Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7108 : Dao động cơ cần giúp đỡ : Journey 11:10:43 PM Ngày 18 March, 2012 Câu 1: Một con lắc đơn tích điện được teo tại nơi có gia tốc rơi tự do [tex]g=10m/s^2[/tex] . Quả nặng có khối lượng [tex]m=400g[/tex] . Con lắc được đặt trong điện trường đều có phương nằm ngang thì tại vị trí cân bằng dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc [tex]30^0[/tex] . Đưa con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc [tex]60^0[/tex] ở cùng một phía so với vị trí cân bằng rồi thả nhẹ, Lực căng dây treo cực đại có giá trị là:
A. 3 N B. 4,4 N C. 7,6 N D. 6 N Câu 2 Cho hai con lắc đơn được treo thẳng đứng ở cùng một nơi trên mặt đất. Con lắc thứ nhất có chiều dài [tex]l_1[/tex], con lắc thứ hai có chiều dài [tex]l_2[/tex]. Kích thích cho hai con lắc dao động bé với biên độ góc bằng nhau, khối lượng các vật thoả mãn [tex]m_1= 2m_2[/tex]. Nếu chọn gốc tính thế năng là vị trí thấp nhất của mỗi vật thì cơ năng của con lắc thứ nhất bằng 3 lần cơ năng của con lắc thứ 2. Tỉ số [tex]\frac{l_1}{l_2}[/tex] nhận giá trị nào sau đây: A. 1,5 B. 3 C. 6 D. 9 : Trả lời: Dao động cơ cần giúp đỡ : Quỷ kiến sầu 07:19:14 AM Ngày 19 March, 2012 Câu 1: Một con lắc đơn tích điện được teo tại nơi có gia tốc rơi tự do [tex]g=10m/s^2[/tex] . Quả nặng có khối lượng [tex]m=400g[/tex] . Con lắc được đặt trong điện trường đều có phương nằm ngang thì tại vị trí cân bằng dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc [tex]30^0[/tex] . Đưa con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc [tex]60^0[/tex] ở cùng một phía so với vị trí cân bằng rồi thả nhẹ, Lực căng dây treo cực đại có giá trị là: Khi con lắc ở VTCB: [tex]Fd = Ptan30^{o}[/tex]A. 3 N B. 4,4 N C. 7,6 N D. 6 N Theo bài ta có con lắc dao động tuần hoàn quanh vị trí cân bằng mới với biên độ 30o ==> [tex]T_{max} = 3mg_{bk}(3 - 2cos30^{o})[/tex] với [tex]g_{bk} = \sqrt{g^{2} + (\frac{Fd}{m})^{2}}[/tex] Thay số vào ta thu được kết quả : Trả lời: Dao động cơ cần giúp đỡ : Quỷ kiến sầu 07:22:39 AM Ngày 19 March, 2012 Câu 2 Cho hai con lắc đơn được treo thẳng đứng ở cùng một nơi trên mặt đất. Con lắc thứ nhất có chiều dài [tex]l_1[/tex], con lắc thứ hai có chiều dài [tex]l_2[/tex]. Kích thích cho hai con lắc dao động bé với biên độ góc bằng nhau, khối lượng các vật thoả mãn [tex]m_1= 2m_2[/tex]. Nếu chọn gốc tính thế năng là vị trí thấp nhất của mỗi vật thì cơ năng của con lắc thứ nhất bằng 3 lần cơ năng của con lắc thứ 2. Tỉ số [tex]\frac{l_1}{l_2}[/tex] nhận giá trị nào sau đây: A. 1,5 B. 3 C. 6 D. 9 [/font][/size] [tex]\frac{W1}{W2} = \frac{\frac{1}{2}m_{1}gl_{1}\alpha _{o}^{2}}{\frac{1}{2}m_{2}gl_{2}\alpha _{o}^{2}}[/tex] thay số nữa thôi :D |