Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 10 => : Mclaren-Bi 11:11:19 PM Ngày 16 April, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7793



: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Mclaren-Bi 11:11:19 PM Ngày 16 April, 2012
Bài 1: Một vòng kim loại có đường kính 8 cm được dìm ngang trong một chậu dầu thô. Để kéo vòng dây ra khỏi dầu, phải tác dụng lực là [tex]9,2.10^{-3}[/tex]N. hệ số căng bề mặt dầu trong chậu là?

Bài 2: Một tàu lượn có khối lượng 450 kg, diện tích mỗi cách là 20[tex]m^{2}[/tex]. Khi đang bay ngang thì tốc độ không khí phía trên cánh là 25m/s. Tìm tốc độ bay của tàu lượn? Biết tốc độ không khí phía dưới cánh bằng tôc độ của tàu lượn. Cho khối lượng riêng của không khí tại đó là 1kg/[tex]m^{3}[/tex]. Lấy g=10m/[tex]m^{2}[/tex]?

Bài 3: Khi nén đẳng nhiệt một lượng khí xác định thì:

A. Đường đẳng nhiệt trong hệ trục (P,V) là đường parabol.
B. PV= hằng số. Hằng số này càng lớn nếu nhiệt độ nén khí càng cao.
C. Nhiệt độ có thể thay đổi nhưng nhiệt độ ở trạng thái cuối bắt buộc phải bằng trạng thái đầu.
D. PV= hằng số. Hằng số này không đổi với mọi nhiệt độ nén khí.

Bài 4: Vật rắn đa tinh thể có đặc tính sau:

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ  xác định.

Bài 5: Vật rắn đơn tinh thể có đặc tính sau:

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ  xác định.

Mong các thầy cô và anh chị giúp em sớm ạ.


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Điền Quang 11:19:42 PM Ngày 16 April, 2012

Bài 3: Khi nén đẳng nhiệt một lượng khí xác định thì:

A. Đường đẳng nhiệt trong hệ trục (P,V) là đường parabol.
B. PV= hằng số. Hằng số này càng lớn nếu nhiệt độ nén khí càng cao.
C. Nhiệt độ có thể thay đổi nhưng nhiệt độ ở trạng thái cuối bắt buộc phải bằng trạng thái đầu.
D. PV= hằng số. Hằng số này không đổi với mọi nhiệt độ nén khí.


Đáp án: B. Dựa vào phương trình Mendeleev - Clayperon em suy ra.


Bài 4: Vật rắn đa tinh thể có đặc tính sau:

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.


Đáp án: D. Xem SGK.



Bài 5: Vật rắn đơn tinh thể có đặc tính sau:

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

Mong các thầy cô và anh chị giúp em sớm ạ.

Đáp án: B. Xem SGK.


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Điền Quang 11:27:48 PM Ngày 16 April, 2012

Bài 1: Một vòng kim loại có đường kính 8 cm được dìm ngang trong một chậu dầu thô. Để kéo vòng dây ra khỏi dầu, phải tác dụng lực là [tex]9,2.10^{-3}[/tex]N. hệ số căng bề mặt dầu trong chậu là?


Bài này đề bài chưa thật rõ ràng, nên nói là: Để kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta thấy lực cần tác dụng thêm do lực căng mặt ngoài là [tex]9,2.10^{-3}[/tex]N.[/color]

Chu vi vòng dây: [tex]l = \pi d[/tex]

Hệ số căng mặt ngoài: [tex]\sigma =\frac{F}{2l}[/tex]



: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Mclaren-Bi 11:52:57 PM Ngày 16 April, 2012
Thầy ơi còn câu 2 nữa.
Thầy ơi tại sao là [tex]\frac{F}{2l }[/tex]? em nhớ công thức là [tex]\frac{F}{l}[/tex] ạ



: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Điền Quang 12:02:06 AM Ngày 17 April, 2012

Bài 2: Một tàu lượn có khối lượng 450 kg, diện tích mỗi cách là 20[tex]m^{2}[/tex]. Khi đang bay ngang thì tốc độ không khí phía trên cánh là 25m/s. Tìm tốc độ bay của tàu lượn? Biết tốc độ không khí phía dưới cánh bằng tôc độ của tàu lượn. Cho khối lượng riêng của không khí tại đó là 1kg/[tex]m^{3}[/tex]. Lấy g=10m/[tex]m^{2}[/tex]?

Bài này giải thử xem sao, ít khi đụng tới mấy bài ĐL Bernoulli.

