Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : Đậu Nam Thành 12:28:24 AM Ngày 15 April, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=4768



: phản ứng hạt nhân
: Đậu Nam Thành 12:28:24 AM Ngày 15 April, 2011
xét phản ứng hạt nhân 
[TEX]\alpha + Al(27)\rightarrow P (31) +n[/TEX]
[TEX]m_{\alpha}=4.0015 u, m_{n}=1.0087 u, m_{Al}=26.97u, m_{P}=29.97u[/TEX]
Tìm động năng tối thiểu của hạt [TEX]\alpha[/TEX] để phản ứng xảy ra.


: Trả lời: phản ứng hạt nhân
: Huỳnh Nghiêm 08:45:03 AM Ngày 15 April, 2011
Đây là một cách hỏi năng lượng của PU đó bạn. Phản ứng này thuộc loại thu năng lượng và năng lượng đó là động năng hạt alpha (tối thiểu nghĩa là coi như động năng các hạt sản phẩm bằng không).

Wđ = (msau - mtrước) x 931,5 (MeV)


: Trả lời: phản ứng hạt nhân
: Quang Dương 02:26:38 PM Ngày 15 April, 2011
Đây là một cách hỏi năng lượng của PU đó bạn. Phản ứng này thuộc loại thu năng lượng và năng lượng đó là động năng hạt alpha (tối thiểu nghĩa là coi như động năng các hạt sản phẩm bằng không).

Wđ = (msau - mtrước) x 931,5 (MeV)
Bài này không đơn giản như bạn nghĩ đâu ! Theo ý kiến của tôi nên đưa vào mục ôn luyện HSgiỏi
Tôi đưa lời giải thử và các bạn cho ý kiến nhé !


: Trả lời: phản ứng hạt nhân
: Huỳnh Nghiêm 05:53:22 PM Ngày 15 April, 2011
Thầy Dương đúng rồi. Mình không tính đến bảo toàn động lượng (Các hạt sản phẩm không thể đứng yên)


: Trả lời: phản ứng hạt nhân
: Huỳnh Nghiêm 04:34:08 PM Ngày 28 April, 2011
xét phản ứng hạt nhân 
[TEX]\alpha + Al(27)\rightarrow P (31) +n[/TEX]
[TEX]m_{\alpha}=4.0015 u, m_{n}=1.0087 u, m_{Al}=26.97u, m_{P}=29.97u[/TEX]
Tìm động năng tối thiểu của hạt [TEX]\alpha[/TEX] để phản ứng xảy ra.
Nếu đề bài như thế này thì mình nghĩ là động năng tối thiểu của hạt anpha bằng không!
Vì hạt anpha không cần chuyển động. Trong trường hợp hạt nhân nhôm chuyển động với tốc độ lớn đến va vào hạt anpha thì phản ứng vẫn diễn ra.
Bài giải của T.Dương hoàn toàn chính xác. Đây gọi là năng lượng ngưỡng của một phản ứng HN, KQ cuối cùng rất gọn: W = (1 + mđạn/mbia).Q
Như vậy, trên thực tế, người ta dùng hạt nhẹ làm "đạn", hạt nặng làm "bia"  thì có lợi hơn.

Các bạn xem thêm tại đây: http://knotebooks.com/knotebooks/9

Một lần nữa, cám ơn thầy Dương
Đề này hiểu đầy đủ là: "Bắn hạt alpha vào hạt nhôm đang đứng yên"


: Trả lời: phản ứng hạt nhân
: JakkieQuang 08:13:21 PM Ngày 06 June, 2012

Trường hợp đặc biệt thì hai hat sinh ra có thể đứng yên chứ?
[/quote]
theo định luật bảo toàn động lượng thì làm sao có thể xảy ra trường hợp hai hat sinh ra đứng yên được ??? ??? ??? :-t


: Trả lời: phản ứng hạt nhân
: mark_bk99 01:04:36 PM Ngày 02 July, 2012
LTDH phần Hạt nhân
 Một số bài tập bài tập mới lạ Super Hot!!!!

File này của thầy LƯợng ,các bạn down về xem và tham khảo nha,còn 10 mấy giờ nữa cố gắng xem đọc hiểu thôi,giành chút time làm những bài chủ chốt cho quen tay(Nếu khó quá thì pỏ qua nha,đừng cố quá  mà nản).

P/s: Đây là một tài liệu hay, các mem có thể tham khảo thêm,không khuyến khích các mem phải hiểu và giải hết đâu ,ngày thi ĐH cận kề ,hãy xem lại lý thuyết và công thức phương pháp giải nhanh là đủ,giữ tinh thần ổn định thoải mái!!!!. Đừng có mà xem song hoảng mà đổ thừa mình đó nha  8-x (Ai học kỹ phần này thì cần xem là O.K ngay) .Còn phần Vi mô,từ vi mô ,câu hỏi Lý thuyết nữa,sẽ gửi lên sau trong time ngắn nhất có thể. Chúc các bạn rút được nhiều EXP từ các tài liệu trên.... *-:)


: Trả lời: phản ứng hạt nhân
: mark_bk99 01:08:32 PM Ngày 02 July, 2012
File tổng hợp lý thuyết của thầy Hùng Chất lượng cao!!!


: Trả lời: phản ứng hạt nhân
: bopchip 12:05:39 AM Ngày 03 March, 2013
Bài này em thấy các thầy đã giải từ lâu nhưng hôm nay em mới làm đến.
Em chưa hiểu lời giải của thầy Dương lắm ạ.
1) Tại sao phải tìm vận tốc khối tâm của hệ trước phản ứng? Hệ ở đây gồm?
2) Tại sao phải gắn HQC với khối tâm của hệ?
3) Thầy có thể chứng mình giúp em công thức tính năng lượng ngưỡng là [tex]E_{ng}=\left(1+\frac{m_{A}}{m_{B}} \right)\left|Q \right|[/tex]
 Trong đó Q là năng lượng của phản ứng. Q < 0.
Em cảm ơn các thầy.


: Trả lời: phản ứng hạt nhân
: Huỳnh Phước Tuấn 12:46:44 PM Ngày 11 December, 2013
Một nhà máy điện hạt nhân có công suất điện 1400MW, hiệu suất 30%, nhiên liệu là 80 tấn urani 235 thiên nhiên được làm giàu 30%. Số urani bắt nơtrơn mà không gây phân hạch chiếm 20% số urani phân hạch. Mỗi phân hạch giải phóng 200MeV năng lượng.           
a. tính số phân hạch trong 1s ở lò phản ứng                                                 
b. bao nhiêu ngày thì tiêu thụ hết nhiên liệu?
Nhờ các thầy cô giải giúp!