Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : nguyen_lam_nguyen81 11:27:40 AM Ngày 26 March, 2010

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3212



: Ai? Ai là nguồn phát ra quang phổ vạch phát xạ?
: nguyen_lam_nguyen81 11:27:40 AM Ngày 26 March, 2010
Kính thưa các giảng viên, các thầy các cô, cùng toàn thể các bạn trong diễn đàn vật lý ?
Em muốn hỏi mọi người về nguồn phát ra quang phổ vạch phát xạ.
Theo em được biết nguồn phát ra quang phổ vạch là ( Đám khí hay hơi, ở áp suất thấp khi bị kích thích hay nung nóng sẽ phát ra quang phổ vạch phát xạ .)
 Vậy . Đám khí hay hơi ở áp suất cao, rồi cũng kích thích có phải là nguồn phát ra quang phổ hay không ?
Vấn đề ở đây là gì ?


: Trả lời: Ai? Ai là nguồn phát ra quang phổ vạch phát xạ?
: tuan1024 01:11:31 PM Ngày 26 March, 2010
Kính thưa các giảng viên, các thầy các cô, cùng toàn thể các bạn trong diễn đàn vật lý ?
Em muốn hỏi mọi người về nguồn phát ra quang phổ vạch phát xạ.
Theo em được biết nguồn phát ra quang phổ vạch là ( Đám khí hay hơi, ở áp suất thấp khi bị kích thích hay nung nóng sẽ phát ra quang phổ vạch phát xạ .)
 Vậy . Đám khí hay hơi ở áp suất cao, rồi cũng kích thích có phải là nguồn phát ra quang phổ hay không ?
Vấn đề ở đây là gì ?
Đám khí hay hơi ở áp suất cao, rồi cũng bị kích thích la fnguồn phát ra qiang phổ
nhưng là quang phổ vạch liên tục.
Theo mình vấn đề ở đây là do áp suất và nhiẹt độ


: Trả lời: Ai? Ai là nguồn phát ra quang phổ vạch phát xạ?
: Trần Triệu Phú 01:13:14 PM Ngày 26 March, 2010
đáng để suy nghĩ đây


: Trả lời: Ai? Ai là nguồn phát ra quang phổ vạch phát xạ?
: Colosseo 01:20:36 PM Ngày 26 March, 2010
Quang phổ vạch là kết quả của sự tương tác giữa hệ lượng tử (như nguyên tử, phân tử, hạt nhân) với bức xạ điện từ trường.

Vạch quang phổ khi được đo đạc có một độ rộng nhất định, nghĩa là mỗi vạch sẽ phân bố trên một dãi bước sóng.  Vạch quang phổ có độ  rộng là do 3 lý do sau đây:

•   Nguyên lý bất định Heseinberg: hệ quả của nguyên lý này cho biết rằng chúng ta không thể đo độ rộng của vạch quan phổ với một độ chính xác tùy ý.   
•   Hiệu ứng Doppler: Khi đo đạc, nguồn phát quang phổ có thể di chuyển so với thiết bị đo.
•   Do va chạm giữa các nguyên tử, phân tử. Va chạm giữa chúng sẽ làm thay đổi các mức năng lượng và từ đó làm tăng bề dày của vạch quang phổ.

Mà chúng ta biết rằng, sự va chạm giữa các phân tử, nguyên tử  bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mật độ phân tử, nguyên tử: mật độ càng cao, sự va chạm càng nhiều. Từ đó, khi ở áp suất quá cao, nhiệt độ hoặc mật độ phân tử, nguyên tử tăng cao, dẫn đến nhiều va chạm hơn. Kết quả là sẽ làm tăng bề dày của các vạch quang phổ. Nếu như cách vạch quang phổ trở nên quá dày thì chúng sẽ chồng lấp lên nhau, ta không quan sát được các vạch riêng rẽ nữa.






: Trả lời: Ai? Ai là nguồn phát ra quang phổ vạch phát xạ?
: thanhthanhthanh 01:28:32 PM Ngày 26 March, 2010
em mới cấp 3 ah,làm sao hiuể nổi lượng tử ntn anh ui?
nói rõ hơn đi anh


: Trả lời: Ai? Ai là nguồn phát ra quang phổ vạch phát xạ?
: nguyen_lam_nguyen81 08:47:30 AM Ngày 27 March, 2010
Cảm ơn anh Trần Quỳnh.
Nếu như anh nói ta không quan sát được các vạch quan phổ, do các vạch bị chồng xít lên nhau. Thì bản chất vẫn là quang phổ vạch chứ đúng không anh ?  Nhưng chúng ta không quan sát được.
Vậy ta phải trả lời về nguồn phát ra quang phổ vạch là như thế nào?
Có một quan điểm khác như thế này  Đó là khi ở áp suất cao được kích thích phát sáng sẽ thu được quang phổ liên tục. ???
 hic????