Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6789 : giup minh voi : challenger_vd96 06:45:44 PM Ngày 23 February, 2012 cho he nhu hinh
he so ms giua M va m la k san nhan tinh gia toc cac vat : Trả lời: giup minh voi : Quang Dương 09:40:14 AM Ngày 29 February, 2012 cho he nhu hinh he so ms giua M va m la k san nhan tinh gia toc cac vat Thichly có lẽ là học sinh chuyên phải không ? Trường nào thế ? Phương pháp giải bài này biện luận như sau : Trước hết ta xem gần đúng ma sát nghỉ cực đại là ma sát trượt ! Áp dụng định luật II Newton cho mỗi vật ta có : [tex]F-F_{ms21} = Ma_{1}[/tex] (1) [tex]F_{ms12} - T = ma_{2}[/tex] (2) [tex]T - F_{ms43}= ma_{3}[/tex] (3) [tex]F_{ms34}= Ma_{4}[/tex] (4) + Hiển nhiên vật 1 phải chuyển động vì nếu không toàn bộ các vật còn lại cũng đứng yên . Vô lý vì tồn tại ngoại lực F tác dụng lên cả hệ + Tương tự vật 2 không chuyển động cũng vô lý vì tồn tại ngoại lực [tex]F_{ms12}[/tex] tác dụng lên hệ 3 vật phía sau + Ngoài ra dây không dãn nên [tex] a_{2} = a_{3} = a_{23} [/tex] Cộng (2) và (3) ta có : [tex] F_{ms12} - F_{ms43} = 2ma_{23} [/tex] Vậy [tex] F_{ms12} > F_{ms43}[/tex] vì nếu không ta có : [tex]a_{2} = a_{3} = a_{23} \leq 0[/tex]. Nghĩa là vật 2 và vật 3 chạy theo hương ngược lại ! Vô lý Do đó [tex]F_{ms34}[/tex] phải là ma sát nghỉ. Nghĩa là vật 3 không trượt trên vật 4. Vậy ba vật 2 ; 3 ; 4 chuyển động cùng gia tốc [tex] a_{2} = a_{3} = a_{4} = a_{23} [/tex] * Xét trường hợp vật 2 không trượt trên vật 1 . Ta có toàn bộ hệ thống chuyển động giống nhau với gia tốc : [tex]a = \frac{F}{2(M + m)}[/tex] * Xét trường hợp vật 2 trượt trên vật 1 . Ta có [tex]F_{ms12}[/tex] là ma sát trượt . Gia tốc của vật 1 : [tex]a_{1} = \frac{F - F_{ms12}}{M} = \frac{F - \mu mg}{M}[/tex] (5) Gia tốc của ba vật còn lại : [tex]a_{23} = \frac{F_{ms12}}{M + 2m} = \frac{\mu mg}{2m + M}[/tex] (6) Để xảy ra trường hợp này ta phải có : [tex]a_{1} = \frac{F - \mu mg}{M} > a_{234} = \frac{\mu mg}{2m + M}[/tex] [tex]\Leftrightarrow F > 2\mu mg (m + M)/(2m + M)[/tex] Kết luận : + Nếu [tex]\Leftrightarrow F < 2\mu mg (m + M)/(2m + M)[/tex] thì cả hệ cùng chuyển động với gia tốc : [tex]a = \frac{F}{2(M + m)}[/tex] + Nếu [tex]\Leftrightarrow F > 2\mu mg (m + M)/(2m + M)[/tex] thì Gia tốc của vật 1 : [tex]a_{1} = \frac{F - \mu mg}{M}[/tex] Gia tốc của ba vật còn lại : [tex]a_{23} = \frac{\mu mg}{2m + M}[/tex] : Trả lời: giup minh voi : challenger_vd96 09:08:32 PM Ngày 29 February, 2012 :D em cám ơn thầy em nhiều nha :D
|