Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3290 : Tấm Zn cuối cùng sẽ mang điện tích gì ? : nguyen_lam_nguyen81 02:14:13 PM Ngày 23 April, 2010 Trong hiện tượng quang điện ngoài.
Nếu chiếu tia tử ngoại vào tấm Zn mang điện tích âm. Vậy điện tích của tấm Zn cuối cùng sẽ mang điện tích gì ? Giải thích? Cảm ơn mọi người cho Nguyễn Lâm Nguyễn đáp án. : Trả lời: Tấm Zn cuối cùng sẽ mang điện tích gì ? : tuan1024 05:04:03 PM Ngày 23 April, 2010 Theo tuan thì câu này tấm kẽm sẽ ko mang điệ tích j` hết.
Vì hiện tượng quang điện sẽ làm bay các e ra khỏi tấm KL còn cũng có thể nó mang điện dương, nhưng tuan ko nghĩ thế vì khi bật các e (có thể nói là e thừa trong nguyên tử) ra thì bên trong kl các e còn lại lực liên kết gữa nó vs Hạt nhân sẽ mạnh hơn vậy nên có lẽ nếu mún làm bật các e ra tiếp thì cần phải có ánh sáng mạnh hơn ( có bwocs sóng ngắn hơn. Theo tuan là vậy ko bik đúng ko nữa :D Mong có thêm ý kiến :) : Trả lời: Tấm Zn cuối cùng sẽ mang điện tích gì ? : nguyen_lam_nguyen81 07:41:45 AM Ngày 24 April, 2010 Trích dẫn từ bạn Tuấn 1024.
vậy nên có lẽ nếu mún làm bật các e ra tiếp thì cần phải có ánh sáng mạnh hơn ( có bwocs sóng ngắn hơn. Theo tuan là vậy ko bik đúng ko nữa Lâm Nguyễn xin có ý kiến. Khi tử ngoại chiếu vào tấm Zn đã xảy ra hiện tượng quang điện, thì không cần phải chiếu ánh sáng có năng lượng photon mạnh hơn vì bản thân lượng tử của photon đã lớn hơn công thoát của Zn rồi ma. Vấn đề ở đây là cuối cùng tấm Zn sẽ tích điện tích dương , hay tấm kẽm trung hòa về điện, khi xảy ra hiện tượng quang điện? : Trả lời: Tấm Zn cuối cùng sẽ mang điện tích gì ? : hoatu 03:27:54 AM Ngày 21 August, 2010 Các bạn là học sinh hay giáo viên mà trả lời lạ vậy. Trước hết câu hỏi của bạn chưa chặt chẽ vì không biết tấm kẽm có cô lập hay không? Nếu có thì tôi xin trả lời như sau: Khi chiếu ánh sáng kích thích có bước sóng thích hơp(nhỏ hơn giới hạn quang điện) vào tấm kẽm các e bật ra làm cho điện tích âm giảm quá trình cứ tiếp diễn tấm kim loại trung hòa điện và thành điện tích dương khi đó điện tích dương càng tăng thì điện trường do nó gây ra ngày càng mạnh ản trở sự di bức xạ electron do cùng một lúc có cả e bay ra do ánh sáng kích thích và e bị tấm kẽm hút về khi 2 giá trịn này bằng nhay thì điện thê tấm kẽm cực đại. Khi đó : eVmax - 0 = Wđ0max= hf - A. Chúc bạn thu lượm đựoc nhiều kiến thức từ diễn đàn - Vũ Duy Phương
: Trả lời: Tấm Zn cuối cùng sẽ mang điện tích gì ? : nguyen_lam_nguyen81 10:44:10 AM Ngày 03 September, 2010 Cảm ơn câu trả lời của bạn hoatu.
1. Nếu bạn thắc mắc về tấm kẽm có cô lập về điện không thì cho mình xin đưa ra cho đầy đủ theo ý bạn là ^ tấm kẽm mang điện tích âm và cô lập về điện ^^. 2. Theo mình nghĩ bạn không lên hỏi ở đây ai là hs hay là giáo viên, giảng viên, chuyên viên, giáo sư,.... Vì theo mình nghĩ bản thân môn khoa học cơ bản vật lý sơ cấp ở đây có rất nhiều vấn đề mà không thể ai hiểu hết vì con người đều có giới hạn có thể bạn biết và tôi không biết và chúng ta đều mong muốn có một câu trả lời duy nhất thống nhất về quan điểm, và đúng theo nghĩa của nó đúng không bạn. 3. Mình cảm ơn câu trả lời của bạn. Nhưng mình vẫn băn khoăn là có người cho là có đáp án điện tích của tấm kẽm là trung hòa về điện trong trường hợp sau. Nếu bước sóng của ánh sáng kích thích mà bằng với giới hạn quang điện thì vẫn xảy ra hiện tượng quang điện đúng không? Khi đó e quang điện có vận tốc bằng không. Ban đầu thì điện tích âm của tấm kẽm sẽ đẩy e đi ra khỏi bề mặt của tấm kẽm, sau đó khi tấm kẽm trung hòa về điện thì e quang điện vừa ra khởi tấm kẽm có bị tấm kẽm mang điện tích dương khi đó hút vào không nhỉ? và khi đó tấm kẽm mang điện tích dương hay trung hòa vây? [-O< [-O< [-O< [-O< [-O< %-) %-) %-) : Trả lời: Tấm Zn cuối cùng sẽ mang điện tích gì ? : Colosseo 05:33:10 PM Ngày 03 September, 2010 3. Mình cảm ơn câu trả lời của bạn. Nhưng mình vẫn băn khoăn là có người cho là có đáp án điện tích của tấm kẽm là trung hòa về điện trong trường hợp sau. Nếu bước sóng của ánh sáng kích thích mà bằng với giới hạn quang điện thì vẫn xảy ra hiện tượng quang điện đúng không? Khi đó e quang điện có vận tốc bằng không. Ban đầu thì điện tích âm của tấm kẽm sẽ đẩy e đi ra khỏi bề mặt của tấm kẽm, sau đó khi tấm kẽm trung hòa về điện thì e quang điện vừa ra khởi tấm kẽm có bị tấm kẽm mang điện tích dương khi đó hút vào không nhỉ? và khi đó tấm kẽm mang điện tích dương hay trung hòa vây? [-O< [-O< [-O< [-O< [-O< %-) %-) %-) Ở trên hoatu giải thích rất hợp lý trong trường hợp ánh sáng kích thích có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang điện. Ở trường hợp giới hạn, bước sóng = giới hạn quang điện, giải thích của nguyen_lam_nguyen cũng hợp lý : ban đầu, chỉ có các electron tương ứng với điện tích âm của kim loại bị bắn ra. Sau đó, khi kim loại trung hòa điện rồi, hiện tượng quang điện sẽ không còn nữa. |