Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=4296 : Một bài khó về sóng ánh sáng ... : lethanhhoang286 07:30:25 PM Ngày 26 January, 2011 1. Trong TN nghiệm về giao thoa anh sáng, chiếu 1 ánh sáng đơn sắc có [tex]\lambda =0,5\mu m[/tex] , a=0,5mm, khảng cách từ S đến S1, S2 là d=50cm. Hỏi phải mở rộng khe S bao nhiêu để hệ vân biến mất???
A.2,4mm B.0,5mm C.0,4mm D.0,3mm Mong các thầy nêu cách làm và GIẢI THÍCH hộ em nhé. : Trả lời: Một bài khó về sóng ánh sáng ... : lethanhhoang286 10:38:34 PM Ngày 29 January, 2011 Không ai làm hộ cái à
: Trả lời: Một bài khó về sóng ánh sáng ... : Chu Van Bien 07:12:11 AM Ngày 30 January, 2011 1) Theo tiêu chuẩn "LÝ THUYẾT": b = lamda.d/a = 0,5 mm.
2) Theo tiêu chuẩn "THỰC NGHIỆM": b = 0,5.lamda.d/a = 0,25 mm. : Trả lời: Một bài khó về sóng ánh sáng ... : Chu Van Bien 07:14:49 AM Ngày 30 January, 2011 Đáp số: 0,5 mm hoặc 0,25 mm.
Góp ý: Nên chỉ sửa lại đề ra. : Trả lời: Một bài khó về sóng ánh sáng ... : giaovienvatly 10:06:09 AM Ngày 30 January, 2011 Có thể giải bằng cách sau:
- Gọi D là khoảng cách từ hai khe tới màn hứng vân giao thoa. - Trường hợp nguồn S cách đều S1 và S2, tức là S1 và S2 là 2 nguồn đồng pha, ta có vị trí vân trung tâm tại gốc tọa độ O; vị trí vân tối đầu tiên về phía âm trục tọa độ là: xt1 = (- ld.D/2a). - Tịnh tiến khe S một đoạn nhỏ b theo phơng song song với chính nó và song song với màn hứng để vân trung tâm ở tọa độ (- ld.D/2a). - Ta tính được b/|xt1| = d/D => b = d.ld/2a. - Như thế, giả sử có hai khe S như trên đồng thời chiếu sáng S1, S2 thì ta có hai hệ vân mà vân sáng của hệ này trùng với vân tối của hệ kia <=> không quan sát thấy vân gia thoa. - Vậy, nếu khe S có bề rộng tối thiểu bằng b <=> vô số khe S liền nhau trên đoạn b thì cũng không quan sát thấy hệ vân. bmin =d.ld/2a. Chúc thành công! |