Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5784 : xin các thầy cô cho ý kiến giúp!!! : quocnh 05:23:30 PM Ngày 08 July, 2011 + trong dao động điều hòa thi li độ x(min) khác hay là giống với x = 0
+trong dao động điều hòa thì v(min) khác hay là giống với v = 0 Xin các thầy cô giúp??? : Trả lời: xin các thầy cô cho ý kiến giúp!!! : Quang Dương 05:43:44 PM Ngày 08 July, 2011 + trong dao động điều hòa thi li độ x(min) khác hay là giống với x = 0 x (min) = -A+trong dao động điều hòa thì v(min) khác hay là giống với v = 0 Xin các thầy cô giúp??? Nếu v là kí hiệu vận tốc thì v(min) = -A.omega Nếu v là kí hiệu tốc độ thì v(min) = 0 : Trả lời: xin các thầy cô cho ý kiến giúp!!! : nguyen_lam_nguyen81 12:54:53 AM Ngày 09 July, 2011 Lâm Nguyễn hơi băn khoăn chỗ này thầy ơi?
Vận tốc v là đại lượng vật lý đặc trưng cho chiều và sự nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm. ( SGKvl10nc trang 14). Theo em được biết trong dao động điều hòa tại vị trí cân bằng thì v=[tex]\omega A[/tex] hoặc v=[tex]-\omega A[/tex] chỉ khác nhau duy nhất về hướng chuyển động. Vậy một cái thì là v max, một cái là vmin . ( Nếu nói như toán học thì quá đúng). Nhưng liệu trong Vật lý có được không ạ. Em thấy có vấn đề. : Trả lời: xin các thầy cô cho ý kiến giúp!!! : Quỷ kiến sầu 07:56:33 PM Ngày 09 July, 2011 véc tơ vận tốc = véc tơ độ dời/ thời gian thực hiên độ dời. Trong chuyển động thẳng có thể thay véc tơ vận tốc bằng vận tốc và nó có giá trị đại số (đó là vật lí không phải toán học). Còn thực tế thì ta dùng tốc độ (tốc độ = quãng đường/thời gian) đại lượng luôn dương. VD bạn đi xe máy với tốc độ 30(km/h). . .
Đối với DDDH: Vận tốc cực đại = A[tex]\omega[/tex] khi vật qua VTCB theo chiều dương. Vận tốc cực tiểu = -A[tex]\omega[/tex] khi vật qua VTCB theo chiều âm. Tốc độ cực đại = A[tex]\omega[/tex] khi vật qua VTCB. Tốc độ cực tiểu = 0 khi vật ở VTB Ko mâu thuẫn : Trả lời: xin các thầy cô cho ý kiến giúp!!! : nguyen_lam_nguyen81 04:13:12 PM Ngày 11 July, 2011 Theo Lâm Nguyễn được biết vấn đề này cũng là vấn đề dễ gây khó dễ cho học sinh và nhiều giáo viên còn chưa thống nhất.
Đề thi bao giờ cũng nói độ lớn của vận tốc cực đại là ... Độ lớn của vận tốc cực tiểu .... Suy ngẫm. Vận tốc là đại lượng vật lý véc tơ. Lực cũng là đại lượng vật lý véc tơ. Vật Lâm Nguyễn có 2 lực tác dụng vào 1 vật m. F1=2N;F2=-2N Có thể kết luận được 2 lực này lực nào cực đại lực nào cực tiểu không? Hay 2 lực bằng nhau chỉ khác mỗi hướng. [-O< [-O< [-O< [-O< |