Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7097 : Lượng tử ánh sáng cần giúp đỡ : Journey 11:25:40 PM Ngày 17 March, 2012 Bài 1. Đặt một hiệu điện thế [tex]U_{AK} = 3U_h[/tex] ([tex]U_h[/tex] là độ lớn của hiệu điện thế hãm ) vào anot và catot của một tế bào quang điện (anot nối với cực âm, catot nối với cực dương của nguồn điện ). Chiếu vào catot một chùm bức xạ đơn sắc sao cho hiện tượng quang điện xảy ra. Xem rằng anot và catot là phẳng song song và cách nhau một khoảng [tex]d = 3cm[/tex]. Khoảng xa nhất mà electron có thể về phía anot là:
A. 3cm B. 1cm C. 1,5cm D. 2cm Bài 2. Chiếu một bức xạ có bước sóng [tex]\lambda = 0,36\mu m[/tex] vào một chất thì thấy nó phát quang ra bước sóng [tex]\lambda = 0,6\mu m[/tex] . Biết công suất của ánh sáng phát quang bằng [tex]\frac{1}{1000}[/tex] công suất của chùm bức xạ chiếu vào . Một phô-tôn phát quang ứng với số phô-tôn của bức xạ chiếu vào là bao nhiêu A. 600 B. 400 C. 500 D. 300 Phần này em vẫn chưa hiểu lắm, mong mọi người giúp đỡ ạ. :D : Trả lời: Lượng tử ánh sáng cần giúp đỡ : mark_bk99 11:33:15 PM Ngày 17 March, 2012 Bài 2. Chiếu một bức xạ có bước sóng [tex]\lambda = 0,36\mu m[/tex] vào một chất thì thấy nó phát quang ra bước sóng [tex]\lambda = 0,6\mu m[/tex] . Biết công suất của ánh sáng phát quang bằng [tex]\frac{1}{1000}[/tex] công suất của chùm bức xạ chiếu vào . Một phô-tôn phát quang ứng với số phô-tôn của bức xạ chiếu vào là bao nhiêu Giúp bạn bài 2 nha A. 600 B. 400 C. 500 D. 300 [/size][/font] Phần này em vẫn chưa hiểu lắm, mong mọi người giúp đỡ ạ. :D ta có ; Ppq=1/1000Pkt ,Mà P=nE với n là số phô tôn ,E là năng lượng của chùm sáng <-->n1/[tex]\lambda[/tex]1=n2/1000[tex]\lambda[/tex]2 Ứng với 1 phô tôn phát quang tức n=1 -->n2= 1000[tex]\lambda[/tex]2/[tex]\lambda[/tex]1=600 photôn ([tex]\lambda[/tex]1=0,6;[tex]\lambda[/tex]2=0,36) : Trả lời: Lượng tử ánh sáng cần giúp đỡ : Quang Dương 07:26:34 AM Ngày 18 March, 2012 Bài 1. Đặt một hiệu điện thế [tex]U_{AK} = 3U_h[/tex] [/color]([tex]U_h[/tex] là độ lớn của hiệu điện thế hãm ) vào anot và catot của một tế bào quang điện (anot nối với cực âm, catot nối với cực dương của nguồn điện ). Chiếu vào catot một chùm bức xạ đơn sắc sao cho hiện tượng quang điện xảy ra. Xem rằng anot và catot là phẳng song song và cách nhau một khoảng [tex]d = 3cm[/tex]. Khoảng xa nhất mà electron có thể về phía anot là: A. 3cm B. 1cm C. 1,5cm D. 2cm Phần này em vẫn chưa hiểu lắm, mong mọi người giúp đỡ ạ. :D Đề dùng từ chưa thật chuẩn ! [tex]U_h[/tex] theo SGK hiển nhiên là độ lớn của hiệu điện thế hãm [tex]U_{AK} = 3U_h[/tex] [/color] mà anot nối với cực âm, catot nối với cực dương của nguồn điện Nên chỉnh lại [tex]U_{KA} = 3U_h[/tex] [/color] hoặc [tex]U_{AK} = - 3U_h[/tex] [/color] Chưa có bức xạ chiếu vào thì làm gì có giá trị [tex]U_h[/tex] ! Đề chỉnh lại như sau : Chiếu vào catot một chùm bức xạ đơn sắc sao cho hiện tượng quang điện xảy ra và đặt một hiệu điện thế [tex]U_{KA} = 3U_h[/tex] ([tex]U_h[/tex] là hiệu điện thế hãm tương ứng với bức xạ nói trên ) vào anot và catot của một tế bào quang điện . Xem rằng anot và catot là phẳng song song và cách nhau một khoảng d = 3cm. Khoảng xa nhất mà electron có thể về phía anot là: A. 3cm B. 1cm C. 1,5cm D. 2cm Ta có : [tex]eU_{h} = \frac{mv_{0max}^{2}}{2}[/tex] Áp dụng địmh lí động năng : công của lực điện trường bằng độ biến thiên động năng của electron. Khi electron dừng lại tại C ta có : [tex]eU_{KC} = \frac{mv_{0max}^{2}}{2}\Rightarrow U_{KC} =U_{h}[/tex] Mặt khác cường độ điện trường giữa anod và catod được tính bởi : [tex]E = \frac{U_{KA}}{d} = \frac{3U_{h}}{d} = \frac{U_{KC}}{KC} \Rightarrow KC = \frac{d}{3} = 1cm[/tex] Hay : |