Gọi A là điểm ngay sát phía trên cánh máy bay, B là điểm ngay sát bên dưới máy bay. Áp dụng ĐL Bernoulli ta có:

[tex]p_{A}+\frac{1}{2}\rho _{kk}v_{A}^{2}=p_{B}+\frac{1}{2}\rho _{kk}v_{B}^{2}[/tex]

[tex]\Rightarrow p_{A}-p_{B}+\frac{1}{2}\rho _{kk}v_{A}^{2}=\frac{1}{2}\rho _{kk}v_{B}^{2}[/tex]

Mà: [tex]p_{B}=p_{A}+ \frac{mg}{S}[/tex] (áp suất gây nên bởi trọng lực) và [tex]v_{A}=25 \: m/s[/tex]

Em tính ra thử xem.


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Điền Quang 12:06:06 AM Ngày 17 April, 2012

Thầy ơi còn câu 2 nữa.
Thầy ơi tại sao là [tex]\frac{F}{2l }[/tex]? em nhớ công thức là [tex]\frac{F}{l}[/tex] ạ


Do lực căng mặt ngoài tác dụng vào cả hai bên của vòng dây, dẫn đến chiều dài đường giới hạn mà lực căng tác dụng là 2l.


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: thucuyen94 10:47:21 PM Ngày 19 April, 2012
thầy ơi cho em hỏi là khi thực hành bài đo sức căng mặt ngoài của nước sao e tính ra sai số nhiều quá zậy ạ?


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Điền Quang 01:46:36 PM Ngày 20 April, 2012
thầy ơi cho em hỏi là khi thực hành bài đo sức căng mặt ngoài của nước sao e tính ra sai số nhiều quá zậy ạ?

Có thể do em thao tác chưa chính xác hoặc đo số liệu chưa chính xác.

Điều này em nên hỏi thầy/cô giáo ở trường khi đang làm thí nghiệm thì rõ hơn.


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Mclaren-Bi 11:11:58 PM Ngày 21 April, 2012
Thầy ơi tính giúp em bài này?
Bài 1)Quả bóng có khối lượng 200g đang bay với vận tốc v=20m/s theo hướng hợp với sàn nhà góc [tex]30^{o}[/tex]trong mặt phẳng đứng va chạm với sàn nhà rồi bật lên theo phương hợp với sàn góc [tex]30^{o}[/tex] trong cùng một mặt phẳng với vận tốc 20m/s. Tìm xung của lực do sàn nhà tác dụng lên bóng?
Bài 2) khi có bão chiều cao cột thủy ngân trong khí áp kế giảm 5mmHg. Tìm tốc độ của gió bão? Cho khối lượng riêng của không khí là 1,12[tex]kg/m^{3}[/tex]; của thủy ngân là 136000 [tex]kg/m^{3}[/tex]. Lấy g=10[tex]m/s^{2}[/tex]
Bài 3) Trong một ống dòng nằm ngang tốc đô của nước ở chỗ có tiết diện S là 3m/s thì độ chênh lệch áp suất tĩnh ở chỗ có tiết diện 3S và S là bao nhiêu? Khối lượng riêng vủa nước là 1kg/l.




: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Hà Văn Thạnh 07:32:20 AM Ngày 22 April, 2012
Thầy ơi tính giúp em bài này?
Bài 1)Quả bóng có khối lượng 200g đang bay với vận tốc v=20m/s theo hướng hợp với sàn nhà góc [tex]30^{o}[/tex]trong mặt phẳng đứng va chạm với sàn nhà rồi bật lên theo phương hợp với sàn góc [tex]30^{o}[/tex] trong cùng một mặt phẳng với vận tốc 20m/s. Tìm xung của lực do sàn nhà tác dụng lên bóng?
Bài 2) khi có bão chiều cao cột thủy ngân trong khí áp kế giảm 5mmHg. Tìm tốc độ của gió bão? Cho khối lượng riêng của không khí là 1,12[tex]kg/m^{3}[/tex]; của thủy ngân là 136000 [tex]kg/m^{3}[/tex]. Lấy g=10[tex]m/s^{2}[/tex]
Bài 3) Trong một ống dòng nằm ngang tốc đô của nước ở chỗ có tiết diện S là 3m/s thì độ chênh lệch áp suất tĩnh ở chỗ có tiết diện 3S và S là bao nhiêu? Khối lượng riêng vủa nước là 1kg/l.
1/[tex] F.\Delta t = \Delta P = 2m.vcos(60)[/tex]
2/ Độ giảm chính là giá trị AS động [tex]\Delta P=1/2.\rho.v^2[/tex]
3/ [tex]0,5.\rho.v^2 + P=const[/tex]
mặt khác ta có công thức lưu lượng
[tex]S1v1=S2v2[/tex] mà [tex]S2=3S1 ==> v1=3v2 ==> \Delta P_t = 0,5.\rho(v1-v2)^2[/tex]


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Mclaren-Bi 11:47:33 AM Ngày 22 April, 2012
Anh ghi cong thuc ra em khong hieu gi het.
Anh giai thich ro gium em voi


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Điền Quang 12:38:28 PM Ngày 22 April, 2012
Anh ghi cong thuc ra em khong hieu gi het.
Anh giai thich ro gium em voi


Không phải anh mà là thầy. Em nên ghi có dấu thì tốt hơn.


