhỏ nhất). ==> d = i1 = [tex]\frac{\lambda 1.D}{a} = \frac{0,4.1,5}{0,3} = 2mm[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KSH_Blow trong 03:26:08 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
Giải thích gium mình giữa 2 lần liđộ bằng nhau thì sao lại chọn k=1 nếu vậy thì thanh thời điểm mất rồi


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KPS trong 06:50:13 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
thầy cô và các bạn giúp mình thêm mấy câu nữa nhé!
4) Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời bức xạ đơn sắc có bứoc sóng [tex]\lambda_1=0,40\mu m, \lambda_2=0,60\mu m, \lambda_3=0,72\mu m[/tex]. Trên màn trong khoảng giữa 2 vân sáng liên tiếp  có màu giống màu vân trung tâm, nếu 2 vân sáng của bức xạ trùng nhau chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là? (đáp án: 17 vân)

[tex]\frac{k1}{k2} = \frac{\lambda 2}{\lambda 1} = \frac{3}{2}[/tex], [tex]\frac{k2}{k3} = \frac{6}{5}[/tex], [tex]\frac{k3}{k1} = \frac{5}{9}[/tex]

==> k1:k2:k3 = 9:6:5

+ Số vạch màu quan sát được: [tex]8 + 5 + 4 - [(\frac{9}{3} - 1) + (\frac{6}{6} - 1) + (\frac{5}{5} - 1)]= 15[/tex]

Sao đáp số lại là 17? Hay tính cả hai vân hai đầu cùng màu với vân trung tâm?

15 đúng á tớ ghi đáp án nhầm :D


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KPS trong 07:47:02 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012

6) Mạch dao động điện từ lý tưởng gồm cuộn cảm thuần và hai tụ điện có điện dung  [tex]C_1=C_2[/tex] mắc nối tiếp, hai bản tụ [tex]C_1[/tex] được nối với nhau bằng 1 khoá K. Ban đầu khoá K mở thì thì điện áp cực đại hai đầu cuộn dây là [tex]8\sqrt{6}V[/tex], sau đó đúng vào thời điểm dòng điện qua cuộn dây có giá trị bằng giá trị hiệu dụng thì đóng khoá K lại, điện áp cực đại 2 đầu cuộn dây sau khi đóng khoá K là? (12V)
[/color]

giúp tớ bài này vs nhá mọi người :)


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 08:12:08 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012

6) Mạch dao động điện từ lý tưởng gồm cuộn cảm thuần và hai tụ điện có điện dung  [tex]C_1=C_2[/tex] mắc nối tiếp, hai bản tụ [tex]C_1[/tex] được nối với nhau bằng 1 khoá K. Ban đầu khoá K mở thì thì điện áp cực đại hai đầu cuộn dây là [tex]8\sqrt{6}V[/tex], sau đó đúng vào thời điểm dòng điện qua cuộn dây có giá trị bằng giá trị hiệu dụng thì đóng khoá K lại, điện áp cực đại 2 đầu cuộn dây sau khi đóng khoá K là? (12V)
[/color]

giúp tớ bài này vs nhá mọi người :)

- Khi i = I = [tex]\frac{I_{o}}{\sqrt{2}}[/tex]:       [tex]\frac{1}{2}L.\frac{I_o^{2}}{2}+ W_{d} = \frac{1}{2}LI_o^{2} \Rightarrow W_{d} = \frac{W}{2}[/tex]

- Hai tụ giống nhau mắc nt, tại thời điểm đó năng lượng của chúng như nhau: [tex]W_{d1} = W_{d2} = \frac{W_{d}}{2} = \frac{W}{4}[/tex]

- Khi đóng k mạch mất phần năng lượng Wd1 ==> Năng lượng còn lại của mạch: [tex]W' = W - \frac{1}{4}W = \frac{3}{4}W[/tex]

==> [tex]\frac{1}{2}CU_{o}'^{2} = \frac{3}{4}. \frac{1}{2}\frac{C}{2}U_{o}^{2}[/tex] ==> Uo' 12V



Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: OBAMA trong 08:57:17 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
Số vạch màu quan sát được: [tex]8 + 5 + 4 - [(\frac{9}{3} - 1) + (\frac{6}{6} - 1) + (\frac{5}{5} - 1)]= 15[/tex]
Quỷ kiến sầu giải thích chỗ này mình với. mình không hiểu tại sao lại như thế


