Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6473 : Bài tập thấu kính : arsenal2011 01:11:11 PM Ngày 01 January, 2012 Một thấu kính hội tụ mỏng có 2 mặt cầu giống nhau , bán kính R ,có chiết suất đối với tia đỏ là [tex]n_{d}=1,60[/tex] và đối với tia tím là [tex]n_{t}=1,69[/tex].Ghép sát vào thấu kính trên một thấu kính phân kỳ mỏng có 2 mặt cầu giống nhau ,cũng bán kính R và đặt trong không khí thì thấy tiêu điểm của hệ thấu kính đối với tia đỏ và tia tím trùng nhau. Thấu kính phân kỳ có chiết suất đối với tia đỏ [tex]n^{'}_{d}[/tex] và tia tím [tex]n^{'}_{t}[/tex] liên hệ với nhau theo biểu thức:
[tex]A.n^{'}_{t}=n^{'}_{d}-3,29[/tex] [tex]B.n^{'}_{t}=n^{'}_{d}+3,29[/tex] [tex]C.n^{'}_{t}=n^{'}_{d}-0,09[/tex] [tex]D.n^{'}_{t}=n^{'}_{d}+0,09[/tex] : Trả lời: Bài tập thấu kính : Hà Văn Thạnh 02:56:53 PM Ngày 01 January, 2012 Một thấu kính hội tụ mỏng có 2 mặt cầu giống nhau , bán kính R ,có chiết suất đối với tia đỏ là [tex]n_{d}=1,60[/tex] và đối với tia tím là [tex]n_{t}=1,69[/tex].Ghép sát vào thấu kính trên một thấu kính phân kỳ mỏng có 2 mặt cầu giống nhau ,cũng bán kính R và đặt trong không khí thì thấy tiêu điểm của hệ thấu kính đối với tia đỏ và tia tím trùng nhau. Thấu kính phân kỳ có chiết suất đối với tia đỏ [tex]n^{'}_{d}[/tex] và tia tím [tex]n^{'}_{t}[/tex] liên hệ với nhau theo biểu thức: Công thức ghép thấu kính :[tex] \frac{1}{f_h}=\frac{1}{f_1}+\frac{1}{f_2}[/tex][tex]A.n^{'}_{t}=n^{'}_{d}-3,29[/tex] [tex]B.n^{'}_{t}=n^{'}_{d}+3,29[/tex] [tex]C.n^{'}_{t}=n^{'}_{d}-0,09[/tex] [tex]D.n^{'}_{t}=n^{'}_{d}+0,09[/tex] Tia đỏ : [tex]\frac{1}{f_{hđ}}= \frac{1}{f_{1đ}}+\frac{1}{f_{2đ}}=(n_d-1)(\frac{2}{R})-(n_d'-1)(\frac{2}{R})[/tex] Tia tím : [tex]\frac{1}{f_{ht}}= \frac{1}{f_{1t}}+\frac{1}{f_{2t}}=(n_t-1)(\frac{2}{R})-(n_t'-1)(\frac{2}{R})[/tex] Giã thiết [tex]f_{hđ}=f_{ht} ==> n_d - n_d' = n_t - n_t' ==> n_t ' = n_t - nd + n_d' = n_d'+0,09[/tex] |