Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3971 : Em thắc mắc vấn đề chuẩn kiến thức (dòng điện trong chất điện phân) : Daniel Phung 12:34:41 PM Ngày 26 November, 2010 Bài dòng điện trong chất điện phân
Sách chuẩn viết: Điều kiện xảy ra hiện tượng dương cực tan là kim loại làm dương cực và kim loại trong dung dịch muối phải là cùng loại. Và ông anh của em là giáo viên lý thì cũng đồng ý với ý kiến của sách chuẩn. Còn bà xã là giáo viên hóa thì lại cho rằng hiện tượng dương cực tan luôn xảy ra khi điện phân các loại muối bất kì. Kim loại làm dương cực và kim loại trong muối là không nhất thiết giống nhau Hix hix, bên nghĩa bên tình em phải chọn 1. Khó quá. Mong các anh giúp em giải quyết thắc mắc này. Em chân thành cảm ơn :( :( :( :( :( :( : Trả lời: Em thắc mắc vấn đề chuẩn kiến thức (dòng điện trong chất điện p : nungaboc 02:28:59 PM Ngày 26 November, 2010 Có hai vấn đề: - Ông anh của chú dạy HS như vậy là rất đúng, còn có thể phát triển thành GV dạy giỏi các cấp được.
- Còn bà chị dâu của chú khi đi dạy hoá chỉ bám vào lý thuyết suông (mắc bệnh kinh điển) mà chẳng chịu tiến hành thực nghiệm khi còn ngồi trên giảng đường. Chú hãy nói rằng "dòng điện trong chất điện phân được xây dựng bằng thực nghiệm. Mà kết quả của quá trình đó chính bản thân mỗi GV cũng như HS đều kiểm chứng được". Ngày xưa ở phần giải thích dương cực tan cãi nhau om tỏi lên giữa Lý và Hoá trong các cuộc tranh luận. Nhưng sau đó sách 11NC đã trình bày một cách rất tường minh. Chú hãy photo trang đó và mang tặng chị dâu một bản để làm cẩm nang dạy học. Chào thân ái và quyết thắng! Nùng gia gia! : Trả lời: Em thắc mắc vấn đề chuẩn kiến thức (dòng điện trong chất điện p : Trần Triệu Phú 02:29:36 PM Ngày 26 November, 2010 Theo sách giáo khoa, có thể nói thế này về hiện tượng dương cực tan
1. Thí nghiệm. - Điện phân dung dịch CuSO4 với cực dương bằng Cu. - Sau một thời gian điện phân, ta thấy có một lớp Cu bám vào catốt. 2. Giải thích. - Ion Cu++ dịch chuyển đến catôt (-), nhận thêm hai e trở thành nguyên tử Cu bám vào catôt. - Ion SO4-- thì dịch chuyển về anôt (+), tác dụng với một Cu++ ở cực đồng, tạo thành một phân tử CuSO4 tan vào dung dịch và nhường hai êlectron cho anôt. - Kết quả là cực dương làm bằng đồng bị hao dần đi, còn ở catôt lại có đồng bám vào. 3. Kết luận. Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi điện phân một muối kim loại mà anôt làm bằng chính kim loại ấy. ----------- Đó là thí nghiệm rất hay được nói đến trong bất kì bài điện phân nào. Tuy nhiên, xét cho kĩ lại, thì khi SO4-- về (+) để nhận 1 ion KL++ kết hợp thành phân tử KLSO4 thì đâu nhất thiết cực (+) phải cùng là kim loại như trong dd điện phân đâu???? MÌnh chưa lý giải được điều này vì cung bên lý bên "tình" Nhưng mình nghĩ, theo như trên, tất cả KL đều "tan" được, tuy nhiên có lẽ còn liên quan đến mức oxi hóa của các kim loại (trong dd điện phân và KL dương cực) Mời các bạn cho ý kiến : Trả lời: Em thắc mắc vấn đề chuẩn kiến thức (dòng điện trong chất điện p : le tan hau 04:08:00 PM Ngày 26 November, 2010 Bài dòng điện trong chất điện phân Hiện tượng dương cực tan là hiện tượng điện phân dung dịch mà cực dương làm chính bằng kim loại đó là đúng. Vì khi đó bình điện phân không có suất phản điện theo quan điểm vật lý.Sách chuẩn viết: Điều kiện xảy ra hiện tượng dương cực tan là kim loại làm dương cực và kim loại trong dung dịch muối phải là cùng loại. Và ông anh của em là giáo viên lý thì cũng đồng ý với ý kiến của sách chuẩn. Còn bà xã là giáo viên hóa thì lại cho rằng hiện tượng dương cực tan luôn xảy ra khi điện phân các loại muối bất kì. Kim loại làm dương cực và kim loại trong muối là không nhất thiết giống nhau Hix hix, bên nghĩa bên tình em phải chọn 1. Khó quá. Mong các anh giúp em giải quyết thắc mắc này. Em chân thành cảm ơn :( :( :( :( :( :( Để tôi giải thích cho em rõ ràng hơn nhé. Khi chúng ta sữ dụng KL khác làm điện cực, chẳng hạn dùng Fe làm điện cực dương để điện phân dung dịch muối CuSO4 thì Cu2+ sẽ về cực âm nhận 2 electron bám vào cực dương tỏa ra một năng lượng SO42- phản ứng với Fe ở điện cực dương thu vào một năng lượng Vì quá trình trao đổi năng lượng ở các điện cực không cân bằng nhau nên cần một năng lượng từ bên ngoài cung cấp vào chính là năng lượng của nguồn điện cung cấp. Do đó bình điện phân có suất phản điện. Khi đó em vẫn thấy rằng dương cực bị tan nhưng bình điện phân vẫn có suất phản điện. Chính vì lý do đó mà chị em mới bảo là dùng muối khác vẫn được. Nhưng theo ý đồ SGK nói hiện tượng dương cực tan là hiện tượng mà bình điện phân không có suất phản điện do đó ta phải hiểu là dủng KL và muối KL như nhau. Theo tôi sách giáo khoa ghi Hiện tượng dương cực tan phải sữa lại là hiện tượng bình điện phân không có suất phản điện là chính xác hơn và khoa học hơn để tránh nhầm lẫn cho học sinh. : Trả lời: Em thắc mắc vấn đề chuẩn kiến thức (dòng điện trong chất điện p : Daniel Phung 01:00:45 PM Ngày 29 November, 2010 em cảm ơn thầy rất nhiều
|