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 09:36:14 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
Số vạch màu quan sát được: [tex]8 + 5 + 4 - [(\frac{9}{3} - 1) + (\frac{6}{6} - 1) + (\frac{5}{5} - 1)]= 15[/tex]
Quỷ kiến sầu giải thích chỗ này mình với. mình không hiểu tại sao lại như thế
k1:k2 = a:b; k2:k3 = c:d; k3:k1 = e:f
k1:k2:k3 = m:n:p Với m là BSCNN của a và f, n là là BSCNN của a và c, p là BSCNN của d và e
- Số cực đại giao thoa trong khoảng hai vân cùng màu: x = m -1 + n -1 + p -1

- Số vạch màu kết quả của 1 trùng 2: m/a - 1 (2 vân trùng tính 1 vạch)

- Số vạch màu kết quả của 2 trùng 3: n/c - 1

-  Số vạch màu kết quả của 3 trùng 1: p/e - 1

Hoặc bạn có thể lập bảng cho k1, k2 và k3 để đếm số vân trùng


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: OBAMA trong 09:57:03 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
bạn ơi. tại sao Số vạch màu kết quả của 1 trùng 2: m/a - 1. không hiểu tại sao lại -1


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 10:14:34 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
bạn ơi. tại sao Số vạch màu kết quả của 1 trùng 2: m/a - 1. không hiểu tại sao lại -1

Bạn hình dung thế này: Hai vân cùng màu liên tiếp tương ứng với vân bậc 0 và vân bậc m của 1. Vậy giữa chúng chỉ có m-1 vân của 1 nên ta phải bớt đi 1


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: OBAMA trong 10:24:01 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
trời ơi. điên đầu mất, mình đập đầu vào tường rùi mà sao vẫn không hiểu. bạn có thể vẽ hình ra luôn đc không [-O<
mình không hiểu cái đoạn này nè
- Số vạch màu kết quả của 1 trùng 2: m/a - 1 (2 vân trùng tính 1 vạch)

- Số vạch màu kết quả của 2 trùng 3: n/c - 1

-  Số vạch màu kết quả của 3 trùng 1: p/e - 1



Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 10:41:41 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
Còn hai cách nữa bạn:

C1. Bạn lập bảng cho k1, k2 và k3 từ các tỷ số và đếm
VD: k1:k2 = 2:3

k1  0     2     4     6     8  . . . . .
k2  0     3     6     9     12 . . . . .

C2. Bạn nhớ lun cách tính đó chả cần hỉu =))



Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KPS trong 02:40:28 pm Ngày 21 Tháng Tư, 2012
7) Dây AB=40cm căng ngang, hai đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B), biết BM=14cm. Tổng số bụng và số nút sóng trên dây AB là?
8) Một sóng cơ có bước sóng [tex]\lambda[/tex], tần số f, biên độ a không đổi, lan truyền trên một đường thẳng từ điểm M tới điểm N cách M một đoạn [tex]\frac{7\lambda}{3}[/tex]. Tại một thời điểm nào đó, tốc độ dao động của M bằng [tex]2\pi fa[/tex], lúc đó tốc độ dao động của điểm N bằng?

[tex]A. \sqrt{3}\pi fa[/tex]
[tex]B.0[/tex]
[tex]C. \pi fa[/tex]
[tex]D. \sqrt{2}\pi fa[/tex]
giúp tớ nhé các bạn ^^


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:00:06 pm Ngày 21 Tháng Tư, 2012
7) Dây AB=40cm căng ngang, hai đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B), biết BM=14cm. Tổng số bụng và số nút sóng trên dây AB là?

tại B là nút,M là bụng thứ 4 kể từ B [tex]\Rightarrow MB = 3\frac{\lambda }{2} + \frac{\lambda }{4}[/tex]

[tex]\Rightarrow \lambda = 8 cm[/tex]

dây 2 đầu cố định [tex]l = n\frac{\lambda }{2}[/tex]  => n = 10 (với n là số bó)
vậy có 10 bụng và 11 nút.


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:26:50 pm Ngày 21 Tháng Tư, 2012
8) Một sóng cơ có bước sóng [tex]\lambda[/tex], tần số f, biên độ a không đổi, lan truyền trên một đường thẳng từ điểm M tới điểm N cách M một đoạn [tex]\frac{7\lambda}{3}[/tex]. Tại một thời điểm nào đó, tốc độ dao động của M bằng [tex]2\pi fa[/tex], lúc đó tốc độ dao động của điểm N bằng?[/b]
[tex]A. \sqrt{3}\pi fa[/tex]
[tex]B.0[/tex]
[tex]C. \pi fa[/tex]
[tex]D. \sqrt{2}\pi fa[/tex]

tốc độ dao M là [tex]2\pi fa[/tex]  [tex]\Rightarrow u_M = \sqrt{a^2 - \frac{v^2}{\omega ^2}} = 0[/tex]

độ lệch pha giữa M và N là [tex]\Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }= \frac{14\pi }{3}[/tex]

bỏ bớt [tex]\frac{12\pi }{3}[/tex] thì M,N lệch nhau [tex]\frac{2\pi }{3}[/tex]

dùng đường tròn ta sẽ tìm được li độ của N  [tex]u_N = a\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex]

=> tốc độ N là  [tex]\pi fa[/tex]

vecto biên độ của N nằm dưới vì N chậm pha hơn.







Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KPS trong 03:42:44 pm Ngày 21 Tháng Tư, 2012
cảm ơn bạn nhiều nhé..hi^^


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KPS trong 08:01:56 pm Ngày 22 Tháng Tư, 2012
9) Mạch RLC nối tiếp gồm cuộn dây (L,r) và tụ điện C. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế [tex]u=30\sqrt{2}cos100\pi t[/tex]. Điều chình C để [tex]U_C=U_{Cmax}=50V[/tex]. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn dây khi đó là? (đáp án 30V)


10) Trong TN về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720nm và bức xạ màu lục có bứoc sóng \lambda (có giá trị từ [rex]0,500 \mi m ->0,575\mi m[/tex]). Trên màn quan sát giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của \lambda là?

giúp tớ nhé ^^


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: KPS trong 08:10:49 pm Ngày 22 Tháng Tư, 2012
11)  Đặt hiệu điện thế xoay chiều [tex]u=U_{o}cos100\pi t[/tex] vào 2 đầu đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở thuần R, cuộn cảm có độ từ cảm L=0,159H và tụ điện có điện dung C. Khi nối tắt hai đầu tụ điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch không đổi. Tìm C? [tex](31,8\mi F)[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:54:50 am Ngày 23 Tháng Tư, 2012
11)  Đặt hiệu điện thế xoay chiều [tex]u=U_{o}cos100\pi t[/tex] vào 2 đầu đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở thuần R, cuộn cảm có độ từ cảm L=0,159H và tụ điện có điện dung C. Khi nối tắt hai đầu tụ điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch không đổi. Tìm C? [tex](31,8\mi F)[/tex]

Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch không đổi nên Z không đổi do đó : [tex]R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2} = R^{2}+Z_{L}^{2} \Rightarrow Z_{C} = 2Z_{L}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Du Hồly trong 11:23:22 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2012
1) trong dao động điều hòa, những đại lượng biến thiên theo thời gian cùng tần số với vận tốc là:
A. li độ, gia tốc, lực phục hồi.
B. động năng, thế năng và lực phục hồi.
(cho mình hỏi tại sao đáp án lại là B thế? vì động năng, thế năng biến thiên với tần số= 2. tần số riêng mak?)
2)một mạch dao động LC lí tưởng đang thực hiện DDDTTD với cường độ dòng điện cực đại là 0,6A. Vao thời điểm mà năng lượng điện trường của tụ bằng năng lượng từ trường thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch bằng;
A. 1,71
B.0,35
C. 1,35
D. 0,42
(mình tính ra đáp án D nhưng d.a lại là B, các bạn giúp mình với nha! [-O<)
3) vận tốc của chất điểm DDDH có độ lớn cucu75 đại khi:
A. li độ có độ lớn cực đại.
B. li dộ bằng không
C. gia tốc có độ lớn cực đại.
D. pha cực đại.
(ĐÁP ÁN D??? ???)

D. pha cực đại


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: votulap93 trong 11:59:13 pm Ngày 21 Tháng Năm, 2012
10) Trong TN về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720nm và bức xạ màu lục có bứoc sóng \lambda (có giá trị từ [rex]0,500 \mi m ->0,575\mi m[/tex]). Trên màn quan sát giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của \lambda là?

