Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7445 : Điện xoay chiều cần giúp đỡ : arsenal2011 04:26:31 PM Ngày 04 April, 2012 Câu 1. Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở trong không đáng kể, mạch ngoài nối với một mạch RLC. Biết khi máy phát điện quay với tốc độ [tex]n[/tex] vòng/phút thì dòng điện hiệu dụng mạch ngoài là [tex]I[/tex], khi máy phát điện quay với tốc độ [tex]4n[/tex] vòng/phút thì dòng điện hiệu dụng mạch ngoài là [tex]4I[/tex] và điện áp sớm pha hơn dòng điện [tex]\frac{\pi }{4}[/tex]. Khi máy phát điện quay với tốc độ [tex]n_{0}[/tex] vòng/phút thì trong mạch có cộng hưởng và dòng điện hiệu dụng trong mạch khi đó bằng
[tex]A.4I[/tex] [tex]B.2\sqrt{2}I[/tex] [tex]C.2I[/tex] [tex]D.4\sqrt{2}I[/tex] Câu 2. Người ta kích thích khí hiđrô ở áp suất thấp với nhiệt độ [tex]2000^{0}C[/tex] rồi chiếu vào máy quang phổ thì trên màn thu được 4 vạch sáng; còn kích thích hơi natri ở áp suất thấp với nhiệt độ [tex]2000^{0}C[/tex] rồi chiếu vào máy quang phổ thì trên màn thu được 1 vạch sáng. Khi kích thích hỗn hợp khí hiđrô và hơi natri ở áp suất thấp với nhiệt độ [tex]2000^{0}C[/tex] rồi chiếu vào máy quang phổ thì trên màn thu được A. 4 vạch sáng; B. 3 vạch sáng; C. 5 vạch sáng; D. 1 vạch sáng; Câu 3. Đối với mạch điện xoay chiều gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Trong hệ SI đại lượng nào sau đây không có thứ nguyên ( không có đơn vị) [tex]A.\frac{L}{C}[/tex] [tex]B.\frac{R}{L}[/tex] [tex]C.\frac{R^{2}C}{L}[/tex] [tex]D.\frac{R^{2}L}{C}[/tex] : Trả lời: Điện xoay chiều cần giúp đỡ : Quỷ kiến sầu 06:10:00 PM Ngày 04 April, 2012 Câu 3. Đối với mạch điện xoay chiều gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Trong hệ SI đại lượng nào sau đây không có thứ nguyên ( không có đơn vị) [tex]A.\frac{L}{C}[/tex] [tex]B.\frac{R}{L}[/tex] [tex]C.\frac{R^{2}C}{L}[/tex] [tex]D.\frac{R^{2}L}{C}[/tex] Mình nghĩ là C: [tex]\frac{R^{2}C}{L} = \frac{R^{2}}{\frac{L}{C}} = \frac{R^{2}}{\frac{\omega L}{\omega C}} = \frac{R^{2}}{Z_{L}Z_{C}}[/tex] ko có đơn vị A. [tex]\frac{\omega L}{\omega C} = Z_{L}Z_{C}[/tex] đơn vị [tex]\Omega ^{2}[/tex] B. [tex]\frac{R}{L}[/tex] đơn vị [tex]\frac{\Omega }{H}[/tex] D. [tex]\frac{R^{2}L}{C} = R^{2}Z_{L}Z_{C}[/tex] đơn vị [tex]\Omega ^{4}[/tex] : Trả lời: Điện xoay chiều cần giúp đỡ : Quỷ kiến sầu 06:15:45 PM Ngày 04 April, 2012 Câu 2. Người ta kích thích khí hiđrô ở áp suất thấp với nhiệt độ [tex]2000^{0}C[/tex] rồi chiếu vào máy quang phổ thì trên màn thu được 4 vạch sáng; còn kích thích hơi natri ở áp suất thấp với nhiệt độ [tex]2000^{0}C[/tex] rồi chiếu vào máy quang phổ thì trên màn thu được 1 vạch sáng. Khi kích thích hỗn hợp khí hiđrô và hơi natri ở áp suất thấp với nhiệt độ [tex]2000^{0}C[/tex] rồi chiếu vào máy quang phổ thì trên màn thu được A. 4 vạch sáng; B. 3 vạch sáng; C. 5 vạch sáng; D. 1 vạch sáng; Chả bít đúng hay sai nhưng theo mình: + Quang phổ vạch của H2: Đỏ, lam, chàm và tím + Quang phổ vạch của Na là vạch kép màu vàng ==> trên màn có 5 vạch đỏ, vàng, lam, chàm và tím Ko có lẽ đơn giản vậy chắc bị nhầm :D : Trả lời: Điện xoay chiều cần giúp đỡ : Quang Dương 06:17:09 PM Ngày 04 April, 2012 Câu 2. Người ta kích thích khí hiđrô ở áp suất thấp với nhiệt độ [tex]2000^{0}C[/tex] rồi chiếu vào máy quang phổ thì trên màn thu được 4 vạch sáng; còn kích thích hơi natri ở áp suất thấp với nhiệt độ [tex]2000^{0}C[/tex] rồi chiếu vào máy quang phổ thì trên màn thu được 1 vạch sáng. Khi kích thích hỗn hợp khí hiđrô và hơi natri ở áp suất thấp với nhiệt độ [tex]2000^{0}C[/tex] rồi chiếu vào máy quang phổ thì trên màn thu được A. 4 vạch sáng; B. 3 vạch sáng; C. 5 vạch sáng; D. 1 vạch sáng; Chả bít đúng hay sai nhưng theo mình: + Quang phổ vạch của H2: Đỏ, lam, chàm và tím + Quang phổ vạch của Na là vạch kép màu vàng ==> trên màn có 5 vạch đỏ, vàng, lam, chàm và tím Đáp án của QKS là chính xác ! : Trả lời: Điện xoay chiều cần giúp đỡ : Hà Văn Thạnh 06:33:12 PM Ngày 04 April, 2012 Câu 1. Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở trong không đáng kể, mạch ngoài nối với một mạch RLC. Biết khi máy phát điện quay với tốc độ [tex]n[/tex] vòng/phút thì dòng điện hiệu dụng mạch ngoài là [tex]I[/tex], khi máy phát điện quay với tốc độ [tex]4n[/tex] vòng/phút thì dòng điện hiệu dụng mạch ngoài là [tex]4I[/tex] và điện áp sớm pha hơn dòng điện [tex]\frac{\pi }{4}[/tex]. Khi máy phát điện quay với tốc độ [tex]n_{0}[/tex] vòng/phút thì trong mạch có cộng hưởng và dòng điện hiệu dụng trong mạch khi đó bằng Do ZL tỷ lệ thuận n [tex]==> Z_L=k_1.n[/tex][tex]A.4I[/tex] [tex]B.2\sqrt{2}I[/tex] [tex]C.2I[/tex] [tex]D.4\sqrt{2}I[/tex] Do E tỷ lệ thuân n [tex]==> E=k.n[/tex] Do ZC tỷ lệ nghịch n [tex]==> Z_C=\frac{k_2}{n}[/tex] +[tex]sv=n ==> I=\frac{k.n}{\sqrt{(k_1.n-\frac{k_2}{n})^2+R^2}} (1)[/tex] +[tex]sv=4n ==> 4I=\frac{k.4n}{\sqrt{(k_1.4n-\frac{k_2}{4n})^2+R^2}}[/tex] Do u nhanh pha hơn i 1 góc [tex]pi/4 ==> ZL-ZC = R ==> 4I=\frac{k4n}{R\sqrt{2}}(2)[/tex] [tex](1) ==> 4I=\frac{4k.n}{\sqrt{(k_1.n-\frac{k_2}{n})^2+R^2}}[/tex] [tex]==> k_1.n-\frac{k_2}{n}=-4k_1.n+\frac{k_2}{4n} ==> \frac{k_2}{k_1}=4n^2[/tex] Khi [tex]sv=n0 ==> I_{ch}=\frac{k.n_0}{R}[/tex] và [tex]k_1.n_0=\frac{k_2}{n_0} [/tex] [tex]==> \frac{k_2}{k_1}=n_0^2[/tex] [tex]==> n_0=2n ==> I_{ch}=\frac{k.2n}{R} (3)[/tex] [tex](3),(2)==> I_{ich}=2\sqrt{2}.I[/tex] : Trả lời: Điện xoay chiều cần giúp đỡ : arsenal2011 09:07:53 PM Ngày 04 April, 2012 Có cách nào nhanh hơn ko gà 8-x 8-x 8-x
|