Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : giaovienvatly 10:37:44 PM Ngày 22 February, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=4414



: Tia X
: giaovienvatly 10:37:44 PM Ngày 22 February, 2011
Trong lý thuyết về cách tạo ra tia X, SGK Vật lý 12 CB có nêu cấu tạo và vẽ sơ đồ cấu tạo của ống Cu-lit-giơ. Theo mô tả này, tôi thấy rằng, điện áp giữa a nôt và ca tôt của ống là điện áp không đổi U(AK). Tôi có câu hỏi là: có nên sử dụng điện áp xoay chiều để làm nguồn điện cho máy phát tia X dùng trong chụp điện, chiếu điện cho bệnh nhân không?
Mong diễn đàn cùng thảo luận!


: Trả lời: Tia X
: laivanthang 12:30:50 PM Ngày 24 February, 2011
sử dụng hiệu điện thế xoay chiều cũng đc. có sao đâu?


: Trả lời: Tia X
: giaovienvatly 11:19:51 PM Ngày 25 February, 2011
Tôi thì cho rằng: Không thể được.
Tạm thời tôi chưa đưa ra lời giải thích của mình, mong ý kiến diễn đàn!


: Trả lời: Tia X
: tengrimsss 11:29:19 PM Ngày 25 February, 2011
chắc chắc là không được rồi, trừ khi có ai đó nghĩ ra cách là cho các hạt electron chuyển động 1 chiều duy nhất trong điện trường có cực từ đổi chiều 50 lần trên s  :P


: Trả lời: Tia X
: laivanthang 12:29:08 AM Ngày 28 February, 2011
dùng đc bạn à, mình giải thích bên bài của mình rồi đấy


: Trả lời: Tia X
: tengrimsss 06:16:53 PM Ngày 01 March, 2011
dùng kiểu gì bạn, giải thích coi, điện xoay chiều 50Hz đổi chiều  50 lần trên giây, chắc ai cũng biết.
Vậy, chiều nó đổi như thế làm sao mà có thể gia tốc cho các electron bay với vận tốc lớn được để mà bắn phá phát sinh các hạt gama hay anpha gi gi đó để tạo ra tia X được.

Nản thế không biết.


: Trả lời: Tia X
: Colosseo 02:41:33 PM Ngày 02 March, 2011
Về nguyên tắc thì phải làm sao để electron chuyển động trong ống theo 1 chiều mà thôi.

Các ống tạo tia X hiện nay có thể hoạt động cả với điện xoay chiều do nó được thiết kế chỉ để phóng ra electron trong 1/2 chu kỳ; trong nữa chu kỳ còn lại không có electron.

Vấn đề này đã được thảo luận "nảy lửa" ở ngoài trang chủ cách đây vài tháng, sau kỳ thi ĐH năm rồi. Bạn tengrimsss có thể nhờ admin tìm lại link của chủ đề đó thử.



: Trả lời: Tia X
: giaovienvatly 12:18:44 AM Ngày 05 March, 2011
- Về phương diện Vật lý, hoàn toàn dùng điện xoay chiều để phát tia X bằng ống Rơnghen hoặc ống Cu-lit-giơ.
- Về phương diện y học: giả sử điện áp xoay chiều đưa vào hai điện cực của máy phát tia X có biểu thức
               u = U0cos(2.Pi.t/T - Pi/2).
 Xét nửa chu kỳ đầu, u > 0, máy có khả năng phát tia X.
 Ta biết rằng bước sóng ngắn nhất của tia X do máy phát ra là :
             lamda = hc/eu
 Với u nhỏ, lam da dài - ta được tia Rơn ghen mềm, với u cao ta được tia Rơn ghen cứng.
Tia Rơn ghen mềm rất có hại cho cơ thể. Mà với máy này, mật độ tia X mềm là chủ yếu. Nếu dùng máy này quả là gây hại cho bệnh nhân. Lương Y như Từ Mẫu. Sao lỡ để thế!


: Trả lời: Tia X
: thangvl 04:29:49 PM Ngày 09 March, 2011
Sách cơ bản viết dùng dòng xc mà, nên mới có BT tính vmax phải dùng Ucăn2