giúp tớ nhé ^^
Ta có:[tex]\lambda _{1}k_{1}=\lambda _{2}k_{2}[/tex]
Vơi  hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục, suy ra [tex]k_{2}=9[/tex]
[tex]0,5.10^{-6}<\lambda _{2}=\frac{k_{1}.720.10^{-9}}{k_{2}}<0,575.10^{-6}[/tex]
Giải ra ta được :[tex]k_{1}=7[/tex]
Vậy với [tex]k_{1}=7[/tex] ta được :[tex]{ \lambda }_{ 2 }=0,63\quad \mu m[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: a_123_anh trong 07:51:56 pm Ngày 24 Tháng Năm, 2012
4) Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời bức xạ đơn sắc có bứoc sóng [tex]\lambda _1=0.4\mu m, \lambda _2=0.6\mu m, \lambda _3=0.72\mu m[/tex]. Trên màn trong khoảng giữa 2 vân sáng liên tiếp  có màu giống màu vân trung tâm, nếu 2 vân sáng của bức xạ trùng nhau chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là?
theo mình là thế này:
[tex]k_1:k_2:k_3=27:18:15[/tex]
ta có
[tex]\frac{k_1}{k_2}=\frac{3}{2}=\frac{6}{4}=\frac{9}{6}=\frac{12}{8}=\frac{15}{10}=\frac{18}{12}=\frac{21}{14}=\frac{24}{16}[/tex]
[tex]\frac{k_1}{k_3}=\frac{9}{5}=\frac{18}{10}[/tex]
[tex]\frac{k_2}{k_3}=\frac{6}{5}=\frac{12}{10}[/tex]
vậy số vân sáng là: [tex]26+17+14-(8+2+2)=45(vân)[/tex]
có đúng không





Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: onehitandrun trong 10:40:16 pm Ngày 24 Tháng Năm, 2012
Bạn lấy nhằm BCNN rồi bạn


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: onehitandrun trong 10:49:42 pm Ngày 24 Tháng Năm, 2012
4) Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời bức xạ đơn sắc có bứoc sóng [tex]\lambda _1=0.4\mu m, \lambda _2=0.6\mu m, \lambda _3=0.72\mu m[/tex]. Trên màn trong khoảng giữa 2 vân sáng liên tiếp  có màu giống màu vân trung tâm, nếu 2 vân sáng của bức xạ trùng nhau chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là?
theo mình là thế này:
[tex]k_1:k_2:k_3=27:18:15[/tex]
ta có
[tex]\frac{k_1}{k_2}=\frac{3}{2}=\frac{6}{4}=\frac{9}{6}=\frac{12}{8}=\frac{15}{10}=\frac{18}{12}=\frac{21}{14}=\frac{24}{16}[/tex]
[tex]\frac{k_1}{k_3}=\frac{9}{5}=\frac{18}{10}[/tex]
[tex]\frac{k_2}{k_3}=\frac{6}{5}=\frac{12}{10}[/tex]
vậy số vân sáng là: [tex]26+17+14-(8+2+2)=45(vân)[/tex]
có đúng không




Số vân sáng giữa 2 vân cùng màu vân trùng tâm cũng bằng số vân sáng giữa vân trung tâm và vân cùng màu gần vân trung tâm nhất
Ta có [tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{3}{2} [/tex]
         [tex] \frac{K_2}{K_3}=\frac{6}{5} [/tex]
BCNN: [tex] K_1=9 ; K_2=6 ; K_3=5 [/tex]
Tổng số vân sáng trên màn là : 8 + 5 +4 =17 vân
Lại có [tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{3}{2}=\frac{6}{4}=\frac{9}{6} [/tex] (Không tính vị trí 9,6 do trùng của 3 bức xạ)
[tex] \frac{K_1}{K_3}=\frac{9}{5} ; \frac{K_2}{K_3}=\frac{6}{5} [/tex] (K1,K3 và K2,K3 không trùng )
Nên số vân sáng quan sát được là :17 - 2=15 vân


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: pipingoc97 trong 12:43:55 am Ngày 09 Tháng Bảy, 2014
hi.cảm ơn bạn nhiều nha
Mình có học bài này và thầy giáo chữa ra đáp án D cơ!


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: ducnghiep trong 08:40:16 am Ngày 27 Tháng Ba, 2015
cho đoạn mạch AB gồm AM nối tiếp với MB. đoạn AM gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ C  và MB có cuộn dây L.Biết điện áp AM và MB luôn vuông pha với nhau khi tần số thay đổi. Khi có cộng hưởng thì [tex]U{AM}[/tex] =[tex]U{MB}[/tex] . Khi tần số là [tex]_f{1}[/tex] thì U{AM} = U1 và trễ pha hơn U{AB} góc [tex]\alpha 1[/tex] .Khi tần số là f2 thì U{AM} =U2 = [tex]\sqrt{3}[/tex] U1 và trễ pha với U{AB} góc [tex]\alpha 2[/tex] .Nếu [tex]\alpha 1 +\alpha 2=\frac{\Pi }{2}[/tex] thì hệ số công suất f1,f2 lần lượt là.








Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: ngondoichongchong_1343 trong 08:06:23 am Ngày 26 Tháng Tư, 2015
câu 1: đặt điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng và tần số không đổi đoạn mạch AB có: AM gồm điện trở R1=50 căn 3 và cuộn dây chỉ có cảm kháng ZL = 50. MB gồm điện trở R2 =100/căn3 và tụ điện có dung kháng Zc=100. khi U AM= 30 căn3 V, thì U MB = 80V. giá trị cực đại của dòng điện trong mạch là......

câu 2: trong thí nghiệm y-âng về giao thoa. hai xe cách nhau a(mm) bước sóng lamda.màng cách 2 khe D1. lúc này tại M là vị trí vân sáng bậc 3 dời màng đến vị trí cách hai khe một đoạn D2 thì tại M trở thành vân tối thứ 3. xác định tỉ số D2/D1.

câu 3: trong thí nghiệm y-âng về giao thoa, hai khe được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0.36micro - 0.76 micro. khoảng cách giữa hai khe là 0.8mm. khoảng cah1 từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1m. trên màn , tại vị trí cah1 vân trung tâm 3.3mm có vân sáng của các bước xạ với bước sóng.

câu 4 thực hiên giao thoa ánh sáng với nguồn gồm hai thành phần đơn sắc nhìn thấy có bước sóng lamda1=0.72 micromét và lamda2. trên màng hứng các vân giao thoa , giua 2 vân gần nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 11 vâng sáng. trong đó số vân của bức xạ lamda1 và của bức xạ lamda2 lẹch nhau 3 vân, bước sóng lamda2.
câu 5 : một vật có khối lượng M=250g , đang cần bằng khi treo dưới 1 lò xo có độ cứng k=50 N/m. người ta đặt nhẹ nhàng lên vật treo một vật có khối lượng m thì cả hai vật dao động diều hòa theo phương thẳng đứng và khi cách vị trí ban đầu 2 cm thì chúng tốc độ  40cm/s . lấy g = 10m/s^2. khối lượng m bằng


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: nhocduong150391 trong 10:59:13 am Ngày 01 Tháng Giêng, 2016
Hai câu dao động cơ chi tiết nè bạn


Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: huanhuynh trong 07:35:33 pm Ngày 23 Tháng Tư, 2016
Mọi người giúp em giải chi tiết mấy bài này với nhé. em cám ơn nhiều ạ

1/ Một máy biến áp lí tưởng, cuộn sơ cấp có N_{1} = 1000 vòng dc nối vào điện áp hiệu dụng ko đổi 200(V). Cuộn thứ cấp gồm 2 đầu ra với số vòng dây lần lượt là N_{2} vòng và N_{3} = 25 vòng, dc nối kín thì cường độ hiệu dụng lần lượt là 0.5 (A) va 1.2 (A). điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn N_{2} là 10 (V). Coi dòng điện và điện áp luôn cùng pha. Tính CĐDĐ hiệu dụng chạy trong cuộn sơ cấp?

2/ Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp của máy biến ap lí tưởng (bỏ qua hao phí) 1 điện áp xoay chiều có gtri hiệu dụng ko đổi thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn thứ cấp để hở là 100 (V). Nếu chỉ tăng thêm n vòng dây ở cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu để hở của cuộn thứ cấp là U. Nếu chỉ giảm n vòng dây ở cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giửa 2 đầu để hở của cuộn thứ cấp là 2U. Nếu chỉ tăng thêm 2n vòng dây của cuộn sơ cấpthi2 điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu để hở của cuộn thứ cấp bằng:
   A. 50(V)     B. 60(V)     C. 100(V)     D. 120(V)



Tiêu đề: Trả lời: CÁC BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:42:11 am Ngày 09 Tháng Năm, 2016
Mọi người giúp em giải chi tiết mấy bài này với nhé. em cám ơn nhiều ạ

1/ Một máy biến áp lí tưởng, cuộn sơ cấp có N_{1} = 1000 vòng dc nối vào điện áp hiệu dụng ko đổi 200(V). Cuộn thứ cấp gồm 2 đầu ra với số vòng dây lần lượt là N_{2} vòng và N_{3} = 25 vòng, dc nối kín thì cường độ hiệu dụng lần lượt là 0.5 (A) va 1.2 (A). điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn N_{2} là 10 (V). Coi dòng điện và điện áp luôn cùng pha. Tính CĐDĐ hiệu dụng chạy trong cuộn sơ cấp?
HD em làm
Psc = Ptc1+Ptc2 ==> U1I1=U2I2+U3I3
N1/N2=U1/U2
N1/N3=U1/U3