Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : LTV06061994 02:35:26 PM Ngày 14 August, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5911



: Hai bài dao động hơi khó hiểu, mong các thầy giúp em phương pháp làm.
: LTV06061994 02:35:26 PM Ngày 14 August, 2011
Bài 1: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng để có độ cứng 10N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc[tex]\omega[/tex]. Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi [tex]\omega[/tex] thi biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi [tex]\omega[/tex] = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng:
   A. 40g            B. 10g            C. 120g            D. 100g

Bài 2: Con lắc lò xo gồm vật nặng 100g và lò xo nhẹ độ cứng 100N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hòa cưỡng bức biên độ Fo và tần số f1=4 (Hz) thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ Fo và tăng tần số ngoại lực đến giá trị f2=5 (Hz) thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2.
   A. A1<A2         B. A1=A2         C. A2<A1           D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận
Mong các thầy giúp em, em cám ơn nhiều!


: Trả lời: Hai bài dao động hơi khó hiểu, mong các thầy giúp em phương pháp làm.
: havang1895 02:56:11 PM Ngày 14 August, 2011
Bài 1: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng để có độ cứng 10N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc[tex]\omega[/tex]. Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi [tex]\omega[/tex] thi biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi [tex]\omega[/tex] = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng:
   A. 40g            B. 10g            C. 120g            D. 100g

Bài 2: Con lắc lò xo gồm vật nặng 100g và lò xo nhẹ độ cứng 100N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hòa cưỡng bức biên độ Fo và tần số f1=4 (Hz) thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ Fo và tăng tần số ngoại lực đến giá trị f2=5 (Hz) thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2.
   A. A1<A2         B. A1=A2         C. A2<A1           D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận
Mong các thầy giúp em, em cám ơn nhiều!
bài 1: có w, có k -->m. Đây là hiện tượng cộng hưởng.
bài 2: Có k, có m --> f0. So sánh với f1, f2. thằng nào gần f0 hơn thì biên độ lớn hơn (hiện tượng cộng hưởng diễn ra rõ rệt hơn).


: Trả lời: Hai bài dao động hơi khó hiểu, mong các thầy giúp em phương pháp làm.
: LTV06061994 03:31:06 PM Ngày 14 August, 2011
Thầy có thể mô tả và giải thích kĩ hơn hiện tượng trong hai bài này giúp em được không ạ. Em cám ơn nhiều!


: Trả lời: Hai bài dao động hơi khó hiểu, mong các thầy giúp em phương pháp làm.
: havang1895 03:38:41 PM Ngày 14 August, 2011
Ở bài 1, biên độ đạt giá trị cực đại khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Khi đó w của ngoại lực bằng w0 riêng của hệ. Từ điều kiện bài toán cho rằng biên độ đạt giá trị cực đại nên w = w0 = can(k/m) --> m. Nhớ đổi đơn vị.
Tương tự ở bài 2, ta tính được f0 = căn(m/k). Biên độ sẽ tăng khi f càng gần với f0. Vì vậy giá trị nào gần với f0 nhất (gần với f để xảy ra cộng hưởng) thì biên độ là lớn hơn.


: Trả lời: Hai bài dao động hơi khó hiểu, mong các thầy giúp em phương pháp làm.
: LTV06061994 03:48:47 PM Ngày 14 August, 2011
Em cám ơn nhiều ạ! Em sẽ còn hỏi nhiều, mong thầy giúp :D