Thầy ơi tính giúp em bài này?

Bài 1)Quả bóng có khối lượng 200g đang bay với vận tốc v=20m/s theo hướng hợp với sàn nhà góc [tex]30^{o}[/tex]trong mặt phẳng đứng va chạm với sàn nhà rồi bật lên theo phương hợp với sàn góc [tex]30^{o}[/tex] trong cùng một mặt phẳng với vận tốc 20m/s. Tìm xung của lực do sàn nhà tác dụng lên bóng?



1/[tex] F.\Delta t = \Delta P = 2m.vcos(60)[/tex]


Giải chi tiết cho em:

Bài 1:

Ta có: [tex]p_{1}=p_{2}= 4\: kg.m/s[/tex] và [tex]\left( \vec{p}_{1};\vec{p}_{2} \right)= 120^{0}[/tex]

Vậy các vector [tex]\vec{p};\vec{p}_{1};\vec{p}_{2}[/tex] tạo thành tam giác cân.

Từ hình vẽ ta có: [tex]\Delta p=2p_{1}.cos30^{0}[/tex]


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Điền Quang 12:47:15 PM Ngày 22 April, 2012

Bài 2) khi có bão chiều cao cột thủy ngân trong khí áp kế giảm 5mmHg. Tìm tốc độ của gió bão? Cho khối lượng riêng của không khí là 1,12[tex]kg/m^{3}[/tex]; của thủy ngân là 136000 [tex]kg/m^{3}[/tex]. Lấy g=10[tex]m/s^{2}[/tex]



2/ Độ giảm chính là giá trị AS động [tex]\Delta P=1/2.\rho.v^2[/tex]


Bài 2: Áp dụng ĐL Bernoulli ở hai thời điểm, chưa có bão và khi có bão:

[tex]p_{1}+\frac{1}{2}\rho v_{1}^{2}=p_{2}+\frac{1}{2}\rho v_{2}^{2}[/tex]

Nếu xem lúc chưa có bão vận tốc gió là [tex]v_{1}=0[/tex] thì ta có:

[tex]\Rightarrow p_{1}-p_{2}=\frac{1}{2}\rho v_{2}^{2}[/tex]

Trong đó: độ giảm áp suất của hai trường hợp cũng chính là độ giảm chiều cao cột thủy ngân trong khí áp kế: [tex]p_{1}-p_{2}= 5\: mmHg[/tex]

Em đổi độ giảm áp suất ở trên ra [tex]\frac{N}{m^{2}}[/tex] rồi tính tiếp.


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Điền Quang 12:53:47 PM Ngày 22 April, 2012

Bài 3) Trong một ống dòng nằm ngang tốc đô của nước ở chỗ có tiết diện S là 3m/s thì độ chênh lệch áp suất tĩnh ở chỗ có tiết diện 3S và S là bao nhiêu? Khối lượng riêng vủa nước là 1kg/l.



3/ [tex]0,5.\rho.v^2 + P=const[/tex]

mặt khác ta có công thức lưu lượng

[tex]S1v1=S2v2[/tex] mà [tex]S2=3S1 ==> v1=3v2 ==> \Delta P_t = 0,5.\rho(v1-v2)^2[/tex]


Áp dụng ĐL Bernoulli ở hai vị trí trên, ta có:

[tex]p_{1}+ \frac{1}{2}\rho v_{1}^{2}=p_{2}+ \frac{1}{2}\rho v_{2}^{2}[/tex]

[tex]\Rightarrow p_{2}-p_{1}= \frac{1}{2}\rho v_{1}^{2}- \frac{1}{2}\rho v_{2}^{2}[/tex] (1)

Mặt khác ta lại có:

[tex]S_{1}v_{1}=S_{2}v_{2}\Leftrightarrow Sv_{1}=3S.v_{2}\Rightarrow v_{1}=3v_{2}[/tex] (2)

Thế (2) vào (1) là tính ra được.


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Điền Quang 12:55:13 PM Ngày 22 April, 2012
Cuối cùng, em nên cảm ơn thầy Trieubeo một lời vì thầy Trieubeo đã giúp em mà.


