Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6102 : cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : phuongmai20062008 09:59:26 AM Ngày 04 November, 2011 Câu 13: Trên mặt chất lỏng có 2 nguồn kết hợp có phương trình là: uS1 = asin (ωt) và uS2 = asin(ωt +π).
Khoảng cách giữa hai nguồn là l = 3,6λ.Trong đoạn S1S2 có mấy điểm cực đại của sóng có dao động cùng pha với uS1. A. 2 B. 6. C. 4 D. 8 Đáp án: C : Trả lời: cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : Đậu Nam Thành 11:46:55 AM Ngày 04 November, 2011 Giao thoa sóng trên đường nối hai nguồn sẽ tạo ra sóng dừng. Trong sóng dừng các điểm nằm trên cùng một bụng sóng thì dao động cùng pha. Các điểm nằm trên hai bụng sóng liên tiếp dao động ngược pha.
Em vẽ hình ra thì sẽ thấy có 4 điểm : Trả lời: cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : phuongmai20062008 11:51:26 PM Ngày 04 November, 2011 Rất cảm ơn Thầy đã đưa ra hướng giải này. Nhưng có vấn đề nảy sinh trong câu trả lời của thầy.
Thứ nhất tôi đồng ý với Thầy vấn đề "Giao thoa sóng trên đường nối hai nguồn sẽ tạo ra sóng dừng". Nhưng còn "Trong sóng dừng các điểm nằm trên cùng một bụng sóng thì dao động cùng pha" thì Thầy nên xem lại. Vì đã là một bụng sóng thì không thể có các điểm được mà nó chỉ là 1 điểm mà thôi. Vả lại bài này khoảng cách giữa hai điểm S1S2=l=3,6lamda. Nghĩa là chỉ có 3 điểm dao động cùng pha với nguồn S1. Nhưng cả 3 điểm này đêu không phải là dao động với biên độ cực đại (tức là không nằm trên bụng sóng nếu hiểu trên đoạn S1S2 coi như hình ảnh sóng dừng). Tôi đã suy nghĩ bài này nhiều và chỉ còn thấy phương án SAI ĐỀ là hợp lý nhất. kính mong Thầy cùng các Thầy Cô khác xem lại bài này giùm. Trân trọng cảm ơn. : Trả lời: cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : Hà Văn Thạnh 10:44:43 AM Ngày 05 November, 2011 Câu 13: Trên mặt chất lỏng có 2 nguồn kết hợp có phương trình là: uS1 = asin (ωt) và uS2 = asin(ωt +π). [tex]u_{s1}=Acos(\omega.t-\pi/2),u_{s2}=Acos(\omega.t+\pi/2)[/tex]Khoảng cách giữa hai nguồn là l = 3,6λ.Trong đoạn S1S2 có mấy điểm cực đại của sóng có dao động cùng pha với uS1. A. 2 B. 6. C. 4 D. 8 Đáp án: C Bạn viết phương trình tổng quát sóng tại 1 điểm bất kỳ [tex]u=2Acos(\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda}-\frac{\pi}{2})cos(\omega.t-\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda})[/tex] ==> [tex]u=2Acos(\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda}-\frac{\pi}{2})cos(\omega.t-3,6\pi)[/tex] ==> Độ lệch pha của u so với uS1 : [tex]\Delta \varphi = -3,1\pi[/tex] ==> không có điểm nào đồng pha với uS1 hết : Trả lời: cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : Đậu Nam Thành 12:30:16 PM Ngày 05 November, 2011 Câu 13: Trên mặt chất lỏng có 2 nguồn kết hợp có phương trình là: uS1 = asin (ωt) và uS2 = asin(ωt +π). [tex]u_{s1}=Acos(\omega.t-\pi/2),u_{s2}=Acos(\omega.t+\pi/2)[/tex]Khoảng cách giữa hai nguồn là l = 3,6λ.Trong đoạn S1S2 có mấy điểm cực đại của sóng có dao động cùng pha với uS1. A. 2 B. 6. C. 4 D. 8 Đáp án: C Bạn viết phương trình tổng quát sóng tại 1 điểm bất kỳ [tex]u=2Acos(\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda}-\frac{\pi}{2})cos(\omega.t-\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda})[/tex] ==> [tex]u=2Acos(\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda}-\frac{\pi}{2})cos(\omega.t-3,6\pi)[/tex] ==> Độ lệch pha của u so với uS1 : [tex]\Delta \varphi = -3,1\pi[/tex] ==> không có điểm nào đồng pha với uS1 hết : Trả lời: cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : Quang Dương 01:12:45 PM Ngày 05 November, 2011 như vậy không thể xem giao thoa trên đường nối S1S2 là sóng dừng được phải không thầy trieubeo ? Trong chuyên mục về điều kiện khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp để có giao thoa ổn định có hai trường phái + Thứ nhất : không cần điều kiện gì vẫn có giao thoa + Thứ hai : khoảng cách giữa hai nguồn giống nhau phải bằng một số bán nguyên lần bước sóng Tôi tán thành trường phái thứ hai ( có thể chứng minh được về mặt lý thuyết ) Trong bài toán này nếu khoảng cách giữa hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng - nghĩa là có giao thoa ổn định thì kết quả giao thoa trên đoạn thẳng nối hai nguồn giống như sóng dừng . Vậy kết luận của phuongmai20062008 theo tôi là chính xác ! : Trả lời: cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : Hà Văn Thạnh 01:36:11 PM Ngày 05 November, 2011 như vậy không thể xem giao thoa trên đường nối S1S2 là sóng dừng được phải không thầy trieubeo ? Trong chuyên mục về điều kiện khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp để có giao thoa ổn định có hai trường phái + Thứ nhất : không cần điều kiện gì vẫn có giao thoa + Thứ hai : khoảng cách giữa hai nguồn giống nhau phải bằng một số bán nguyên lần bước sóng Tôi tán thành trường phái thứ hai ( có thể chứng minh được về mặt lý thuyết ) Trong bài toán này nếu khoảng cách giữa hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng - nghĩa là có giao thoa ổn định thì kết quả giao thoa trên đoạn thẳng nối hai nguồn giống như sóng dừng . Vậy kết luận của phuongmai20062008 theo tôi là chính xác ! : Trả lời: cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : Đậu Nam Thành 01:54:05 PM Ngày 05 November, 2011 ngulau nghĩ bài đó làm như thầy trieubeo. nếu như tìm những điểm cực đại giao thoa cùng pha với cái điểm nằm ở nguồn( tức là nguồn ở vị trí khác) thì có. chứ cùng pha với nguồn ở vị trí đó thì không.
Bài trả lời của ngulau lúc đầu cho phuongmai là ngulau lâu hiểu như vậy. nên khi xem lại bài của thầy trieubeo thì thấy có vấn đề. ngulau muốn nhờ các thầy trả lời câu này với: các phần tử vật chất trong sóng dừng chỉ có thể là dao động cùng pha hoặc ngược pha. vậy có trường hợp nào khác nước không( vuông pha chẳng hạn) : Trả lời: cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : Quang Dương 02:01:02 PM Ngày 05 November, 2011 ngulau muốn nhờ các thầy trả lời câu này với: các phần tử vật chất trong sóng dừng chỉ có thể là dao động cùng pha hoặc ngược pha. vậy có trường hợp nào khác được không ? ( vuông pha chẳng hạn) Như đã trả lời trong bài sóng dừng mà Maithanhthanh hỏi : Trong sóng dừng thì các điểm hoặc dao động cùng pha với nhau hoặc dao động ngược pha với nhau Ta dùng phương trình sóng tổng hợp mà Trieubeo đã giải : [tex]u= 2Acos(\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda}-\frac{\pi}{2})cos(\omega.t-\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda})[/tex] Nếu khoảng cách giữa hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng ta có : [tex]\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda} = k \pi[/tex] Vậy các điểm trên đoạn thẳng nối hai nguồn hoặc cùng pha với nhau hoặc ngược pha với nhau : Trả lời: cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : Chu Van Bien 11:58:26 AM Ngày 17 November, 2011 Tam sao thất bản! Đề bài ở trên đúng là l = 4,5[tex]\lambda[/tex]
: Trả lời: cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : dhmtanphysics 07:18:58 PM Ngày 18 November, 2011 em cũng nghĩ giống thầy Biên. sẵn em nhờ Thầy giải giúp em câu trắc nghiệm về sóng của thầy soạn : C©u 4. Sóng truyền với Tốc độ 5 (m/s) giữa hai điểm O và M nằm trên cùng một phương truyền sóng. Biết phương trình sóng tại O là u = 5.cos(5t - /6) (cm) và phương trình sóng tại điểm M là uM = 5.cos(5t + /3) (cm). Xác định khoảng cách OM và cho biết chiều truyền sóng.
A. truyền từ O đến M, OM = 0,5 m B. truyền từ M đến O, OM = 0,5 m C. truyền từ O đến M, OM = 0,25 m D. truyền từ M đến O, OM = 0,25 m Thầy cho đáp án là B, vậy cho em hỏi có phải điểm M nhanh pha hơn O là sóng truyền từ M đến O không ạ? : Trả lời: cần giải giúp bài giao thoa 2 nguồn ngược pha : Chu Van Bien 10:53:57 PM Ngày 20 November, 2011 Song tai M som pha hon
|