Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6662 : con lắc..? : thanhthienbkav 08:01:25 PM Ngày 04 February, 2012 1. Một vật có khối lượng M đc treo trên trần nhà sợi dây nhẹ không dãn tại nơi có gia tốc trọng trường là g. phía dưới vật có gắn 1 lò xo có độ cứng k, đầu còn lại của lò xo có gắn 1 vật có khối lượng m. BIên độ dao động thẳng đứng của m tối đa là bao nhiêu để dây chưa bị chùng??
2. Hai vật nhỏ có khối lượng m1=180g và m2=320g đc gắn vào 2 đầu của 1 lò xo nhẹ có k=50N/m. 1 sợi dây ko co dãn buộc vào vật m2 rồi treo vào 1 điểm cố định sao cho vật m1 có thể dao động không ma sát theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. lấy g=10. Muốn sợi dây luôn luôn đc kéo căng thì biên độ dao động của vật m1 là bao nhiêu?? 3. Mộ vật có m=200g treo vào sợi dây AB không dãn và treo vào 1 lò xo. chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. vật m dao động điều hòa với phuơng trình x=Acos(10t) cm, g=10. Biết dây AB chịu đc lực kéo tối đa là 3N thì biên độ dao động A phải thõa mãn điều kiện nào để dây luôn căng mà không đứt?? : Trả lời: con lắc..? : Đậu Nam Thành 01:07:42 AM Ngày 05 February, 2012 1. Một vật có khối lượng M đc treo trên trần nhà sợi dây nhẹ không dãn tại nơi có gia tốc trọng trường là g. phía dưới vật có gắn 1 lò xo có độ cứng k, đầu còn lại của lò xo có gắn 1 vật có khối lượng m. BIên độ dao động thẳng đứng của m tối đa là bao nhiêu để dây chưa bị chùng?? khi vật m ở VTCB lò xo bị dãn một đoạn:dentaL=mg/k dây bắt đầu bị chùng khi: k(A-dantaL)>=Mg =>A>=Mg/k +dentaL hay:A>=Mg/k+mg/k vậy biên độ dao động của m tối đa để dây vẫn chưa bị chùng là: A=Mg/k+mg/k =(Mg+mg)/k : Trả lời: con lắc..? : Đậu Nam Thành 01:14:19 AM Ngày 05 February, 2012 2. Hai vật nhỏ có khối lượng m1=180g và m2=320g đc gắn vào 2 đầu của 1 lò xo nhẹ có k=50N/m. 1 sợi dây ko co dãn buộc vào vật m2 rồi treo vào 1 điểm cố định sao cho vật m1 có thể dao động không ma sát theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. lấy g=10. Muốn sợi dây luôn luôn đc kéo căng thì biên độ dao động của vật m1 là bao nhiêu?? khi vật m1 ở VTCB lò xo bị dãn một đoạn:dentaL=m1.g/k dây bắt đầu bị chùng khi: k(A-dantaL)>=m2.g =>A>=m2.g/k +dentaL hay:A>=m2.g/k+m1.g/k vậy biên độ dao động của m1 để dây luôn căng là: A<=(m2.g+m1.g)/k : Trả lời: con lắc..? : Đậu Nam Thành 01:32:33 AM Ngày 05 February, 2012 3. Mộ vật có m=200g treo vào sợi dây AB không dãn và treo vào 1 lò xo. chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. vật m dao động điều hòa với phuơng trình x=Acos(10t) cm, g=10. Biết dây AB chịu đc lực kéo tối đa là 3N thì biên độ dao động A phải thõa mãn điều kiện nào để dây luôn căng mà không đứt?? gọi dentaL là độ biến dạng của lò xo khi vật ở VTCBdentaL=mg/k để dây luôn căng thì: A<=mg/k->A<=10cm lực căng dây cực đại: Tmax=k(dentaL+A) để dây không đứt thì:Tmax<=3N ->k(dentaL+A)<=3 ->A<=3/k +dentaL hay:A<=3/k+mg/k ->A<=5cm vậy: 0<A<=5cm : Trả lời: con lắc..? : anhngoca1 05:46:50 PM Ngày 30 March, 2012 ở bài 3 có rất nhiều đề thi, tài liệu chon đáp án 5<=A<=10 cm
ở lớp mình đã có rất nhiều tranh cãi, nhưng k biết đáp án nào đúng, mà tại sao lực căng dây cực đại: Tmax=k(dentaL+A) ai đó giải thích rõ hơn dc k : Trả lời: con lắc..? : Điền Quang 10:17:03 AM Ngày 31 March, 2012 ở bài 3 có rất nhiều đề thi, tài liệu chon đáp án 5<=A<=10 cm ở lớp mình đã có rất nhiều tranh cãi, nhưng k biết đáp án nào đúng, mà tại sao lực căng dây cực đại: Tmax=k(dentaL+A) ai đó giải thích rõ hơn dc k 3. Một vật có m=200g treo vào sợi dây AB không dãn và treo vào 1 lò xo. chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. vật m dao động điều hòa với phuơng trình x=Acos(10t) cm, g=10. Biết dây AB chịu đc lực kéo tối đa là 3N thì biên độ dao động A phải thõa mãn điều kiện nào để dây luôn căng mà không đứt?? gọi dentaL là độ biến dạng của lò xo khi vật ở VTCB dentaL=mg/k để dây luôn căng thì: A<=mg/k->A<=10cm lực căng dây cực đại: Tmax=k(dentaL+A) để dây không đứt thì:Tmax<=3N ->k(dentaL+A)<=3 ->A<=3/k +dentaL hay:A<=3/k+mg/k ->A<=5cm vậy: 0<A<=5cm Bạn đọc kỹ phần tô xanh dương ở phần đề, tức là dây nối với trần nhà ( ví dụ vậy ), rồi bên dưới dây gắn lò xo, sau đó gắn vật. Do đó lực căng dây là do lực đàn hồi của lò xo gây nên, suy ra lực căng dây cực đại cũng là lực đàn hồi cực đại của lò xo. |