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: thucuyen94 09:48:39 PM Ngày 27 April, 2012
các thầy có thể giải thích dùm em tại sao 1+1=2 ko ạ? em nghĩ mãi mak ko ra  :D


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: Quỷ kiến sầu 10:12:10 PM Ngày 27 April, 2012
Bạn đăng bài sai box rồi. Xin đăng nguyên văn 1 bài chứng minh trên gg cho bạn tham khảo nè :D

Hệ tiên đề Peano gồm 4 tiên đề như sau: Có một tập hợp N gồm các tính chất sau:
1/ Với mỗi phần tử x trong N có một phần tử, ký hiệu là S(x), trong N được gọi là phần tử kế tiếp của x
2/ Cho x và y trong N sao cho, nếu S(x)=S(y ) thì x = y
3/ Có một phần tử trong N ký hiệu là 1 sao cho 1 không là phần tử kế tiếp của một tử nào trong N (nghĩa là không tồn tại x sao cho S(x)=1 )
4/ Cho U là tập con của N sao cho 1 thuộc U và S(x) thuộc U, x thuộc U. Lúc đó U = N.

Ta lưu ý rằng, các phép cộng, phép nhân trên N cũng chỉ là một ánh xạ từ Nx thuộc N -> N. Với các định nghĩa trên, ta có thể xác định 2 là S(1), 3 là S(2), 4 là S(3) ......... Ta cũng có thể xác định phép cộng trên N như sau: n+1 = S(n), n+2=S(n+1). Ta cũng có thể xác định phép nhân 2.n = n+n, .... Và do đó việc 1+1=2 là do từ các tiên đề Peano mà có.


Còn đây là cách chứng minh 1+ 1= 2 na đó không phải là một định lý ( đúng trong mọi mô hình).

Sẽ dùng định nghĩa trong tiên đề peano về hàm số liền sau viết tắt là S(n)

_ Mọi số tự nhiên đều có một số liền sau và duy nhất .

_ Hai số có cùng một số liền sau thì bằng nhau : S(n)=S(m) m=n



Định nghĩa đệ quy về phép cộng :

_Với mọi n , n+0 =n

_ n+ S(m)= S(n+m)



Chứng minh :

1+1=2 . Theo định nghĩa về phép cộng ta có mệnh đề tương đương S(1)=2 . Đây là một định nghĩa , định nghĩa là một dạng tiên đề đặc biệt gồm hai vế , một vế chứa kí hiệu mới muốn đứa vào lý thuyết ( kí hiệu mới chỉ xuất hiện một lần ) , vế thứ hai kí hiệu mới không xuất hiện . Ở đây là một định nghĩa của kí hiệu « 2 » ( nên phân biệt rõ kí hiệu 2 và số 2) . Một tiên đề định nghĩa thì không thể gây mâu thuẫn lý thuyết được . (mình không chứng minh điêu này ) .

VD :

Lý thuyết ban đầu A

(Số liền sau của 1) là số chẵn , (Số liền sau của 1) cộng 0 vẫn là chính nó . (Số liền sau của 1) là số nguyên tố .



Lý thuyết B = lý thuyết A tiên đề: S(1)=2

2 là số chẵn , 2 cộng 0 vẫn là chính nó . 2 là số nguyên tố .



Bạn chỉ cần thay chuỗi (Số liền sau của 1) bằng 2 ta sẽ có lý thuyết B từ lý thuyết A . Rõ ràng nếu A đúng thì B cũng đúng

Như vậy từ một lý thuyết không mâu thuẫn về (số liền sau của 1) , ta thay chuỗi (số liền sau số 1) bằng kí hiệu 2 (2 phân biệt với kí hiệu có trước như S, 0 và 1) ta sẽ có định lý 1+1 =2

Bây giờ mình sẽ dùng phản ví dụ ( nói một cách lý thuyết là tìm thấy một mô hình của lý thuyết không mâu thuẫn không thỏa "1+1=2") .

Xét nhóm Z/2Z nôm na là phép cộng modulo 2 . 1 đại diện cho số lẻ , 0 đại diện cho số chẵn .

0 + 0 = 0

1+0 = 0+1=1

1+1=S(1)=0

Rõ ràng S(0)=1 và S(1)=0

Dĩ nhiên là còn nhiều phản ví dụ khác .

Vậy tồn tại mô hình mà « 1+1=2 » không thỏa và trong tập N thì « 1+1=2 » thỏa vậy đây là mệnh đề không chứng minh được với tập giả thiết rỗng hiển nhiên không là một định lí.


: Trả lời: vật lý 10 {Giúp gấp}
: SMF haivan07 11:18:45 PM Ngày 06 May, 2019
Thầy ơi còn câu 2 nữa.
Thầy ơi tại sao là [tex]\frac{F}{2l }[/tex]? em nhớ công thức là [tex]\frac{F}{l}[/tex] ạ




Thầy ơi tại sao lực căng mặt ngoài nó lại tác dụng lên hai bên của vòng dây ạ và hai bên là bên nào ạ